What's new

Cao cao trên Buôn Ma Thuột…

Căn nhà cổ này, người ta bảo đã trăm năm. Trong ấy, có bà chủ già phúc hậu lặng lẽ ngồi bán vỏ cây rừng làm thuốc. Bà kể về những đồ nghề săn voi treo trên tường… Tổ tiên xa xưa của bà từ Lào sang, chuyên trị săn voi, đốn gỗ, rồi lập ấp ở đó ….


117347297d5ee1a84.jpg



Đó là Buôn Đôn, cách Buôn Ma Thuột hơn bốn chục cây số về phía tây bắc. Tiếng Lào cổ, có nghĩa là Làng Đảo, một cái làng lập ra trên những hòn đảo, giữa những dòng sông cuộn chảy. Rừng một bên và sông một bên, với những con đường thời mới…


117347297fdfd7607.jpg



Xứ Thượng ngày xưa này bị gọi theo nhiều cách lẫn lộn: Buôn Mê Thuột, ly cà phê Ban Mê, anh đi công tác Ban Ma… Gọi đúng phải là Buôn Ma Thuột. Buôn là buôn làng, Thuột là tên một người, Ma có nghĩa là cha.

Tục lệ người Ê đê không cho phép phạm húy gọi người đàn ông bằng chính tên của anh ta, mà phải gọi tránh bằng tên con anh ta. Thế nên, cái ông (nghe nói vì có công chống thực dân Pháp thời xa xưa) được dân lấy tên đặt cho cả làng, hóa ra cũng chả biết ông ấy tên là gì, chỉ biết đứa con ông ấy tên là Thuột. Buôn Ma Thuột nghĩa là cái làng của cha thằng Thuột.

Nghe có vẻ tôn vinh đàn ông! Hóa ra ngược lại, đàn ông chẳng là cái đinh gì dưới chế độ mẫu hậu hà khắc. Nhiều chuyện đàn ông phượt thời nay nghe uất không chịu nổi. Chưa chực vùng lên đã bị vợ nó dìm xuống, thí cho một vò rượu mà chơi.

Cái cầu thang lên nhà sàn (gọi là nhà dài, bên trong như toa tầu hỏa, mỗi cặp một ô…) được đẽo từ một cái cây. Cái chỗ để bấu tay trên cầu thang này là hai trái bồng đào, mỗi lần lên xuống phải bấu víu vào đó mà nhớ …


Đàn bà lãnh đạo hết, đàn ông chỉ việc ở nhà lo ăn nhậu, bế em, quét nhà. Quẩng thì cho lên rừng đánh đu như… du khách. Đu đi cho nó sướng, rồi về mà làm quần quật …


117347297d5ee6c8e.jpg
 
Last edited:
Buôn Đôn với những cái nhà của dân chúng như thế này


117347297fdfd472f.jpg



Và nhà dài làm cho du khách cũng tương tự như thế. Rộng thênh thang, trải nệm liền nhau từ đầu đến cuối. Nhưng cái nhà trên cây này ở mới thích. Nó như cái chuồng chim, cheo leo đặt trên cây, quanh những cái rễ chằng chịt:


117347297d5ee8fb4.jpg



Đó là một hệ thống liên kết và bấu víu chặt chẽ với nhau, đung đưa nối bằng những cây cầu treo. Bình thường nó trông thế này:


11734729a9abbc6e3.jpg



Mùa nước nước lũ trông lại càng khiếp. Con sông Serepoc nổi cơn thịnh nộ, ào ào như thác đổ…

117347297de3946ce.jpg




chỉ chực cuốn phăng những chiếc cầu mảnh lẻo:

117347297de392b77.jpg
 
Lên xứ voi, phải cưỡi voi. Ông Tây bà đầm xòe tròn cả hai con mắt: Cưỡi voi? Chuyện không thể tượng tượng! Với họ, nằm mơ cũng chưa thấy.

Bình thường thôi. Thuê một con voi đi chơi một tiếng, tốn 200 K. Bo cho quản tượng thì tùy hảo tâm. Các ông quản tượng này thường lầm lỳ, không mấy đòi hỏi. Thi thoảng cũng có ông gợi ý “tiền cà phê” mỗi khi được đề nghị điều khiển chú voi biểu diễn các kiểu để chụp ảnh.

Có cả khoản tiền bo cho voi. Đó là mía. Trên đường đi có những người bán mía mời chào. Và đôi khi người quản tượng, ai bảo chăn voi là khổ, cũng gợi ý xa xăm. Mua một bó mía cho con voi, 2 K, cũng rẻ thôi. Nhưng nó chỉ thò vòi lướt một cái, ra chiều không bõ... vòi.


1173472c33e4eda04.jpg




Ngồi trên lưng voi được nghiêng qua nghiêng lại êm ái, sướng như vua. Vua ngày xưa cũng chỉ được hưởng đến thế thôi, chỉ khác là có ngai vàng lọng che.
Chả sao, cái sướng long trọng bên trong vẫn hơn ba cái hào hoa bên ngoài.

Tour voi đánh một vòng, nghênh ngang băng đồng rồi… bơi qua sông. Kinh, hoảng, nghi ngờ là các cảm giác dồn dập ập đến. Chỉ sợ con voi nặng như thế, ra đến giữa dòng sông nước xoáy lại bỗng bảo rằng nó không biết bơi thì cả lũ ngỏm củ tỏi.

Nhưng con vật khổng lồ này lại rất dẻo. Nó đủng đỉnh lượn lờ như không. Nó vừa là xe tăng, lại vừa là xe lội nước. Ngồi trên nhìn xuống chỉ thấy những vòng nước lăn tăn tỏa ra nhè nhẹ, chứng tỏ nó khua nước rất nắn nót, như không có gì…


117347297fdfd5e9d.jpg



Cách hôm ấy ít lâu, có tin một con voi nổi khùng, quật ông quản tượng chết tươi. Nghe mà tởn xương sống, vừa cưỡi vừa run… Đúng lúc ấy, con voi lên bờ. Cái bờ đất đỏ quạch, dốc cao vút lên, trầy trụa những vết chân voi làm thành những đường trượt lõm xuống như những cái máng ướt nhẹp. Đúng lúc đang cheo leo thì con voi dừng lại, ngay chỗ bùn lầy lõng bõng nửa đất nửa nước.

Dốc trơn, nó trượt chân, tượt xuống vài bước.

Mồ hôi phọt ra lung tung khi chợt nghĩ con voi mà té, đè lên mình thì ruột cũng chẳng kịp lòi…

Nhưng nó chựng lại, làm một bãi to như … phân voi.

Hú hị vài tiếng rồi nó ngúc ngoắc đi tiếp. Em không kịp hoàn hồn để rút máy ảnh ghi lại cái bãi ấy. Nước đã cuốn nó đi, bồng bềnh…
 
Last edited:
Lên bờ, voi đi vào rừng.

Đó là rừng khộp, với những cây khộp ngây ngô xòe lá. Lần đầu tiên biết cây khộp và rừng khộp. “Rừng chiều nghe lao xao…”, câu hát nào cứ vút lên.

Đến chỗ cái cây này, tay quản tượng cho voi dừng lại, bảo đó là cây Cơ Nia:


117347297f8420269.jpg


Thấy nghi nghi, nhưng nghe vậy thì cũng ngắm, gật gù. Ngắm rồi mà vẫn nghi nghi, chả qua vì em tính vốn đa nghi, không phải ai nói gì cũng vâng dạ.

Vì em đã đọc cuốn Lời khấn muộn (Nxb Hội nhà văn, 2001) của nhà báo, nhà văn Đỗ Quang Hoàn, một chuyên gia rất rành về Tây Nguyên, trong đó cây Cơ Nia được mô tả thế này: “Từ xa cũng rất dễ nhận ra, bởi thân nó có mầu mốc trắng, tán lá vừa dày vừa tròn. Nó có sức chịu nắng hạn lạ kỳ. Cuối mùa khô, khi mọi cây rừng trụi hết lá thì Cơ Nia vẫn xanh ngăn ngắt. Đồng bào ở đây gọi cây Cơ Nia là cây cầy. Trẻ con thường nhặt quả cầy đập lấy nhân để ăn”.

“Em hỏi cây Cơ Nia…” này, nhưng nó im lặng. Nó được mô tả trong bài thơ và bài hát là có “bóng tròn che lưng mẹ” … Em hỏi mẹ, mẹ cũng chả biết cái tên Cơ Nia ở đâu ra.

Cái em thấy chỉ là Tây Nguyên bây giờ đang tiến kịp miền xuôi, có cả những cái lều lãng mạn, bên suối và bên những cái cây không phải Cơ Nia:


117347297de39a871.jpg



và em thấy cả những tổ chim “truyền thống” nhưng không kém phần lãng mạn. Đồng bào ở đây bảo tổ chim này là tổ của loài chim Ròng rọc.


117347297de39cb98.jpg



Vâng, chim Ròng rọc. Chả biết hình dáng nó thế nào, vì chưa chụp được ảnh. Nó chưa được thơ hóa và nhạc hóa. Ít người biết nên chắc không phải là “cầy” lại biến thành Cơ Nia…



P/S: Bác nào có ảnh con chim Ròng rọc, hay là hoa Pơ Lang (theo bài hát Em là hoa Pơ Lang ý), phọt lên cho anh em xem cái nhở…
 
Những bức ảnh này vừa chụp chiều nay, 22.12. Buôn Ma Thuột chuẩn bị đón Noel.

Một cây thông Noel mọc lên ngay ngã sáu, nơi được coi là trung tâm thành phố:

1173476d148a290e3.jpg


Trông cũng hoành tráng và mát mắt phết. Ngay chung quanh bùng binh ngã sáu này là một cái nhà thờ to. Chung quanh đó là bưu điện, khu buôn bán. Chính giữa là hồ nước, trông êm đềm như ở Thụy Sĩ:

1173476d148a24a98.jpg


Trên mặt hồ nước là tượng đài chiến công với chiếc xe tăng được cho là tiến vào Buôn Mê Thuột mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh vào tháng 3.1975:

1173476d1681e30f3.jpg


Hồi đó người ta lấy chiếc xe tăng thật lên làm tượng đài. Nó “một mầu xanh xanh…”. Nay lại thấy nó hơi sang “một mầu nâu nâu…”.

Hỏi ra mới biết chiếc xe thật được cất đi rồi, bày vào chỗ đó là chiếc xe tăng giả, trông sát nửa như gỗ, nửa như xi măng, chả biết thật ra rà gì:

1173476d148a22768.jpg


Điều độc đáo ở đây là cái cây thông Noel. Nó được làm bằng các chai bia Heineken. Nhưng chỉ là vỏ thôi, không có bia. Có bia mà để thế này thì có mà mỡ để miệng mèo ), dù có ông già Noel canh giữ đi nữa:

1173476d148a2d72f.jpg


Các chai bia được xếp vào cái khung cho thành hình hài cây thông. Nhìn dưới lên thấy rõ:

1173476d148a2b409.jpg


Cả các gói quà lủng lẳng nữa. Giả thôi:

1173476d148a2fa55.jpg


Thế cũng là tân tiến lắm rùi. Chắc là nhờ có đổi mới cách nhìn nhận.

1173476d148a26dbe.jpg


Cái bà bán rong này ra sức bán kính, kèm theo gương lược và cả ví.

“Thay đổi cách nhìn đê, kính đây!”.
 
Bác Dudi đi chơi Buôn Mê Thuột vui quá nhỉ! Tiếc là em bận quá không đi du hí với bác được.Hôm nào bác về thế bác?
 
Bác Dudi đi chơi Buôn Mê Thuột vui quá nhỉ! Tiếc là em bận quá không đi du hí với bác được.Hôm nào bác về thế bác?

Về rùi bác ạ, tranh thủ Thuột vào một cái lại về Nô Em. Quẩng quá , lồm một tý , nói như giọng bác Cao Sơn ở đây: Đời mà xxxéo đi là xxxéo chịu được! :D

Có vài cái mới cho bà con coi chơi:


Buôn Ma Thuột từng được nhạo là xứ Buồn Muôn Thuở. Ngày xưa đó là một nơi lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc. Thời Pháp, một cái nhà tù to được xây trên đó, nhưng không gọi là nhà tù, mà là nhà đày.

Cho lên đó lưu đày phát vãng. Nhà đày không cần xây tường cao lắm, nằm giữa rừng, đêm nghe tiếng hổ báo gầm rít, có trèo tường trốn được ra, cũng bị cọp beo làm thịt. Tù nhân chết, chỉ việc vứt xác ra ngoài, thú dữ đã rình sẵn, dọn sạch…

Nhà đày vẫn còn đó, ngay đầu thành phố, trở thành một nhà lưu niệm. Còn thành phố đã khác hẳn từng ngày. Một thời, thành phố đỏ quạch vì đất đỏ như cả một công trường. Nay phố xá đã khác:

1173476f228980308.jpg



Và cả những đại lộ thênh thang:

1173476f228982a22.jpg



Cái nhà này, gọi là biệt điện. Dưới chân nó là cả một quán cà phê vườn. Cà phê cực ngon, xứ cà phê, người ta uống ngày mấy cữ như uống nước, và thường rất đậm đặc. Người nơi khác đến uống thường phải kêu thêm một ly nước sôi đổ thêm vào mới uống nổi:

1173476f20309da0a.jpg


Thành phố mọc lên nhiều quán cà phê như thế này, chả mấy kém Sài Gòn:

1173476f20309fd33.jpg
 
Nhà cửa bây giờ cũng đẹp lắm. Cái này là một công sở, vừa xây xong, nghe nói là trụ sở cuả uỷ ban dân tộc gì đó:

1173476f20308825e.jpg


Còn cái này, là một nhà dân. Thẩm mỹ nay cũng lên hoành tráng:

1173476f203092277.jpg


Buôn Ma Thuột là thủ phủ cuả tỉnh Đắk Lắk. Cái tỉnh này ngày xưa thuộc loại to nhất Việt Nam, nay đã chia bớt ra với Đắk Nông, sát với tỉnh Bình Phước dọc theo biên giới với Campuchia.

9h30 sáng ra khỏi Đắk Lắk tới Đắk Nông, trời còn nắng như thế này:

1173476f2030a2440.jpg


Nhưng đi chỉ hai chục cây số nữa, cứ như là sang đến London cuả nước Anh. Sương mù giăng kín, cách chục mét cực khó nhìn. Đổi lại, mát mẻ và lãng mạn phết”

1173476f2030a6a87.jpg


Hơn 10h sáng, các xe trên đường vẫn phải bật đèn sương mù:

1173476f2030a9195.jpg


Ngày xưa, ở nước Anh, sương mù quá, người ta phải chở lợn (heo) trên các thuyền. Cái giống này, cứ kêu éc éc liên hồi như kèn báo động để thuyền bè nhận biết vật cản mà tránh.

Bây giờ ở Đắk Nông, chỉ chở các đồ này. Nên xe (và có khi cả người) phải thay heo la lên liên hổi để biết mà tránh.

1173476f2030a475f.jpg


Các “anh hùng Núp” vì thế cũng hay tích cực nằm lùm… Bác nào lớ ngớ phượt qua đó, nhớ để ý mà tránh phiền.
 
em mượn nhờ nick Camus bổ sung vài chi tiết nhé, sao bác lên BMT mà ko đi hồ Eakao ngó wa một cái, hồ rộng và êm ả lắm, ko nhiều khách du lịch như Buôn Đôn. Chắc ko đủ thời gian nên bác cũng ko vào được DraySap nhỉ, thác đẹp và hùng vĩ, nhưng hơi nguy hiểm với những người thích leo trèo ra phía sát sông. Cà phê thì phải ngồi ở quán Văn hoặc Thung lũng Hồng, hoặc là Rainy, là những quán nằm dưới những con dốc đổ xuống, yên tĩnh và khác hẳn những cafe nhộn nhạo toàn ximang cốt thep. BMT cũng có nhiều món ngon ko thấy bác đề cập nhỉ, thế ở Buôn Đôn bác đã thử món cơm lam, gà nướng chưa ạ, ngon tuyệt cú mèo. Và phải thử cả rượu cần nữa cơ.
Cảm ơn bài này của bác Dudi, nhờ bạn em cho xem cái topic này mà em update được tình hình ở nhà.
Ah, hoa Polang là hoa gạo ấy mà.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top