What's new

[Chia sẻ] Về Sóc Trăng tham quan lễ hội Ook Om Bok

LỄ HỘI OOC_OM_BOC VÀ ĐUA GHE NGO
( lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 12/11 đến hết ngày 21/11/2010)

Lễ hội ooc_om_boc: còn gọi là Lễ cúng trăng hay lễ “đút cốm dẹp” (bon sâm peah preah khe) của đồng bào dân tộc khmer
Theo truyền thuyết, từ xa xưa, đồng bào khmer nam bộ có hai cái tết: tết âm lịch và tết dương lịch. Nếu theo kinh hôra ngày 15 tháng 10 âm lịch là ngày kết thúc một chu kỳ của mặt trăng xoay quanh trái đất. đúng vào lúc 24 giờ của ngày này thì bóng trăng không xê dịch, cột trụ đồng trên sân đứng thẳng ngoài trời . người xưa cho rằng, đây là ngaỳ bước sang năm mới âm lich và mặt trăng xoay quanh trái đất.đúng vào lúc 24 giờ của ngày này thì bóng trăng không xê dịch, cột trụ trồng trên sân đứng thẳng ngoài trời. người xưa cho rằng, đây là ngày bước sang năm mới âm lịch và mặt trăng bắt đầu chuyển sang một chu kỳ mới


Người khmer đồng bằng sông cửu long vốn sống bằng nghề trồng lúa nước theo hai mùa trong năm. Mùa mưa từ ngày 16/4 đến ngày 15/10 âm lịch, mùa khô từ 16/10 đến 15/4 năm sau, tính theo đường quay vòng trái đất của mặt trăng. Vì thế, ngày 15/10 là ngày cuối mùa hạn và cũng là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất. vì vậy,họ lấy lúa nếp quết thàsnh cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng mặt trăng.vào đêm 15/10 khi trăng lên cao mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. trước tiên, người ta cắm hai cây trúc hay lá dừa làm hình cái cổng vòm , trên cổng có giăng dây trầu gồm 12 lá tượng trưng cho 12 tháng trong năm như hai cánh con ong tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. dưới cổng này, đặt cái bàn bày khoai môn, bánh in và cốm dẹp là thức cúng không thể thiếu


Sau đó, người ta trải chiếu mời mọi người ngồi chắp tay quay mặt về hướng mặt trăng để làm lễ. khi trăng lên cao tỏa sáng, mọi người cao tuổi, có uy tín nhất trong phum hay trong nhà để làm lễ. người chủ lễ khấn vái nói lên long biết ơn của con người đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận lễ vật ban cho mọi người sức khỏe, mùa màng tươi tốt,…cúng xong, người chủ lễ gọi các em nhỏ lại đứng chắp tay về hướng mặt trăng rồi lấy cốm dẹp và một ít thức cúng khác đút vào miệng các em, còn tay kia vỗ nhẹ vào lưng vào hỏi các em ước muốn gì. Những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào năm tới. sau đó, mọi người quây quần lại dùng các thức cúng để hưởng phước, còn các em nhỏ thì vui chơi,múa hát.



Hội đua ghe ngo: trong lễ hội ooc-om-boc, một trong những hoạt động sôi nổi nhất, được mọi người mong đợi nhất là hội đua nghe ngo. Ghe ngo có chiều dài khoảng 22 đến 24m, ngang 1,2m có từ 50 đến 60 tay bơi. Trước đây, ghe ngo một loại thuyền độc mộc lớn, khoét từ thân gỗ tôt. Ngày nay, không còn thân gỗ lớn để làm nên ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Chiếc nghe ngo có mũi và lái đều cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe của mình, do các trai tráng trong sóc tham gia đua tài. Dưới lườn ghe người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe vọt khi bơi. Chiếc ghe ngo được xem là tài sản quý giá và thiêng liêng của phum sóc,được bảo quản cẩn thận tại chùa. Ngày xưa, chiếc ghe ngo chỉ được hạ thủy một lần trong năm vào ngày lễ hội ooc om boc, mỗi lần hạ thủy phải làm lễ long trọng.

duaghengo.jpg


duaghengo1.jpg


lehoiduaghengo.jpg

Đua ghe ngo ngày nay trở thành ngày hội chung của 3 dân tộc Kinh_Khmer_Hoa, làm cho mối quan hệ cộng đồng các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gần gũi nhau, đoàn kết thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương sóc trăng ngày càng giàu đẹp.
Đồng bào khmer sóc trăng tổ chức lễ đua ghe ngo như một tục lệ. đây cũng là một ngày hôi lớn để mọi người vui chơi, thưởng thức cái đẹp, cái khỏe mạnh hào hung, cái tài nghệ tuyệt vời của cá tay đua tranh tài trên sông nước,
Không những vậy, đua ghe ngo còn thu hút các đội ghe của tỉnh bạn vùng nam bộ. theo dự kiến, trong thời gian tới, hội đua ghe ngo sẽ có mời các đội đua từ các nước trong khu vực đến tham dự như Lào, đến với Ooc-om bok Sóc Trăng.

4soctrang.jpg


dennuoc.jpg

Đèn nước: có cấu taọ như một ngôi đền, thường được làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa văn và gắn hệ thống đèn nhiều màu sặc sỡ. đầu đèn có treo cờ phướn, chung quanh người ta cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bày các thức cúng. Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sãi và đồng bào thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh. Sau đó, người ta rước đèn ra sông, hồ,kinh rạch để thả đèn, có đoàn múa trống sayam của vuiđi theo để tạo không khí vui tươi cho buổi lễ.

muatruyenthongkhmerst1.jpg


muavangtrendatsoctrang9.jpg

Cũng trong dịp này, nhiều đoàn ca múa nhạc khmer, đoàn dù kê, rô băm tụ về tổ chức biểu diễn phục vụ đồng bào. Rô băm và dù kê là hai hình thức sân khấu truyền thống có giá trị nghệ thuật dân tộc độc đáo được đồng bào của 3 dân tộc Kinh-Khmer-Hoa ở Sóc Trăng yêu thích.
 
Đề nghị bạn ghi rõ nguồn của bài viết (nếu không phải do chính bạn viết).

Và mục đích chính của topic bạn lập ra để làm gì, hay chỉ là bài viết trên thôi?
 
Hix, tưởng đâu có ai đó phượt về Sóc Trăng nên chụp hình lên chia sẻ. Dịp này không vào cuối tuần nên không đi được, mong mỏi cả mắt một vài hình ảnh thực tế :(
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top