What's new

Đọc báo dùm bạn

batman

Phượt quái
Dưới gầm trời chật hẹp này, hỏi ai có thể tự do và yêu cái đẹp hơn dân phượt đậy,

Nếu bây giờ chúng ta đi dọc đường làng ở không ít miền quê, chúng ta sẽ dễ dàng thốt lên: Nông thôn giàu rồi! Đúng vậy. Chúng ta sẽ nhìn thấy hai bên đường nhà cửa ở những làng quê đó mọc lên như một lối phố với nhà bê tông cao tầng cửa kính, với cửa hiệu tạp hoá, cửa hàng điện tử, cửa hàng chơi game, với quán ăn…


Không ai có thể phủ nhận được những thành tựu của công cuộc đổi mới của đất nước. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng: đổi mới là con đường mà mỗi một con người, mỗi một cộng đồng phải coi đó như sự sống còn. Vì không đổi mới là đồng nghĩa với sự bất động. Và mọi vật bất động sẽ bắt đầu “sự lụi tàn êm ái”.

Nhưng sau khi thốt lên câu: “Nông thôn giàu rồi”, chúng ta hãy rẽ vào một lối ngõ, rồi vào một gia đình nông dân và ở lại một ngày, một tháng, một năm… chúng ta sẽ thấy câu chúng ta thốt lên đầy vẻ vui mừng có lẽ là sự lỡ lời.

Những gì tôi vừa nói có vẻ mâu thuẫn và thiếu tính thuyết phục chăng. Nhưng nhưng ta hãy nhìn lại và nhìn sâu vào cuộc sống của những người nông dân ở thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 21 này một cách nghiêm cẩn, chúng ta sẽ bắt đầu thấy hoang mang và đầy lo lắng.


Một gia đình nông dân cách Hà Nội 40km

Chúng ta thử lược bỏ từng thứ một những đồ tiêu dùng trong một gia đình nông dân thì gia đình đó còn lại những gì? Chúng ta bỏ chiếc tivi đi, bỏ tiếp chiếc quạt điện, bỏ tiếp chiếc xe máy rẻ tiền nhập của người bạn láng giềng… Và bây giờ chúng ta xem họ còn lại những gì? Xin thưa, họ còn lại một đời sống với chất lượng sống đúng nghĩa cần phải báo động ở mức cao nhất và với không ít điều không bằng trước kia.

Sẽ có những người phản đối nhận định đó của tôi và có thể nổi giận nói: “Hãy chứng minh cho nhận định của ông”. Và tôi sẽ chứng minh trong một hình thức như một bản thông cáo - một bản thông cáo buồn gửi từ những làng quê yêu dấu của chúng ta.

Chúng ta không thể chỉ lấy những tivi, quạt điện, nhà bê tông, và những chiếc xe máy nhập rẻ tiền… như những yếu tố nền tảng để mà mừng rỡ hay chứng minh về sự phát triển và chất lượng sống ở nông thôn hiện nay. Những thứ đó như là sự tất yếu ở bất cứ cộng đồng nào trên thế giới này. Một bản miền núi xa xôi và nghèo khó nhất ở Việt Nam cũng có thể có những thứ đó. Nhưng chất lượng sống ở những nơi đó mà các phương tiện thông tin đại chúng đã và tiếp tục đề cập lại là một hồi chuông báo động khẩn cấp.

Chúng ta đang nói về đất canh tác của những người nông dân ngày càng thu hẹp lại. Đúng là như vậy. Và trên những mảnh đất bị cắt vụn, những người nông dân bao đời nay không biết làm gì ngoài trồng lúa và hoa màu. Đã mười năm nay, tôi vẫn mang một ý nghĩ “nguy hiểm” rằng: Lúa, cây gậy thần của người nông dân Việt Nam trước kia lúc này lại có nguy cơ trở thành nỗi đe dọa với họ. Bởi họ chỉ có từng ấy ruộng, từng ấy thứ cây trồng, từng ấy phương pháp, từng ấy sản lượng… Bởi thế cho dù họ lao động quên ăn quên ngủ trên cánh đồng của mình thì cũng chỉ đủ để duy trì sự sống của họ mà thôi. Chúng ta phải thay đổi, hay nói đúng hơn, là phải có một cuộc cách mạng lớn của tư duy và một ý chí triệt để trên chính mảnh đất ấy thì mới có cơ hội thay đổi thực sự cuộc sống của họ.

Tôi đã nhiều lúc lẩn thẩn nhẩm tính rằng: từ năm 1954 đến nay, hàng năm chúng ta đào tạo một số lượng kỹ sư nông nghiệp không nhỏ. Nhưng hơn 50 năm nay, chỉ tính những làng quê gần các thành phố lớn cũng rất hiếm thấy bóng dáng của những kỹ sư này trên cánh đồng cùng với những người nông dân. Tôi luôn luôn mang cảm giác chúng ta bỏ quên những người nông dân. Họ chỉ xuất hiện đâu đó trong lời nói của chúng ta khi cần thiết. Chúng ta đã không hành động một cách thiết thực cho họ.

Chúng ta phải có một cuộc cách mạng của tư duy về nền nông nghiệp của chúng ta. Chẳng lẽ chúng ta cứ để những người nông dân sống một cuộc sống bản năng và mòn mỏi như thế. Chẳng lẽ họ mãi mãi là đối tượng để chúng ta làm từ thiện. Chẳng lẽ phong trào lá lành đùm lá rách rồi lá rách ít đùm lá rách nhiều lại là chiến lược của chúng ta. Phong trào ấy cho dù chứa đựng một phần của lòng nhân ái thì cũng chỉ là một giải pháp tạm thời.

Chúng ta đang nói về môi trường sống của những người nông dân. Chưa bao giờ, môi trường ở nông thôn bị tàn phá và ô nhiễm đến kinh hãi như bây giờ. Chỉ riêng nguồn nước mà những người nông dân và các thế hệ tương lai của họ đang uống ngày ngày với mức ô nhiễm như các cơ quan chức năng thông báo thì có thể gọi là nguồn nước của Thần chết. Một số người nông dân biết điều đó nhưng đại đa số những người nông dân không biết. Nhưng biết thì họ cũng không thể nào làm khác được.

Chúng ta thi nhau xây công sở thật to và nhiều khi diêm dúa, sắm xe thật đắt tiền và tổ chức quá nhiều các lễ hội không ích lợi gì cho dân sinh và dân trí như một sự chơi trội. Tôi phải xin nói thẳng rằng: mỗi một thành phố, mỗi một tỉnh khi có một lý do nho nhỏ và thậm chí vô lý cũng lại tổ chức “linh đình” tiêu tốn hàng tỷ. Chúng ta thử đặt câu hỏi rằng có cần thiết phải làm một buổi truyền hình trực tiếp về thị xã lên thành phố không? Làm thế để làm gì? Và chúng ta có biết phải tốn bao nhiều tiền cho một cuộc “vui chơi” như thế không?

Tiền để làm những việc đó là tiền của chính nhân dân chứ đâu phải tiền của một cá nhân nào. Nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì cho một làng cụ thể để có được một nguồn nước sạch? Hoặc để thông báo với những người nông dân rằng nguồn nước họ đang uống ngày ngày có quá nhiều nguy cơ giết chết họ bằng một cái chết chậm và họ cần phải làm gì để giảm bớt những nguy cơ đó. Trong thế kỷ văn minh với nhiều đột phá khoa học lại xuất hiện những làng ung thư. Làng ung thư chẳng khác gì một cơn ác mộng được hiện thực hoá.

Nếu chuyện các làng ung thư hay những làng có những bệnh kỳ quái như của chúng ta đã biết lại xảy ra ở thời gian của một 1000 năm trước thì sẽ được ghi lại trong sách cổ như sau: Trong cơ thể họ, gan, phổi, dạ dày… bắt đầu lở loét và thối rữa dần dần. Đám người đó đau đớn vật vã và gục xuống chết. Không một ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Một thời gian sau, khi các linh mục trở lại thì cái làng đó chỉ còn là một nghĩa địa hoang tàn đầy quạ. Họ làm dấu, cầu nguyện và vội vã bỏ đi.

Chúng ta đang nói về những cuộc tha hương kiếm ăn của hàng triệu con em những người nông dân. Chúng ta chứng kiến hết chuyện bi thương này đến chuyện bi thương khác của các cô gái lấy chồng ngoại quốc. Chúng ta chứng kiến những cô gái trẻ là con em những người nông dân tìm về thành phố để làm tất cả những gì họ có thể làm. Liệu chúng ta có còn có khả năng cúi mặt khi biết rằng ở nhiều khu du lịch hay vui chơi giải trí có rất nhiều thôn nữ 17 tuổi đã bán dâm từ 10 đến 20 lần một ngày?

Các cô gái đó đ㠓lao động” như vậy để hy vọng có một món tiền trở về quê lập nghiệp. Với các cô gái trẻ và hiền lành ấy đang ở tuổi mơ mộng và học hành nhưng đã phải quyết định vứt đi đức hạnh mà chính họ luôn khao khát vươn tới để đổi lấy những đồng tiền. Họ muốn thay đổi một chút nhỏ trong cuộc sống bế tắc và đầy bi kịch của họ. Với một mảnh ruộng nhỏ một năm cấy hai hoặc ba vụ và trồng thêm hoa màu sẽ không bao giờ đổi thay được gia đình họ.



Nhiều thanh niên nông thôn học xong lại quay về theo bước con trâu thế này


Chúng ta đang báo động về việc bỏ học của học sinh ở các vùng nông thôn. Học sinh bỏ học không chỉ vì gia đình các em nghèo quá không làm sao có tiền cho các em ăn học mà còn bởi nhiều lý do khác nữa. Các em bỏ học vì trường học chẳng mang lại niềm vui cho các em. Vì dạy như chúng ta đang dạy và học như các em đang học đã làm cho các em biết rõ rằng: học xong các em lại trở về còng lưng cuốc đất như ông cha các em mà thôi. Vì rằng nếu học xong ở một trường cao đẳng hay dạy nghề họ cũng không biết kiếm việc làm ra sao. Có rất nhiều những thanh niên học xong những trường như thế lại quay về theo bước con trâu.

Chúng ta đang nói về việc chăm sóc sức khoẻ cho những người nông dân. Mỗi một xã đều có một trạm y tế. Nhưng thực chất trạm y tế bây giờ chỉ là một cửa hiệu bán thuốc lẻ giá cao mà thôi. Những năm tháng chiến tranh, tôi từng chứng kiến những phong trào giữ vệ sinh công cộng, trồng cây thuốc Nam, diệt muỗi, diệt ruồi, chống giun sán, uống nước sôi… Nghe có vẻ rất “ngây thơ” nhưng lại thiết thực với sức khoẻ của những người nông dân vô cùng. Nhưng bây giờ chẳng còn những chuyện đó nữa. Cũng như các kỹ sư nông nghiệp, hàng năm chúng ta đào tạo bao nhiêu bác sỹ nhưng chẳng bao giờ chúng ta thấy họ sống và làm việc ở những vùng nông thôn. Chẳng lẽ hơn một nửa thế kỷ rồi mà chúng ta vẫn không làm được điều ấy. Mà điều ấy đâu phải là điều không tưởng?!

Chúng ta đang nói về văn hoá mà cụ thể là đời sống tinh thần của những người nông dân. Năm 2007, tỉnh Bạc Liêu đã rút bằng chứng nhận gia đình văn hoá của gần 600 gia đình. Thực chất cái danh hiệu Gia đình văn hoá là hết sức ấu trĩ và mắc bệnh hình thức và thành tích quá nặng. Trong khi đó, những nền tảng của văn hoá truyền thống ở các làng quê đã biến dạng và bị phá vỡ. Cái quan hệ hàng xóm láng giềng được trong truyền thống tốt đẹp lâu đời của văn hoá làng Việt Nam mỗi ngày một mất đi những vẻ đẹp và tính nhân văn của nó. Làng quê Việt Nam bây giờ “ông chẳng ra ông thằng chẳng ra thằng”. Phố cũng không phải phố mà làng cũng không phải là làng.

Chúng ta đang nói về… và đang nói về… quá nhiều chuyện buồn. Tôi đang nói về những điều này không phải với danh nghĩa một nhà báo hay một người sống ở đô thị mấy chục năm nay mà là danh nghĩa của một người đã sống và theo dõi những biến đổi của nông thôn hàng chục năm nay. Nếu ai phản đối những suy nghĩ của tôi nói trên thì xin hãy cùng tôi làm thử một bài toán vô cùng đơn giản là: Nếu ta lược trừ cái tivi, cái quạt điện, cái xe máy rẻ tiền nhập từ một nước láng giềng thì thực sự đời sống nông thôn Việt Nam còn lại những gì (?)

Nguyễn Quang Thiều:http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chu...677/index.viet
 
mục đích cụ thể của người viết bài này và của người post bài này là gì, em không hiêu???
 
Tâm sự hàng rong, quán cóc… :(

Mọi người vẫn thường gọi quán nước chè ở trước cổng trường ĐH KHXH&NV là quán nước chè sinh viên, bởi bọn sinh viên vẫn thường tụ tập ở đó sau mỗi giờ học. Để nuôi đứa con ăn học tại TPHCM, Bà phải lao lên TP cùng con.
Quần quật cả ngày Bà kiếm được chừng 50-70 ngàn đồng, tằn tiện cũng đủ lo chi phí học hành cho con, 3 miệng ăn ở TP kèm theo cả thuốc men cho căn bệnh thấp khớp hành hạ Bà hằng ngày.
Quán nước chè của Bà không có bàn, khách ngồi trên những chiêc ghế nhựa. Hàng của Bà chỉ là một cái làn đựng vài chai nước ngọt, vài cái ly và bình chè khô. Ai uống thì cầm tay, ngồi mà uống. Khi nào bán hết, bà lại vào “kho” lấy thêm vài chai nước.
Bà không dám bày hàng nhiều vì sợ khi trật tự đô thị đến, Bà chạy hàng không kịp. Quán thế này, Bà chỉ việc ôm mỗi cái làn rồi chạy là được, đám khách sinh viên mỗi đứa cầm một ly và một cái ghé nhựa tản đi các nơi. Trật tự đi lại tụ về…
Ai cũng biết là trái luật, nhưng ai cũng làm. Bà làm vì miếng cơm, bọn sinh viên làm vì thương Bà…

Nỗi lòng của con đường…

Di dọc các con đường … vào mỗi chiều tối, chúng ta dễ dàng chứng kiến cảnh khách bình dân túm năm, tụm ba chật kín bên những bàn nhậu kê lộ thiên trên lề đường. Cảnh mồi nướng bốc khói nghi ngút, khách thì chén chú chén anh, nôn mửa, chửi thề, đánh lộn… xảy ra hàng ngày.
Vỉa hè thì chẳng còn tí lối cho người đi bộ, tiệc tàn thì rác rưởi vứt đầy đường, lâu lâu lại có bóng chàng lưu linh lững thững đến bên góc tường, quay lưng ra đường… Trên đường ... thì có cái lợi là các “chàng tiểu quỷ” lại ra bờ kênh .. mà “vãi” ra mặt kênh…
Rồi ùn tắc giao thông, rồi tai nạn, tệ nạn xã hội… cũng thường xuyên xảy ra trên những con đường bị lấn chiếm này.

Giải pháp nào?

“Trật tự dẹp hàng rong là phải, hàng rong chật vật để mưu sinh cũng không sai. Trật tự có nhiệm vụ phải giữ gìn trật tự, nhưng nỗi đau vẫn không thể nguôi ngoai nỗi đau”.
Nỗi đau ấy là nỗi đau của những người bán hàng rong bị trật tự dẹp mất gánh cơm hàng ngày, nỗi đau ấy là nỗi đau của trật tự viên phải giữ gìn kỷ cương phép nước mà đụng đến miếng cơm của những người đồng cảnh.
Mâu thuẫn này làm sao giải quyết, để đô thị càng văn minh mà dân nghèo vẫn sống được?
Hà Nội đang có ý dẹp hàng rong và dư luận rất ít ý kiến đồng tình. TP HCM trong năm Văn minh đô thị vẫn chưa có ý kiến nào đụng đến hàng rong, quán cóc.
Tuy nhiên, chính thái độ cho thì không mà dẹp cũng chưa hẳn ấy lại tạo nên những góc tối, những tiêu cực. Vì miếng cơm manh áo, người dân nghèo đành phải chấp nhận “đi đêm”; trong khi cán bộ không phải ai cũng vô tư, trong sáng…
Đã có ý kiến đề xuất quy hoạch chỗ kinh doanh ổn định cho dân nghèo mưu sinh. Nhưng lại có quan điểm phản hồi: Hàng rong ngồi một chỗ sao gọi là hàng rong? Hơn nữa, đã lập thành khu ắt phải có thuế, dân nghèo liệu có kham nổi?...
 
Last edited:
Hoài Anh copy bài này ở dantri hả cưng??? Thế thì phải ghi rõ nguồn cưng nhá!
:L
 
Trong tiêu chí phượt đề ra không có vấn đề chính trị, xã hội vì vậy theo tôi nên cancel đề tài này!

Phượt & cảm nhận cái đẹp, thế là đủ lắm rồi.
 
Hoài Anh copy bài này ở dantri hả cưng??? Thế thì phải ghi rõ nguồn cưng nhá!
:L

Với bất kỳ lý do nào , đề nghị copy bài ở đâu thì nên đề nguồn để người đọc được biết. Không nên làm cái kiều nhà quê copy bài người khác để thành bài của mình thế. Xấu hổ lắm :( :(
 
Thật buồn là Kận không hiểu gì, chúng ta hỏi có bao nhiêu người ba bốn đời ở thành thị, có bao nhiêu người không có họ hàng thân thuộc ở nông thôn, nhưng miền quê đẹp nhưng lam lũ. Tôi từng nghe câu nói :"khi ngôi nhà sập thì cả con chuột cũng có tội". Tôi chỉ muốn giới thiệu bài viết này với mọi người để lũ phượt tử tự do, đi nhiều chụp lắm hãy quan tâm hơn đến đề tài này, hãy để cho nhiều người được biết chúng ta, đất nước ta đang ở đâu, kẻo sắp tới trên chính nước mình phượt tử chẳng có mà chụp mới trạch đâu:shrug:
mình xin gửi link đầy đủ để mọi người đọc, hôm trước bài dài quá lên bị cắt: http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4677/index.viet
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,172
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top