What's new

Múa may quay cuồng (các thể loại)

Zdreamer

Phượt quái
Nhà em lục lại cái này vì flickr ko Pro nhà em sắp đẩy chùm này vào dĩ vãng :(. Tranh thủ mau được 20 posts để cảm ơn mấy bác viết duyên :)
---
Chùm ảnh em chụp tại Bali, tháng 6/2007
---

Nếu các bạn có dịp đặt chân đến xứ Nam Dương và có cơ hội đi thăm nhiều đảo, cả Sumatra hay Bali hoặc một số vùng khác, các bạn sẽ thấy cùng một điệu múa truyền thống Indonesia nhưng ở mỗi đảo một khác, cùng một tích Ramayana nhưng nơi nào vẫn có ngôn ngữ múa, ngôn ngữ hình thể riêng của nơi ấy, không hề nhoà lẫn. Các nhà tiếp thị đã khai thác triệt để sự khác nhau này. Ví dụ như VISA quảng cáo trên đảo Bali thì sẽ là một cô gái trong bộ váy bó truyền thống (bó từ ngực kín xuống mắt cá chân) cầm chiếc thẻ và con mắt được kẻ sắc, hất ngược về một phía, trông có chút gì đó lành lạnh. Trong khi đó, ở Yogjarkata trên đảo Sumatra thì hình ảnh cô gái cũng trong bộ đồ y hệt như vậy, dáng cầm thẻ cũng như vậy nhưng đôi mắt lại được đánh lớp mí dày và cái nhìn thân thiện, gần gũi hơn hẳn.

Ở Bali - nơi được coi là mảnh đất mang hồn Hindu giáo, những người làm nghề dạy múa rất được coi trọng.

2293832695_910842a529_o.jpg


May mắn là tớ đến Cung điện Ubud này đúng vào một buổi chiều nơi lão nghệ nhân này đang truyền nghề cho các học trò. Trong khi học, người nữ cũng như người nam đều phải mặc trang phục truyền thống, hoặc ít nhất là người nữ phải quấn vải theo đúng kiểu váy truyền thống. Sân cung điện Ubud thu hút khá nhiều người vào xem tự do khi họ cùng tập luyện. Lão nghệ nhân cho biết đã đi khắp đảo Bali để dạy múa tới mấy chục năm nay.

2293832983_43715bb62a_o.jpg



Đến buổi tối, bạn cần mua vé để có một suất xem biểu diễn cũng tại sân này. Buổi biểu diễn tập trung vào một số điệu múa truyền thống và một trích đoạn rất rất ngắn của vở Ramayana. Người xem có thể ngồi ở những hàng ghế thấp phía xa sân khấu hoặc có thể ngồi bệt trên chiếu gần sân khấu.

2293837697_03b003b9ac_o.jpg


Trước giờ biểu diễn, một người được coi là chủ tế của buổi biểu diễn sẽ tiến hành nghi lễ thiêng, cầu khấn trời đất cho thời tiết đẹp, không mưa để buổi biểu diễn có thể thành công. Hoa thơm, muối và gạo là những thứ sẽ được ném xung quanh sân khấu nhằm gửi tới thần linh, cùng với nến thơm và hương trầm trong lư.

2293837483_9b9ffa3374_o.jpg


Hai người phụ nữ đẹp và duyên dáng nhất được lựa chọn để mở màn buổi biểu diễn. Bầu mắt của họ được tô đậm, rộng, tạo cảm giác cả khi nhắm mắt vẫn như mở mắt.

2294626302_75e96c79f1_o.jpg


Các bạn hãy chú ý tới phần ngực bó sát trong chiếc váy truyền thống. Chiếc váy này được kéo dài và bó tiếp chặt kín mắt cá chân, để lại đằng sau một vạt dài giống như phần đuôi của nàng tiên cá.

2293837155_940d1fb017_o.jpg


Để bước đi, người phụ nữ mỗi một lần bước chân là một lần phải lấy gót chân hất vạt áo ra đằng sau, trông cực kỳ duyên dáng và uyển chuyển. Những đường cong của thân thể phụ nữ được phô rất khéo trong trang phục này.

2293836761_61a3f9b75d_o.jpg
 
Last edited:
Toàn bộ điệu múa diễn ra gần như trong hình ảnh hai người đẹp say ngủ. Họ được chủ tế rẩy hoa thơm và nước cúng lên người.

2294626014_bfec052548_o.jpg


Cho tới khi dứt đoạn múa, hai người phụ nữ này sẽ cầm hoa ban phát cho đám đông và sau đó, được đưa lên kiệu đi vào phía trong cổng đền.

2294625854_bf39ab3818_o.jpg


Hai màu đen trắng trong trang phục múa truyền thống của người Bali cũng là hai màu bạn có thể bắt gặp bất kỳ nơi nào trên xứ sở của Hindu giáo. Theo tớ hiểu thì nó tượng trưng cho Thiện - Ác, cho những sự đối lập kiểu như Âm-Dương vậy. Đi trên đường các bạn sẽ gặp vô vàn các ngai thờ khác nhau được quấn vải đen trắng, những cành cây, các pho tượng giữa đường hay thậm chí cả các bức tượng lớn giữa các bùng binh. Không khí huyền thoại của Hindu giáo bao phủ khắp chốn.

Một vài ảnh minh hoạ cho "mắt xếch, cổ lệch" trong điệu múa Ramayana kiểu Bali.

2294625378_5bbfb7eb65_o.jpg


Thực ra xưa kia có được học một số trích đoạn Ramayana khi nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại hồi ĐH nhưng do lười quá nên tớ chưa kịp hiểu hết. Tớ nghĩ, giá như hồi ấy mà được "trực quan sinh động" như thế này thì chắc thi môn này tớ phải trên điểm 8 (mình được 8 hay 9 chả nhớ :p) là cái chắc.

2294624942_ba6cecb389_o.jpg


Cử động của các ngón tay, khớp cổ tay được chú trọng đặc biệt. Ngón tay cong vút, với móng dài nhọn đối với cả nam lẫn nữ tạo nét duyên dáng cho điệu múa và tạo hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ và ánh sáng khi nó được diễn trong khoảng không gian tối - sáng. Nó cũng tương ứng với các bước dịch chuyển của bàn chân (kiểu như đi xuyến, đi cườm - nghĩa là di chuyển dạng... Micheal Jackson trong tuồng cổ nhà mình ấy)

2293834547_d51dcb7d52_o.jpg


Về Ramayana, khi tới Yorjarkata tớ có dịp xem lại một trích đoạn dài hơi hơn, trong khoảng 2 tiếng. Theo như những người dân ở đó thì để xem một vở Ramayana đầy đủ, bạn sẽ phải chồn chân mất tới mười mấy tiếng, có thể từ 8h tối hôm trước tới tận sáng hôm sau, vì thế, hầu như không mấy người đi du lịch lại có thời gian và tiền bạc để xem trọn vở. Do đó, vở Ramayana được lược đi rất nhiều, và để vào xem 2 giờ bạn cũng phải tiêu mất vài chục USD. Có điều, điệu múa ở Bali thuần hơn và ít mang tính kỹ thuật kiểu nhanh gọn du lịch trong khi ở Yorjakarta thì khác, ngay cả không hiểu tiếng nhưng giọng hát của những người dẫn truyện đôi khi cũng khiến tớ có cảm giác vô cảm.

Đây là điệu múa tớ thích nhất

2294623420_5163e408b9_o.jpg



Trong điệu múa này, diễn viên múa là nhân vật trung tâm, đóng cả nam cả nữ, vừa chơi cả dàn chiêng, vừa múa quạt, múa gậy, xem rất đã mắt.

2293834245_92f424885c_o.jpg


Động tác của người múa tinh xảo tới mức khó có thể chê được, từ ánh mắt, cử chỉ của tay, của cơ thể cho tới âm thanh, tiếng quạt.

2293833845_dd118399e1_o.jpg


Người xem gần như bị thôi miên vào điệu múa cho tới khi nó kết thúc.

2293833457_e9d9b93917_o.jpg


Sau buổi biểu diễn, tất cả các diễn viên đều tụ tập lại sau cánh cổng dẫn vào các căn phòng của cung điện Ubud, hầu như không có ai có cơ hội chụp hình với họ. Có thể là do sự hạn chế của đoàn hay theo một quy định nào đó, tớ không rõ. Nhưng nếu như xem xong trích đoạn Ramayana ở Yorjarkata thì các bạn có thể thoải mái chạy lên chụp hình với cả hoàng tử Ramayana lẫn khỉ Hanuman. Đó là sự khác biệt mà thế giới thuần Hindu giáo của Bali đem lại.
 
Last edited:
Sao ảnh bác size bé tý thế này?

May là em vừaa mua cái contact lens mới đấy nhá :-?

bé Cua, cái flickr load chậm quá nên làm biếng ko click vào size to để lấy properties to.
Cái CL mới lần này màu gì thía?
 
Không được lười, hình đẹp càng không được lười :D

Gray bác ợ. Đẹp lắm, lung linh lắm hí hí

Post tiếp đi bác.
 
Thật đấy, nhà Mơ mộng kia cho xem size tooo đi, chứ mọi người không mơ màng mà tưởng tượng thêm cho toooo đựoc đâu á.

Nhưng mà pix quá đẹp đi. Không ngờ đấy!
 
phù, mỏi cứng tay vì e dít các bác ạ. hy vọng các bác đã thỏa mãn, tuy rằng, cứ to là nó bớt lung linh, các bác nhỉ? :p
 
Ảnh đẹp quá bạn Zdreamer ! Thế này thì Tinh Tế bạn mình nó lại gato chết thôi , có khi nó lại phải lên đời dàn súng ống may ra mới chụp đc đẹp gần bằng bạn !:D
 
Cảm ơn bác Anh Già, nhưng máy nhà em thì giờ các bác hoàn toàn có khả năng trên cơ. Nó chỉ là một em Kiss Canon đã rất cũ cộng với một em ống fo, mỗi lần lấy nét là chạy loạch xoạch mỏi tay thôi rồi. May được cái là nhà em tay to ạ! :p
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,173
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top