What's new

[Chia sẻ] An Giang - Du Ký

An Giang, đối với không ít người chỉ liên tưởng đến chùa bà Châu Đốc, một địa danh quá nổi tiếng với giới mộ đạo cũng như giới kinh doanh buôn bán, liên tưởng đến một vùng tứ giác Long Xuyên mênh mông lúa nước, đển một tỉnh dân số thuộc hàng đông nhất miền tây nam bộ và cũng thuộc hạng nghèo nhất nhì tây nam bộ.
Đối với tôi, An Giang như một duyên nợ, vài năm trước tôi cũng có dịp đi tới nhiều nơi thuộc AG, từ thành phố LX cho tới những huyện vùng sâu, những xã nghèo thuộc loại nhất nhì AG, những chuyến đi gấp gáp cũng không để lại ấn tượng gì nhiều. Cho tới giờ phải đi công tác lâu hơn, tôi mới có thời gian đi những nơi chưa đi, tìm hiểu nhiều điều chưa được biết về cảnh vật và con người nơi đây.
Nói đến AG không thể không nhắc tới mùa nước nổi, mùa nước nổi vốn là đặc trưng của miền Tây nam bộ, nhưng với AG ấn tượng có lẽ mạnh mẽ hơn bởi lẽ AG nằm trong khu vực tứ giác LX với tổng diện tích gần 500.000 km2. Mùa nước nổi trước kia mang về cho người dân nhiều nỗi khó khăn, nước ngập, đi lại khó khăn, đồng ruộng không gieo hái được, thế nhưng mùa nước nổi cũng mang theo bao sản vật của thiên nhiên đó là nguồn cá dồi dào, nước mang phù sa về cho cánh đồng màu mỡ.

Buổi sáng thanh bình trên khúc kênh gần thị trấn Tri Tôn.
triton13-091of1.jpg


triton13-094of53.jpg


Trường học mùa nước nổi, ngôi trường gần thị trấn Tri Tôn nên điều kiện tốt hơn vùng sâu vùng xa, nói chung nước nổi cũng không ảnh hưởng gì nhiều tới chuyện học hành của các em.
triton13-092of53.jpg
 
Cũng không thể không nói đến núi khi nói về An Giang, là 1 trong hai tỉnh tây nam bộ có núi (Kiên Giang & An Giang) đặc biệt nổi tiếng với vùng Thất Sơn (Bảy núi), có nhiều tài liệu khác nhau viêt về tên của từng núi trong Thất Sơn nhưng tài liệu được số đông đồng thuận thì 7 núi bao gồm.
1. Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn),
2. Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
3. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn),
4. Núi Dài (Ngọa Long Sơn),
5. Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
6. Núi Két (Anh Vũ Sơn)
7. Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Lý do tại sao Thất Sơn lại bao gồm các núi này thì có rất nhiều yếu tố như về phong thủy, và các lý do thần bí siêu nhiên khác. Trong khuôn khổ bài viết tôi sẽ cố gắng đề cập đến một số núi và các địa danh liên quan, đặc biệt là các núi nằm trong Thất Sơn, có phượt gia nào đã đi qua các núi này xin ném đá cho vui nhé.

Trekking núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Núi Cô Tô thuộc địa phận huyện Tri Tôn, cách TP Long Xuyên khoảng 60k theo đường tỉnh lộ 941. Đường lên núi nằm trong khu du lịch Suối Vàng, Soài So.

tritonq-1.jpg


Gọi là trekking cho nó oai chứ thực ra là đi bộ, có bậc đá hẳn hoi, mệt quá có thể kêu xe máy đưa thẳng lên Sân Tiên. Để tránh lúc leo lên leo xuống trùng đường tôi quyết định lúc lên đi bộ theo đường xe máy, lúc xuống đi theo bậc thang dành cho người đi bộ. Lọ mọ một mình leo lên, kiên quyết từ chối lời mời của mấy bác chạy xe, con đường xe máy nhỏ xíu có những đoạn dốc đứng, lúc này mới nghĩ rằng từ chối leo lên xe quả là một quyết định sáng suốt bởi chả dại gì mà giao tính mạng cho mấy bác chạy xe cả.:LL

Suối Vàng – suốt quãng đường leo núi lúc nào bạn cũng nghe thấy tiếng nước chảy khi róc rách, khi rào rào, thì ra quãng đường lên núi nằm sát ngay bên suối có những đoạn đường quanh co, đường là suối, suối là đường như thế này.
triton13-0919of53.jpg


Những đoạn đường dốc, núi đá ngay bên thật hùng vĩ, có những tảng đá tưởng chừng như sắp rơi đến nơi vậy.
triton13-0920of53.jpg


Gần hơn - trông ghê chưa, do sức nặng đè lên, các tảng đá phía dưới đã rạn nứt hết cả. Kiểu gì trước sau tảng này cũng rớt cho coi :D
triton13-0934of53.jpg


Nhìn lên - một khoảng trời xanh
triton13-0918of53.jpg
 
Cơn mưa rào ào qua một lát rồi tạnh càng làm cho không không khí nóng ẩm thêm, lúc này mồ hôi đã ướt hết cả áo, cái máy film nặng cỡ 1/2 kg mà cảm giác như đeo cục đá tảng vậy.
Rốt cuộc rồi cũng tới Sân Tiên, nằm ở độ cao hơn 650m (ặc, độ cao này mãi sau mới biết, hèn gì lúc leo lên thấy mất nhiều thời gian quá) sân rộng khoảng 15x20m ước lượng thế, xung quanh thoáng mát.
triton13-0923of53.jpg


Miếu thờ nhỏ trên Sân Tiên
triton13-0922of53.jpg


Sân Tiên nhìn ra khoảng không bên ngoài.
triton13-0921of53.jpg


Người ta nói trên Sân Tiên có một dấu chân tiên dài khoảng 1m rộng 30cm, bằng chứng của việc hồi xa xưa nơi đây là từng sân của các tiên giới tập trung hội họp vui chơi. Rất tiếc là hôm đó không biết được điều này, chớ không thì cũng phải mò mẫm tìm ra dấu chân này để tận mục sở thị.
Nếu đi bằng xe máy thì cũng chỉ có đường lên đến Sân Tiên, còn lại muốn lên tiếp bắt buộc phải đi bộ.
Đã lên Sân Tiên rồi, thôi thì cũng ráng leo lên Bồng Lai cho nó phiêu diêu, vậy là tôi lại tiếp tục cuộc hành trình.

Cảnh vật ven núi
triton13-0929of53.jpg


Có những chỗ trông như ven sông vậy, toàn thấy dừa là dừa
triton13-0930of53.jpg
 
Ngang qua mấy căn nhà ven đường thì gặp cảnh này, mấy bác đi rẫy bẫy được con sóc nhỏ và đang tiến hành nhốt chung với 4 chú khác, kêu là sóc kho biết có đúng không nữa vì thấy có người gọi là chuột núi, nhưng mình nhìn thì thấy giống sóc hơn, con này có răng cửa rất to, sắc nhọn đặc biệt cực nhanh.
Quy trình nhốt chung con sóc mới bẫy được vào chung lồng với 4 con kia như sau. :D

Ngăn đôi lồng chứa sóc cũ thành hai phần bằng các thanh đũa nhỏ, phía dưới là sóc, phía trên là cửa lồng.
triton13-0924of53.jpg


Bắt con sóc trong bẫy ra ( không cẩn thận nó cắn cho rách tay, loại này răng cực sắc), một người lừa lừa túm chân con sóc kéo rịt vào vách lồng, người còn lại tìm cách luồn tay vào bắt, nắm chặt phần mõm tránh bị nó cắn.

triton13-0925of53.jpg


Ok buông tay, sập nắp lồng lại. Rút các thanh tre ra cho con sóc rơi xuống phần dưới. Vậy là họ nhà sóc đã đoàn tụ :))
triton13-0926of53.jpg

Quy trình quá hoàn hảo (c). hehe giả sử mình mà làm thì chắc 4 con trong lồng chạy mất tiu rồi.
 
Cuộc sống trên đỉnh Cô Tô.
Thực sự mình cũng không quá ngạc nhiên khi thấy tận nơi cao tít mù này mà có rất nhiều nhà dân sinh sống, bởi đã từng leo đường bộ lên núi Sam, ngồi xe ôm lên núi Cấm.
Hai nơi đó mình dị ứng bởi có quá nhiều lời mời mua hàng, từ mua nhang, mua nước, mời chụp ảnh, mua đồ ăn. Ở Cô Tô người ta không chèo kéo mua bán, có lời mời mua cái này cái kia, ăn thứ này thứ nọ nhưng cảm nhận của riêng mình người ta mời thiệt tình hơn, giống như là mời một người quen ghé ủng hộ hàng của mình vậy.
Trên đường gặp hai ông cháu đang bán củ khoai, loại khoai rất nhỏ.
triton13-0927of53.jpg


Tiếp tục leo lên nữa thì gặp bạn đồng hành.
triton13-0928of53.jpg


Bà Bảy, 73 tuổi vẫn thường xuyên gánh hàng từ nhà, gần Bồng Lai Tự xuống Sân Tiên để bán cho khách, lúc tôi gặp bà, bà đã đi được hơn nửa quãng đường từ Sân Tiên về nhà, tôi cũng chẳng biết còn leo cao bao nhiêu bậc, bao nhiêu m nữa mới lên tới nhà bà cụ, chỉ biết khi gánh giùm bà lão gánh hàng (gánh hàng nhẹ vì lúc này bà đã bán hết hàng) lên tới Bồng Lai Tự thì tôi cũng gần như tắt thở vì quá mệt.

triton13-0932of53.jpg


Liệu bạn có thể vác bao cát này từ dưới lên tới đỉnh núi được chăng? Đây là một trong những công việc bình thường của người dân nơi đây khi muốn xây dựng hay sửa sang nhà cửa. Nếu thuê thì sẽ mất rất nhiều tiền, một thùng gạch men 40x40cm (khoảng 17kg) lên tới nơi sẽ mất thêm 20K. Bao cát nặng hơn, khó vác hơn có lẽ sẽ mắc hơn.
 
Đời sống người dân trên núi thật đáng quí anh ha. Anh chụp bằng máy gì thế ?
Mình chụp bằng máy Nikon compact 7.1Mp
Quả đúng như bạn nói, cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn vất vả, lọ mọ gánh hàng đi bán từ sớm, bán hết hàng bà Bảy cũng chỉ lời được khoảng 12k, tiền không nhiều, nhưng tình cảm thì nhiều vô kể, suốt quãng đường đi cùng bà Bảy mình mới cảm nhận hết, gặp ai cũng hỏi han chuyện trò, có bán gì cũng mang ra cho bà lão.

Liên quan đến núi Cô Tô ngoài hồ Soài So, Suối Vàng còn có thêm đồi Tức Dụp
Đồi Tức Dụp hay Tức Chóp (tiếng Khmer) có nghĩa nước quanh năm. Đồi nằm ở sườn phía Tây núi Cô Tô, cách thị trấn Tri Tôn khoảng 9 km. Trước năm 1975, ngọn đồi được nhiều báo chí gọi là ngọn đồi “Hai triệu đô la” do số bom đạn của Mỹ dội xuống đây được tính ra đồng đô la Mỹ. Đây là căn cứ địa dùng để chống Mỹ của một số quân và dân tỉnh An Giang. Nhờ nơi này, trập trùng đá với những lối đi quanh co lúc rộng, lúc hẹp, lúc cheo leo và bên trong là những hang động rộng lớn mà khi xưa được dùng làm hang Tuyên Huấn của Tỉnh ủy An Giang, kho vũ khí, nơi ăn ở, trạm xá và hội trường có sức chứa lên đến khoảng 150 người. (Theo wiki)

Đồi Tức Dụp tôi không có ảnh, nhưng có một topic mới đây của bạn Nnhu có đầy đủ các hình ảnh về đồi Tức Dụp, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở link sau : https://www.phuot.vn/showthread.php?t=4411&page=3

Hồ Soài So
panosoaiso.jpg


triton13-0936of53.jpg


Suoivang.jpg

Cổng vào khu du lịch suối vàng
triton13-0940of53.jpg


Một góc núi Cô Tô, nơi có công trường khai thác đá. Nếu cứ đà này núi Cô Tô có thể sẽ bị san bằng trong nay mai.
triton13-0941of53-1.jpg
 
Last edited:
Núi Ba Thê và câu chuyện giành giật “Thạch đại đao” giữa thiên binh và cơ quan du lịch.

Núi Ba Thê nằm trên địa phận thị trấn Óc Eo, cách TP Long Xuyên khoảng 40km theo hướng tỉnh lộ 943 đi qua Thoại Sơn.

Bathe-nuituong-nuitroi-1.jpg

Đường lên núi Ba Thê tới lưng chừng núi được chia làm 2 nhánh – chạy thẳng là lên tới Sơn Tiên Tự, nơi có tượng phật quan âm có dấu chân tiên và nhà trưng bày cổ vật Óc Eo, nhánh trái chạy lên đỉnh núi phía bên kia nơi có Chót ông Tà, Thạch Đại Đao.

Tượng phật bà quan âm
bathe13093of18.jpg


Sơn tiên tự và tảng đá nơi có dấu chân tiên.
bathe13094of18.jpg


Nhà trưng bày cổ vật Óc Eo.
triton13-0943of53-1.jpg



Nhà trưng bày cổ vật Óc Eo nhìn từ đỉnh núi bên kia.
bathe13092of18.jpg


Phong cảnh phía dưới.
triton13-0942of53.jpg


Cánh đồng bất tận.

Bathe-2.jpg
 
Đến núi Ba Thê, du khách còn bắt gặp một tảng đá có hình dáng cây đao khổng lồ dựng trên chót núi, mà tên nghe rất võ hiệp “Thạch Đại Đao”. Tảng đá này có một mặt bén, một mặt bằng tựa sóng đao, dài 320cm, ngang 71cm, nặng cỡ 2 tấn 50, qua truyền thuyết được kể rất hấp dẫn. Vào một đêm mưa to gió lớn, sấm gầm gió giật, nhân dân quanh thị trấn Ba Thê kinh hoàng do những tiếng nổ phát ra khủng khiếp. Hôm sau, có người làm rẫy ở sườn núi phát hiện vết nứt ở một tảng đá có diện mạo giống cây đao to. Mọi người cho đó là hiện tượng lạ và ùn ùn rủ nhau lên coi. Vào thời điểm đó, đường đi khó khăn, cây cối mọc um tùm, lối đi chật hẹp, dốc cao, người đi coi đông đảo ngoài sức tưởng tượng. Có số người đến tận hiện trường chưa thấy đã tung ra hàng loạt chuyện mang tính thần bí theo tưởng tượng thiếu thực tế. Cụ thể như họ nói “Long Đao xuất hiện, hình cây đao giống đạo Quan Công, thanh đao của người khổng lồ cầm gươm ba thước để xử kẻ hung ác...”. Mặc dù chính quyền địa phương ra sức ngăn cần mọi người đến coi và tung tin đồn nhảm, vì lý do an ninh trật tự và an toàn xã hội, nhưng vẫn không chặn nổi tính hiếu kỳ của nhân dân. Rồi họ xô tảng đá rơi xuống hẻm núi mà vẫn còn nguyên hiện trạng. Những người bịa chuyện lại có dịp thêu dệt lần nữa, dân mê tín lại kéo đến coi và thì thụp cúng bái. Thấy vậy, cơ quan du lịch xin ý kiến của lãnh đạo huyện Thoại Sơn dùng cần cẩu, đưa tảng đá lên và dựng trên chóp của đỉnh Ba Thê, mặt trên là hình dáng lưỡi đao, cán đao (đế) cắm sâu khoảng 50cm. Việc cơ quan du lịch văn hóa huyện Thoại Sơn xây chỗ dùng chứa đao nhằm thỏa mãn tính hiếu kỳ, cũng như kết hợp văn hóa tâm linh để cư dân chiêm bái. Không may, sét lại tiếp tục đánh vào một góc mái che đao, người ta lại đồn đãi “Thiên đình giành giựt cây đao với cơ quan du lịch”. Rồi cư dân kéo nhau đến coi lần nữa. Sau cùng, cơ quan du lịch xây lại mái che và gắn cột thu lôi nhầm tránh sét. (Nguồn Internet)


Thạch đại đao nhìn từ đỉnh núi bên kia.
bathe130915of18.jpg


Đường lên thanh Thạch Đại Đao
bathe13099of18.jpg


Chơn Thiện - Xin đừng ngồi(Dưới tảng đá này có một am thờ nhỏ)
bathe13097of18.jpg


Thạch đại đao là đây
bathe130911of18.jpg


Góc chụp hẹp quá không để ý nên dính cặp chân của 1 bạn trẻ, dùng PS gọt đi thì tội em nó nên thôi.
bathe130910of18.jpg


Cây cầu nhỏ qua Chót Ông Tà.
bathe130912of18.jpg

Chót Ông Tà
binhminhlx1of1.jpg


Thực sự trước giờ tôi gặp khá nhiều miếu, đền thờ Ông Tà, đặc biệt là ở các núi nhưng cũng không hiểu lai lịch xuất phát những miếu thờ này từ đâu, tìm hiểu thêm thì gặp bài viết này, xin trích dẫn nguyên văn để bạn nào quan tâm có thể tham khảo.

Xưa nay, trong tâm tưởng của nhiều người, nhất là cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Tà, ông Địa là những vị thần luôn gần gũi, thân thiện và mang lại phúc lành cho họ. Do đó, mỗi khi gặp chuyện rủi ro hoặc làm ăn sa sút họ thường van vái: “Xin ông Tà, ông Địa hộ độ cho tôi tai qua nạn khỏi”.
Ông Tà là ai, ông từ đâu đến và quyền hành ra sao mà được dân gian kính nể và tôn sùng đến thế?
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, ông Tà có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Khmer và được người Việt thờ ở khắp lục tỉnh Nam kỳ. Đó là vị thần mang tên Neak Ta, có quyền năng cai quản trong phạm vi phum sóc hoặc một khu vực rộng lớn hơn nên bà con ai nấy đều tôn kính. Nhiều người khi đi ngang qua miếu thờ ông Tà đều dở nón, lột khăn, kính cẩn nghiêng mình.
Xưa nay, mỗi dân tộc đều có một sắc thái văn hóa riêng, nhưng trong quá trình cộng cư thường có sự giao thoa văn hóa. Nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng thường có sự tác động qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Điển hình như tục thờ ông Địa và thần Tài của người Việt hiện nay là xuất phát từ Trung Hoa hoặc ông Tà là của người Khmer.
“Neak” có nghĩa là người nói chung, còn “Ta” là đàn ông đứng tuổi. Hai chữ này họp lại có nghĩa là thần linh*. Nếu như người Khmer thờ các vị thần sông (Neak Ta Prek), thần núi (Neak Ta Phnom), thần rừng (Neak Ta Prey)… thì người Việt và người Hoa thờ ông Địa và thần Tài.
Với đức tin “Hữu thành tắc hữu thần”, thời cổ xưa ông cha ta đã sùng bái nhiều vị thần, trong nhà thì “Sống ở đâu, thổ công ở đó”, ngoài đồng cũng cần một vị thần cai quản ruộng đất, hoa màu là ông Tà. Vì thế, hình tượng ông Tà đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều người, nhất là cư dân miệt vườn sông nước.
Khoảng trước năm 1975, ở các vùng quê ngoại thành phố Cần Thơ, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ ông Thiên (Thông thiên) và miếu thờ Thổ thần. Ngoài ra, ở một số nơi như đầu vàm, cuối rạch, giữa đồng hoặc bên cạnh gốc đa, gốc dừa, doi đất còn có miếu thờ ông Tà. Miếu chỉ rộng chừng một mét vuông, đủ chất vài cục đá và chiếc lư hương. Có khi ông Tà nằm ngoài mưa gió hoặc thu mình dưới những bọng cây. Hàng năm, bà con đều rước thầy về cúng Thổ thần và bao giờ cũng dành riêng cho ông Tà một mâm rượu thịt. Theo lệ, khi cúng ông Tà, chủ nhà phải ăn trước mỗi món một chút để chứng tỏ thức ăn đó không độc.
Chính những viên đá hình tròn, nhẵn nhụi đặt trong miếu, trên gò đất cao hoặc bên cạnh gốc cây là hình tượng tiêu biểu cho ông Tà. Viên đá lớn được gọi là thần, còn mấy viên nhỏ tượng trưng cho ma quỷ theo hầu.
Lại có chuyện kể rằng, xưa kia, ông Tà được nhiều người mến mộ, cúng bái nhưng từ khi ông Địa vào nhà, bao nhiêu đồ cúng đều về tay ông Địa, ông Tà dần dần bị thất sủng, lại còn bị “thỉnh” ra ngồi dưới gốc cây hoặc bìa ruộng, bìa vườn. Vì vậy ông đã nhờ một vị thần phân xử.
Sau khi xem xét, vị thần ấy phán rằng: Địa suốt ngày cần mẫn chăm lo họa phúc cho dân tình nên được mọi người kính nể, còn như Tà thích rong chơi, hay ngao du sơn thủy, ít gần gũi xóm giềng nên người đời xao lãng, đó cũng là lẽ thường tình. Kể từ bây giờ, các ngươi hãy siết chặt tay nhau, người nào việc nấy để cùng chăm lo cho dân lành theo sự phân công của ta, ông Địa giữ nhà, ông Tà giữ ruộng. Thế là ông Tà mãn nguyện, sẵn sàng ngụ ở bất cứ nơi nào, dù ngoài đồng, bờ ruộng, gốc cây hay hang đá vẫn cứ vui lòng. (Nguồn Internet)

 
Last edited:
Gặp Núi Tượng – tưởng Liên Hoa Sơn, tới núi Chọi – thiệt là trơ trọi
Núi Tượng cách thị trấn Óc Eo 1km, núi Chọi (có chỗ ghi núi Trọi) cách 5km cùng trục đường (Xem bản đồ chi tiết).
Bathe-nuituong-nuitroi-1.jpg

Nghe tên Núi Tượng tưởng rằng núi này nằm trong dãy Thất Sơn, chợt nhớ ra Thất Sơn chỉ bao gồm các núi nằm trên địa bàn hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, trong khi đó núi này gần thị trấn Óc Eo thuộc huyện Thoại Sơn. Như vậy có sự trùng hợp về tên núi. Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) thuộc dãy Thất Sơn, nằm trên địa bàn thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn.
Thôi chưa khám phá được Liên Hoa Sơn thì ngó tạm Núi Tượng vậy. Thực sự thì tôi cũng không ấn tượng nhiều về núi Tượng, chỉ đi ngang qua để đến Núi Trọi, hình chụp thì cũng chỉ có 2-3 tấm chụp từ ven đường

triton13-0954of53-1.jpg


nuiTuong2of2.jpg


Núi Trọi đúng với tên gọi, thiệt là trơ trọi giữa cánh đồng, lúc tôi đi là khi người ta đang cày bừa chuẩn bị cho vụ mùa sau, đường ra núi ngổn ngang bùn đất, tuy nhiên với tinh thần phọt (à quên phượt) không ngại ngùng, tôi vẫn cứ xông vào, kết quả là cái cần đạp thắng va vào đá tảng suýt gãy. Hic

ntroi1-2.jpg

Con ngựa chiến của dù đã gắng sức cũng chỉ vào đến đây là phải dừng bước
nuichoi1of1.jpg

Miếu Ông Tà núi Trọi : Hết hồn với mấy bác xin số.
Giữa trưa nắng vắng ngắt, lần mò leo lên núi, thấy có bậc thang lên hẳn bên trên phải có đền hay miếu gì đây, trên đường nghe văng vẳng có tiếng người lúc to lúc nhỏ, nhìn quanh quất chẳng thấy ai, trong lòng cũng thấy rờn rợn, chả lẽ giữa ban ngày mà có ma? Thì ra là đây, có 2 bác đang thắp nhang khấn vái Ông Tà, không biết các bác đang cầu cho mùa màng tốt tươi hay đang xin số chiều nay sổ liền. Hehe

triton13-0950of53.jpg


Panorama một góc núi Trọi, phía xa xa là núi Ba Thê.
nuitroi2-2.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,069
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top