What's new

[Chia sẻ] "Xẻ dọc Trường Sơn..."

Trường Sơn, dãy núi cao hùng vĩ trải dài hơn 1.000km từ Bắc Trung Bộ đến tận miền Đông Nam Bộ, như chiếc đòn gánh gánh hai đầu Đất nước. Với mọi người dân nước Việt, Trường Sơn vừa thiêng liêng vừa gần gũi:

“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…”
(Nguyễn Đình Thi).

Từ miền duyên hải Trung Bộ nhìn về phía tây, dãy Trường Sơn như một bức trường thành khổng lồ, người dân quê tôi gọi là “núi Giăng Màn”, và bản thân cái tên “Trường Sơn”-Núi dài- không phải vô cớ mà được đặt tên.
Có lẽ dãy Trường Sơn lại càng nổi tiếng khi gắn với đường Trường Sơn – Ho Chi Minh Trail - huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với những tuyến lửa, những hố bom, “đường chuyển đạn và đường chuyển gạo”:

“…Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Rau hết rồi, em có lấy măng không.

Em thương anh bên Tây mùa đông
Suối khe cạn bướm bay lèn đá
Biết lòng anh say miền đất lạ
Chắc em lo đường chắn bom thù

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ
Em xuống núi nắng về rực rỡ
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.

Đông sang Tây không phải đường thư
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn, bộ đội áo màu xanh.

Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đoàn quân, trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn.”
(Phạm Tiến Duật)

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã hình thành những tuyến đường giao liên ngang dọc dãy Trường Sơn, với những địa danh gắn bó một thời “Bình-Trị-Thiên khói lửa”, Ba Rền, U Bò, Mụ Giạ... Nhân kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5, năm 1959, TWĐ và Chính phủ nước VNDCCH quyết định mở tuyến đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Do đó đường Trường Sơn còn được gọi là "Đường 559".
Trải qua 16 năm, đường 559-Trường Sơn đã trở thành con đường chiến lược đáp ứng được nhiệm vụ vận chuyển sức người, sức của giải phóng miền Nam.
Sau nhiều tranh cãi, hiện nay đã tạm thống nhất về Km 0 của đường Trường Sơn. Tại Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, nơi giao nhau giữa QL 15A & 15B được coi là nơi bắt đầu của đường Trường Sơn. Đến Khe Gát thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đường Trường Sơn chia làm hai ngả: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
Chuyến “Bắc hành” để “Hành phương Nam” của chúng tôi năm nay là để tiếp nối cung đường Tây Trường Sơn năm kia chưa còn giang dở do đường bị sạt lở, đoạn qua khu vực A Roàng, A Tép… Có một số hình ảnh xin được chia sẻ với cả nhà.

Ngã ba Khe Gát, Km 0, điểm đầu đường Tây Trường Sơn, đoạn từ Khe Gát đi Lộc Ninh (Bình Phước). Thực ra cung đường này mới được bộ đội ta xây dựng trong thời gian từ 1969-1975.

DSC_0269.jpg


Thời KCCM đây là điểm tập kết chuẩn bị cho bộ đội vượt Trường Sơn, xung quanh khu vực này có sân bay dã chiến Khe Gát và nhiều cụm kho của bộ đội, nên trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Nơi đây đã thành di tích.
DSC_0260.jpg



4 anh em (tính cả "cameraman":D ) chuẩn bị vượt Trường Sơn
DSC_0262.jpg



Tạm quên đi những ồn ào, nóng nực của SG,
"Thênh thang buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng" (PTD)
Đoạn đường này thẳng tắp và vắng vẻ, chỉ có đàn trâu bò và lũ trẻ mục đồng đủng đỉnh "du xuân".
DSC_0271.jpg
 
Last edited:
Trường Sơn Tây bắt đầu từ Khe Gát, Quảng Bình. Chào mừng các bạn đến với Quảng Bình. Kê dép ngồi hóng hớt ^_^
 
Những ngọn núi mù sương mờ ảo đứng lặng lẽ ven đường:

DSC_0276.jpg


Đến trạm kiểm lâm đầu tiên trước khi vào VQG Phong Nha- Kẻ Bàng. Cây barrier chắn ngang, “Dừng lại, xuất trình giấy tờ”. Đồng chí kiểm lâm viên trẻ măng tên Q.thoáng một chút giật mình khi thấy người nào cũng lỉnh kỉnh “đồ nghề”, cứ hỏi đi hỏi lại:
-Các anh đi mô mà mang máy ảnh nhiều rứa hề?
Chắc đồng chí nghĩ cái hội “nhà báo” này định đi làm phóng sự về nạn phá rừng hay săn bắn trái phép diễn ra trong VQG chăng? Sau một hồi “đả thông tư tưởng” là cả hội chỉ đi chơi, nay tìm đường về Nam mà thôi, đồng chí làm thủ tục cho qua, sau khi cẩn thận ghi lại số xe và xem thẻ “VIP” của ông bạn QB.

DSC_0286.jpg


Thế là “Đoàn cán bộ của TCT.P…” chụp ảnh kỷ niệm cùng đồng chí kiểm lâm. Tuy vậy, vẻ mặt của đ/c vẫn hết sức tần ngần, lưỡng lự -mãi sau 4 anh em mới hiểu, sự “đăm chiêu” lan sang cả mấy anh em. Hỏi ra mới biết là suốt mấy tháng nay không có cái “xe lạ” nào qua đây cả, và cũng không ai chọn đường này để vào Nam. Trong lòng đ/c Q. chắc không khỏi thắc mắc rằng cái bọn dở hơi không biết kéo nhau đi đâu trong những ngày mưa gió thế này?

CopyofDSC_0285.jpg


Con đường len giữa những khối đá sừng sững. VQG PN-KB hiện ra trước mắt.

DSC_0279.jpg


Những hàng cây, những vạt rừng vùn vụt trôi qua cửa xe. Mấy hôm nay gió mùa đông bắc tràn về, ở vùng núi đá vôi cái rét như thấm vào da thịt. Bầu trời thấp lại, xám xịt và nặng trĩu. Những đám mây là là trên ngọn cây, quyện vào vách núi, bò lên đỉnh và “ngự” trên đó như một bức màn trắng khổng lồ. Ông bạn MC tỏ ra vô cùng tâm đắc với câu thơ của Nguyễn Đình Thi vừa lái xe vừa ngâm nga liên tục: “mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều…”

DSC_0287.jpg


DSC_0288.jpg
 
Ôtô ít chạy qua đường HCM Tây, xe máy thì em nghĩ chắc là nhiều. Đường HCM Tây bắt đầu từ Khe Gát (Quảng Bình) đến Khe Sanh (Quảng Trị) chiều dài 343km không có cư dân sống ở hai bên đường, cảnh sắc rất đẹp...:)
 
Tiếp tục đi bác!đường Trường sơn Tây này ít người đi qua lắm.

@xuxukalo: Đường Trường Sơn là hệ thống gồm rất nhiều đường nhỏ.

Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn - dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ. [1]

Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.

Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn.

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

@WoodenFish: Mấy bác ngồi 4bánh nên tâm hồn bay bổng ngâm mấy bài thơ hay và rất lãng mạn ! Nhớ lại ngày xưa bộ đội ta hành quân dưới mưa boom bão đạn, cái chết cận kề mà lòng quyết tâm vẫn cao hơn núi...Thật là bội phục. Tiếp đi bác.
 
Để tránh sự hiểu lầm, chúng tôi xin nhắc là con đường chúng tôi đi hôm nay chỉ là Nhánh Tây của đường Đông Trường Sơn (ĐTS), chứ không phải là đường Tây Trường Sơn (TTS) năm xưa, nhưng hiện nay mọi người quen gọi là TTS để phân biệt với Nhánh Đông mới được xây dựng thời CNH-HĐH sau này.
Đoạn từ Tân Kỳ (Nghệ An) đến Ngọc Hồi (Kon Tum) gần như trùng với đường ĐTS thời chống Mỹ. Trước đây do hoàn cảnh chiến tranh, do các phương tiện kỹ thuật chưa cho phép, nên một số đoạn của đường ĐTS phải mượn tạm đất bạn Lào để tránh một số cung đường quá hiểm trở, như đoạn A Roàng (A Rông), A Tép….
Đường TTS nằm hoàn toàn trên đất Lào.
Sau chiến tranh, đường Trường Sơn gần như để hoang, nhiều đoạn đã trở thành phế tích do thời tiết và thời gian. Nhìn con đường mà biết bao bộ đội, TNXP, dân công hỏa tuyến… đã trộn xương máu làm nên, lòng những người lính Trường Sơn năm xưa không khỏi ngậm ngùi, quặn thắt. Trong lòng đồng bào cũng vậy, cho dù nhiều quãng cỏ cây hoang dại đã che mất lối đi, cho dù không còn được sử dụng, nhưng đường Trường Sơn- Hồ Chí Minh không bao giờ phai mờ trong lòng đồng bào các dân tộc anh em trên dải đất hẹp miền Trung.
Với việc xây dựng đường dây tải điện 500 KV Bắc-Nam chạy dọc Trường Sơn, nhu cầu khôi phục và hiện đại hóa đường Trường Sơn trở nên bức thiết để phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh-quốc phòng, đặc biệt với địa bàn chiến lược Trường Sơn,Tây Nguyên. Đề án xây dựng đường Hồ Chí Minh chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 24-09-1997 và chính thức được khởi công vào ngày 05-04-2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Nhánh Tây, đoạn từ Khe Gát đến Khe Sanh theo số liệu của cuốn Bản đồ giao thông là 343km. Nhưng vẫn thắc mắc, cả đêm hôm trước mình và MC cứ săm soi, tính toán từng cung đường thì chỉ tính được có 214km. Vậy hơn 100km “dôi ra” chạy đi đằng nào? Nếu đi theo QL 1 từ Quảng Trị đến Quảng Bình, tính cả lên Phong Nha, chỉ hơn 100km, không lẽ đường Trường Sơn dài gấp ba? Cuối cùng không biết tin mình hay tin sách. Thôi kệ, khắc đi khắc biết!
Ngã 4 đường 20 Quyết Thắng và đường Trường Sơn. Gần đây có “Hang tám cô” và Đền thờ TNXP. Trước chuyến đi , 2 ông bạn HP và MC đã bàn nhau: “Lần nay đi phải ghé vào thắp hương cho tám cô.” Nhưng lại không “thông qua nghị quyết” với cả nhóm, nên qua ngã tư vẫn trực chỉ hướng Nam.

CopyofDSC_0327.jpg

Đường hoàn toàn vắng vẻ, một mình một đường nhưng vẫn không chạy nhanh được. Một bên là vách núi, một bên là vực sâu, đường mỗi lúc một cao, không đầy 100m lại có một cua tay áo, bốn phía mù-mịt-một-màn-mưa.

DSC_0290.jpg



DSC_0293.jpg



DSC_0303.jpg
 
Nhìn những bụi lau xám đứng hiu hắt bên đường, chợt nhớ đến câu thơ của Quang Dũng, tuy rằng con đường nhà thơ “Tây tiến” năm xưa là mạn Mường Lát (Thanh Hóa), Mộc Châu (Sơn La) qua Thượng Lào, còn chúng tôi hôm nay lại đi dọc theo biên giới Hạ Lào.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đung đưa…”

DSC_0302.jpg


"Người đi có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
Người về còn nhớ núi non..."

(Tố Hữu)

DSC_0294.jpg


Mưa mỗi lúc một nặng hạt, sương mù dày đặc, bốn bề vắng lặng, chỉ nghe tiếng sột soạt của lá cây rừng còn đẫm nước mưa. Mưa bám cả vào ống kính thành từng “chùm”.

DSC_0312.jpg



“Một đèo, một đèo, lại một đèo…”

DSC_0300.jpg


Lúc này mới thấy hoảng vì cả lũ “chủ quan khinh địch” , mặc dù trước chuyến đi đã đề ra “phương án tác chiến” vượt Trường Sơn là:
-Không đi đêm.
-Tránh đi trời mưa và mây mù.
-Sẵn sàng lương thực-thực phẩm.
-Đổ đầy xăng.
Thế mà bình xăng chắc chỉ còn 1/3, đường dốc núi thế này giỏi lắm chỉ đi được quãng hơn 100km, trong khi tính ra đến Khe Sanh mới có chỗ đổ xăng, ít nhất cũng còn 150km nữa. Hơn 2 tiếng trên đường chỉ gặp mỗi một xe chạy cùng chiều thì đã đi sang… Lào mất rồi, còn ngược chiều tịnh không có một ai. Lúc này mới thấy thảo nào anh chàng kiểm lâm Q. cứ tần ngần không muốn để cho mình đi!
Đi tiếp hay quay về?
Không ai dám đưa ra quyết định. Lúc này không còn tâm trí nào mà “văn thơ” với chả “ảnh ọt” (!). Cả hội thống nhất là cứ chạy tiếp đến lúc nào thấy cột cây số chỉ chính xác đến Khe Sanh còn bao nhiêu km rồi sẽ quyết định. Không biết có phải “thần hồn nát thần tính” hay không mà trước đây lúc thì thấy KS 100km, lúc thì KS 193km. Cả xe nín thở, không ai nói với nhau câu gì, chỉ nghe tiếng sàn sạt của bánh xe nghiến lên mặt đường. “Bác tài” muốn tiết kiệm xăng và thời gian nên cứ giữa đường mà “phi”, cứ như đường riêng của nhà mình! Nếu có xe nào ngược chiều thì cứ gọi là “Thôi em nằm lại với đất lành… Trường Sơn.” Ôm cua hay đổ đèo đều giữ nguyên tốc độ (chắc phải 50km/h quá? Mình vốn …sợ chết nên cứ thấy nhanh vùn vụt, chỉ sợ “bác tài” cho “đi đường tắt” thì những cái Dốc Không Tên, Đèo Không Tên… rất dễ trở thành “Vực bốn anh” hay “Cua bốn chú”(!). M.“Cao” vừa chạy vừa trấn an: “Các bác yên tâm, ôm cua kiểu này phải hơn 60km/h mới… lật xe!” Úi giời, trấn an kiểu này chắc chỉ làm cho người ta chóng chết quá?
Chạy mãi vẫn chỉ thấy các cột chỉ đường Prao, Tà Rụt, A Tép… chứ không thấy Khe Sanh đâu cả, thì.. may quá! “Tăng Kỳ 69km”. Lập tức dừng lại tra “đồ bản”, từ Tăng Kỳ đến KS phải hơn 100km, vị chi ít nhất cũng còn khoảng 170km. Thôi, thôi quay về cho sớm chợ, vì lúc này quay về Khe Gát chỉ quãng 80km. “Quay ra thì vô tư!”. Thực ra mình cũng hơi ớn cái “vô tư” của ông bạn MC này lắm! Sáng nay ở Khe Gát đã nhắc nhớ đổ đầy xăng vì cả hội đã có kinh nghiệm một lần hút chết ở Hà Giang, không đổ xăng ở Yên Minh cứ thế “phi” lên Lũng Cú vào chiều tối. Mỗi lần đạp ga lên dốc thì kim xăng lại tụt đi một khúc! Mình vốn ú ớ về cái khoản xăng xe nên cũng “lây” sự tự tin của ông bạn: “Anh yên tâm, chạy gấp đôi đường vào Khe Sanh còn được!”
Nghe đến quay ra ông nào ông nấy đều thở phào, lúc đến giờ ông nào cũng tỏ ra cứng cỏi, hóa ra toàn một lũ nhát gan! Q.“Béo” nói: “Lúc đi vào đến giờ người tôi cứ thấy nôn nao!”, hề hề! H.“Phệ” thì bảo với MC: “Tôi với ông đã bàn nhau vào thắp hương cho tám Cô mà không thực hiện nên các Cô gọi về đấy!”
Thế là tìm chỗ quay xe để ra thắp hương cho các Cô, đổ xăng rồi tính tiếp. Lúc này mới có “tâm hồn” để nhìn ngắm phong cảnh tí. VQG PN-KB là khu vực còn giữ được rừng nhiều nhất trên dải Trường Sơn. Bạt ngàn rừng già, mịt mù mây khói.


DSC_0317.jpg


Dưới sâu là dòng suối nhỏ tung bọt trắng xóa, xa quá nên cũng không nghe âm thanh không biết có giống: “Đêm Trường Sơn, nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa, mà ngỡ như từ Pắc Bó, suối về đây ngân nga…” hay không.

DSC_0306.jpg


“Tác nghiệp” các đồng đội đang “tác nghiệp”.

DSC_0304.jpg
 
Xin phép tản mạn một chút về vùng rừng núi Trường Sơn Bắc trước khi tiếp tục hành trình.

Có lẽ đối với phần lớn người dân, vùng núi đá vôi Kẻ Bàng được biết đến nhiều nhất qua động Phong Nha. Ít người có dịp khám phá vùng núi Bắc Trường Sơn hùng vĩ này, nơi còn lưu giữ được tương đối nhiều những cánh rừng nguyên sinh. Trước khi mở đường Trường Sơn, rất nhiều vùng còn hoang vu không có dấu chân người. Một số tộc người tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, như người Rục- tộc người được tìm thấy muộn nhất trong số 54 dân tộc Việt Nam, năm 1959. Họ sống bằng săn bắn và hái lượm. Cư trú trong hang đá hay những túp lều lợp lá, khi những phiến lá này úa vàng, họ lại tìm đến vùng đất khác, vì thế người Rục còn có tên là tộc Lá Vàng.
Vùng Kẻ Bàng là nơi có lượng mưa hàng năm cao nhất nước ta, lên đến 2500mm, có khi đến 3000mm, nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng giêng. Lượng nước mưa thừa thãi đó chảy ngấm vào các khối núi đá vôi theo những đường nứt nẻ trong đá, hòa tan đá vôi, đục rỗng các khối đá từ bên trong, cùng với các sông ngầm, tạo nên những hang động nổi tiếng với những khối thạch nhũ muôn hình vạn trạng, như Phong Nha, Sơn Động (Son Doong).

Những cánh rừng, những dòng suối trong VQG PN-KB.

DSC_0319.jpg



Lối vào động Phong Nha:

CopyofDSC_0217.jpg



Sông Son vào những ngày đầu xuân, nước xanh biếc chứ không phải như tên của nó vào những ngày mưa lũ:

DSC_0124.jpg



Bến đò Phong Nha.

DSC_0116.jpg



Mẹ con chị phụ nữ chèo đò này nói vào dịp Tết rất ít du khách ở xa về thăm nên công việc cũng ít, 3 ngày mới được 1 chuyến, đây là chuyến “khai xuân” của mẹ con chị, trừ chi phí chỉ còn được 140 ngàn đồng.
Chúng tôi dặn chị chờ để vào thăm động “khô” trước.
“- Các anh cứ đi thăm thoải mái, mẹ con em chờ đến khi mô cũng được.”- chị trả lời.
Không biết vào mùa đông khách thế nào, những này này, những người làm “dịch vụ” ở Phong Nha thật hiền lành, dễ mến, không có chuyện chèo kéo hay vòi tiền du khách như ở nơi khác. Khi chúng tôi biếu thêm ít tiền, chị nhẹ nhàng cảm ơn.

DSC_0115.jpg



Phía trong động “khô”. Tiếc rằng không mang theo chân máy nên hầu hết ảnh chụp bị nhòe, một số chụp đèn flash thì không diễn tả được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Phong Nha. “Trình” non phải chịu!

DSC_0164-1.jpg



Đây là cảnh phía trong động “nước”.

DSC_0199-3.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,183
Bài viết
1,150,411
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top