What's new

[Tổng hợp] Bắc Ấn - hành trình Di sản

Hehe cuối cùng thì cũng sống sót trở về từ Ấn Độ.

Một đất nước với những điều kì lạ không thể tin được.
Các di sản đẹp kinh hoàng, nhưng đường phố bẩn kinh hoàng, và cũng nhiều người nghèo kinh hoàng.

Bất ngờ lớn nhất là người Ấn Độ rất hiền (hay là do mình rất dữ chăng =)))? Mình không hề bị lừa lần nào (hoăc có khi bị mà không biết???).

Một chuyến đi hành xác không thể quên được.
14 ngày 13 đêm chỉ có 6 đêm ở khách sạn.
11 ngày lang thang trên đất Ấn, 9 chuyến tàu ngang dọc đất nước.
Cám ơn bạn Bpk rất nhiều với những chia sẻ của bạn trước chuyến đi đã giúp mình chuẩn bị tốt hơn.

Có một số điều mình nghĩ cần ghi nhớ cho các bạn sau này đi Ấn Độ xin chia sẻ trên topic này của Bpk luôn nhé.

- Mức sống bên Ấn không phải rất rẻ đối với khách du lịch. Nhà trọ ở được khoảng 500-700 rupees/đêm/phòng đôi (1 rupee=400 VND) ở những thành phố du lịch lớn. Phòng giá này chỉ ở được thôi, nghĩa là rất basic về tiện nghi, có nước nóng và tương đối sạch sẽ, chuyện cửa nhà tắm rớt ra bất tử hay nệm trên giường lún lút người là chuyện thường :D. Đó là các nhà trọ mình ở qua, listed trên LP. Nếu bạn chịu khó tìm thêm các nhà trọ xung quanh thì có thể giá rẻ hơn nhưng độ an toàn là tiêu chuẩn đầu tiên của mình nên mình chọn những khách sạn của LP.

- Hãy mang theo càng nhiều đồ ăn càng tốt, vì đồ ăn bên Ấn cực kì khó ăn và không rẻ với khách du lịch. Các món Ấn mình không ăn nổi, phải chuyển sang món Trung Quốc thì giá một đĩa cơm chiên rau, chỉ có cơm và một tẹo bắp cải, cà rốt, đậu que vớ vìn thái li ti khoảng từ 70-100 rupees tùy nhà hàng. Mà cũng không phải nhà hàng nào cũng làm được món này. Có nơi chiên cơm còn sống, có nơi làm cay xé lưỡi, có nơi cơm có mùi. Nói chung là chuyện ăn uống rất đau khổ đối với mình, dù mình cũng không đến nỗi khó ăn (NO). Mình đã sống sót nhờ mấy gói mỳ và đồ hộp để dành mãi, chỉ dám mang ra ăn khi không thể ăn gì nổi :Dam.

- Trừ khi bạn có nhiều thời gian và không có hành trình trước như Bpk, còn nếu bạn đã lên chương trình trước thì hãy làm cho hành trình của bạn đơn giản và an toàn hơn bằng cách đặt vé tàu online trước chuyến đi. Rất đơn giản và tiện lợi. Lợi ích là không phải mất thời gian chạy đến nhà ga, tìm tàu, đặt vé nữa. Cứ tham quan thoải mái, đến giờ đi là lên tàu thôi. Đặt vé trước bạn sẽ thoải mái chọn các chuyến tàu theo lịch trình của mình và giường nằm ưng ý. Khi mình sang tới nơi, có lần muốn đổi tàu, vào mạng kiểm tra thì tất cả các chuyến tàu mình muốn đều hết vé cả, mình thử kiểm tra các vé khác theo hành trình của mình thì cũng không còn vé. May mà mình đã mua vé trước hết, nên không phải đi tàu chợ lần nào. Lợi ích cuối cùng là hạn chế lượng tiền mặt mang theo cho an toàn, hoặc hạn chế rút ATM tốn phí, chỉ cần mang tiền trả khách sạn và ăn uống. Tuy nhiên, hạn chế của việc book trước vé tàu là tàu có thể trễ. Mình thì không gặp vấn đề này, 9 chuyến tàu của mình đều đúng giờ (8 chuyến đúng giờ hoặc trễ dưới 1 tiếng, 1 chuyến duy nhất trễ 1.5 tiếng thì rất may là hôm đó mình cũng đến ga trễ hehe). Vì thời điểm mình đi là mùa xuân, trời không lạnh lắm và không có sương mù. Chứ đi tầm tháng 12 và tháng 1 thì sương mù rất nhiều và tàu bị hủy chuyến, trễ hàng chục tiếng là bình thường.

- Bay nội địa: giá vé theo mình là rẻ, mình chỉ bay 1 chặng Delhi-Kochi 6 tiếng hết có 1.2 triệu VND. Các hãng phổ biến ở Ấn: Spice Jet, Jet Airways, IndiGo, Kingfisher. Không cần book vé quá sớm, vì gần ngày đi thì mình thấy giá vé lại giảm hơn khi mình book trước đó X( .

- Đổi tiền: nên đổi tiền luôn ở các ngân hàng tại sân bay, tỷ giá tương đương khi vào trong thành phố mà lại không mất thời gian trình đủ loại giấy tờ.

- Đi lại trong thành phố: rẻ nhất là xe người kéo (rickshaw), nhưng rất chậm, và làm mình có cảm giác tội lỗi vì bắt người khác "phục dịch" mình (dù nếu không "phục dịch" mình thì họ cũng chết đói). Tiện lợi nhất là xe auto rickshaw, giá trung bình là 50rupees/5-6km. Có một số bạn phản ánh bị các bạn auto rickshaw lừa gạt, nhưng mình không bị lần nào. Theo mình thì các bạn đừng trả giá rát quá, hãy tôn trọng sức lao động của họ, họ sẽ tôn trọng lại mình.

- Về điện thoại ở Ấn Độ: mình có rất nhiều card Mobifone nên mình roaming card để nhắn tin về VN. Còn liên lạc trong Ấn Độ (với khách sạn) thì không cần mua sim Ấn, ở đâu cũng có đầy các chỗ gọi điện thoại (như ở VN cách đây chục năm, khi cell phone chưa phổ biến). Hình như gọi về VN bằng cách này cũng rẻ, dù mình chưa thử. Gọi trong Ấn thì rẻ lắm, mỗi cuộc chỉ 10rupees thôi.

- Cuối cùng là nhớ mang theo khăn giấy ướt, rất tiện dụng, nhất là để bịt mũi khi đi qua các con đường rất bẩn, rất bụi và rất hôi thối của Ấn Độ.

Kinh nghiệm tạm thời mình chỉ nhớ chừng đó, khi nào nhớ thêm gì sẽ bổ sung. Bây giờ xin chia sẻ vài hình ảnh của đất nước Ấn Độ.

Hai di sản đầu tiên nghĩ tới khi nói về Ấn Độ:

Taj Mahal - tòa kiến trúc đẹp nhất mình từng được chiêm ngưỡng:

4405475378_cd8c0474f2_o.jpg


Và sông Hằng, sẽ không bao giờ quên những cánh chim gọi mặt trời trong một buổi sáng lộng lẫy ở thành cổ Varanasi

4405475376_d5a57bbc28_o.jpg
 
Last edited by a moderator:
Và không chỉ có thế, Ấn Độ còn rất rất nhiều những vẻ đẹp để khám phá.

Vẻ đẹp đầy chuẩn mực trong kiến trúc của Humauyn's Tomb, di sản thế giới:

4405475374_d37613e7fd_o.jpg


Hay những mái vòm cẩm thạch trắng nở hoa ở pháo đài Agra, di sản thế giới:

4405475384_5aca891b9f_o.jpg


Tháp Qutub Minar và quần thể di sản Hồi giáo tuyệt đẹp xung quanh

4405475394_7df844b230_o.jpg


Vẻ lộng lẫy và đồ sộ của các đền thờ ở Khajuraho, di sản thế giới

4404714027_3efbe270d5_o.jpg


Orchha, viên ngọc ấn giấu với những lâu đài thành quách tuyệt đẹp

4405477530_40b37d4eb2_o.jpg


Những lâu đài bằng sa thạch lộng lẫy của Fatehpur Sikri, di sản thế giới

4405475388_24d58a6330_o.jpg


Và đền Vàng ở Amitsar với những dòng người mộ đạo bất tận\

4405477430_420b609580_o.jpg
 
@hanhlien: đã về rồi đấy à, hôm nào off đi cho chị xem hình với, viết bài tiếp nhé (wait)

Bạn Hanhlienta tạo một topic riêng đi, trả lại mạch viết cho bác Backpacker. Rất mong được xem ảnh và bài của bạn.
 
Trong suốt hành trình tới Ấn Độ, ngày nào mình cũng được chào đón như thế này:
- Where are you from? Japan? Korea? China?
- No, I'm from Vietnam.
- Vietnam? South Korea?
- No, Vietnam.
- Uhm...Vietnam.... Vietnam...
- Near Thailand.
- Ah ok, Thailand. I know Thailand.
Thật là potay :Dam.

Nhưng mình tin là trong tương lai, các bạn Ấn Độ sẽ biết tới Việt Nam nhiều hơn. Bời vì từ năm nay, với các đường bay giá rẻ từ Đông Nam Á của Air Asia, tiểu lục địa Ấn Độ giờ đây không còn quá xa với dân phượt Việt Nam nữa (c).

Hành trình của mình kéo dài 13.5 ngày, chi tiết cụ thể như sau:

D1: Saigon-Bangkok (Air Asia). Bangkok-Delhi (Jet Airways).

D2: Tham quan Jama Masjid, Humayun's Tomb, lượn qua khu Chadni Chowk. Di chuyển bằng metro, kết luận metro ở Delhi rất sạch, rẻ và tiện lợi. Chiều lên tàu đi tới Agra, ngủ đêm ở Agra.

D3: Dậy sớm tham quan Taj Mahal. Lăn lê bò toài chụp ảnh chán chê tới trưa mới lưu luyến chia tay, đi rickshaw tham quan tiếp Agra Fort đến chiều muộn mới lết về khách sạn. Thất bại trong việc chụp ảnh hoàng hôn Taj bên sông.

D4: Đi tới bến xe bus Idgar mua vé đi Fatehpur Sikri. Kết luận là xe bus của Ấn rất kinh dị. Nếu ai từng chê xe bus ở Miến chắc chắn sẽ suy nghĩ lại khi nhìn thấy bus của Ấn. Một cái xe với cái đầu bẹp dúm dó như thể mới chui lên từ địa ngục. Tuy nhiên, hãy vui lên vì Fatehpur Sikri rất đẹp :). Tối ham vui đi theo nhảy nhót trong một đám cưới nhưng hóa ra là đám cưới giả vì không có chủ rể =)). 2 giờ đêm mới mò về khách sạn. Kết luận là đi chơi đêm ở Ấn Độ rất an toàn :D.

D5: Buổi sáng cuối cùng ở Agra, ngủ dậy muộn, tranh thủ lượn đi mua mấy cái đền Taj Mahal bằng đá về làm quà. Món quà lưu niệm duy nhất mang về từ Ấn Độ. Buổi trưa lên tàu đi Jhansi, tới nơi thuê auto rickshaw đi tiếp tới Orchha. Tìm khách sạn rồi ra bờ sông Betwa ngắm hoàng hôn. Đẹp nhưng bờ sông bẩn quá.

D6: Tham quan Orchha, thị trấn nhỏ với những đền đài tuyệt đẹp. 10giờ đêm quay lại Jhansi, gà gật ở nhà ga.

D7: 3g30 sáng lên tàu, ngủ tiếp tới 8g thì tới Khajuraho. Thuê 1 auto rickshaw nguyên ngày đi tham quan tất cả các đền ở Khajuraho. Đẹp tuyệt. Chiều quay trở lại ga, đi tàu tới Mahoba, lại gà gật thêm một đêm nữa ở ga.

D8: 1 giờ sáng lên tàu, ngủ như chết tới 11giờ tàu dừng ở Varanasi. Về khách sạn, ăn trưa, tắm rửa sung sướng rồi đi ra sông Hằng. Đi dọc sông Hằng tới ghat thiêu người và xem aarti (lễ tối) ở ghat chính. Rất ấn tượng.

D9: Sáng dậy rất sớm (4g30), quấn môt đống áo lạnh mò ra sông, đánh thức được 1 bác lái đò chở đi dọc sông suốt 4 tiếng. Ngắm bình minh, chụp ảnh các kiểu cuối cùng lại lên bờ muộn quá, chạy vội vàng ra ga để đi Jodhpur.

D10: gần 1 ngày đêm trên tàu, ngủ mê mệt. Tới Jodhpur, nỗi thất vọng lớn nhất của cả chuyến đi. Nóng và bẩn, nhất là "blue city", "người yêu trong mộng" của mình. Tối lại về ga vật vờ tới 11g đêm thì lên tàu về lại Delhi.

D11: Tới Delhi. Tranh thủ tạt qua Qutub Minar, rất đẹp. Chiều lại về ga chờ tàu tiếp. Mất cảnh giác, bị 3 con khỉ giật mất đồ ăn ở ga ngay giữa chốn đông người, khiếp thật. 7g tối lên tàu đi Amritsar.

D12: Tới Amritsar, tham quan Đền Vàng. Buổi trưa lại lên tàu về lại Delhi. 9 giờ tối về tới Delhi, mệt mỏi và kiệt sức. Vào một nhà hàng kêu được món cơm rang còn sống nên lại phải mang bánh qui ra gặm tiếp. Share được rickshaw ra sân bay với 1 bạn Ấn nên ra sân bay luôn. Lại vạ vật ở sân bay.

D13-14: các chuyến bay và những giờ vật vờ ở các sân bay để về lại VN.


Hành trình này mình không dám recommend với các bạn vì nó quá hành xác =)). Các bạn nên sắp xếp lại, thêm ngày hoặc bỏ điểm tùy theo sở thích, quỹ thời gian, tài chính và khả năng chịu đựng của mỗi người nhé:).
 
Last edited:
4445016688_9c72c83921_o.jpg


Điều ám ảnh tôi nhất trong những ngày lang thang ở Ấn là những đôi mắt của những người nghèo tôi gặp ở khắp nơi. Những đôi mắt rất đẹp, đen, sâu, nhìn tôi đầy xa lạ và ngờ vực.
Lại nhớ những phận nghèo đọc được trong "Cọp Trắng" hay "Triệu phú ổ chuột". Những người nghèo lúc nào cũng sợ đủ thứ...
Cậu bé này tôi gặp ở Khajuraho. Một gương mặt Ấn Độ rất đặc trưng. Sau khoảng chục cú bấm máy của tôi thì em đứng lên và bỏ chạy :(. Bây giờ, dù đã muộn, vẫn muốn xin lỗi vì đã làm em hoảng sợ :(.

Còn bạn, bạn nghĩ gì khi nhìn vào đôi mắt này?
 
Còn bạn, bạn nghĩ gì khi nhìn vào đôi mắt này?

Đọc lại truyện ngắn "Sống dễ lắm" của Nguyễn Huy Thiệp:

- Tất cả là do tự nhiên điều chỉnh hết! - ông giáo Chi nói - Mình cứ sống thôi! Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống...Cũng cần phải biết một ít kĩ năng, như cách thiến gà... Phải biết một số cây thuốc cầm máu, biết phân biệt các thứ nấm độc...Tớ có kinh nghiệm không nên tin cái gì đẹp đẽ quá...
 
Đi du lịch bụi ở Ấn Độ, không thể không đi tàu.
Mình đã giới thiệu các lợi ích của việc book vé tàu online trên post trước.
Bây giờ mình sẽ giới thiệu cách thức book vé tàu online để các bạn tham khảo.
Sau khi đã lên được lịch trình, giả sử bạn muốn book vé online cho tàu từ thành phố A đến thành phố B.
Đầu tiên cần xác định các chuyến tàu nối giữa 2 thành phố này.
Mình sử dụng trang web này để biết tất cả các chuyến tàu giữa 2 nơi: http://indiarailinfo.com/.
Thường ở một thành phố của Ấn có vài cái ga tàu, bạn cứ chọn đại một ga nào đó trong những cái liệt kê. Kết quả tìm được sẽ hiện ra tất cả các ga trong 2 thành phố A và B.
Bạn nên lưu ý chọn các ga ở gần điểm tham quan hay nhà trọ của mình.
Trang này có ưu điểm là thông tin rất chi tiết, ví dụ những ga không nằm ở trung tâm thành phố thì nó sẽ cho biết là cách bao nhiêu km để bạn biết đường còn trả giá auto rickshaw.
Sau khi đã biết được số hiệu chuyến tàu và tên ga đến, bạn bắt đầu book vé ở trang chính thức này http://www.irctc.co.in/.
Bạn cần phải đăng kí thành viên mới mua được vé.
Sau khi log in vào, bạn bắt đầu chọn chuyến tàu bằng cách gõ đúng tên ga đi và ga đến.
Về các loại vé, chủ yếu khách du lịch sẽ mua vé loại 2A hoặc 3A là vé nằm mềm, có máy lạnh. Vé 2A đắt hơn khoảng vài chục nghìn VND/vé so với 3A.
Tàu nằm mềm máy lạnh của Ấn thì cấu trúc hơi khác tàu VN. Vé 2A hay 3A nghĩa là có 4 giường hay 6 giưởng trong 1 khoang. Giữa các khoang thì có vách ngăn cứng như VN, nhưng giữa khoang và hành lang bên ngoài thì lại không có cửa mà chỉ có rèm kéo. Lí do là họ tiết kiệm không gian, bên ngoài hành lang họ còn làm thêm 2 cái giường tầng dọc lối đi nữa, gọi là side berth.
Mình và mẹ mình thì thích side berth hơn vì nó rất kín đáo, có rèm riêng, bạn chỉ cần kéo vào là một mình một cõi. Còn giường trong khoang tưởng kín đáo hơn nhưng không phải, vì khi bạn kéo rèm thì chỉ ngăn cách được khoang của bạn với bên ngoài hành lang chứ không ngăn cách được giường bạn với các giường khác trong khoang.
Do đó, mình vote cho side berth 3A, vì đã là side berth thì 2A hay 3A cũng chỉ có 2 giường 1 khoang thôi. Do đó, side berth 3A vừa rẻ vừa lịch sự hehe.
Bạn chọn type là e-ticket, ô Quota gì đấy khỏi đánh.
Vào phần reservation, nếu là nữ cũng ko cần đánh quota ladies vì đánh vào sẽ không thanh toán được.
Nếu đi một nhóm lưu ý đánh vào lựa chọn "Cả nhóm vào chung một khoang" cho tiện.
Đến phần Payment thì bạn chọn AXIS PG thì có thể thanh tóan bằng thẻ Visa hay Master đều được.

Sau khi mua vé xong, đến ngày lên tàu chỉ cần in vé ra là đi, không cần phải suy nghĩ gì hết.

Đến ngày đi tàu, bạn cần lưu ý:
- Chuẩn bị đồ ăn vì bạn sẽ không ăn được đồ ăn trên tàu đâu.
- Canh thời gian di chuyển đến ga và cả thời gian để chạy tới platform nơi tàu của bạn sẽ khởi hành. Nhà ga ở Ấn Độ rất lớn, có nhà ga có tới gần 20 cái platform, nếu không dành đủ thời gian bạn sẽ phải chạy như vịt giống mình :T .
- Vào trang web tìm tàu bên trên in ra lịch trình của chuyến tàu của bạn, để biết tàu đang đi tới ga nào và còn mấy ga nữa thì tới ga của bạn. Vì có khi tàu chỉ dừng đúng 2 phút, bạn phải chuẩn bị sẵn hành lý, đứng ngoài cửa và nhảy xuống ngay khi tàu dừng.

Chúc các bạn đi tàu vui vẻ :).
 
Last edited:
Ngày 1 - New Delhi

Trước ngày đi có chút lo lắng, vì tai tiếng của Ấn Độ nói chung, và Delhi nói riêng.
Chọn mãi mới được 1 cái nhà trọ rẻ rẻ và an toàn ở khu Paharganj theo thông tin trên LP và tripadvisor(Smyle Inn - email: [email protected]). Book cái phòng đôi không máy lạnh giá 600INR, thêm dịch vụ pick up từ sân bay giá 440INR nữa.
Hình như prepaid taxi từ sân bay về khu Paharganj là 250INR, nhưng với chuyến bay tới nơi lúc 9g tối và lần đầu tiên tới Delhi, mình cũng không dám mạo hiểm, nhờ Smyle Inn pick up luôn cho nhanh.
Trước ngày đi còn cẩn thận gọi sang Ấn Độ nhắc lần cuối.
Và cuối cùng thì cũng thở phào khi nhìn thấy bác già cầm bảng tên chờ mình trong đám đông nhốn nháo.

Đổi tiền ở sân bay: có 2 quầy Thomas Cook và State Bank of India, rate thì bằng nhau 1USD=45 INR, nhưng State Bank không charge thêm phí.
Đổi trước 100USD, định bụng vào thành phố đổi tiếp, nhưng sau này mới biết nên đổi luôn sân bay cho nhanh.

Tại sao nên ở Paharganj?
Vì ở đây có nhiều nhà trọ rẻ và dịch vụ cho dân backpacker.
Vì ở đây rất gần Old Delhi với Red Fort và Jama Masjid.

Nếu đến Delhi vào ban ngày thì không cần book trước khách sạn, đi prepaid taxi tới Parhaganj, rồi chọn một trong hằng hà sa số khách sạn ở đây.
Nếu đến buổi tối như mình thì nên book trước và book luôn cả pick up service vì khu Paharganj này như một mê cung luôn, đường nào cũng giống giống nhau, lái xe ở sân bay mà không biết khách sạn và rành đường thì cũng lạc luôn.

Khách sạn thì tầm thường, không có comment gì hết, ko có rận rệp nhưng cũng không có nước nóng. Chỉ là một chỗ để ngủ, có ăn sáng trên sân thượng, nhưng ít chất đạm.

Đi lại tham quan: mình đi bằng metro, 29 INR/pax đến trạm Chandni Chowk thì leo lên mặt đất đi bộ.

Ấn tượng đầu tiên: Bẩn và bát nháo không thể tưởng tượng. Delhi đúng là không dành cho người yếu tim!
Đi tới Red Fort nhưng nhớ kinh nghiệm của Bpk, không vào (để dành đi Fort ở Agra đẹp hơn), rẽ phải đi tới Jama Masjid. Trước cổng vào Jama Masjid là một khu dân cư ngoài trời, chăn chiếu phơi đầy ngoài đường.
Có rất nhiều người nếu ở VN sẽ được xếp vào dạng "người điên đi trong công viên" vì đầu tóc thì bù xù khét nắng như tổ quạ, quấn những cái chăn rách nát đi lung tung khắp nơi. Bên một cái bể nước cạn vẩn đục, có người ngồi nhúng khăn vào lau người tắm sáng bên những con chó, con dê cũng bẩn như cả đời chưa hề được nhúng nước.

Leo lên Jama Masjid, đóng 250INR tiền máy ảnh (làm tiền kinh khủng nhỉ), quấn một cái khăn màu hồng hay cam lụng thụng vào người rồi đi vào giáo đường.

Giáo đường không đẹp lắm nhưng rất to (to nhất Ấn Độ), và khá cổ kính (thế kỉ 17). Ai cũng phải khoác cái áo xấu điên màu hồng và cam đấy.

4458789089_96eb9a84b8_o.jpg


Một bác đạo Hồi ngồi trên bậc thềm

4459568616_e3a49667b3_o.jpg
 
Định leo lên cái tháp chụp toàn cảnh Delhi nhưng nghe nói phải mua vé, rồi tưởng tượng ra cảnh những con đường bát nháo mình mới qua nếu có lên ảnh chắc cũng không đẹp gì nên thôi không leo tháp nữa :LL.

Ra ngoài, rơi ngay vào một cái chợ trời Hồi giáo. Một số món ăn chơi, nói chung ko thấy gì ngon miệng, nhưng chụp ảnh thì đẹp

4458789277_834137099b_o.jpg


4458789349_4df9a2542a_o.jpg


Mũ của các anh Hồi giáo

4459568868_7542bc0e34_o.jpg


Không hiểu sao GDP ở Ấn cao hơn VN nhiều mà người dân Ấn lại nghèo thế? Hay mình toàn đi các khu nghèo chăng? Tới giờ ăn trưa, đi qua một quán ăn bên đường, thấy một loạt các anh ngồi xổm giữa đường, mỗi anh cầm một cái bát nhôm có ít cà ry để chấm bánh mỳ, nhìn bẩn không chịu nổi. Ấn Độ làm mình choáng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng. Hôm nào cũng có chuyện để hai mẹ con sững sờ :shrug:.

Mình đi ra ở phía Gate 1, nên đi tìm quán ăn Karim nổi tiếng ở khu này.

Nhưng sao mà đồ ăn khó ăn thế, món gà nướng nổi tiếng thì nguội ngắt, mùi vị không bằng gà nướng lề đường VN. Cơm thì bị để lâu thì phải, có mùi cơm hẩm, 2 mẹ con bảo nhau "chết, không biết ăn vào có bị đau bụng ko". Nhưng sau đó không thấy vấn đề gì. Kết luận là bọn Tây khen quán này chắc chưa đến ăn ở VN =)).
Chỉ kết mỗi món kẹo với đủ thứ hương liệu khô linh tinh gì đấy để nhai sau khi ăn.

Một góc khu phố Hồi giáo

4458789235_b6e3869f6f_o.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,457
Bài viết
1,152,990
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top