What's new

Bia hơi-một nét văn hoá truyền thống Hà nội

hsbc

Phượt thủ
Em thu thập một số thông tin về bia thấy thú vị post lên đây cùng ae thưởng thức!
Bia hơi Hà nội không chỉ vang danh khắp cả nước, đến du khách nước ngoài cũng muốn tìm hiểu thêm nét văn hoá đặc biệt này khi mà các quán ăn vỉa hè ngày bị thu hẹp; các cửa hàng khung nhôm kính, điều hoà cùng với các em chân dài, dần dần mai một đi cái thú bia hơi một thủa của dân Hà nội, thủa ấy dân nghiền bia phải xếp hàng và mua bia kèm theo thức ăn...

Men của bia Hà nội dường như có từ khoảng hơn 100 năm nay do người pháp mang sang từ 1890, và hiện nay vẫn được khai khác sử dụng, dù nguồn nước ngầm đã phải thay đổi nhằm đáp ứng sản lượng mỗi ngày mỗi tăng.
Nhà máy bia Hà nội
Viet nam net (http:// www. vnn. vn/psks/phongsu/2003/7/18644/)

Theo tài liệu và tương truyền, vào năm 1890, dưới thời Pháp thuộc, người Pháp xây dựng một nhà máy bia ở Hà Nội để phục vụ họ và những công chức Việt Nam tại một số thành phố lớn ở miền Bắc. Bia lúc đó được đóng vào chai và chỉ để phục vụ cho tầng lớp quý tộc thuần tuý, dân nghèo khi đó không biết đến bia và cũng không ham thứ nước mà họ coi là... ''như nước đái bò''. Ban đầu, nhà máy bia này mang tên một người Pháp là Hommel, một ngày sản xuất chỉ chừng 150 lít/ngày với hơn 30 phu mộ là những người thợ bia đầu tiên trên đất Việt được người Pháp truyền dạy.

Đến năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, Nhà nước đã quản lý nhà máy bia của Pháp, đổi tên lại thành Nhà máy Bia Hà Nội và tiếp tục sản xuất bia chai. Đàn ông Việt Nam khi đó thấy bia dường như cứ tránh xa, họ xem bia là thứ xa xỉ, ''thứ nước giải khát không hợp'' với người Việt chút nào. Và dân nhậu vẫn trung thành với thứ rượu nấu bằng gạo theo phương pháp thủ công, uống bằng những chiếc chén mắt trâu nhỏ xíu.

Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước, bia chai ''thất thế'' vì ngay nhà sản xuất cũng thấy rất khó khăn trong việc vận chuyển thời đó. Nhiều đóng góp đã ra đời, trong đó có đóng góp về một lại bia không chai mà ngày nay gọi là bia hơi. Khi nhà máy mới sản xuất thử, thấy tiêu thụ được liền tập trung vào bia hơi nhiều hơn. Người dân vốn đã quá quen với thú uống rượu lậu nên lúc đầu cũng ''hờ hững'' với bia hơi. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Nhà nước có chính sách quản lý lương thực nên mọi người dân không được phép nấu rượu, dân nhậu bắt đầu ''nhìn'' bia hơi bằng ánh mắt bớt lạ lẫm. Và họ thấy, vào những ngày hè nóng như thiêu như đốt thì bia hơi có cái gì đó hợp hơn thứ rượu cuốc lủi càng uống càng nóng bức. Và từ đó, bia hơi dần dần chiếm được cảm tình của dân nhậu... và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân Hà Nội.

Các cụ già bây giờ ngồi nâng cốc bia ''xịn'' nhà máy mà thoảng nhớ lại cái thời ''xếp hàng'' để được ''khề khà'' bên cốc bia mậu dịch với nhau... Những năm 70, các quán bia hơi ở Hà Nội mỗi buổi chiều đều đông nghịt người xếp hàng rồng rắn chờ đến lượt mặc dù bia hơi lúc đó không phải là rẻ.

Dân nhậu bây giờ thật sướng. Vừa rề rà xe đến đã có người dắt xe, chỉ bảo tận tình, ngồi một chỗ gọi nhân viên mang bia và mồi đến, thích uống bao nhiêu thì uống, uống càng nhiều nhà hàng càng... sướng. Người Pháp xây dựng nhà máy bia tại ''xứ sở của rượu quốc lủi'' mà không ngờ một thế kỷ sau bia hơi đã là sự lựa chọn ''chính đáng'' của dân nhậu Hà Nội. Thứ nước ''khai khai'' ngày xưa bị xếp sau những chai rượu nút lá chuối bây giờ đang lên ngôi vua đối với dân nhậu. Dần dần không chỉ là mùa hè mà mùa thu, thậm chí cả mùa đông lạnh lẽo người ta cũng vẫn đổ xô đi uống bia hơi, các quán bia hơi vẫn đông nghịt người.
 
Last edited:
Bia hơi nhà máy
(Theo thoi bao viet : http:// home. netnam.vn/live/FrontPage06/Y-te/News-page?contentId=30010)

Theo thông báo của Nhà máy bia Hà Nội thì năm 2005, nhà máy mới bắt đầu khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất 100 triệu lít bia/năm.

Trong số ấy bao gồm cả bia chai, bia lon và bia hơi. Ấy thế nhưng giới thạo bia vẫn luôn khẳng định với nhau rằng, chỉ riêng địa bàn Hà Nội, cách đây vài năm đã tiêu thụ hết ngót nửa triệu lít bia hơi một ngày.

Bình quân mỗi năm, cánh mày râu (chưa kể các chị em) Hà Nội đã uống hết quãng trăm triệu lít bia hơi.

Vậy mà trên các đường phố Hà Nội, nơi nào cũng trương biển “Bia hơi Hà Nội” và chủ quán nào cũng đỏ gay mặt khẳng định: “Quán tôi chỉ bán bia xịn. Nếu nói sai thì xin từ nay trở đi không uống bia nữa”.

------------------
Cứ cho là Nhà máy bia Hà Nội sản xuất được 100 triệu lít bia hơi/năm đi thì chỉ riêng dân nghiền Hà Nội đã tiêu thụ hết rồi, còn đâu mà phân phối đến lượt các đệ tử ở 28 tỉnh, thành phố phía bắc nữa.

Thế nên để cho hài hòa, nghĩa là để cho đệ tử bia hơi các tỉnh không phải mỏi mắt đợi bia hơi Hà Nội, cánh đại lý bia đã tìm ra phương án tối ưu đó là pha.

Cứ nửa nọ, nửa kia cho khách quen, còn hai phần ba bia cỏ cho khách không quen.

Có những chủ quán cực kỳ ranh ma, họ nhớ những tay nào biết uống bia, những tay nào lờ mờ không phân biệt nổi đâu là bia, đâu là trà đá.

Thế nên lúc đầu vào quán, họ bảo nhân viên rót bia xịn cho khách. Đến quãng cốc thứ năm, thứ bảy thì đến pha nước lã vào bia cũng chẳng phát hiện ra nữa.

Chính vì thế, tốt nhất chỉ nên uống một, hai cốc rồi chuồn. Nhưng khổ nỗi, đã vào quán bia hơi thì chẳng ai làm được như thế.

Có lần nói chuyện với một chủ lò bia cỏ về cách tiêu thụ, anh ta chỉ cười mũi rồi bảo: “Thế các bác toàn uống bia hơi Hà Nội xịn thì vợ con em treo miệng lên à? Thưa với bác, trên thị trường bia hơi Hà Nội hiện nay, có đến 60% đến 70% sản phẩm là do các lò bia như của em đây sản xuất. Bia hơi Hà Nội xịn trên thị trường cũng chỉ như hàng khuy trên cái áo mà thôi. Vì thế bác cứ yên tâm mà uống bia cỏ đi”.
 
Địa chỉ các quán bia Hà nội, tạm liệt kê
Bia hơi Hà Nội-Hải Xồm 23 Nguyễn Đình Chiểu
Bia hơi Hà Nội-Hải Xồm 181 Giảng Võ
Bia hơi Hà Nội-Hải Xồm 22 Tăng Bạt Hổ
Bia hơi Hà Nội-Lan Chín 2 Tràng Tiền
Bia hơi Hà Nội-Lan Chín 1 Láng Hạ
Bia hơi Hà Nội-Tuấn Béo 64 Láng
Bia hơi Hà Nội-Cường Hói 1150 Láng
Bia hơi Hà Nội-Văn Lộc 1154 Láng
Bia hơi Hà Nội-Tốn Ngõ Thái Thịnh II
Bia hơi Hà Nội-Mạnh Tâm 134 Thái Thịnh
Bia hơi Hà Nội-Tám Béo 129 Nguyễn Trãi
Bia hơi Hà Nội-Dũng Râu 238 Nguyễn Trãi
Bia hơi Hà Nội-Thuỳ Linh 61 Lê Văn Lương
Bia hơi Hà Nội-Làn Sóng Xanh 233 Khâm Thiên
Bia hơi Hà Nội-Hải Đăng 254 Thuỵ Khuê
Bia hơi Hà Nội-Trần Khánh 181 Nguyễn Lương Bằng
Bia hơi Hà Nội- 6 Chùa Bộc
Bia hơi Hà Nội- 13 Văn Cao
Bia hơi Hà Nội- 50 Bát Đàn
Bia hơi Hà Nội -437 Giải Phóng
Bia hơi Hà Nội -389 La Thành
Bia hơi Hà Nội -26 Tôn Đức Thắng
Bia hơi Hà Nội -19 Bùi Thị Xuân
Bia hơi Hà Nội- 14 Đào Duy Anh
Bia hơi Hà Nội- 132 Lê Duẩn
Bia hơi Hà Nội -292 Lạc Long Quân
Bia hơi Hà Nội -2 Bưởi
Bia hơi Hà Nội -34 Phan Đình Phùng
Bia hơi Hà Nội -280 Khâm Thiên
Bia hơi Hà Nội -1-5-7 Đào Duy Anh
Bia hơi Hà Nội -201 Trường Chinh
Bia hơi Hà Nội -110 Trường Chinh
Bia hơi Hà Nội -65 Trần Nhân Tông
Bia hơi Hà Nội -151 Lê Duẩn
Bia hơi Hà Nội -53 Lê Đại Hành
Bia hơi Hà Nội -23 Đại Cồ Việt
Bia hơi Hà Nội -96 Thái Thịnh
Bia hơi Hà Nội -77 Đặng Văn Ngữ
Bia hơi Hà Nội -139 Đại La
Bia hơi Hà Nội -209 Phố Vọng
Bia hơi Hà Nội- 34 Hoàng Quốc Việt
Bia hơi Hà Nội- 114 Hoàng Quốc Việt
Bia hơi Hà Nội -120 Hoàng Quốc Việt
Bia hơi Hà Nội -339 Trần Khát Chân
Bia hơi Hà Nội -69 Sơn Tây
Bia hơi Hà Nội -107 Nguyễn Phong Sắc
Bia hơi Hà Nội -5 Ngọc Hà
Bia hơi Hà Nội -18 Lê Hồng Phong
Bia hơi Hà Nội -6 Thái Thịnh
Bia hơi Hà Nội -183 Hoàng Hoa Thám (phòng tr ưng bầy sản phẩm nhà máy bia HN xịn )
Bia hơi Hà Nội -129 Văn Cao
Bia hơi Hà Nội -124 Hai Bà Trưng
Bia hơi Hà Nội -142 Định Công
Bia hơi Hà Nội -68 Thái Hà
Bia hơi Hà Nội -181 Đê La Thành
Bia hơi Hà Nội -A 15 Ngọc khánh cách lake side tầm 50m (ban chỉ huy phi đội online )
Bia hơi Hà Nội -A 2 Nguyễn Chí Thanh cạnh hồ Ngọc khánh
(mong anh em bổ xung, cho điểm từng quán về chất lượng bia hơi, chất lượng đồ nhậu, tổng thiệt hại, service....)
 
(Theo tuoi tre online)
“Văn hóa nhậu” hiện đại ở Hà Nội là rót phải “cao bằng” (rót bằng nhau), nâng phải “bắc cạn (cùng cạn hết), không được “qua phà” (bỏ lượt). Trong uống cũng có muôn ngàn chiêu thức, thủ đoạn. Phần lớn dân nhậu đều uống quá mức mình muốn vì cả nể, sĩ diện hay đua đòi. Khi thấy mệt, một số dùng thủ thuật uống giả như lén đổ đi, đánh tráo , nước ngọt, uống thuốc chống say...
Khi có bè cánh thì dùng “xa luân chiến”, tức là nhiều người thay nhau chuốc một người. Khi khích bác, thách đố thì thi uống cho đến khi một kẻ đổ gục. Trong tiệc, nhiều người “dũng cảm” thể hiện sức mạnh của mình bằng cách uống bia xếp vỏ chai dài bằng cả sải tay.
Một “bợm nhậu” cho biết: xưa số 1 về bia hơi là quán bò tùng xẻo trên đường Láng Hạ, sau có “Hải Xồm”, “Lan Chín” không ngừng mở mang cơ sở. Những quán bia sang trọng như bia tươi, bia Đức, bia Tiệp... thì có khắp nơi. Quán “100 loại bia” trong khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính thì toàn bia giá trên 100.000 đồng/chai. Còn các quán có tên Ngà Vinh, Tuấn Hùng, Nam Hải, Ngọc Anh, Mai Lan, Xuân Hiệp... thì có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu. Trên một đoạn đường ngắn chừng 1km là phố Bắc Sơn nối Ngọc Hà, Lê Hồng Phong cũng có tới năm quán bia lớn.
 
Vì sao anh em ta thích uống bia?

(theo saga vn)

1.Thể hiện sức mạnh

Nếu phụ nữ má phấn môi đào,quần là áo lượt để thể hiện tính nữ nhi thì với đàn ông, bia là một trong những “vũ khí” thể hiện bản tính nam nhi mạnh mẽ. Có chút men vào người, họ sẽ thấy sảng khoái hơn và điều quan trọng, họ cảm thấy mạnh mẽ hơn lúc bình thường.

2.Thoải mái tự nhiên

Bạn có nghĩ rằng giữa ngôi nhà của mình và quán bia có những điểm khác nhau không? Có chứ! Ở nhà bạn còn vô số thứ phải suy nghĩ, còn ra đến quán bia rồi, mọi phiền muộn của lúc trước có thể tạm vơi theo nhịp người đặt lên xuống của những cốc bia. Hơn thế bia còn là thứ giải khát tuyệt vời vào những ngày hè nóng bức.

3.Bia làm công việc trôi chảy

Đừng tưởng chúng tôi chỉ say xỉn và vô tích sự khi thả mình trong các quán bia.”50% lí do là công việc. Chúng tôi có thể bàn bạc một số công việc một cách thoải mái, thân tình và hiệu quả hơn.

4.Bia làm bạn bè dễ chia sẻ

Mọi thứ đều có thể được gác lại khi anh em bạn bè gặp nhau bên bàn nhậu, họ có thể hàn huyên đủ thứ chuyện, từ cổ chí kim, trên trời dưới biển hoặc cũng có thể là một bí mật nào đó mà chẳng sợ một cô bạn của vợ nghe thấy.

5. Bia không phân biệt đẳng cấp

Nếu ngày nào bạn cũng vào bar để gặp gỡ giao lưu hay giải phiền thì bạn sẽ vấp phải vấn đề tài chính. Nhưng nếu một buổi chiều, bạn có thể bỏ ra gần chục nghìn để uống vài cốc bia, nhâm nhi vài hạt lạc để có những phút giây thoải mái thì bạn không thể và không nên “trì hoãn cái sự sung sướng đó lại”. Và tất nhiên nếu bạn là ai đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể tự tin bước vào quán bia.
 
(theo y khoa net com, Dương Tất Thọ)

Không phải ngẫu nhiên mà trên một tờ báo nước ngoài có bài viết với tựa đề khá hấp dẫn: "Mỗi ngày uống một lon bia sẽ khỏi cần đi khám bác sĩ" (Beer a day keep doctor away), như vậy nghĩa là bia có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên trên các lon bia, người ta lại đọc thấy hàng chữ "don?t litter" (đừng uống trên 1 lít), tức uống bia nhiều sẽ có hại cho sức khỏe. Vậy, thật ra mối quan hệ giữa bia và sức khỏe như thế nào?
1. BIA CÓ TỰ BAO GIỜ?
Thật đáng ngạc nhiên khi bia đã có từ thời... ông Bành Tổ, hay chính xác là cách đây 8.000 năm trước Công nguyên. Lúc này người ta đã biết làm men để chế ra loại thức uống này, đó là những công dân thành Babylone. Ðến 2000 năm sau, người Ai Cập cũng đã biết cách lên men bia và chứa trong những bình lớn.

Nhà bác học Antonius Van Leeuvenkoek (1680) là người đầu tiên quan sát các yếu tố cấu tạo nên bia. Nhà bác học Pháp Louis Pasteur (1822-1895) đã thành công trong việc chứng minh sự lên men bia không phải chỉ là phản ứng hóa học, mà còn có sự tham gia của các sinh vật cực nhỏ sống kỵ khí, đó chính là men bia. Những phản ứng lên men rượu từ đường cần phải có sự xúc tác của các enzyme, đó là các loại men sinh học.

Men bia có tên khoa học là Saccharomyces cerevisia, là loại nấm đơn bào đa công dụng dùng sản xuất bia, rượu, rượu vang, bánh mì...

Trong công nghệ di truyền, nếu cho men bia vào gen tổng hợp albumin hay hémoglobine của người thì các tế bào men bia cũng sản xuất ra albumine hay hémoglobine người. Ngoài ra người ta còn đưa vào trong men bia một loại vaccin chống bệnh viêm gan siêu vi B, nhằm tránh việc nhiễm virus, dù đã được làm yếu đi vẫn có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực di truyền, men bia cũng đóng vai trò quan trọng khi được dùng làm nhân chuyển đổi gen tế bào.

2.TÁC DỤNG CỦA MEN BIA ÐỐI VỚI SỨC KHỎE
Men bia sống thường được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, thiếu máu, kém ăn, chậm tăng trưởng, stress, rối loạn thần kinh.

Kết hợp với selenium để tạo thành phân tử selenium hữu cơ, có tác dụng gia tăng hiệu năng chống các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và là một yếu tố quan trọng trong nhóm các chất chống oxy hóa cần thiết cho sức khỏe. Selenium là chất bảo vệ tế bào gan, gia tăng biến dưỡng những chất mỡ thừa nên đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch, cải thiện các bệnh ngoài da do gan suy yếu.

Men bia sống còn có tác dụng chống nhiễm trùng bằng cách tăng cường hệ miễn nhiễm. Các loại thuốc uống chứa men bia thường kết hợp men bia 400mg với men bia - selenium 75mg, silice 25mg, giúp tăng cường sức khỏe, chống nhiễm trùng (trong các trường hợp bị cảm, ho, nóng sốt) làm hệ miễn nhiễm suy yếu. Men bia còn được dùng làm thực phẩm bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Men bia sống dùng làm thuốc thường có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae/1g, chứa trong hai viên nang với hàm lượng 16 acid amin, 17 vitamin, 14 muối khoáng; Ðược xem như loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là véc-tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại vitamin khác vào cơ thể.

Men bia cũng giúp tái tạo những vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường ruột nên thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị rối loạn các vi khuẩn hữu ích ở đường ruột.

- Men bia còn có tác dụng lên da, tóc và móng.

3. VÌ SAO UỐNG BIA NHIỀU LẠI BỊ SAY?
Uống bia nhiều dứt khoát sẽ say vì trong bia chứa một hàm lượng cồn thay đổi tùy theo loại. Nếu uống bia tươi thì lại càng mau say hơn. Sau đây là tác dụng của nồng độ rượu trong máu:

- 0,05% rượu trong máu (R/M): Mất khả năng xét đoán, suy nghĩ, tính chủ động, huyết áp tăng.

- 0,08% (R/M): Huyết áp tiếp tục tăng, khó kiềm chế cử chỉ, cử động không bình thường.

- 0,10% (R/M): Mất tự chủ, hay đi đi lại lại, miệng nói lắp bắp lung tung.

- 0,20 (R/M): Thần kinh bị tác động nghiêm trọng, đi bắt đầu lảo đảo, nói to, không mạch lạc, nếu lái xe dễ gây ra tai nạn.

- 0,30% (R/M): Vùng não bị tổn thương tạo nên nhiều ý nghĩ sai lầm.

- 0,40% (R/M): Nếu ngủ, khó đánh thức; Không chủ động trong hành động.

- 0,50% (R/M): Ngất, trung khu thần kinh điều khiển sự hô hấp và tuần hoàn tim bị ngưng lại, dẫn đến tử vong.

Vì thế khi uống đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, con người thường dễ bị "bổ ngửa" là vậy.

- Uống bia nhiều dễ bị "nở vòng eo" vì tích mỡ ở bụng do thừa năng lượng.

- Khi đã quá chén lại ham sinh hoạt tình dục, sẽ dễ ảnh hưởng đến bào thai do tác hại của rượu. Ðó là chưa kể nhiều ông chồng hay "đòi hỏi" khi đã say xỉn dễ tạo tâm lý ức chế nơi người vợ, dẫn đến tình trạng lãnh cảm, làm cuộc sống lứa đôi mất hạnh phúc.

- Ngoài ra uống bia nhiều cũng dễ bị "bổ ngửa" vì "viêm... màng túi".

Tóm lại, bia không thể thiếu trong cuộc sống, là phương tiện giao lưu bạn bè hoặc kết hợp công việc, cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng hàng ngày nếu dùng đúng mức. Nhưng nếu quá lạm dụng, không biết kiềm chế sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường.
 
Quy trình nấu bia

(theo ẩm thực com)
Quá trình chế biến bia được chia ra thành các phần sau:

1.Nảy mầm lúa mạch
Lúa mạch mới gặt từ ruộng không thể dùng để chế bia được. Trước nhất lúa cần phải được cho nảy mầm xong mới có thể xử dụng được. Phần nhiều các hãng bia không thực hiện công đoạn này mà mua thẳng từ những công ty chuyên môn trong lãnh vực nàỵ

Tại sao phải cho lúa mạch nảy mầm ? Có nhiểu nguyên nhân, thứ nhất qua quá trình nảy mầm các Enzyme trong lúa được thành hình, trong hạt lúa lượng đường cho sự lên men tạo cồn (alcohol) được tạo ra, thứ hai màu của bia cũng chịu ành hưởng trong quá trình nảy mầm.
Lúa được chuyên chở vào hãng, sau khi ngâm nước lúa được đặt vào những hộp chuyên dùng để nảy mầm. Khi người chuyên gia thấy hạt lúa nảy mầm đủ lớn để có một lượng emzyme tốt nhất (để lâu sẽ hao đi nhiểu chất đường trong hạt lúa), họ sẽ làm gián đoạn quá trình nảy mầm bằng cách lúa được đem đi sấy khô.
Hạt lúa được sấy khô ở nhiệt độ từ 80 đến 85 °C (nóng quá enzyme sẽ không còn hoạt động nữa) trong giai đoạn này người ta có thể chế một loại lúa đậm màu ( cháy) để dùng cho các loại bia đặc biệt đậm màu.

2. Xay lúa
Trước khi nấu lúa phải được xay nhỏ ra để dễ tan ra trong lúc nấu

4. Tạo đường
Trong quá trình này bột được hoà chung với nước, chất bột với tác dụng của enzyme trong nhiệt độ nhất định sẽ biến thành đường.
Quá trình biến đổi này rất quan trọng cho loại cũng như chất lượng của bia sau này. Mục đích chính là hoà tan hết chất đường, minerals, cũng như một số protein quan trọng cho con mem ra khỏi nhưng thành phần không hoà tan như vỏ trấu, chất sơ …

-Nhiệt độ và thời gian trong quá trình tạo đường:

+ Khởi đầu từ 35 °C giữ trong vòng 20 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 35 °C đến 50°C trong vòng 10 phút
+ Giữ ở nhiệt độ này khoảng 30 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 50°C đến 64 °C trong vòng 15 phút
+ Giữ ở nhiệt độ này khoảng 60 phút
+ Tăng từ từ nhiệt độ từ 64°C đến 75°C trong vòng 10 phút
+ Kiểm tra lượng bột còn sót lại trong quá trình tạo đường, nếu còn thì giữ tiếp tục ở nhiệt độ này, còn không thì quá trình tạo đường đã chấm dứt !

5. Lọc
Sau khi quá trình tạo đường chấm dứt, tất cả được bơm qua thùng lọc. Người ta lọc hết chất lỏng ra khỏi trấu cũng như các chất sơ và mầm của cây lúa. Ðể lấy hết lượng đường còn bám vào trong trấu, họ đổ thêm nước nóng tiếp theo sau khi lần lọc nước nguyên chất chấm dứt. Chú ý là không nên đổ thêm nhiều nước quá và không nên để khí oxy trộn lẫn trong lúc lọc nhiều. Thêm nước nhiều sẽ làm hoà tan nhiều nhiều protein và theo thời gian bia dễ bị đục (hư

6. Quá trình nấu
Nước đường được nấu trong thời gian khoảng từ 1 đến 2 tiếng (90 phút). Trong lúc nay người ta cho vào đó chất hoa bia (hopfen) để tạo vị cho loại bia ( bia Ðức đắng hơn các loại bia tại Á châu và Mỹ châu )
Trong lúc nấu, có rất nhiều phản ứng liên quan trự tiếp đến chất lượng xảy ra. Dưới đây là một số phản ứng quan trọng:
+ Hòa tan và biến đổi các thành phần của chất hoa bia (Hopfen)
+ Phản ứng kết hợp giữa Protein và các chất Polyphenols
+ Bốc hơi nước
+ Sát trùng
+ Phá hủy enzyme
+ Bốc hơi các chất có mùi tạo ảnh hưởng xấu đến bia

7. Chất hoa bia (Hopfen)
Chất trong hoa bia quyết định cho khẩu vị của bia. Không những loại (giống ) mà cả vùng trồng hoa bia cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của bia.
Ngoài ra, thời điểm và cách cho hoa bia vào trong lúc nấu (chia làm nhiều lần hay một lần) cũng có ảnh hưởng đến mùi vị

8. Lọc cặn
Trong lúc nấu, protein phản ứng với polyphenols và tạo thành một hợp chất không còn hòa tan. Trước khi len mem người ta phải lấy những chất cặn này ra. Phương pháp tốt nhất là xử dụng loại whirlpool, các chất cặn sẽ lắng tụ vào giữa và có thế gạn ra một cách dễ dàng

9. Giảm nhiệt độ của nước đường sau khi nấu
Con men chỉ có thể sống và hoạt động ở nhiệt độ thấp. Trên 50 °C con mem sẽ chết rất lẹ, vì vậy nhiệt độ của nước đường cần phải được giảm xuống khoảng 10 °C một cách thật lẹ (tránh được tình trạng bị nhiễm các loại vi sinh khác)
Ðể giảm nhiệt độ người ta dùng nước lạnh (nước đá) và áp dụng phương pháp nghịch chiều. Nước lạnh hấp thụ nhiệt và sẽ nóng lên, ngược lại nước đường sẽ lạnh đi dần !

10. Len men
Ðể sinh trưởng, con mem cần có oxy. Số lượng con mem khởi đầu phải được nảy nở lên gấp 3 đến 4 lần. Ðể đạt được tình trạng đó, người ta bơm không khí vào nước đường trong lúc vận chuyển (bơm) vào thùng lên mem.
Trong lúc lên men lượng đường được biến thành cồn (alcohol) và CO2 . Bên cạnh đó nhiều chất hỗn hợp phụ được thành hình, những chất có ảnh hưởng trực tiếp đến mùi vị của bia và có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh trưởng của con men.
Khi lên men, energy được thải ra và nhiệt độ tăng dần. Bởi vậy thùng lên men lúc nào cũng phải gắn máy lạnh. Tổng cộng quá trình lên men kéo dài khoảng 7 ngày.
Vào cuối thời điểm lên men, lượng đường không còn, con men đói và không hoạt động nữa. Những con men lắng dần xuống đáy thùng và người ta có thể rút con men ra khỏi bia “trẻ”
(có hai loại men: loại nổi và loại chìm, loại kể trên là loại chìm)
Sau khi rút con men ra, bia được chuyển qua thùng chứa và trữ lại khoảng 3 tuần trong nhiệt độ từ 0-1 °C. Trong thời gian này các chất cặn (protein) và con men còn sót lại lắng dần xuống dáy – bia trong dần !

Nếu bia dùng để đóng chai, người ta fải lọc bia thật kỹ để tránh tình trạng vẩn đục trong chai. Nếu là bia tươi thì không cần fải lọc nữa. Chỉ cần bơm bia trong ra bán (uống) là xong !

(Vậy bia hơi và bia tươi khác nhau ở công đoạn nào, khi bơm ra để dùng??? phải chăng bia hơi có thời gian lên men ngắn hơn hay nằm ở thùng chứa ít hơn... nên độ cồn nhẹ hơn, mầu sắc nhạt hơn, và đương nhiên giá thành bình dân hơn với dân nhậu HN. Uống 1 cốc bia tươi tương đương với vài ba cốc bia hơi về mặt chất cũng như ngân lượng, nên uống bia hơi thì cuộc vui được lâu hơn, vui hơn, nhiều chuyện để nói hơn- nhất là để nói/kể chuyện 'xấu' về những thằng trong hội nhậu vắng mặt hôm đó, để lần tới nó không thể trốn thế được
 
Cảm ơn bác hsbc. Em cũng là dân hay "oóng " mà cũng ko biết tường tận đến thế. Danh sách trên em thấy thiếu quán Hồng Hường ở ngã 4 Huỳnh thúc kháng - Nguyên Hồng. Uống cũng được.
P/s : em hay ngối đấy.
 
Cảm ơn bác hsbc. Em cũng là dân hay "oóng " mà cũng ko biết tường tận đến thế. Danh sách trên em thấy thiếu quán Hồng Hường ở ngã 4 Huỳnh thúc kháng - Nguyên Hồng. Uống cũng được.
P/s : em hay ngối đấy.

Vâng, mời các bác bổ xung thêm ah.
 
Thảo luận về bia hơi và bia tươi

(theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
http:// vi. wikipedia. org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:Bia_t%C6%B0%C6%A1i

1.Hiện nay trên thị trường Hà nội có rất nhiều quán Bia hơi Hà nội, nhưng tôi xin cung cấp 2 địa chỉ có thể là bia xịn 100% đó là 19c Điện biên (Khải môn quan) và quán bia Hải đăng đối diện với nhà máy bia Hà nội (Bà chủ quán rất khó tính cứ đuổi khách xơi xơi)nhưng uống ở đây rồi đi quán khác không uống được đâu. Các bác thử xem nhé?

2. Tôi không hiểu thế nào là bia có vi sinh vật ? Nếu như tôi không nhầm thì bia tươi dịch từ tiếng Anh là fresh beer hay còn gọi là Draft (Draught). Còn trong tiếng Pháp là bia "pression" nghĩa là bia có gaz. Lý do là vì người ta bơm CO2 vào bia để tạo cảm giác giống như các đồ uống có gaz như Coca, 7up...Tôi hiện đang đi tìm lịch sử từ bia hơi vì tìm đâu cũng thấy người ta nói bia hơi và bia tươi là một (hay nói như bác thì bia hơi là bia tươi rẻ tiền).

3. Tôi xin có thêm bổ sung là theo như kinh nghiệm của tôi thì bia lon một khi đã mở lon thì khó để qua 3, 4 ngày được. Còn bia tươi, sau khi đã mở phuy vấn có thể để được cả tháng, miễn là rót ra rồi thì đóng nút phuy lại. Đương nhiên dù là bia lon hay bia tươi mà rót ra cốc rồi thì đến ngày hôm sau cũng khó mà uống được. Không biết bác đã thử xem cái nào hỏng nhanh hơn chưa ? Nếu bác đã thử qua thì cho tôi biết kết quả với nhé

4.Ơ, hồi còn là sinh viên tôi đi làm ở bar nên biết: bia tươi có phải lúc nào cũng bán chạy đâu. Nhất là những ngày mưa, lạnh chẳng có mấy người uống, có khi lay lắt cả 2, 3 tuần mới hết ấy chứ. Sau 2, 3 tuần rót ra chất lượng chẳng thay đổi gì. Còn bia hơi thì là loại chất lượng kém hơn chút nên đương nhiên không để lâu được rồi. Mà nhất là số người uống bia hơi đông nên chắc bạn cũng không có cơ hội thưởng thức bia để 1 tháng đâu...Tại Đức có bán PerfectDraft để cho những người uống bia tươi tại nhà, cho phép bảo quản bia 30 ngày.

5.Draught beer có hai dạng: Keg beer (nói chung được lọc và vô trùng + bơm thêm CO2 hoặc hỗn hợp khoảng 25% CO2 + 75% N2) và Cask beer (không lọc, không vô trùng). Loại thứ nhất có thể để lâu (với điều kiện đóng kín) còn loại thứ hai thì không thể.
Sưu tầm
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,571
Bài viết
1,153,750
Members
190,129
Latest member
anphatloc_group
Back
Top