What's new

[Chia sẻ] Yêu giữa Chnang, buồn rời Kratie

YÊU GIỮA CHNANG, BUỒN RỜI KRATIE


Campuchia - đất nước của những diệu kỳ, nơi những thân phận nghèo khó đã cho tôi rất nhiều yêu thương mà cả cuộc đời này tôi sẽ mang theo như một mối nợ tình không bao giờ trả hết.

Chuyến xe rời Kampong Chnang về Việt Nam mang theo biết bao dự định của một kẻ lang bạc về một ngày trở về. Tôi gọi đó là ngày trở về mà không phải là một sự quay lại bởi cái khoảnh khắc hoàng hôn mưa giăng khắp lối trên dòng Tonle Sap, ngồi bên những người bạn ướt đẫm trong mưa trên boong thuyền, lòng tôi đã rơi rớt lại tự bao giờ!

TRONGMUA1.jpg


TRONGMUA2.jpg
 
Last edited:
Tình người ở Kampong Lang

Chuyến đi ngoài dự kiến

Cũng như một số ít du khách, tôi đến Chnang không ngoài mục đích là tận mắt xem cách người dân làm ra những sản phẩm gốm vốn nỗi tiếng khắp Campuchia. Nhưng...

Những người dân đất nước chùa tháp cứ đặt câu hỏi vì sao tôi không đến Battambang? Tôi có mặt ở đây chỉ để xem gốm?

Nhưng và biết bao chữ nhưng nữa...

Một chiều muộn bên bến tàu Chong Kos, tỉnh lị Kampong Chnang, tôi bước lên một chiếc tàu mà chẳng biết nó sẽ đưa mình đi đầu về đâu? Thông tin lúc này từ một vị sư trẻ nói được tiếng Anh ở mức giao tiếp là chúng tôi sẽ tiến về Kampong Lang, một quận nghèo của tỉnh lị Kampong Chnang, rồi từ đó tiếp tục lên xe để về một vùng quê hẻo lánh mà dù có cố gắng lắm tôi cũng không nhớ nỗi cái tên Khmer ngoằn nghoèo của nó.

Lý do duy nhất cho một kẻ lang bạc chỉ có độc nhất một chiếc quần soọc, một cái áo thun và chút ít tiền, ngồi trên boong tàu với một nhóm khoảng 80 người Khmer và 4 vị sư xa lạ là ở cái làng hẻo lánh ấy sẽ có lễ hội tối nay.

CASABENTRENBOONG.jpg


THUYENROILANG.jpg


HOANGHONCHON-1.jpg
 
Last edited:
Tôi sợ? Chắc chắn đã từng có những giây phút như thế khi những cơn gió chiều từ giữa mênh mông sông nước của dòng Tonle Sap chợt thổi qua và bóng đêm đã dần xuất hiện, phủ một màu đen lên hàng trăm mái nhà nổi của những người Việt dọc một bên bờ. Dẫu ít nhiều đã quen với xứ sở Campuchia nhưng liệu lấy gì đảm bảo ở cái nơi xa xôi mà Lonely Planet và nhiều người Campuchia chưa bao giờ đặt chân đến tôi sẽ được an toàn?

Tôi đi vì tôi tin vào Phật, vào chùa và vào những vị sư đã mời tôi lên chuyến tàu chiều ấy.

LANGNOI1.jpg


MANDEM1.jpg


MANDEMCHONVOISU.jpg


MANDEMCHON.jpg


HOANGHONDEP3.jpg
 
Last edited:
Đêm hội với hai bóng đèn 6 tấc

Tàu cập bến khi màn đêm và nước dòng Tonle Sap chỉ là một màu đen mực. 4 vị sư đã có vài người dân chờ sẵn và họ sẽ lên xe máy. Tôi và khoảng 50 bạn trẻ khác thì sẽ ngồi xe tải để tiến về làng quê của họ.

Những bạn trẻ này làm công ở thị trấn Chnang. Chiều này là thứ Bảy. Họ tranh thủ về nhà sau giờ tan ca để tham dự lễ hội và ngày mai lại phải quay về thị trấn. Đồng lương thì thật sự rất thấp. Biết làm sao khi ở đất nước này, dù bạn có nói tiếng Anh khá và làm trong nhà hàng khách sạn thì thu nhập cũng chỉ ở mức dao động 70USD/ tháng. Đó là còn chưa kề nhiều người trong số họ không có ngày nghỉ kể cả Lễ Tết. Có được công ăn việc làm là may mắn lắm rồi! Trong những cuộc nói chuyện về công việc nhiều lúc tôi lấy làm xót dạ và buồn thương cho nhiều bạn trẻ nơi đây...

Chiếc xe lao đi trong màn đêm, chỉ thi thoảng phải giảm tốc vì gặp một đàn bò ngang nhiên chắn giữa con đường đất đỏ. Và sau hơn 40 phút chịu đựng cái nóng do máy xe bốc lên và do hơi người toát ra, tôi đã ở ngay trung tâm cái làng nhỏ được bao bọc bởi những ngôi nhà sàn bằng gỗ cao ngất và tối tù mù.
 
Last edited:
Dân làng nghèo lắm! Họ phải sử dụng nước sông cho sinh hoạt hằng ngày. Chỉ một số nhà có máy phát điện loại nhỏ chỉ đủ để chạy vài bóng đèn và sang hơn nữa là một chiếc tivi hàng đóng người bu vào xem.

XUONGTAU.jpg

Tàu cập bến. Đêm đen mịt mù

MANDEM2.jpg


Tôi vẫn thường nói với nhà mình rằng gạo Campuchia nấu cơm rất ngon và tôi cũng đã từng vác chục kg mang về. Nhưng bạn ạ tôi đã từng ăn một gói cơm chỉ 500 Riel, rất khó nuốt. Và tối hôm ấy tôi càng thấm thía thế nào là cái nghèo của nhiều người dân Campuchia.

Bữa tối của chúng tôi - một nhóm thanh niên đang sức ăn, gồm khoảng 8 người một bàn, cho cái gọi là lễ hội, chỉ có vài chén cơm ngã màu nâu nâu và một tô canh toàn là rau củ. Cố vớt lắm thì mới được vài miếng thịt cá nhỏ. Đó là tất cả những gì người dân làng có thể mang đến cho nhau!

Tôi được uống nước đóng chai! Một thứ quà thật xa xỉ cho những người chỉ dùng nước sông. Và rồi khi dòng nước ngọt ấy tràn dần xuống cổ họng, tôi chợt ra rằng mắt mình đã nhòa cay...

COMTOI2.jpg


COMTOI1.jpg

Chỉ cần nhìn lướt qua, bạn cũng đã thấy những thanh niên ở tuổi 20 ấy, còm nhom và gầy xương
 
Last edited:
Sau bửa cơm, tôi theo các sư đến sân chùa. Lúc này hàng trăm người dân mà phần lớn là thanh niên nam nữ và con nít đã tập trung ở đây, bên hai bóng đèn neon 6 tấc. Họ nhảy múa cuồng nhiệt bằng tất cả trái tim của mình, theo tiếng nhạc được phát ra từ một giàn loa phóng thanh vang dội và tôi cảm nhận rõ sự lạc quan yêu đời trong họ dẫu cuộc sống còn quá nhiều nghèo khó nơi đây.

NHAYCHON.jpg


NHAY4.jpg


Cocktail ư? Ở đây chỉ có sirô đá. BBQ ư? Ở đây chỉ có vài trái cốc ỏi và trứng luộc. Người bán ngồi bẹt xuống đất, mặt mày nhìn lem luốt trong màn đêm. Nhưng như thế là đã đủ để tạo nên niềm vui bất tận cho mấy đứa con nít có vài trăm Riel...

Tiếng nhạc cứ thế bập bùng hòa cùng tiếng cười nói của người tham dự đêm hội và đêm đó tôi lần đầu tiên nghỉ đêm trong chùa trên đất nước Campuchia với biết bao suy nghĩ trằn trọc...

NGUCHUA1.jpg

Chỗ ngủ của thiện nam tín nữ

NGUCHUA2.jpg

Chỗ ngủ của tôi
 
Last edited:
Linh thiêng lễ phong sư

Đã từ lâu rồi tôi biết rằng trên đất nước Phật giáo này, việc đi tu có thời hạn đối với trẻ em trai đã tồn tại từ rất xa xưa như một quy ước về đạo đức.

Đi tu là cơ hội để báo hiếu cha mẹ, để rèn luyện nhân cách và được người người kính trọng khi vào đời.

Nhưng tôi chưa từng nghĩ một buổi lễ phong sư lại trang trọng và linh thiêng quá đỗi...

5 giờ sáng, cả làng đã nhộn nhịp, buộc tôi phải rời khỏi chiếc giường mà cả đêm qua tôi đã chẳng tài nào ngủ cho ngon giấc.

Tôi bước vài bước đến làng. Người dân đang nấu nướng buổi sáng và chuẩn bị buổi trưa cho các sư. Các loại rau củ quả được cắt nhỏ rồi thả vào một cái nồi to tướng nấu bằng củi để trở thành món canh - món chính và là món duy nhất cho buổi lễ.

Buổi sáng của chúng tôi cùng nhóm thanh niên là món cháo rau củ có chút thịt. Thế thôi. Mọi người đều ăn như thế cả. Mà ở cái làng này dẫu tôi có tiền cũng chẳng mua được gì cho buổi sáng. Chỉ có độc nhất một chị bán bánh chiên cho con nít và một bà dì bán bún nước càri mà toàn nước với nước.

Tôi vừa ăn vừa nhìn vài người dân đang gọt giũa lá dừa để tạo thành một cái vòng cung dùng trang trí cho chiếc xe honda cũ mèm như cái kiểu đám cưới nhà quê. Xung quanh đấy người dân cắm hoa giấy đủ màu sặc sỡ và cờ Phật giáo.

Các bé trai và thiếu niên chuẩn bị thành sư được ăn bận như một hoàng tử. Có khác chăng là tóc trên đầu đã được cạo sạch từ đêm qua. Họ ngồi trên chiếc xe Honda và hai bên có người thân đẩy xe.

LEPHONGSUDOAN2.jpg


LEPHONGSUDOAN3.jpg


Hôm ấy có tất cả 5 em được phong sư. Đoàn người nôm cả vài trăm người xuất phát từ sân chùa đi vòng hết cái làng.Đi đầu là những vị cao tuổi hay trưởng làng cầm micro nói và hô vang gì đấy rồi trở lại sân chùa.

LEPHONGSUDOANCHON.jpg


LEPHONGSUDOAN4.jpg


Có thể nói tất cả những gì là quý báu nhất mà người dân có được đều được mang đến để tổ chức cho lễ phong sư.Tôi mường tượng như thể đó là cảnh đức Phật rời bỏ ngai vị để bắt đầu cuộc đời của một vị sư.

Đoàn đến sân chùa, nghiêm trang đi ba vòng sân rồi tiến vào chính điện. Vị sư trưởng và các sư đã tu lâu năm từ từ bước ra, quỳ trên một tấm thảm vải nhỏ, kính cẩn váy lạy đức Phật và buổi lễ bắt đầu.
 
Last edited:
Tôi không hiểu tiếng Pali nhưng tôi cảm nhận rất rõ sự trang trọng và linh thiêng trong buổi lễ hôm ấy. Nó đã diễn ra khoảng hai tiếng đồng hồ mà từ quan sát và suy nghĩ nó bao gồm những phần sau: mọi người kính cẩn lạy đức Phật; vị trưởng làng thay mặt đọc tuyên bố và xin phép cho các em được làm sư trong chùa; các em chào sư trưởng và các sư huynh rồi đọc tuyên bố; sư trưởng và sư huynh đọc kinh trong lúc nắm tay như một sự trao truyền và lời hứa gì đó;các em cởi bỏ lớp áo "hoàng tử" và thay bằng càsa; tất cả sư cùng đọc hết một quyển kinh.

LEPHONGSU1.jpg

Đoàn vào chính điện

LEPHONGSU2.jpg

Kính chào sư trưởng

LEPHONGSU4.jpg

Chào các sư huynh

LEPHONGSU5.jpg

Nhận trao truyền

LEPHONGSU6.jpg

Sư huynh đọc kinh

LEPHONGSU7.jpg

Tất cả sư cùng đọc kinh
 
Nếu tôi là bác sĩ

Nghèo khó cùng bệnh tật...

Những thân hình thanh niên gầy nhom và còm xương...

Những đứa trẻ chỉ độc nhất một chiếc quần đen ngòm đã lên ngùi, chỉ biết có hạt gạo và được một cái chong chóng là đã mừng vui như bắt được vàng. Đất và cát là những món đồ chơi duy nhất bọn chúng có...

CHIAKHOA.jpg

Một đứa bé "siêu" ngành chìa khóa ở Phsar Leu

TIENGANH.jpg

Tiếp thị sách dạy tiếng Anh kh8a1p mọi nơi - một cứu cánh?!

Những căn nhà sàn nóng bức giữa mùa hè và liệu có chống trội nổi nếu một cơn lốc xoáy đi qua? Bên dưới nơi chôn nhau cắt rốn ấy chỉ toàn đất đá và gia cầm. Rác thải nhiều nơi, không khí sắc mùi...

Tonle Sap ngàn năm đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ con người. Nhưng cái nghèo khó vẫn ở quanh đây. Cá đã giảm đi rất nhiều. Đánh bắt cho sản lượng rất thấp và nhiều người đã rời xứ ra đi. Họ tìm đến thị trấn với mong ước về một tương lai tốt hơn. Nhưng có dễ chăng? Nhiều thanh niên ở thị trấn cũng chẳng có việc làm...

Một buổi trưa được một gia đình mời vào nhà ngủ. Họ dành cho tôi và các vị sư những chỗ tốt nhất. Trời nắng như đốt. Họ dành cho chúng tôi hai cái quạt máy còn mình thì nằm la liệt ở một gốc bên. Trong gid đình, người già trẻ nhỏ không hề tỏ ra dấu hiệu gì về cảm giác khó chịu do cái nóng. Tôi nằm đấy không ngủ được rồi chợt thấy một bà mẹ trẻ dùng một cây kềm cắt đứt một móng tay đã bị ung hư của đứa con nhỏ mình. Đứa bé đau hét lên, liên tục đánh vào mặt bà mẹ trẻ. Nó đau. Mẹ nó càng đau hơn! Và tôi chỉ biết có nhìn...

Tôi đi lại Camuchia nhiều lần và biết rằng rất nhiều người Campuchia, mà phần đông là từ Phnom Penh, sang sài Gòn để chửa bệnh. Rất nhiều người khó khăn mà giá cả thông dịch thì chẳng rẻ chút nào. Âu đó là những người có khả năng đi Việt Nam. Còn lại? Cứ như cách làm của bà mẹ trẻ kia thôi...

Và tôi đã ước gì mình là một bác sĩ, là một chàng hề để có thể thắp sáng những nụ cười mà họ - những người nghèo ở tận cùng xã hội đã biết bao lần tỏa sáng những nụ cười quanh tôi...

SUBENGIANBI.jpg

Thấy các vị sư và tôi ngồi nghỉ dưới giàn bí, một bà dì đã kính cẩn quỳ lại mới các sư vào nhà nghỉ trưa.

DONGGOP.jpg

Những thanh niên nam nữ có công ăn việc làm ở thị trấn chỉ có thể đóng góp từ 1000 đến 2000 Riel cho làng tổ chức lễ hội. Rất nhiều dân làng mang đến một bịch gạo độ vài kg. Tôi gửi một ít tiền lại và lặng nghe lời chúc phúc.

TBC
 
Last edited:
NGÀY MỚI CHNANG

Mệt nhoài sau một chuyến đi dài, đêm đầu tiên ở Sokha Chnang giấc ngủ đến thật êm và sâu.

Sáng ra, khi mặt trời đã lên trên đỉnh đầu và rót mật vàng óng ánh lên rèm cửa, tôi vẫn còn vùi mình trong lớp chăn mỏng.

Căn phòng chỉ có tiếng quạt máy quay đều như muốn thôi miên tôi trở lại vào giấc ngủ. Chỉ đến khi tiếng chim hót rộn ràng hòa cùng tiếng ngân nga ê a đọc bài của những học sinh ở hai trường tiểu học gần đó, tôi mới chịu rời khỏi căn phòng.

BENXETAXI.jpg

Từ Kratie tôi về Phnom Penh vào một chiều mưa, rồi vội vã lên "taxi đò" với giá chỉ 10,000 Riel đi Chnang

MI3500RIEL.jpg


HOPMI.jpg

Ăn vội tại bến xe với hộp mì xào rau thịt và trứng. Giá 3500 Riel. Khá ngon

MANCUA.jpg

Mật vàng ai rót lên rèm cửa

SOKHA1.jpg

Rất ít người ở Chnang nói tiếng Anh. Chật vật lắm mới tìm ra nhà nghỉ Sokha.

SOKHA11.jpg

Sokha sạch sẽ với khuôn viên rợp bóng cây xanh. Giá phòng từ 5USD/ đêm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,412
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top