What's new

[Đã hủy] Chào năm mới Tân Mão, chinh phục Fansipan (trong tuần 7/2-14/2/2011)

Status
Not open for further replies.
Đời người ai không có ước mơ, ước mơ của mình là khám phá những "miền đất lạ" và "chạm tay" đến những giới hạn. Một ngày nọ mình nghe bạn bè nói về việc chinh phục "nóc nhà của Đông Duơng" thì máu phiêu lưu trong người bỗng trào lên. Nhưng qua quá trình tìm hiểu, mình thấy chinh phục đỉnh Fansipan không chỉ đơn thuần là chạm tay vào một cái chóp ở độ cao 3.143m, mà nó là cả một hành trình khám phá thiên nhiên với rừng trúc bạt ngàn, với cổ thụ trong rừng nguyên sinh, và những đám mây bềnh bồng dưới chân như chốn bồng lai... Một khi đã thành công trở về thì không chỉ chinh phục đỉnh núi và khám phá thiên nhiên, mà điều quan trọng hơn là chúng ta đã chinh phục được những giới hạn của bản thân và khám phá ra những tiềm năng của chính mình! :D

Nhân dịp Tết Tân Mão này, mình quyết tâm phải đặt chân lên cái tảng đá nho nhỏ ở lưng chừng trời đó trước khi bước vào một năm mới đầy bận rộn. Mong được mọi người hưởng ứng ;)

1. Tổng quan
Lộ trình: Trạm Tôn - Fansipan - Sín Chải
Thời gian: Tuần đầu tiên sau Tết (7-14/2, nhằm mùng 5-12/1 ÂL). Thời điểm cụ thể sẽ chốt lại sau khi bàn bạc nhé. (Ngày đi thì khá thoải mái, nhưng ngày về thì hạn chót là 14/2 vì mình bị kẹt công việc.)
Lịch trình: 3 ngày 2 đêm tính từ Sapa, (Từ HN thì + 2 đêm đi tàu/xe, từ SG thì + 2 ngày đi máy bay nữa; còn muốn tham quan Sapa thì thêm một vài ngày đêm nữa nhé.)
  • Ngày 1: Sapa - Trạm Tôn (1.940m) - 2.250m - 2.800m (ngủ đêm)
  • Ngày 2: 2.800m - Đỉnh Fansipan (3.143m) - 2.000m (ngủ đêm)
  • Ngày 3: 2.000m – Sín Chải(1.260m) - Sapa
Kinh phí: 2 - 2,7 tr từ HN, và 4,7 - 5,8 tr từ SG.
  • Tour (Sapa Travel): 1,3 tr (trọn gói từ Sapa)
  • Dụng cụ leo núi: 300k - 600k (nhiều món lặt vặt, tham khảo list chi tiết nhé)
  • Tàu/xe HN-Sapa: 400k - 800k (2 chiều)
  • Khách sạn ở Sapa: 100k/đêm (nếu ở lại tham quan)
  • Máy bay SG-HN(Jetstar): 2,7 - 3,1 tr (2 chiều)
  • Các chi phí khác: tự túc (tùy mỗi người, từ vài trăm k ăn bụi đến vài triệu nhậu nhẹt :p)
Danh sách thành viên: (đến ngày 24/1/2011)
  1. Lê Xuân Định @ SG (bixycler@phuot, Lê Xuân Định@fb, lxdinh@fit), TEL:0938.724.158
    Nòng cốt trong nam.
  2. pro555 (dập dòm)

2. Chi tiết

2.1 Lộ trình
Từ Sapa lên đỉnh Fansipan có 3 con đường phổ biến xếp theo độ khó và đẹp giảm dần là: Cát Cát, Sín Chải, và Trạm Tôn. Vì thế, tổ hợp với đường đi xuống nữa, ta có 3x3 = 9 cung đường. (Thực ra, đường Trạm Tôn & Sín Chải có giao nhau nên có thể tổ hợp thành 4 đường xuống)

(từ trái qua phải: Cát Cát, Sín Chải, Trạm Tôn)
  • Cát Cát: Con đường dài nhất và đẹp nhất dành cho những kẻ yêu thiên nhiên. Từ bản Cát Cát ở độ cao 1.245m, ta phải lên đồi xuống dốc mấy chặng, đi vòng vèo mãi mới tới được đỉnh Fansipan. Những lúc lên đỉnh đồi, ta có thể nhìn toàn cảnh Fansipan từ xa, rồi lại xuống thung lũng, băng qua những bản làng H'Mông với những rẫy thảo quả bạt ngàn, rồi qua những rừng tùng la hán hàng ngàn năm tuổi, những đồi hoa đỗ quyên, những rừng trúc xanh biếc, v.v. và v.v. Để được thưởng thức những cảnh đẹp đó, ta phải đi xuyên rừng "không có lối mòn" với vô số vắt, đi men theo những con suối, trèo lên những phiến đá rêu phong trơn trợt, cắm trại ở nơi hoang dã, hoàn toàn tự nhiên không dấu vết của con người (không lán trại)...
  • Sín Chải: Con đường ngắn nhất và dốc nhất dành cho những ai thích leo trèo. Từ bản Sín Chải nằm sát chân núi ở độ cao 1,260m đến lán trại 2.000m thì ta phải vượt qua những dốc núi dựng đứng, phải đu dây, bám rễ cây mà leo lên! Nhưng bù lại những cánh rừng già và rừng trúc bạt ngàn sẽ cho ta những cảm giác tuyệt vời. Đoạn sau từ 2.000m lên đến đỉnh thì đỡ dốc hơn, khi thì leo lên sống lưng núi, khi thì băng qua rừng rậm, rừng trúc.
  • Trạm Tôn: Con đường dành cho "phụ nữ, trẻ em, và người già"! Từ cổng Vườn quốc gia Hoàng Liên ở độ cao gần 2.000m, ta chỉ còn 1.200m nữa là lên tới đỉnh. Đoạn đầu đi dọc sườn núi, băng qua rừng nguyên sinhrừng trúc đến lán trại 2.250m. Sau đó là leo thẳng lên sống lưng của rặng núi mà đi, con đường nhỏ ngoằn ngoèo, hai bên là vực sâu, xa xa là thung lũng Mường Hoa, đến lán trại 2.800m thì dừng lại nghỉ. Cuối cùng, sau khi lên khỏi mây, ta tụt xuống một cái "dốc nhỏ" để bò lên đỉnh 3.143m.

* Chọn cung đường: Với đặc thù của nhóm mới đi lần đầu và có phụ nữ, mình chọn cung đường ở mức độ "trung bình - dễ" để vừa không có ai bỏ cuộc, vừa được thưởng thức thiên nhiên và thử thách của núi rừng: Trạm Tôn (lên cho dễ) - Fan - Sín Chải (xuống cho "phê")!

2.2 Thời gian
Tính theo thời tiết thì trong năm phải tránh mùa bão (tháng 7-8) ra, vì lúc này đường núi trơn trợt, suối đầy nước, mây mù rất nguy hiểm. Còn đẹp nhất là vào mùa xuân (tháng 2-3) khi trời ít mưa, bớt lạnh, hoa đỗ quyên nở rộ, mây bay là đà dưới chân núi (và cũng dưới chân người leo núi) tạo cảm giác bồng bềnh lãng mạn. Thế nhưng thiên thời địa lợi, còn phải hợp với nhân hòa nữa. Trong thực tế thì mọi người vẫn đi vào những dịp lễ tết trong năm.

[>> Xem tiếp các nội dung sau ở bài #5 (trang 1)]

2.3 Phuơng tiện di chuyển & Tiện nghi trong rừng

2.5 Đồ dùng

2.6 Sức khoẻ và Lưu ý khi leo núi


3. Công tác Chuẩn bị

3.1 Mua đồ dùng & Đặt vé

3.2 Luyện tập Súc khoẻ


Tham khảo:
 
Last edited by a moderator:
Đời người ai không có ước mơ, ước mơ của mình là khám phá những "miền đất lạ" và "chạm tay" đến những giới hạn. Một ngày nọ mình nghe bạn bè nói về việc chinh phục "nóc nhà của Đông Duơng" thì máu phiêu lưu trong người bỗng trào lên. Nhưng qua quá trình tìm hiểu, mình thấy chinh phục đỉnh Fansipan không chỉ đơn thuần là chạm tay vào một cái chóp ở độ cao 3.143m, mà nó là cả một hành trình khám phá thiên nhiên với rừng trúc bạt ngàn, với cổ thụ trong rừng nguyên sinh, và những đám mây bềnh bồng dưới chân như chốn bồng lai... Một khi đã thành công trở về thì không chỉ chinh phục đỉnh núi và khám phá thiên nhiên, mà điều quan trọng hơn là chúng ta đã chinh phục được những giới hạn của bản thân và khám phá ra những tiềm năng của chính mình!

Nhân dịp Tết Tân Mão này, mình quyết tâm phải đặt chân lên cái tảng đá nho nhỏ ở lưng chừng trời đó trước khi bước vào một năm mới đầy bận rộn. Mong được mọi người hưởng ứng ;)

1. Tổng quan
Lộ trình: Trạm Tôn - Fansipan - Sín Chải
Thời gian: Tuần đầu tiên sau Tết (7-14/2, nhằm mùng 5-12/1 ÂL). Thời điểm cụ thể sẽ chốt lại sau khi bàn bạc nhé. (Ngày đi thì khá thoải mái, nhưng ngày về thì hạn chót là 14/2 vì mình bị kẹt công việc.)
Lịch trình: 3 ngày 2 đêm tính từ Sapa, (Từ HN thì + 2 đêm đi tàu/xe, từ SG thì + 2 ngày đi máy bay nữa; còn muốn tham quan Sapa thì thêm một vài ngày đêm nữa nhé.)
  • Ngày 1: Sapa - Trạm Tôn (1.900m) - 2.200m - 2.800m (ngủ đêm)
  • Ngày 2: 2.800m - Đỉnh Fansipan (3.143m) - 2.200m (ngủ đêm)
  • Ngày 3: 2.200m – Sín Chải(1.260m) - Sapa
Kinh phí: 2 - 2,7 tr từ HN, và 4,7 - 5,8 tr từ SG.
  • Tour (Sapa Travel): 1,3 tr (trọn gói từ Sapa)
  • Dụng cụ leo núi: 300k - 600k (nhiều món lặt vặt, tham khảo list chi tiết nhé)
  • Tàu/xe HN-Sapa: 400k - 800k (2 chiều)
  • Khách sạn ở Sapa: 100k/đêm (nếu ở lại tham quan)
  • Máy bay SG-HN(Jetstar): 2,7 - 3,1 tr (2 chiều)
  • Các chi phí khác: tự túc (tùy mỗi người, từ vài trăm k ăn bụi đến vài triệu nhậu nhẹt :p)

2. Chi tiết
... (đang cập nhật)

Không phải tảng đá mà là khối thep bạn àh.
 
Không phải tảng đá mà là khối thep bạn àh.

Ý mình là cái tảng đá mà nó đặt lên đó. Chứ cái chóp kim loại đó thì chỉ chạm tay vào thôi, chứ sạo lại có thể "đặt chân lên" được! :p
 
Nội dung chi tiết (Chuẩn bị đồ dùng, tập luyện, ...)

1. Tổng quan

2. Chi tiết

2.1 Lộ trình

2.2 Thời gian

[<< Xem các nội dung trên ở bài #1 (trang 1)]

2.3 Phuơng tiện di chuyển & Tiện nghi trong rừng
Phương tiện di chuyển truyền thống từ Hà Nội đi Sapa là đi tàu hoả lên ga Lào Cai (tàu tốc hành SP) rồi đi xe 30km nữa về Sapa. Nhưng gần đây có xe khách chất lượng cao (giường nằm) chạy thẳng lên Sapa luôn (giá 180k-200k/lượt): Sao Việt (XP từ 789 Giải Phóng - 0906.007777 - 0123.767.8888), Hải Vân (XP từ BX Mỹ Đình - 04.38.71.71.71), VietBus (04-37151020/37153132/37153205, 0914300030) [tra online trên hlink]

Trong 3 đường lên đỉnh thì chỉ có đường Cát Cát là hoàn toàn không có lán trại, còn đường Trạm Tôn và Sín Chải thì đều có các lán trại ở khoảng 2.000m và ở 2.800m được trang bị nguồn nước và nhà vệ sinh. Trên đường Trạm Tôn còn có hệ thống bảng chỉ đường của VietnamAirlines(mới) và của VietTel(cũ).


2.4 Thủ tục Leo núi & Người hỗ trợ
- Giấy phép tham quan: Đại diện BQL rừng QG Hoàng Liên: 0203.3872027
  • Vé: 30.000/người/ngày (Chỉ tính khách)
  • Bảo hiểm: 10.000/người/ngày (Phải mua cho cả khách và porter)
  • Môi trường: 10.000/người/ngày (Phải mua cho cả khách và porter)
  • Tiền ngủ: 25.000/người/ngày (Chỉ tính khách)
  • Phí giám sát tính cho cả đoàn: 50.000/đoàn
  • Ngoài ra đoàn phải có 1 công ty du lịch / đơn vị đại diện đứng ra chịu trách nhiệm làm thủ tục với vườn quốc gia, nếu là đoàn tự do không có đơn vị đại diện thì phải nộp thêm 50.000/người/ngày (Chỉ tính khách) (hoặc có nơi bảo là 300k/đoàn)
- Porter giúp khuân vác (2 người / 1 porter), và hướng dẫn viên (nếu cần).


2.5 Đồ dùng
Đồ dùng cá nhân mỗi người tự chuẩn bị:
  • Ba lô: Nên có nhiều ngăn, có dây cài ở bụng (để ôm sát lưng khi leo núi, đỡ tốn sức), không quá to (tổng khối lượng tự mang không nên quá 5kg).
  • Giày vải: Nên dùng giày bộ đội. Nếu loại khác thì phải: cao cổ qua mắt cá, mềm, thoát nước.
  • Vớ (tất): Vớ cotton (chuẩn bị khoảng 2 đôi / ngày) + chống vắt (chỉ cần cho tuyến Cát Cát).
  • Bọc khớp mắt cá và bọc đầu gối: Tránh chấn thương khi va chạm, tránh trẹo khớp (khi mệt mỏi và khi xuống núi)
  • Quần: Bên trong mặc quần thun để giữ ấm, bên ngoài mặc quần rộng và chịu lực (kaki chẳng hạn). Ko nên mặc quần jean (quần bò) để leo núi.
  • Áo: Khi leo thì bên trong cùng nên mặc áo thun thấm mồ hôi. Bên ngoài mặc 1 áo sơ mi dài tay rồi đến 1 áo len hoặc áo dạ mỏng. Khi dừng nghỉ thì khoác ngay áo ấm tránh gió. (Áo lông hoặc áo bông dày).
  • Nón (mũ): Loại của bộ đội biên phòng (có trùm kín tai cho ấm).
  • Khăn: Loại nhẹ nhưng phải ấm, đủ trùm đầu, tai, mũi (miền nam sẽ tặng "khăn rằn" cho cả đoàn!). Khăn len chỉ dùng khi đứng lại và vào buổi tối.
  • Găng tay: Găng tay len giữ ấm + găng tay bảo hộ lao động có gai nhựa mặt trong (giúp thoải mái bám víu vào mọi nơi).
  • Áo mưa: Tránh sương, đỡ gió, không dùng loại bộ (áo & quần) trong khi di chuyển.
  • Chai nước nhỏ: Có pha muối nhạt, chanh và đường, dùng để uống dọc đường.
  • Sổ hành trình / máy ghi âm: Có máy ghi âm thì tiện hơn vì trong lúc lấm lem chân mỏi tay run khó cầm bút ghi được.
  • Kẹo Socola, C Sủi Multi Vitamin, viên đường Glucose: Bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng.
  • Salon Gel: (Tuỳ chọn) Chống mỏi cơ, phục hồi các vị trí nhức mỏi rất tốt.
  • Kem chống nẻ & khô da: (Tuỳ chọn)
  • Gậy leo núi: (Tuỳ chọn)
  • Sim VietTel: (Tuỳ chọn) Chỉ có VietTel là có sóng trên đó!
Đồ dùng cá nhân chuẩn bị chung cho mọi người:
  • Túi ngủ (bên SapaTravel chuẩn bị) (có thể thuê, nhưng không được vệ sinh lắm!)
  • Miếng dán giữ nhiệt (của Nhật): Dán vào lớp áo sát người, giữ ấm rất tốt cho cơ thể, nhất là khi ngủ.
  • Khẩu trang y tế: Loại có gọng mềm, tránh sương thổi thẳng vào mặt.
  • Đôi ủng mưa Nilon: Loại 2 đôi / túi, phát mỗi người 1 túi. Để mang bên ngoài lớp vớ(tất) mỏng, chống nước (vì sẽ thường xuyên ướt giày).
  • Còi: Mỗi người 1 cái đeo cổ, đề phòng lúc cần báo động (như bị tai nạn, cần trợ giúp...)
  • Máy ảnh, GPS (ĐTDĐ có hỗ trợ): Chỉ huy động vài cái cho cả đoàn, ko mang nhiều.
Đồ dùng chung cho cả nhóm:
  • Lều trại (bên SapaTravel chuẩn bị) (có thể thuê 100k/đêm)
  • Thuốc men: Sơ cứu (bông, băng, thuốc sát trùng), Thuốc tiêu chảy, thuốc kháng sinh, thuốc cảm, đau bụng, ...
  • Bọc nilon: Bọc lớn để che balo, bọc, quây đồ đạc tránh ướt, đựng rác,... Bọc nhỏ để đựng đồ dùng, đồ điện tử,...
  • Đèn pin + pin: Khoảng 2-3 người / cái, dùng vào buổi tối.
  • Đèn cày (nến) + quẹt ga: Thắp sáng buổi tối cho ấm cúng.
  • Đồ ăn (sẽ mua ở Sapa), khăn giấy, khăn ướt, ...
  • Kim chỉ: Khi quần áo rách, cần tạm thời vá lại.
  • Sampanh: Để dành "lên đỉnh" (SapaTravel cung cấp).
  • Cờ Việt Nam, băng rôn, khẩu hiệu của nhóm: Để dành "lên đỉnh".


2.6 Sức khoẻ và Lưu ý khi leo núi


... (đang cập nhật)



3. Công tác Chuẩn bị

3.1 Mua đồ dùng & Đặt vé

3.2 Luyện tập Súc khoẻ
 
Last edited:
Tìm mãi mới được 1 team có ngày đi mong muốn. Nhưng mà cung đường thì....
Em muốn đi như bên team bạn chuotchua nhưng thời gian thì lại.....
Ngang trái quá :-< haizzzzzzz
Cát cát em nghĩ nó chỉ dài thôi chứ cũng không đến nỗi quá khó khăn. Lúc lên có thể mệt nhưng lúc về thì chắc là đã quá mệt rồi, đi Sín chải....dốc thế, về nhẹ nhàng thích hơn chứ ạ :D
 
Tìm mãi mới được 1 team có ngày đi mong muốn. Nhưng mà cung đường thì....

Chào pro555, rất hoan nghênh bạn tham gia! Cung đường thì mình mới đề xuất thôi, nhưng nếu khi họp lại chúng ta muốn đổi thì mình nghĩ cũng có thể. Nếu bạn theo dõi bên chủ đề của chuotchua thì thấy tôi cũng đã đòi đi Cát Cát từ lúc chuotchua vẫn còn định đi Trạm Tôn. Ở trong chỗ mình cũng có một bạn (Lộc) đòi đi Cát Cát rồi, nên rất mong bạn cứ tham gia để chúng ta cùng thảo luận nhé! ;)
 
Aloooo, mấy thành viên số 2, 3, 4 (Thủy, Lộc, Sơn) lên tiếng giùm 1 cái đi! Thời gian gấp rút lắm rồi, hix...
Cuối năm còn bao nhiêu bài chưa chấm mình vẫn phải tranh thủ viết tài liệu hướng dẫn đi... (mấy ngày rồi chưa xong)... vậy mà hỏng thấy ai hưởng ứng hết... nản! :(
Đến cuối tuần này mà ko thấy ai là tui tự xử luôn đó!
 
Khẩn cấp: HẾT VÉ

Cảm ơn pro555, 2 cái link đó thì mình cũng có đọc rồi, nhưng không mấy quan tâm lắm. Bây giờ bro nói thì tui đọc lại nhưng cũng chưa hiểu là bro muốn tham khảo về việc gì qua 2 cái đó.

Còn về phương tiện di chuyển, mình có lựa chọn khác là đi xe khách giường nằm. Nếu cũng hết vé luôn thì gay :(

Hix, vừa check vé máy bay thì thấy cũng đã hết vé HN-SG ngày 14/2 :(
Hết vé, hết vé, hết vé!!! Hôm nay phải quyết định thôi. Không thể chần chừ thêm được nữa!
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,427
Bài viết
1,152,743
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top