What's new

[Chia sẻ] Togean island xanh hư ảo - Muốn đi là phải thật...MÁU

Kể ra cũng có tí ích kỷ vì cảm giác tận hưởng cái chốn tuyệt vời này thích quá, yên ả quá nên sợ nhỡ nó bị nhiều người biết đến thì bị mất đi vẻ đẹp hoang sơ, sự chân chất của con người lại...tiếc nuối. Nhưng mà có thông tin được từ đây, ấp ủ cũng từ đây nên việc giữ cho riêng mình cũng là không nên, nhề.
Togean (còn có tên khác là Togian) island là một cụm đảo nằm trong vòng tay rộng lớn của hệ thống đảo núi Sulawesi ở Indonesia. Nếu nhìn ngắm tổng thể đó là một cụm đảo tâm điểm của vùng lòng chảo biển rộng lớn lọt thỏm ở khu vực khá hẻo lánh xa xôi của Indonesia. Bởi việc di chuyển đến đây khá khó khăn do cần nhiều thời gian và thay đổi phương tiện nên cụm đảo này gần như là nơi dừng chân của những chuyến du hí dài ngày không quan tâm đến thời gian, chỉ quan tâm đến biển, đến những dải san hô tuyệt đẹp, những đàn cá chiu chít lấp lánh, những sự lười biếng không lo nghĩ thảnh thơi ngắm mặt trời mọc và lặn mỗi ngày.

Sẽ mất 4 ngày cho việc di chuyển bằng bus, bằng phà để đến được cụm đảo. Nếu có thể bay và bám theo hệ thống xe khách thì cũng may ra rút ngắn được gần 1 ngày. Vậy cứ xác định tối thiểu phải cần đến 1 tuần cho việc đến và đi. Bạn muốn dành bao nhiêu thời gian cho cụm đảo này thì cứ thế cộng thêm vào.

Nếu tặc lưỡi lắc đầu với hành trình có vẻ lê thê trên thì thôi tạm ngắm ít ảnh demo rồi suy nghĩ nhá

Nhìn từ làng chài Bajo



Cây cầu gỗ nối làng chài với đảo đã được thay bằng cây cầu khác chắc chắn hơn với trụ bê tông


View từ đỉnh đồi


Những chú "rái cá" nhỏ


Những làng chài "lơ lửng" giữa không trung


Một vài góc san hô của RIF No5, một dải san hô không thể bỏ qua được chụp từ đứa bơi chìm lặn nổi




Nếu thấy tạm đủ hứng thú cho các bạn quan tâm thì điều cần tiếp theo đấy là... MÁU LÊN NÀO(beer)
 
2. Nhà thờ Hồi giáo:
Như tớ đã nói, ở đây có 2 nhà thờ Hồi giáo rất nên đến thăm thú là nhà thờ Masjid Al-Markaz Al-Islami và Makassar Great.

Masjid Al-Markaz Al-Islami là nhà thờ Hồi giáo vĩ đại nhất và lớn nhất trong các điểm trung tâm của miền đông Indonesia, Makassar, Nam Sulawesi tọa lạc trong một khuôn viên xanh mát luôn được chăm chút cẩn thận. Nhà thờ màu xanh lá cây khánh thành vào ngày 12/1/1996 được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư có tiếng Ir. Ahmad Nu'man với nhiều tác phẩm nhà thờ Hồi giáo lớn khác nhau. Cấu trúc của nó được lấy cảm hứng từ nhà thờ Hồi giáo Grand ở Mecca và nhà thờ Hồi giáo của Prophet tại Medina có 3 tầng bao gồm một nhà nguyện, các văn phòng thư ký, hội trường, thư viện, giáo dục, hợp tác xã, và văn phòng với các vai trò khác nhau, từ tôn giáo, giáo dục, xã hội, văn hóa, kinh tế . Ir. Ahmad Nu'man gửi gắm vào tác phẩm này rất nhiều nét đặc trưng kiến trúc của vùng Nam Sulawesi thông qua các mái nhà của những trụ hình chữ nhật lấy cảm hứng từ Katangka Mosque, nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở Nam Sulawesi và của cả những ngôi nhà bình thường của dân bản địa nói chung.


Những hành lang có mái che được sơn màu hòa cùng với thiên nhiên


Trời nắng nóng mệt mỏi mà vào đây nghỉ chắc chỉ có...ngủ luôn với cái không gian mát rượi này


Với sức chứa đến 10.000 tín đồ nên nền móng của nhà thờ được xây dựng với 450 cọc sâu 21 mét. Mái nhà là vật liệu đồng Tegola sản xuất tại Ý, tường sàn tầng 1 được ốp gốm, tầng thứ hai và thứ ba sử dụng đá granite đen tập trung thị giác được trang trí với nhiều loại thư pháp bằng đồng hình chữ nhật màu vàng


Thư pháp bao gồm một số đoạn văn và chữ của kinh Koran tạo thành những hoa văn rất đẹp và đầy uy lực trong không gian rộng lớn và tôn nghiêm nhưng cũng rất gần gũi ở đây




Majid Al Markaz không có mái vòm củ hành của các nhà thờ Hồi giáo nói chung mà là các chồi hình chữ nhật hình vòm, tương tự như các mái nhà và nhà thờ Hồi giáo Katangka Bugus

 
Cái tên Al-Markaz Al-lslami gắn liền với tên của cựu Chủ tịch UBND: Tổng M. Jusuf, người khởi của các ý tưởng về việc xây dựng các hợp chất nhà thờ Hồi giáo và giáo dục Hồi giáo thành một. Vì vậy nhà thờ hồi giáo Al-Markaz Al-lslami được sử dụng vào rất nhiều mục đích trong việc gìn giữ và phát triển đạo Hồi như một Trung tâm văn hóa Hồi giáo ở Makassar. Do đó du khách khi đến đây ngoài việc thưởng thức kiến trúc tráng lệ của nhà thờ còn có thể theo dõi nhiều cuộc thi như trống gõ, đua azan, thuộc lòng kinh Koran...

Và nếu gặp gỡ các cháu gái đạo Hồi ở đây thì đừng ngạc nhiên vì độ xì teen điệu đà cũng như tạo dáng hết mình như thế này nhá (c)




Tớ thì vẫn choáng toàn tập vì trong hình dung về những phụ nữ theo đạo Hồi (và cũng đã có cơ hội tiếp xúc với khu dân cư theo đạo này) thì thường là những tấm khăn phủ kín hoặc những bóng dáng âm thầm lặng lẽ di chuyển, luôn nhìn thẳng hoặc cụp mắt khi tiếp xúc với người khác đặc biệt người lạ, kín đáo hết sức, né tránh để lộ trạng thái cảm xúc hay cơ thể dù chỉ là gương mặt ở nơi công cộng... Đến đây thì các em bé này không những thích tiếp xúc, thích chụp ảnh mà còn hoạt náo nhiệt tình tạo dáng...vô đối, và dĩ nhiên là...xinh (wait)





Một nhắc nhở nhỏ là khi vào các nhà thờ hồi giáo bạn sẽ phải để giày dép ở ngoài, không mặc đồ ngắn hay bán nhiều da thịt. Ở đây lên đến nửa bậc cầu thang vào sảnh lớn sẽ có các cậu bé chơi quanh đấy nhắc việc bỏ giày dép và tỏ ý muốn giữ hộ, mọi người lưu ý nhé, các bạn trẻ này sẽ đòi tiền khi quay ra. Tớ không biết là nếu nhất quyết không trả thì sẽ thế nào nhưng bọn tớ cứ vài ba người lại trả có các bạn ấy mấy đồng lẻ, có bạn nì nèo nhưng cũng chỉ theo bọn tớ đến hết cầu thang rồi thôi chứ không nằng nặc bám riết. Vì vậy theo thiển ý của tớ, nếu vào, vui thì tập trung hết giày dép 1 chỗ cùng đưa cho 1 - 2 bạn nào đấy và ra trả chung, còn không có cái túi thả vào mang để sát mép cửa hoặc nhét vào balo cho tiện.
 
Nhà thờ Hồi giáo Amirul Mukminin hay còn được biết đến với cái tên Floating Mosque hoặc Makassar Great Mosque bởi sự đặc trưng về vị trí xây dựng cũng như mong muốn thu hút khách du lịch vào bãi biển Losari mà chính quyền thành phố đã định hướng. Ai đến đây cũng phải đánh dấu với dòng chữ City Makassar bằng bê tông sơn đỏ tươi ở khu công viên sát bờ biển này với bóng mái vòm quen thuộc màu xanh nước biển đằng sau của Floating Mosque đằng sau


Nhà thờ có 3 tầng này được xây dựng trên biển với 164 cột trụ cho 1.683m2. Sức chứa của nhà thờ có thể lên đến khoảng 400 tín đồ và là vị trí đắc địa cho việc ngắm hoàng hôn.


Có lẽ vì nằm trong quần thể cảnh quan quanh bãi biển với một loạt nhà hàng khách sạn chạy theo con đường dọc bờ biển này mà khách du lịch thường thưởng ngoạn nhà thờ từ trên cao khi mặt trời buông dần và đèn sáng lên làm cho nhà thờ lung linh trên mặt nước như một cung điện nhỏ trong truyện cổ tích. Vì thế mọi người có vẻ thích thú với cái tên Floating Mosque hơn và chỉ với từ khóa này khi tìm kiếm chủ yếu sẽ là những hình ảnh lấp lánh nhờ sự tương phản của mặt nước với ánh đèn. Rất tiếc bọn tớ nhớn nhác ra đấy vào giữa trưa oi nóng nên chỉ oánh võng ở ban công nhô ra phía biển ngắm sóng được vài phút, ôm chữ Makassar to đùng check in rồi nhanh chóng tìm vào bóng mát trong nhà thờ.

Trước khi vào sẽ phải tháo giày dép gửi ở phía ngoài nơi có người thu và cất lên trên giá cẩn thận, ở đây không mất tiền cho việc này nhá. Có 2 cửa ngách để rửa chân tay thật sạch trước khi vào lễ ngay phía trong sát cửa ra vào. Lúc này bọn tớ chỉ cần có thế: nước mát và chỗ ngồi gió lộng yên ả. Như các nhà thờ khác ở đây, cả một sảnh đường rộng sạch bóng thoáng đãng, không có nhiều đồ đạc và các cửa sổ bao quanh đều giúp ta nhìn thấy biển. Các tín đồ ngồi đều tăm tắp đọc kinh như một bản hòa ca.


Có lẽ đã quá quen với việc các du khách ngơ ngác, rón rén hay hồ hởi tò mò vào thăm quan nên dù có một lũ lốc nhốc mặt mũi đỏ gay, mồ hôi đầm đìa đang ngồi áp người vào tường vào sàn đá mát rượi họ cũng vẫn chậm rãi cầu nguyện với sự kính cẩn nhưng thân thuộc như hơi thở.
Có một điều tớ hơi thắc mắc một chút là nhà thờ Hồi giáo không cho phép nữ giới được bước vào thì ở Al-Markaz Al-lslami Mosque vẫn thấy có các bé gái đang đi học ở trong đó (tớ nghĩ chắc vì đấy là nơi kết hợp cầu nguyện cũng như giáo dục và các hoạt động văn hóa khác) và ở đây thấy có 1 vài bạn nữ quấn khăn quanh quẩn phía trong dù không ngồi cầu nguyện. Có khi nào đấy là các bạn guide hay cũng là khách đến thăm quan vì đây chính là điểm mọi người rất hay ghé qua, trèo lên trên theo cầu thang phía 2 bên để ngắm cảnh biển cũng như hoàng hôn không nhỉ :shrug::shrug:
 
3. Cảng Paotere là một cảng biển cũ vẫn còn hoạt động nằm trong 13 phân khu gần eo biển Makassar. Cả bến cảng tràn ngập những con thuyền Pinisi truyền thống của người Indo (Pinisi là thuyền truyền thống làm bằng gỗ chất lượng cao do thợ thủ công có tay nghề cao làm ra).

Bọn tớ vào cảng và nhe răng cười làm quen, hoa tay múa chân ý bảo vào thăm quan, chắc các bạn ấy thấy lạ không hiểu có gì để xem nên cho qua với bộ mặt biến thành 1 dấu hỏi to đùng. Có lẽ lần sau nếu có ai vào thì cứ thử chìa cái ảnh của bạn bảo vệ này ra làm thân cho tình cảm nhá


Những chiếc tàu hiên ngang cùng nắng gió




To hay nhỏ đều lóng lánh trong ráng chiều, nếu có ánh hoàng hôn nữa thì thật tuyệt



Những người bốc vác đưa hàng và nguyên - nhiên liệu lên tàu


Chân dung một người bốc vác rất gần gũi với nét mặt tươi tắn


Trên đường đi bộ thong dong qua đoạn chợ gần cảng treo bán đầy cá khô, bọn tớ bị hấp dẫn bởi mùi cá nướng thơm lừng với khói nghi ngút ở 1 quán bên đường. Nhìn nhau và ngầm chốt hạ cái rụp, cả bọn sà vào giao lưu với ẩm thực địa phương. Ai ăn loại gì sang nhà bên cạnh chỉ: một số loại cá, tôm, mực, bạch tuộc, bánh như bánh giò gói dài nướng, nhân cá. Tôm mỗi xâu 5 con, đồng giá, cá bán theo cân. Họ không nói được tiếng Anh nên bọn tớ lại dùng bài nhìn bàn bên để gọi. Chắc đây là quán ăn có vẻ khá nổi tiếng dân bản địa nên thấy khá đông, xẹ cộ đỗ tấp nập. Mặc dù nhìn mặt bọn tớ khá giống dân bản địa nhưng cái sự lơ ngơ và ngôn ngữ khác vẫn làm các bạn phục vụ và thực khách khá quan tâm. Bọn tớ thì chỉ quan tâm đến... đồ ăn. Các loại nước chấm đồ nướng ở đây rất ngon, đậm đà và lạ vị.

Chả hiểu sao đống ảnh ở Makassar của tớ nó đi đâu hết, có chụp cái biển quán ăn đánh dấu bữa no nê và khá rẻ này lại mà giờ không tìm thấy cái nào. Thôi mọi người nhìn tạm ảnh nướng đồ của bạn trong đoàn nhá. Cái khay và giá nướng này bên ngoài dài gấp 3 lần trong ảnh nhá, quán này gần cây cầu nhỏ bắt qua lạch, đi từ trong cảng ra rẽ phải, nằm bên trái đường nhá

 
Last edited:
Tiếc quá bọn mình không có thì giờ dành cho Makassar. Hôm cuối chỉ vội vàng ăn trưa, đi ngang và nhìn vào Fort, chui vào tiệm massage, thế là hết Makassar :D
 
Bọn tớ đi kiểu hì hụi ngắm nghía, hì hụi tìm hiểu và cũng vì tâm lý kiểu bỏ công đi như thế này không dễ nên cũng có tí sục sạo ấy Pink ạ. Thực ra cũng không có nhiều thông tin về nơi chốn ăn chơi ở đây nên Nữ hoàng lọ mọ Nheva phối hợp với Nữ hoàng Bintang tra cứu từ Tripadvisor đến hỏi anh Gúc và lấy bản đồ tự tìm tòi cân nhắc đánh giá chất lượng dù chả có nhiều chỉ dẫn cho lắm mới đi tung tóe được thế. Còn cả như tớ thì chỉ được đi được ăn là tớn tác rồi, gật tuốt, mệt thì ăn vạ một chỗ đòi ăn với uống thôi, hehe. Được cái nửa đoàn toàn người năng nổ và có kinh nghiệm lại chu đáo nên nửa còn lại(tất nhiên là có tớ) toàn hớn hở đi theo và gật là chính :D.

Note: Đợt tháng 4 năm nay tớ nghe đồn là Indo đang hạn chế và cấm bán bia ở 1 số điểm bán hàng tiện lợi vì đây là một thứ đồ uống mà đạo Hồi cấm sử dụng. Đây là loại bia được ưa chuộng và phổ biến rất rộng lớn trên đất nước này và đấy là lẽ đương nhiên vì nó rất ngon, chẹp
 
Troài, nhóm bạn chắc đi cũng sau bọn tớ ít thôi nhỉ, các bạn này lại áp dụng chiêu trò cũ ra nữa. Vậy phải nhắc các đoàn đi sau phải làm thanh niên cứng thôi chứ kiểu cục bộ định quay tiền thế này thì chít.
Bọn tớ yêu cầu gọi ĐSQ VN, bảo công văn yêu cầu khách quốc tế tại sao không có tiếng Anh để bọn tao hiểu được luật và lý do có yêu cầu này, rồi nào là nếu có gì đặc biệt hãng tàu phải có thông báo khi bọn tao đặt vé đến đây, nếu không đồng ý mày phải yêu cầu hãng tàu hoàn trả tiền vé cho bọn tao, rồi đi dài ngày bọn tao nhiều gái không bao giờ dám mang nhiều tiền mặt theo người vì nguy hiểm, xòe cho xem đống thẻ và visa các nước, cho xem cả mail xác nhận các chi phí chuyến đi trước...bla...bla..., cứ bắn tằng tằng dứt khoát, lúc đầu cứng, về sau mềm nhưng chắc chắn.
Để tớ up cái ảnh nhóm hải quan và sếp của các bạn đấy lên để mọi người nhận diện trước khi đến mà chuẩn bị tinh thần chiến đấu.

@Chị Nheva ới, tình trạng này vẫn tiếp diễn này, ý kiến với bạn chị đi TT, để thế này các bạn cứ vừa chạm chân đến đã xùy choét quá :(

Pinky làm ơn thông tin đầy đủ về vụ phía Indo bắt trình 2000$ ở cửa khẩu: Đoàn, chuyến bay (từ đâu đến, ký hiệu...), đôi thoại như thế nào để ĐSQ VN có cơ sở chất vấn phía Indo em nhé.
Sbn cũng tra cứu lại hộ chị ký hiệu chuyến bay và viết tường trình ngắn gọn hộ chị nhé, chị sẽ chuyển cho Đại sứ VN tại Indo
 
Nheva: em đã gửi mail vé của chúng ta hôm ý rồi nhá. Ý kiến với anh Tuấn sâu sắc vào ý ạ (NT)

4. Balla Lompoa museum:
Điểm này bọn tớ dành cho ngày về vì vẫn có gần 1 ngày và 1 đêm ở Makassar. Điểm này cách khá xa trung tâm nên đi xe mất rupiad/người.
Được xây dựng trên nền và mô phỏng lại hình ảnh cung điện của Gowa thành lập trong thời kì trị vì của vua Gowa 31 vào năm 1936. Balla Lompoa có nghĩa là ngôi nhà lớn hay ngôi nhà của sự vĩ đại mang kiến trúc điển hình của những ngôi nhà sàn với chiều cao cầu thang tới hơn 2 mét, có nhiều cửa sổ. Các tòa nhà ở đây được hoàn toàn bằng gỗ lim trong khuôn viên hơn 1 héc ta



Bảo tàng chủ yếu trưng bày các hiện vật cũng như nói về lịch sử của triều đại Gowa như: các đời vua, công cụ chiến đấu, trang phục và các bộ sưu tập đá quý của hoàng gia...

Một nhận xét chung về kiến trúc ở Makassar qua các tiến trình lịch sử được dựng lại cho đến nay tớ thấy là sự đơn giản về cả hình thức lẫn nội dung. Tất cả là các đường thẳng khá đơn điệu, không hoa văn, không có các chi tiết điểm nhấn mà tập trung vào nguyên liệu xây dựng và kết cấu lắp ghép. Nét đặc trưng duy nhất của những ngôi nhà là rất nhiều cửa sổ nhỏ và khá cao. Việc thể hiện sự bè thế chủ yếu dựa vào kích cỡ các tòa nhà, có liên quan không nhỉ bởi không gian ở trong nhà và nhà thờ Hồi giáo khá giống nhau về sự đơn giản và rộng lớn. Với sự ham hố các nét trạm trổ tỉ mẩn thì đây có lẽ là những khối kiến trúc không có nhiều hấp dẫn cho lắm.
Tuy nhiên, bù lại màu sắc nhạt nhòa và sự đơn điệu ấy thì bọn tớ gặp được một loạt các bông hoa màu sắc và vui vẻ náo nhiệt này đầy tình cơ và bất ngờ, hehehe


Trời ơi cơ man nào là màu sắc sặc sỡ của các bạn ở nơi khác đến thăm quan trong trang phục truyền thống làm bọn tớ lóa hết cả mắt. Thế là sà vài chụp ảnh và chìm nghỉm trong đó. Giai của đoàn tớ bị các chị em túm lại giữ rịt để chụp ảnh với sự hồ hởi và phấn khích rất... nóng bỏng đủ để thấy nguy cơ của các bạn nữ khi sang đây có vẻ thấp hơn các bạn nam có khi, hí hí.

Trên hành trình đi thăm thú, hầu như lần nào bọn tớ cũng được xe đưa qua một khu phố nhỏ nhưng buôn bán rất tấp nập, các cửa hàng ở đó chủ yếu là bán vàng - đá quý và gần như 100% là người Hoa làm chủ. Bọn tớ chưa có dịp lọ mọ để tìm hiểu dù cũng khá tò mò, chep(NT)(NT)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top