What's new

Lệ Giang-Shangrila kí sự 24/4-3/5/2015

Phần 1: từ Hà Nội vượt biên đến Hà khẩu

Với tôi, từ lúc về lại sống Hà nội, thì ước mong là nếu có cơ hội thì đi du lịch Trung quốc càng nhiều càng tốt. Phần vì gần, trong khi các nước Đông Nam Á xung quanh không quá ấn tượng với tôi, phần vì đất nước Trung hoa huyền bí có quá nhiều danh thắng để xem, để trải nghiệm những gì mà đã xem qua phim, qua truyện, nơi có nền văn hóa khác biệt hẳn với những gì tôi đã đi ở Bắc mỹ, Châu Âu. Nhưng là việc đi du lịch Tàu không phải cứ “xách balo lên là đi” như các nơi khác, với một người chỉ biết tiếng Anh và bập bẹ một xíu tiếng Pháp, còn tiếng Trung nửa câu không biết như tôi. Ngoại trừ những địa danh quá nổi tiếng như Bắc kinh, Thượng hải, Hàng Châu nơi thường xuyên có các công ty du lịch tổ chức và có thể dễ dàng đi đến bằng máy bay, mà tôi lại không thích đi theo tour, những địa điểm khác đều khó đến bằng máy bay nên đi lại bằng đường bộ rất vất vả, hai là rất khó tìm người đồng hành để đi. Sau vài chuyến đi đến các địa danh phía Nam Trung quốc bằng đường bộ, có lẽ điểm đến còn lại phía Nam mà tôi rất muốn đến thăm là thành cổ Lệ Giang thuộc Vân Nam, di tích văn hóa UNESCO, nơi được ví như là “Venice Phương Đông”. Đã từng lang thang ở Venice nên tôi rất muốn có so sánh. Chỉ tiếc là những người bạn hay đồng hành với tôi trong các chuyến đi “phượt “, thì đều đã đi Lệ Giang từ rất lâu rồi. Để tổ chức một chuyến đi mới, cần phải tìm người cùng đi biết tiếng Trung, và nữa, là có thể có thời gian ít nhất 6 ngày nghỉ, đối với tôi là điều rất khó vì công việc không nghỉ dài được.

Đợt nghỉ lễ 30/4 năm nay chính thức được nghỉ 5-6 ngày, nhưng xin nghỉ thêm thứ 2 có thể nghỉ 8-9 ngày, vì mãi không kiếm được bạn đồng hành đi Trung Quốc nên dự định ban đầu của tôi là đi thăm đền thờ Phật giáo Borobodur và núi lửa Bromo ở Indonesia. Nhưng trục trặc về việc mua vé máy bay của Air Asia khiến chuyến đi không thành. May sao, khi vào phuot.vn để tìm người đồng hành đi Indo, tôi lại nhìn thấy có một nhóm đang tìm bạn đồng hành đi Lệ giang và hồ Lugu, và nhóm bạn trẻ đó chấp nhận cho một lão già U40 như tôi đi cùng :)), và trong nhóm đó có người biết tiếng Trung, với tôi thế là đủ. Đã từng có kinh nghiêm khá khá trước đây ở Cửu Trại Câu, Trương Gia Giới, La Bình, tôi nghĩ kiểu gì cũng xoay xỏa được trong bất kì tình huống nào, với người dễ thích nghi như mình. Nhất là khi biết nhóm đi chỉ có từ 6-8 người, là số lượng nhóm tối ưu để chuyến đi tự tổ chức không có tour guide, ít hơn thì hơi buồn còn nhiều hơn thì rất dễ không thống nhất được các vấn đề phát sinh, mỗi người một ý là hỏng chuyến đi.

Do công việc tôi không ở Hà nội, nên các lần họp nhóm chuẩn bị cho chuyến đi tôi đã không thể tham dự, tất cả công việc chuẩn bị đều nhờ hết vào các bạn trong nhóm và trao đổi qua email. Có hai điều tôi lo nhất là việc mua vé tàu nội địa, và đặt phòng khách sạn, vì đợt đi đó gần sát trùng với kì nghỉ lễ 1/5 ở Trung quốc, theo kinh nghiệm xương máu của tôi đợt đi La bình, là hầu như rất khó mua vé tàu trong các kì nghỉ lễ dài, có lẽ còn sốt vé hơn Tết ở Việt nam. May sao, nhờ có người quen bên Trung Quốc và mua vé qua mạng giờ cũng tiện, chỉ có hơi khó khăn trong việc chuyển tiền trả cho người ở bên đó mua vé giúp, nhưng cuối cùng cũng chuyển được nhờ dịch vụ của Phú Vân ở Lương Ngọc quyến, nhân thể mua ND tệ ở đó luôn. Ban đầu tôi cũng hơi lo về công tác tổ chức, vì công việc quá bận không họp mặt được với các bạn, vả lại chưa gặp mặt bao giờ, nên đành để cho các bạn trong đoàn lo hoàn toàn, nhưng lần gặp được các bạn trong nhóm, thì hoàn toàn yên tâm và tin tưởng, các bạn đều là những người rất nhanh nhẹn, đã từng (tự) đi du lịch khá nhiều, có kinh nghiệm, nên mọi thứ chuẩn bị đều suôn sẻ. Từ việc xin visa, làm thẻ sinh viên quốc tế đến tìm hiểu kế hoạch đi lại, đặt khách sạn qua booking.com, các bạn đều làm hết sức gọn nhẹ. Việc làm visa và đặt vé tàu đã xong, và các bạn cũng đã lên lịch trình cho chuyến đi khá kĩ nên tôi hoàn toàn yên tâm phó thác mạng già cho các bạn muốn đưa đi đâu thì đi :)), yên tâm chả có gì để mất trừ tiền. Nói thêm là việc làm thẻ sinh viên quốc tế (mất đâu 60 nghìn), để hi vọng giảm tiền mua vé vào danh lam thắng cảnh, nhưng dân Tàu nó còn là thầy của mình vì mấy trò ma mãnh, nên sẽ kiểm tra rất kĩ cả ngày sinh trong hộ chiếu, chỉ có ai dưới 25 tuổi mới được giảm giá vé thắng cảnh, và không phải nơi nào cũng được giảm. Việc xin visa cũng khá vui, làm qua dịch vụ của một công ty du lịch, nhưng hình như họ đòi 70$, và khi có người quen giới thiệu thì còn 65$, làm các bạn đã trót trả 70$ rất bức xúc kiên quyết đòi lại 5$.

Lịch trình ban đầu của nhóm là đi Lệ giang, sau đó sẽ đi hồ Lugu, nơi có bộ tộc Baxi theo chế độ mẫu hệ, là nơi tương truyền là Tây lương nữ quốc trong phim Tây du kí mà phụ nữ rất đẹp và quyến rũ (làm các giai như tôi rất háo hức), tuy nhiên kiểm tra tình hình thời tiết thì mấy ngày đó trời có thể có mưa, vì thế nhóm quyết định đến Lệ Giang rồi sẽ quyết định lịch trình có thể đi Lugu hay chuyển đi Shangri-la như đại đa số các đoàn khác. Các thành viên trong nhóm cũng phân nhau đảm trách việc mua đồ ăn mang theo, download bản đồ (trong nhóm có bạn tìm ra bản đồ mapme dùng offline trong nội địa Trung quốc khá tiện, khi mà google map không dùng được ở TQ), từ điển tiếng trung trên smartphone, in một số câu thông dụng Anh-Trung để hỏi, v.v đều đã xong, giờ chỉ việc là xách ba lô (và tiền) để đi. Chốt quân số cuối cùng đoàn là 7 người, 3 nam bốn nữ, ngoài trưởng lão tuy già nhưng vẫn hơi teen như tôi ,thì có thêm hai bạn nam nữ đầu 8x , còn lại đều là các bạn đều trẻ sinh năm 88-90, và có thể sẽ có một người nữa tham gia sau khi qua biên giới, để đủ cân bẵng nam nữ, 4 nam 4 nữ tổng 8 người là con số quá đẹp cho một nhóm đi, ngay việc số người tham gia đầu tiên đã cảm thấy thuận lợi nên hi vọng mọi thứ sẽ ổn, chưa kế con số 8 cũng là just-right cho việc đi lại sau này sẽ kể.

Chặng đầu tiên là Hà nội –Lào cai, theo nhà xe giường nằm Hải vân (vé 230 nghìn/người), xuất phát từ bến Mỹ Đình lúc 10h tối thứ 6 ngày 24/4 và đến Lào Cai lúc tầm 2-3 giờ sáng. Tuy nhiên thì đây là thời gian có lẽ là không hợp lý lắm khi cửa khẩu Lào Cai chỉ làm việc từ 7h sáng, vì thế nên từ lúc đến Lào Cai sẽ phải vật vờ chờ đến sáng ở xung quanh ga/bến xe trong khi đúng lúc buồn ngủ nhất. Có thể có một lựa chọn khác cho các đoàn lần sau đi qua Lào Cai là đặt riêng xe VIP của Sao Việt, xe 9 chỗ, rất rộng rãi, tiện nghi với giá khoảng 2.7tr cho cả chuyến, đi sẽ chỉ mất tầm 3-3.5 tiếng đường cao tốc và có thể đặt xe đi từ 2-3 giờ đến Lào Cai tầm 6h, ăn sáng rồi qua cửa khẩu luôn, có thêm thờin gian nghỉ ngơi ngủ sớm trước ở nhà. Còn nếu đi xe khách, có lẽ nên thuê một phòng ở nhà nghỉ xung quanh bến xe nghỉ vài tiếng lấy sức đến 6h, cũng rẻ, đỡ mệt và không phải lang thang vạ vật.

Quay lại chuyến đi, đúng 9h15, tất cả đã có mặt ở bến xe như đã hẹn, cao su chỉ 15’ so với kế hoạch 9h là quá ấn tượng với đoàn có những 4 nữ . Với tôi, dự kiến là về Hà nội từ 5h chiều nhưng cuối cùng công việc quá bận, đến 7:30 tối mới có mặt ở nhà, một tiếng cả tắm rửa, ăn tối và chuẩn bị đồ đạc quần áo, máy ảnh cho thời gian 8 ngày là thời gian quá gấp, may là đồ vệ sinh cá nhân đã luôn nằm trong toilet bag, quần áo du lịch hay phượt cũng đã nằm trong ngăn tủ riêng, không quên gì, mà có quên thì những thứ quan trọng nhất là hộ chiếu và tiền, điện thoại luôn được checked trước khi xuất phát, cộng thêm máy ảnh nữa là xong, quên các thứ khác thì thôi.
Xe khách vẫn đi lộ trình theo quốc lộ 2, khá chậm, phải đến Phú Thọ, sau khi qua trạm nghỉ thì mới nhập lên cao tốc Hà Nội-Lào Cai. Cả đoàn mắt nhắm mắt mở xuống xe đi vệ sinh cá nhân, tại trạm nghỉ, ăn uống dọc đường sợ nhất vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhất là đi du lịch có vấn đề bụng dạ là rất dở, nhìn xung quanh rất nhiều hàng ngô luộc với bánh bao còn nóng hổi, có lẽ lành nhất là ngô luộc nên mỗi người một bắp ngô 10 nghìn lót dạ, đảm bảo yên tâm ngủ đến đến cuối bến.

Sau khi ăn ngô xong, lên xe, phần vì mệt, trời tối, nên cả đoàn chỉ mở mắt khi đã đến Lào Cai. Xuống xe lúc tầm gần 3h sáng, cả đoàn vào một quán phở ngay tại bến xe, cũng không chờ đợi gì ở chất lượng phở tại các bến xe, ga tầu, nhất là phở ở ngoài hà nội thì hi vọng gì ngon, nên cả đoàn chỉ gọi là ăn nóng lấy sức cho tỉnh táo và có chỗ nghỉ ngơi. Sau tầm hơn 2 tiếng gà gật ở quán, bọn tôi quyết định gọi taxi ra cửa khẩu để có thể qua biên giới càng sớm càng tốt, không phải chờ đợi. Từ bến xe ra cửa khẩu Hà khẩu mất đâu 40 ngàn một xe. Đến cửa khẩu, quá sớm để làm thủ tục, và cũng không thể ngồi trong phòng chờ khi nhân viên đuổi ồi ồi ra ngoài để lau nhà, ngoài trời bắt đầu mưa mỗi lúc một nặng hạt, cả đoàn đã vào đền Mẫu để cầu Thánh Mẫu phù hộ độ trì cho chuyến đi tốt đẹp, đặc biệt là thời tiết. Sau đó, là đoàn lại ra trú các quán gần đó và tiện thể ăn sáng, bánh cuốn và bún chả tùy khẩu vị. Nhìn trời mưa sụt sùi, cũng thấy hơi lo lo, đi du lịch chán nhất là gặp trời mưa.

Gần 7h, cả đoàn quay lại phòng xuất cảnh của Hải quan của khẩu để xếp hàng, để cho nhanh sang kịp tàu đi Côn Minh, cả nhóm quyết định dùng dịch vụ làm nhanh của cò, cả nhóm 7 người đâu mất độ 550 nghìn, chờ 15-20’ thì cũng có hộ chiều để xuất hàng qua biên giới, hình như dùng hộ chiếu và visa thì đắt hơn giấy thông hành. Thuê hai taxi từ cửa khẩu Hà khẩu đến ga tàu Hà khẩu, hình như mất 30 tệ cho một xe, cũng không phải quá đắt khi đường đi cũng phải tầm 6-7km.

Theo lịch ban đầu cả nhóm sẽ bắt chuyến tàu đi Côn Minh tầm khoảng 10h sáng, đề phòng gặp trục trặc chờ đợi ở cửa khẩu, nhưng đến ga tàu thì cũng tầm 8:30, vừa kịp đổi vé đi chuyến sớm hơn lúc hơn 9h. Đến lúc này thì bắt đầu có chuyện, giai to khỏe đẹp giai nhất đoàn không hiểu là do bắp ngô hay lí do gì, mà thấy mất hút trong nhà vệ sinh, chờ mãi không thấy ra, chỉ đến khi sát nút tàu chạy mới thấy xuất hiện, vừa để kịp lao lên tàu, đúng là người ta gọi bị Tào tháo đuổi cũng đúng :LL. Và bắt đầu từ đây là hành trình cả ngày trên chặng đường đi Côn Minh.
(còn tiếp)
 
Last edited:
Tôi phải xin lỗi vì trên quãng đường đi, phần lớn cảnh không có gì đặc biệt hứng thú với tôi, nên tôi không bõ rút máy ra chụp, chỉ có vài cái của các bạn cùng đoàn bằng iphone. Lần sau sẽ rút kinh nghiệm chụp bằng iphone thần thánh ảnh tư liệu. Vả lại, những phần đầu ngoài kể chuyện, tôi muốn kèm các thông tin để làm tham khảo cho các bạn đi sau, nên sẽ hơi nhiều chữ :)), sẽ bù ảnh ở các phần tiếp sau khi đến Lệ Giang

Phần 2: từ Hà khẩu-Côn Minh- Lệ Giang: trên từng cây số
Tàu Hà khẩu-Côn Minh, thời gian khoảng 7-8 tiếng, theo lịch trình đến Côn Minh khoảng 3h chiều. Đoàn chỉ mua được ghế cứng không mua được giường nằm, nhưng ghế trên tàu cũng mềm chả kém gì tàu ghế mềm ở Việt nam. Đặc biệt là giá vé tàu ở Trung quốc rất rẻ không biết có phải tàu là phương tiện đi lại chủ yếu của đại chúng nên chính phủ trợ giá cho không nhưng giá vé rẻ hơn Việt nam, giá vé tàu 75 tệ (220 nghìn vnd) cho gần 500km từ Hà khẩu đi Côn Minh. Các thành viên trong đoàn đa số đều thiếu ngủ và mệt sau chuyến đi xe đêm nên đều ngủ gà gật hết ở ghế, may tàu vắng nên có người chiếm được cả ghế trống thì đánh một giấc, khác hẳn với cảnh chật ních, đứng ngồi la liệt như hồi Tết âm lịch vài năm trước tôi đi từ Nam Ninh đến La Bình để ngắm hoa cải. Thực ra đường đi đến Côn Minh cũng không có mấy cảnh thú vị để nhìn, chỉ khác là tàu Trung quốc chạy bằng điện , khá êm, và đường sắt Trung quốc đã được nắn lại rất thẳng, vì thế nên rất nhiều hầm qua núi, và mỗi lần qua hầm thì hơi ù tai do giảm áp suất. Cảnh ở Vân nam lúc tàu đi qua thì ngoài những cánh đồng toàn cây lựu đang ra hoa, không có gì đặc biệt, vùng nông thôn phía nam nhà cửa cũng gần giống việt nam,, đa số nghèo . Đồ ăn trên tàu có bán cơm suất 20 tệ/suất, nhưng đoàn đã chuẩn bị nên đều ăn đồ ăn nhanh mang theo, vì biết cơm trên Tàu không hợp khẩu vị và cũng không ngon lành gì nên cứ bánh mỳ, xúc xích visan, và pate đã mang theo mà chén.
11542328_10200712867820262_1412108414_o_zpsy1jzni34.jpg

Quãng đường đi từ Hà khẩu đến Côn Minh, phần vì mệt, phần vì không có gì đặc sắc, nên khá tẻ nhạt và tôi bắt đầu thấy sốt ruột, do dù mệt nhưng cũng không ngủ được trên tàu, bắt đầu tiếc vì quên không mang sách đi đọc. Nói thêm trên tàu cả nhóm cũng có gặp hai anh em người Việt, cô em gái nhân dịp nghỉ lễ sang thăm anh đang là sinh viên học y học dân tộc cổ truyền ở Côn minh đã 4-5 năm. Và sau khi cả đoàn ngủ nghê xong xuôi, bắt đầu hỏi cậu anh là thổ dân về ăn uống và chơi bời ở thủ phủ tỉnh Vân Nam, cả nhóm sẽ có khoảng 5 tiếng ở Côn minh trước khi lên tàu lúc 10 tối đến Lệ giang. Cậu anh có nói ra chơi ở công viên trung tâm gì đó ở trong thành phố, và còn có cái hồ rất lớn, nhưng xem ra có vẻ cũng không có gì đặc biệt, riêng về ăn uống thì cậu đó có gì tờ giấy mấy quán ăn lẩu ở thành phố, nếu không nhầm là lẩu cua hay dê đặc sản của vùng. Thôi cứ biết thế, đến rồi tính. Kì thực với Côn Minh, tôi cũng không quá chú tâm, vì không phải mục đích chính của chuyến đi này.
Càng đến gần Côn Minh, trời càng xầm xì và mưa nặng hạt, tàu đã bắt đầu đi qua cái hồ lớn gần đó mà lúc trước cậu sinh viên nói, nhưng cảnh trông khá ảm đạm. Và cũng là lúc tôi bắt đầu cảm thấy có vấn đề về bụng dạ, bụng đau quặn thắt, mà rõ rang tôi đã ăn uống rất cẩn thận. lấy vội giấy vệ sinh mang theo tôi đi đến cuối toa vào nhà vệ sinh, nhưng nhà vệ sinh có tín hiệu bận. Nói luôn là đi trung quốc, đi ở các bến xe, ga tầu hay trên tàu, bạn nên mang giấy vệ sinh. Kiểm tra vệ sinh toa bên cạnh, cũng thấy đóng cửa, và tôi chợt nhận ra là tàu đã gần vào thành phố, thì nhân viên toa xe sẽ khóa hết các cửa nhà vê sinh. Có lẽ đoạn đường còn lại là một trong những khoảng thời gian dài nhất mà tôi phải chịu đựng. khi tàu vào ga, cũng là lúc tôi vắt chân lên cổ, bỏ hết các bạn cùng đoàn để tìm vào nhà vệ sinh. Ga Côn minh khá rộng, và phải mất một thời gian khá dài tôi mới tìm được chỗ cần đến. Nói thêm, là nhà vệ sinh ở các ga tàu trung quốc bẩn kinh hoàng, ở Côn Minh bạn phải trả tiền để đi vệ sinh, nhưng cũng không sạch hơn bao nhiêu. Trừ trường hợp bần cũng, có lẽ nên khi cần đi vệ sinh nên tìm bên ngoài ở các nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn nơi sạch sẽ hơn. Tất nhiên là đi du lịch cũng nhiều, nên các loại thuốc đau bụng, cảm sốt nhức đầu tôi luôn có bên mình.

Ra khỏi ga, điều đầu tiên cả đoàn phải làm là đi lấy vé tàu đã mua online, để tránh phe vé, bên Tàu có cách khá hiệu quả là mỗi người chỉ được mua một vé, có gắn với số chứng minh hay hộ chiếu, tôi nghĩ cái gì mình cũng học của Tàu riêng cái này sao ngành đường sắt không học từ trước, giờ mới bắt đàu áp dụng mà cũng vẫn chưa hết phiền hà khi ra lấy vé. Sau đó chúng tôi muốn đi mua SIM điện thoại để gọi liên lạc với thành viên nam cuối cùng của đoàn, đã hẹn trước ở Côn minh. Nhưng việc mua và đăng ký SIM điện thoại ở Trung Quốc với hộ chiếu nước ngoài cực phức tạp, và phức tạp hơn nếu bạn muốn đăng ký gọi ra nước ngoài. Có lẽ bên này họ kiểm soát thông tin chặt chẽ hơn ở VIệt nam chăng, ít nhất là ở Việt nam khách du lịch mua sim điện thoại khá dễ dàng.

Mất một thời gian loay hoay với sim điện thoại, chúng tôi đã liên lạc được với thành viên cuối gia nhập nhóm, một chàng trai quê Bình phước đang làm việc ở Sai gòn. Bây giờ cũng là hơn 4 giờ chiều, và chuyến tàu tiếp đi Lệ Giang thì phải 10 giờ mới chạy, nên chúng tôi ra ngoài ga để tìm cách đi ra các địa điểm ăn uống và vui chơi do cậu sinh viên Việt nam giới thiệu. NHưng khi chìa cái địa chỉ các địa điểm ăn uống ra, thì cánh lái xe taxi lặc đầu quầy quậy có vẻ không biết địa chỉ đó. Cũng đã thấm mệt, lại bắt đầu đói, chúng tôi quyết định không đi lang thang thăm thú nữa mà đi ăn luôn. Định thuê hai cái taxi dù, để họ đưa đến quán lẩu nào đó, không nhớ là lẩu dê hay cua, nhưng rồi không hiểu thế nào mà cả đoàn lại đổi ý, quyết định đi bộ để ăn các quán xung quanh ga. Vả lại bạn đồng hành mới nhập đoàn do vừa ăn, nên không muốn ăn uống hoành tráng như đội chúng tôi đã đói mèm do chỉ ăn trưa bằng mấy cái xúc xích và vài lát bánh mì mang theo. Cả đoàn lếch thếch đói, mệt và trời thì mưa lâm thâm. Quang cảnh xung quanh ga ở thủ phủ của Vân nam, với tôi không ấn tượng lắm, mặc dù khá hơn Nam ninh thủ phủ Quảng Tây nhưng vẫn có cảm giác lộn xộn, bẩn thỉu, nhà cửa cũng cũ, không quá hiện đại. Tôi cũng không biết là cac địa danh khi đi thăm Côn minh của các tua du lịch sẽ thế nào, chứ chỉ nhìn xung quanh ga thì với tôi chả có gì đáng xem.
11655717_10200712867900264_1672929763_o_zpse2g76rfq.jpg


Đi một hồi thì vừa đói vừa mệt, cả đoàn cuối cùng đến khu khá nhiều đồ hiệu, có vẻ sang trọng, và có một nhà hàng trên tầng ba của siêu thị, nhìn bán steak, cả lũ thống nhất đi vào, ít nhất thì cũng có chỗ trú mưa, và ăn nạp năng lượng cho cái dạ dày lép kẹp, mặc dù giá hơi đắt so với dự kiến 30 tệ/bữa, một suất ở đây là gần 70 tệ, không sao, coi như bù bữa trưa.

Các món ăn ở đây, có lẽ có mùi đặc trưng rất khó ăn, một loại gia vị tôi cũng không biết tên nhưng sẽ luôn phảng phất suốt cả quãng đường đi, mà tôi gọi là mùi Tạng. Tuy nhiên, do đói, cũng phải cố mà ăn lấy sức. Cả đoàn ăn xong, thì ngồi luôn trong quán nghỉ ngơi, đến tầm 8:30 gần 9h mới bắt đầu xuống bắt taxi ra ga. May là cả đoàn có một bạn nữ và bạn trai Bình Dương là biết tiếng Trung, nên 8 người chia hai taxi cũng không sợ lạc. Tuy nhiên khi vẫy taxi mãi không được, thì phát hiện ra loại xe tám chỗ rẻ chả khác gì taxi, và loại xe này sau này sẽ là phương tiện quá tiết kiệm và hữu dụng khi di chuyển cả đoàn sau này.

Ga Côn Minh, thủ phủ của tỈnh nên khá lớn, dĩ nhiên, sau thời gian ăn uống nghỉ ngơi, đi vào ga tàu, qua cửa kiểm soát, lúc ngồi chờ các bạn nữ tranh thủ chụp vài kiểu ảnh kỉ niệm với biểu tượng ở ga Côn Minh, hình như là con trâu hay ngựa gì đó).
11655245_10152929898444109_1991847929_n_zpslsfhbpj6.jpg

11212476_10152929898279109_878716705_n_zpskzuelxba.jpg

Chúng tôi mua vé tàu nằm, không hiểu sao không thể đặt được tất cả tầng 1, mặc dù mua cũng khá sớm, nên 7 người thì có cả tầng 1, 2 ,3 đủ cả, cùng toa mà lại không cùng khoang. Nói thêm là có một cái tôi thấy thích tàu Việt hơn, là cabin giường nằm trong các chuyến LÀo cái hay vào Nam đều có cửa, khi ngủ có thể chốt, trong khi Tàu Trung quốc, ngoài một số toa hạng sang, 4 giường môt cabin, là có cửa riêng, các toa tàu giường nằm đều không có cửa. Tôi đã đi tàu đêm đi Trương Gia giới từ nam Ninh, giờ đến Lệ giang, ngủ thì ngủ nhưng có cảm giác không yên tâm với đồ đạc của mình ở trên kệ hành lý, nếu chẳng may ban đêm có khách nào trong toa lấy trộm thì cũng khó mà biết được, ơn giời, các chuyến cả đi lẫn về máy ảnh và đổ đạc của tôi đều ổn. À, lại nói đồng chí mới gia nhập đoàn, do sau khi ăn tối xong với đoàn ra tàu mới mua vé đi Lệ giang, vì thể nên không thể có vé giường nằm, đành phải mua vé ngồi và ở toa khác với đoàn, thế cũng là may, không bị tụt lại thì rắc rối. Khi lên tàu, trong toa của tôi có một số giường trống, tôi nghĩ là sẽ có người lên ga sau, nhưng không phải, có lẽ có người bỏ vé không đi được. Và mọi người trong đoàn tiếc và thương anh bạn đồng hành, phải ngồi cả đêm trong khi có thể mua được vé nằm. Các toa tàu nằm có thể thông nhau, nhưng toa ngồi và toa nằm sẽ có soát vé rất chặt vả ở xa nhau, vì thế dù muốn chúng tôi cũng không có cách gì liên lạc được để gọi thành viên mới lên cùng toa với đoàn. Nhưng hóa ra nỗi lo lắng cuả chúng tôi lại thừa, hôm sau khi gặp lại, anh bạn cũng mua được vé nắm ở trên tàu, chắc các toa nằm gần đó cũng có giường trống, và kiểm soát vé sẽ cho một số người mua vé nằm, thật may là anh chàng biết tiếng Trung, nên khi nghe thông báo là biết, chứ như chúng tôi thì mù tịt, và chắc chắn sẽ ngồi ghế cả đêm trên tàu.

Lên tàu môt lát thì cũng là lúc đèn trong khoang tắt, trên tàu cứ 11h đêm các toa đều tắt, vì thế chúng tôi cũng tranh thủ ngủ, dù sao cả ngày trên đường cũng mệt rồi.
 
Xin lỗi vì cả hơn tháng tôi mới quay lại topic này, vì công việc bận, lại có nhiều xáo trộn, không có thời gian ngồi lọc ảnh , khi mà khác với những bài dài dằng dặc toàn chữ như trước , lần này là một bài phóng sự bằng ảnh, để các bạn cảm nhận.

Phần 3: Lang thang ngày đầu ở Thúc Hà cổ trấn

Khi cả đoàn thức dậy, tàu đã tới gần ga Đại lý, quê hương của Đoàn Dự và Nhất Dương chỉ và Lục Mạch Thần kiếm trong Thiên long bát bộ của Kim Dung. Chừng hơn tiếng nữa, tàu đã tới Lệ Giang. Lúc đó khoảng hơn 8h, chúng tôi cũng là những người lục tục ra khoỉ ga sau cùng. Trời ở lệ giang đang mưa nhỏ, ẩm ướt, có vẻ hơi ảm đạm, nhưng cũng không đến nỗi quá xấu.

DSC_2056_zpskzaxsbyu.jpg

11652038_10152929898709109_767050093_n_zps5dnhhddr.jpg


Cả đoàn đến ga LỆ Giang

Sau khi vào phòng vé tại ga lấy về chiều về, cả đoàn ra bắt taxi đi về khách sạn đã đặt trước ở Thúc hà (shushe). Ở Lệ Giang có vài cổ trấn, Thúc Hà, Bạch Sa và Đại Nghiên, chính là cổ thành Lệ Giang hay được nhắc tới như là Venice Phương đông, trong đó chúng tôi sẽ ở Thúc Hà ngày đầu tiên.

Ở các ga/bến tàu hay trên đường phố , ngoài các taxi 4 chỗ, còn có loại xe mà tôi không biết có phải xe dù không, nhưng là xe tám chỗ và giá khá rẻ , ngang taxi 4 chỗ, có thể mặc cả, vì thể nên khá tiện cho cả đoàn chúng tôi ngồi hết lên cả một xe nếu ít đồ đạc, tuy hơi chật tí nhưng tiện, còn nếu phải mang đủ thứ lình kỉnh thì có thể gọi hai xe. Từ ga về đến Thúc Hà cổ trấn cũng khá xa, chắc cũng phải 7-8km, với giá khoảng hơn 10 tệ/người thì cũng không phải quá đắt, nói chung đi lại ở Trung quốc rẻ hơn Việt nam.

Về đến khách sạn nằm trong thị trấn rìa bên phố cổ đã book trước qua booking.com, chúng tôi thuê hai phòng, khách sạn khá yên tĩnh, sạch sẽ và giá cả rất hợp lý, 200 tệ/đêm cho phòng 4 người, bao gồm cả ăn sáng cơ bản, chủ khách sạn khá dễ chịu, giao tiếp tiếng Anh tốt. Thời tiết lúc này ở Thúc hà hơi lạnh lạnh, lạnh hơn hà nội khá nhiều, thời tiết vẫn lúc mưa lúc tạnh.
khaacutech%20sn%20thuacutec%20hagrave_zpseao9ybfl.jpg


khách sạn nơi chúng tôi nghỉ ở Thúc hà

Chúng tôi nhanh chóng nhận phòng, tắm rửa và ngủ. Khách sạn có wifi, sau khi tắm rửa xong là cập nhật internet sau gần 2 ngày xa rời thế giới văn minh. Nhưng ở trong nội địa trung quốc, google và facebook bị chặn, vì thế nên chúng tôi phải tìm cách dùng các ứng dụng VPN vượt tường lửa cho smartphone, loay hoay một lúc thì cũng tìm ra phần mềm betternet cho phép vào facebook và upload ảnh cho iphone, các bạn dùng android kiếm apps khó hơn, mất một lúc loay hoay mới tìm ra phần mềm có thể cho phép vượt tường lửa và upload ảnh lên facebook. Cập nhật Facebook môt lúc thì cũng lăn ra ngủ, sau hai ngày đi đường , trên xe và tàu gần 2000km, thiếu ngủ, không mệt mới là lạ.
Chúng tôi ngủ dậy cũng là lúc quá trưa, chắc tầm qua 1h, cả đoàn tụ lại để đi ăn trưa rồi sẽ bắt đầu khám phá Thúc Hà. Chúng tôi lấy bản đồ thị trấn ở khách sạn, nhờ anh chủ khách sạn chỉ cho chỗ ăn và các địa điểm đi chơi.
Lúc này thời tiết có vẻ hửng hửng, nhưng trên tròi vẫn khá xầm xì, đi bộ môt chút là ra khu cổng vào phố cổ, theo hương dẫn của anh chàng chủ khách sạn, lúc này cũng khá đói và cũng đã hơn 1h chiều, nên chúng tôi quyết định ăn nhanh, không cầu kỳ để đi chơi tiếp, nhìn qua một quán cơm có hình mấy món đồ có vẻ xơi được, chúng tôi liền chui vào. Không biết vì đói, hay vì các món khá dễ ăn, nên bữa cơm đầu tiên khá ngon miệng. Chúng tôi gọi tất cả các món gì trông có thể xơi được, cứ tưởng nhiều, hóa ra cuối cùng cũng hết veo.
food_zps3agmze51.jpg


Bừa trưa đầu tiên ở Thúc Hà.​

Ăn xong, cả đoàn bắt đầu đi vào khu phố cổ Thúc Hà. Chúng tôi có một buổi chiều loanh quanh các khu phố ở Thúc HÀ. Cổ trấn Thúc Hà khá rộng, nên cả buổi chiều đó thực ra chúng tôi cũng chỉ loanh quanh được một góc của cổ trấn xung quanh quảng trường Tứ Phương, nhưng thế cũng đủ cảm nhận của riêng tôi về cổ Trấn này. Bạch Sa chúng tôi không đi qua nên tôi không biết, nhưng không biết có phải chỉ là cảm nhận riêng tôi không, nhưng cổ trấn Thúc Hà rất khác với Đại nghiên mà tôi sẽ có bài riêng sau này.
Nếu có ai đó, tự mình đi lang thang, hay chỉ cùng với người mình yêu, đi nhẩn nha, trong những con đường ngõ quanh co lát đá cổ, đưa bạn đi lòng vòng để nhìn ngắm những nhà gỗ cổ có những khu vườn cổ rất đẹp, rất tĩnh lặng, hay đi shopping đổ thủ công mỹ nghệ trong những con phố không quá ồn ào, không quá đông đúc, thì bạn sẽ thấy Thúc Hà là một nơi dành cho bạn. Những con phố cổ Thúc Hà không ồn áo náo nhiệt, các cửa hàng bán cũng không đông đúc và phong phú như ở Đại nghiên,. Dọc các con phố yên tĩnh, các ngôi nhà với những cổng gỗ rất cổ, vườn cây rất rộng và đẹp , khiến cho các cô gái trong đoàn đua nhau chụp ảnh pose hình.

DSC_2079_zpsiqqroius.jpg

DSC_2130_zps3xettycz.jpg

DSC_2154_zpsqdu2s1lc.jpg

DSC_2158_zpscp3ehcd1.jpg

DSC_2168_zpsl3bt9oqz.jpg

DSC_2202_zps5cyu1hff.jpg
 
Last edited:
Phần 3: Lang thang ngày đầu ở Thúc Hà cổ trấn (tiếp)

DSC_2207_zpsfmvmnklv.jpg

DSC_2199_zpsktlel2ev.jpg

DSC_2203_zpssuis0xl7.jpg


Đi một hồi thì chúng tôi cũng ra đến quảng trường tứ phương, trung tâm của cổ trấn, ở đây tuy có đông hơn nhưng chưa thể làm mất đi cảm giác nhẹ nhàng yên bình của cổ trấn này. Từ đây, sẽ tỏa đi các nhánh phố cổ Thúc Hà.

DSC_2213_zps0jprkwkx.jpg

DSC_2219_zpsovwi4upf.jpg

DSC_2222_zpsubl4fo1w.jpg

DSC_2229_zps2owxec2g.jpg


Tròi vẫn hơi mua lất phất, chúng tôi vào ngồi uống café và nghỉ ngơi, relax ở một quán gần ngay quảng trường, rất yên tĩnh, nhìn ra cây cầu cổ và dòng kênh mùa này đã cạn nước.

DSC_2245_zpsdvmrd8nw.jpg

DSC_2239_zpsduhzviuq.jpg
 
Bắt đầu từ quảng trường Tứ Phương, tỏa đi các lối phố, bạn sẽ được nhìn những ngôi nhà có những khung cửa sổ gỗ rất đáng yêu, những con đường phố quanh co, len lỏi trong các khu phố không quán ồn ào. Thi thoảng khi đi trên các con phố lớn, các bạn sẽ nghe văng vẳng bài hát Tình nhi nữ của Tây lương nữ quốc trong phim Tây du kí, hay sà vào quán làm vài xâu đồ nướng, bắp ngô khi bụng đã ngót vì đi bộ. Mua sắm, các bạn có thể mua đồ da, đồ bạc, các đồ trang sức cho các cô gái, tôi không phải tín đồ mua sắm kiểu này nên cũng không quá mất thời gian vào những cừa hàng, trong khi trong đoàn có một cô bé luôn tụt lại phía sau vì những đồ thủ công ở đây.

DSC_2253_zps5ndp2u8e.jpg

DSC_2230_zpsd0c0tah3.jpg

DSC_2250_zpsabrt1t9h.jpg

DSC_2265_zpsc5s8cc3n.jpg

DSC_2269_zpsq89bj7jr.jpg

DSC_2270_zpszkhlo3fr.jpg

DSC_2271_zpsidsnuml6.jpg

DSC_2277_zpsmadt8wzp.jpg
 
Phần 3: Lang thang ngày đầu ở Thúc Hà cổ trấn (tiếp)

Cả nhóm chúng tôi cứ tiếp tục đi dọc các con phố trong một nhánh rất nhỏ của cổ trấn, và có một điểm rất hợp với tôi, tôi thích ở Thúc Hà, là những quán cafe rất rộng rãi và thơ mộng, cho bạn có cảm giác có thể ngồi nghỉ ngơi, một mình bên những khung cửa sổ được trang trí rất dễ thương trong các quán café nhìn ra ngoài cả ngày để cảm nhận cuộc sống chầm chậm trôi qua. Các quán cafe không quá đông, cứ sau mỗi cửa sổ lại lấp ló vài khách.

DSC_2272_zpsrg3tlxuq.jpg


DSC_2273_zpsqpdmrfjj.jpg


DSC_2274_zpszu2zyeke.jpg


DSC_2275_zpsfcp1bakl.jpg


DSC_2293_zpsljiidnpe.jpg


DSC_2296_zpsflruld8x.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,184
Bài viết
1,150,412
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top