What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
Người Ai Cập cổ đại có câu: “Con người bị khuất phục bởi thời gian. Còn thời gian bị khuất phục bởi kim tự tháp”.

Con người thì lớn lên, già đi theo năm tháng, nhưng kim tự tháp thì gần như trường tồn mãi với thời gian. Kỳ quan duy nhất trong 07 kỳ quan của thế giới cổ đại vẫn còn đến ngày nay ước tính được xây dựng vào năm 2.600 trước Công nguyên, tức đã hơn 4.600 tuổi. Các nhà khoa học dự đoán rằng khoảng 36.000 năm nữa các khối đá Kim tự tháp mới hoàn toàn biến mất khỏi Trái đất.

Ai Cập có bao nhiêu kim tự tháp? Chúng nằm ở đâu? Ai đã xây dựng nó? Tại sao? Thiết kế của kim tự tháp như thế nào? Ý nghĩa là gì? Xây dựng bằng kỹ thuật gì mà lại trường tồn như vậy? vv… và v.v… Khoa học đã giải mã được nhiều câu hỏi, nhưng Kim tự tháp sừng sững trên sa mạc vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn…

Phần 1: Kim tự tháp Dahshur

IMG_3275_zpsxgstr7rx.jpg


Nền văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên quả đất, hơn 5.000 năm. Khi khảo cổ học phát hiện ra các tảng đá 5.000 tuổi có các chữ viết tượng hình gồm các con chim, thú, ngôi sao, mặt trời v.v.. họ phát hiện thấy hai điều thú vị.

Thứ nhất là nền văn minh Ai Cập cổ phát triển đến mức độ rất cao. Cụ thể như các thầy tu thời đó đã biết cách ướp xác để bảo quản, từ mổ ruột lấy ra nội tạng, tẩm hóa chất, pha chế các loại thảo dược phức tạp, đến thực hành các nghi lễ ướp xác phức tạp. Thiên văn học người Ai Cập cũng là bậc thầy. Họ cũng biết chế tạo ra các bẫy thú rất tinh vi, biết làm ra bia để uống, sáng tạo ra loại giấy viết (gọi là Papylus) từ một loại cây và nhiều thứ khác…

Thứ hai là loại mực để vẽ là loại mực gì mà màu sắc còn tươi như mới sau chừng ấy thời gian? Công thức chế tạo như thế nào? Khi nhìn vào các bức họa, ta cảm thấy chúng rất sinh động với nhiều màu sắc và không nghĩ rằng chúng đã 5.000 năm tuổi.

Kim tự tháp Đỏ khi nhìn gần:

IMG_3220_zps5za7byba.jpg


Kim tự tháp chào đón tôi với vẻ uy nghi, hùng dũng và... im lặng. Không có bóng dáng khách du lịch nào! Chỉ có một chiếc xe quân đội với mấy anh lính mang súng tiểu liên và áo giáp, khi thấy tôi không có biểu hiện gì khác lạ thì họ lái xe đi chỗ khác, để lại một kim tự tháp yên tĩnh cho tôi tha hồ khám phá:

IMG_3227_zpsfc1ylhem.jpg


IMG_3229_zps22pfkftz.jpg


Từ kim tự tháp nhìn ra xung quanh, đây là khu vực được quân đội kiểm soát:

IMG_3230_zpsflh989jr.jpg


Bốn bề là sa mạc:

IMG_3235_zpsfijrp7cv.jpg
 
Kim tự tháp là ngôi mồ bằng đá khổng lồ đựng quan tài xác ướp của Pharaon. Tín ngưỡng Ai Cập cho rằng linh hồn của vua vẫn còn sống sau khi cơ thể chết đi. Bằng cách ướp xác vị vua, họ tin rằng một ngày nào đó linh hồn sẽ nhập vào thể xác và vua của họ sẽ sống lại. Khi mổ bụng lấy ra các cơ quan nội tạng của xác chết, các thầy tu đã đặt chúng vào một cái bình nhỏ để ngay dưới chân xác ướp. (Chắc để khi xác ướp sống dậy còn biết đường lấy ra mà xài).

Họ lấy ra tất tần tật mọi thứ trong bụng, trong não của cái xác, chỉ chừa lại một thứ: Trái tim! Nếu thiếu trái tim trong lồng ngực, vua của họ sẽ không thể thành người. Các đạo diễn Hollywood đã dựa vào chi tiết này để viết lên kịch bản bom tấn "Xác ướp Ai Cập" rùng rợn với Tutakhamon mà ai cũng biết.

... Nhưng không phải ai cũng biết có một đường hầm dài 67m đi xuyên qua Kim tự tháp đến thẳng 03 căn phòng đặt xác ướp của vị Pharaon Snefekhu sâu trong lòng đá...

IMG_3234_zpsuqppzmku.jpg


IMG_3239_zpscavgosku.jpg
 
Sneferu là cha của Khufu – vị vua đã cho xây dựng đại kim tự tháp Giza ở Cairo. Cửa đường hầm này nằm ngay giữa kim tự tháp với độ cao chỉ nữa mét khoét sâu hun hút xuống phía dưới.

"Không được đem máy ảnh! Không được đem máy ảnh!". Tay Ai Cập to béo, bộ râu xồm xoàm, áo quần cáu bẩn vừa nói vừa chỉ vào chiếc máy ảnh đang tòn ten trước ngực tôi. Bất đắc dĩ tôi phải đưa máy ảnh cho hắn, trong đầu ngầm tính toán phương án khác... Như đọc được suy nghĩ trong đầu của tôi, hắn lại lên tiếng: "Không được đem điện thoại! Không được đem điện thoại!", rồi điện thoại cũng tịch thu nốt.

Không máy ảnh, không điện thoại thì lấy gì để tường thuật lại với anh em ở nhà???

E hèm... Tôi giả bộ móc chầm chậm trong ví ra mấy tờ tiền Ai Cập để xem phản ứng của hắn ntn. Quả thật, đôi mắt hắn chợt sáng lên long lanh như đèn pha trong bóng đêm. "Đưa tiền đây, rồi tao sẽ cho mày chụp ảnh!", hắn nói mà mắt vẫn không rời mấy đồng tiền. "5 đồng!", hắn ra giá. (5 đồng Ai Cập tương đương chưa tới 15.000 VNĐ).

Thấy con mồi đã cắn câu, tôi lập tức gật đầu cái rụp! Nhưng tìm mãi trong túi không có tờ nào 5 đồng, chỉ có tờ 20 đồng là nhỏ nhất. "Mày có tiền thối không?" Tôi hỏi. Hắn lần lượt móc các túi trống rỗng ra cho tôi xem với ý rằng chẳng có khách du lịch nào từ lâu rồi... Vẻ mặt giả vờ ngao ngán chán nản, tôi đưa tờ 20 đồng cho hắn mà mắt liếc đi chỗ khác vì tiếc: "Nhiều quá, nhiều quá!" Tôi hắn. Hắn cầm tờ 20 đồng và rú lên cười đắc ý vang vọng cả sa mạc... Còn tôi nhanh chóng lủi vào trong đường hầm kim tự tháp...

IMG_3265_zpsvgvykky4.jpg


IMG_3238_zpsgiepwrjf.jpg


Không khí bên trong đường hầm khá mát mẻ, nhưng cảm giác cũng hơi lạnh xương sống khi nghĩ tới mình đang ở dưới cả triệu mét khối đá và sắp tới ngôi mộ của một vị vua Pharaon:

IMG_3262_zpsgehmfyto.jpg
 
Đá để xây kim tự tháp là loại đá vôi - rất phổ biến ở vùng này. Đá vôi có thể đục đẽo bằng các dụng cụ bằng kim loại khá dễ dàng vì mềm. Người ta chỉ đặt câu hỏi là người Ai Cập cổ đã vận chuyển những hòn đã - có khi nặng hơn 2 tấn - bằng cách nào?Nhất là càng lên cao thì vận chuyển càng khó? Tuy nhiên, đá xây dựng đường hầm này là đá granite. Loại đá cực kỳ cứng, được vận chuyển từ thành phố Aswan, 800km đến Cairo, được cắt đẽo như thế nào?

Tôi vừa đi vừa lấy tay sờ vào từng phiến đá granite được mài nhẵn thín. Từng phiến đá được gắn với nhau chính xác đến độ tôi lấy ra một tờ giấy và đút tờ giấy vào giữa hai khe của hai phiến đá mà tờ giấy không lọt... Họ đã làm như thế nào? Định vị đường hầm 67m trong kim tự tháp thế nào (giống đào hầm trong đèo Hải Vân) như thế nào? Tất cả vẫn còn chưa được giải đáp thỏa đáng!

IMG_3259_zpslbgi7yxp.jpg


Con đường dẫn tới một căn phòng mà dưới ánh đèn lờ mờ, trong không gian im ắng đến... rợn người, tôi nhận thấy căn phòng có hình dạng hình chóp nhọn, cấu trúc lạ mắt. Không có vị Pharaon nào lại muốn chết một mình, ba căn phòng được xây dựng để đựng châu báu của cải, đựng của ngon vật lạ và nghe đâu còn có căn phòng dành cho vợ của ngài...

IMG_3258_zpssdryrjsr.jpg
 
Chôn theo của cải kho báu mới đầu nghe thì là ý tưởng hay, nhưng thật ra nó lại mang đến nhiều rắc rối (kiểu như "Mật ngọt thì ruồi bu"). Kho báu chôn theo lăng mộ thu hút bọn trộm cổ vật vốn rất thịnh hành thời bấy giờ. Bọn trộm cổ vật đã đào phá nhiều lăng mộ Pharaon trước đó và là nỗi đau đầu đối với vị vua Sneferu. Rất may, dưới trướng của Pharaon Sneferu có vị thầy tu, cũng là kiến trúc sư, tên ông là Imhotep! Imhotep là người đóng vai trò kiến trúc sư trưởng xây dựng các kim tự tháp bất tử với thời gian.

Imhotep đã nghĩ ra một "cái bẫy" có thể khóa lăng mộ từ bên trong sau khi nó hoàn thành. Ngôi mộ phải được khóa chặt bằng các tảng đá che kín lối đi vào để ngăn kẻ lạ xâm nhập! Nhưng bằng cách nào? Cấu trúc hình chóp nhọn với các rãnh bậc thang đã tiết lộ cơ cấu hoạt động của "cái bẫy" này! Những tảng đá được xếp bên trên mái các phòng, và sau khi xác của Pharaon được đưa vào mộ, tất cả mọi người sẽ rút ra ngoài chừa lại một số người ở lại kích hoạt "cái bẫy" làm sập tất cả tảng đá xuống theo trình tự khóa chặt lối ra vào...

IMG_3246_zpsocbk6mqh.jpg


Cấu trúc hình chóp nhọn cũng giúp phân tán sức nặng đè xuống của hàng triệu tấn đá bên trên, lực được phân tán ra hai bên tránh làm sập căn hầm.

IMG_3240_zpsrsej6lny.jpg


Hành lang nối giữa hai căn phòng với nhau cao và dễ đi hơn. Không khí ở đây âm u, rờn rợn kiểu gì đó khó tả... Có lẽ đầu óc tôi bị ảnh hưởng bởi bộ phim "Xác ướp Ai Cập" chăng?

IMG_3251_zps3yh5lwrk.jpg
 
Căn phòng thứ ba - nơi đặt hầm mộ của Sneferu - cuối cùng cũng lộ diện. Chỗ đã lõm vào là nơi người ta tìm thấy xác ướp của ông. Xác ướp hiện nay đang được bảo quản trong Bảo tàng Ai Cập với còn nguyên da thịt, tóc tai. Đôi tay ông đặt chéo trước ngực thể hiện quyền uy của một vị Pharaon:

IMG_3248_zpsfmkfu3hi.jpg


Căn phòng đá lạnh âm u của một xác ướp... "Má ơi, chui lên gấp thôi"... :D

IMG_3249_zpsyvmcqjas.jpg
 
Tôi vừa lom ngom ra khỏi đường hầm thì tay bảo vệ đã chực sẵn với vẻ mặt hơi hốt hoảng hỏi: "Mày làm gì ở dưới đó mà lâu thế? Tao tưởng mày bị gì ở dưới đó rồi!". Có lẽ tôi mải mê chụp hình quá mà quên mất thời gian mình ở đó lâu hơn bình thường một chút... "Đâu có! Có nhiều cái thú vị lắm, nhưng tao không thích ở dưới đó luôn tí nào cả". Tay Ai Cập nghe xong phá lên cười sằng sặc...

IMG_3268_zpsajwlftwx.jpg


Tôi lại lắc đầu giả vờ ngán ngẩm nhắc lại vụ tiền bạc: "Nhiều quá, nhiều quá!". Tay này nghe vậy lại càng khoái chí hơn, hắn lôi tôi lại luyên thuyên các chuyện từ tháng Ramadan vất vả như thế nào đến gia đình hắn, rồi đến đàn bà... Nhìn xung quanh vắng vẻ không bóng khách du lịch, tôi cảm thấy nếu mình ở vị trí hắn sẽ cô đơn thật sự. Nghĩ vậy nên cả hai cứ vui vẻ trò chuyện một hồi lâu... Hắn lấy máy hình chụp cho tôi một tấm trước đường hầm:

IMG_3270_zpsx02afiqi.jpg


"Có qua có lại mới toại lòng nhau"... :D

IMG_3272_zpswwxgncep.jpg
 
Cách không xa khu mộ vua Snefekhu là bao du khách có thể thấy Kim tự tháp cong (Bend Pyramid). Các nhà khoa học đặt tên như vậy vì họ thống nhất đây là "sản phẩm lỗi" của kiến trúc sư Immotep. Hay nói cách khác, đây là thất bại! Tại sao? Câu trả lời nằm ở góc xây dựng kim tự tháp - góc tạo bởi cạnh đáy và cạnh ngang của tiết diện bên. Với cùng diện tích mặt đáy, nếu góc xây dựng này càng lớn thì kim tự tháp sẽ càng cao và ngược lại. Bài toán đặt ra với Immotep là: "Góc tối ưu để xây kim tự tháp là bao nhiêu độ?".

Immotep đầu tiên đã cho xây dựng Kim tự tháp với góc 52 độ. Khi xây được 2/3 chiều cao, ông mới "tá hỏa tam tinh" phát hiện thấy các khối đá nền bên dưới bắt đầu bị rạn nứt dưới sức nặng bên trên, nếu tiếp tục xây cao nữa thì sức ép xuống dưới càng lớn, càng khối đá nền sẽ không chịu nổi và "rầm"... sụp đổ. Để sửa chữa lỗi lầm, Immotep đã cho "chỉnh" lại một góc nhỏ hơn (để giảm chiều cao của tháp). Kết cục là Kim tự tháp này có hình dạng cong cong khá khôi hài như ngày nay.

IMG_3273_zpsngrhu8jm.jpg


Sự khác biệt giữa 02 tấm hình trên và dưới không phải là ở hình dáng tay du lịch đến từ Châu Á đang dơ tay hay khép chân một cách thô thiển hay không, mà Immotep đã rút kinh nghiệm thất bại ở trên khi làm nhỏ góc xây dựng kim tự tháp từ 52 độ xuống còn 45 độ ở hai kim tự tháp này! Bạn có nhận thấy sự khác biệt không?

IMG_3279_zpsqmbyg1sf.jpg


Nếu câu trả lời là "Không" thì bạn giống tôi rồi đấy, vì tôi chẳng thấy có khác biệt quái nào cả... :D
 
Phần 2: Kim tự tháp Saqqara

Saqqara là tên gọi của một thị trấn nhỏ bên lưu vực sông Nile, cách thủ đô Cairo 30km về phía Nam. Nên biết rằng thủ phủ của các Pharaon ngày xưa không phải là Cairo ngày nay mà là Memphis, chỉ cách Saqqara vài km, cho nên kim tự tháp tại đây còn được gọi là "cha của các kim tự tháp" Cairo.

Tại đây tôi có dịp ghé thăm Kim tự tháp bậc thang (Step Pyramid) để thêm tin rằng con người phải học hỏi từ thất bại rất nhiều trước khi làm được cái gì đó tạm gọi là vĩ đại...

Immotep không phải là vị kiến trúc sư thiên tài bẩm sinh! Có thể khẳng định như vậy khi chứng kiến thêm một ví dụ nữa là Kim tự tháp bậc thang: Một phương án xây dựng thú vị bằng các viên đá nhỏ xếp chồng lên nhau và gấp khúc bậc thang. Vâng! Nếu kim tự tháp được xây dựng bằng các viên đá nhỏ như thế này thì có thể đơn giản hóa được bao nhiêu vấn đề: Từ việc khỏi phải vận chuyển các khối đá hàng tấn, đến xây dựng, lắp ráp, chế tạo, đục đẽo, tiết kiệm được nhân công, thời gian v.v... và v.v...

"Nhìn xa thì tưởng Thúy Kiều/ Lại gần thì hóa người yêu Chí Phèo"... Có lẽ khi chứng kiến thành quả của Immotep, vị vua hẳn đã nhăn nhó đến dường nào, và thật tình chẳng hoàng đế nào muốn "yên giấc ngàn thu" dưới đống đá xấu xí như thế!!!!

IMG_3324_zpsqib7p77s.jpg


IMG_3302_zps04qe0qcg.jpg


Trông như cái lò nung gạch! Và đương nhiên, chẳng có du khách nào trời nắng chang chang lại đi 30km tới đây để khoe với bạn bè hình chụp mình với cái "lò gạch" này... Đúng không?

IMG_3333_zps7fim2x19.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,164
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top