What's new

Ký sự Ai Cập.

Chiếc Boeing của hãng Hàng không Egypt Air hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cairo – Ai Cập vào một buổi sáng sớm, khí trời còn khá mát mẻ. Giọng của phi cơ trưởng cất lên trên loa mời tất cả hành khách chuẩn bị hành lý xuống sân bay. Hòa theo dòng người đến khu vực kiểm soát hộ chiếu với visa Ai Cập trên tay mà tôi cũng hơi run, không rõ có trục trặc gì không?

Tay cảnh sát cửa khẩu gương mặt nghiêm nghị cầm cuốn Hộ chiếu Việt Nam hết lật đi lật lại, lại gõ gõ chiếc bút xuống bàn có vẻ khó hiểu cân nhắc ghê lắm. Sau một hồi đắn đó, anh ta chạy đến tay sỹ quan diện bộ đồ quân phục màu trắng tinh đang ngồi trong góc phòng để hỏi ý kiến. Tay này lướt mắt qua cuốn hộ chiếu màu xanh lá cây rồi gật đầu một cái…

Thế là…

“Nhật ký hành trình Ai Cập (bằng xe gắn máy)” với cụm từ “bằng xe gắn máy” trong ngoặc được phép ra đời!

Sở dĩ như vậy vì xứ sở của “Nghìn lẻ một đêm”, “Xác ướp Ai Cập”, của “Alibaba và 40 tên cướp” này thật khác xa với những quốc gia mà tôi đã từng đặt chân tới, khác xa với những trải nghiệm tôi có với các nước trong khu vực và Châu Âu, Mỹ. Rồi đến lượng thông tin ít ỏi tìm được về Châu Phi nói chung, Ai Cập nói riêng càng làm cho mọi thứ ở đây thêm đầy rẫy những điều ngạc nhiên khiến tôi đến tận bây giờ cũng không dám nói trước điều gì…

Nhưng cho dù đi với phương tiện gì, đi đâu đi chăng nữa thì mục đích của tôi là nhằm chia sẻ với các bạn những câu chuyện bình thường, những bức hình chụp bình thường về cuộc sống đời thường tại một đất nước Bắc Phi, với cách giải thích còn lắm hạn chế với mong ước rằng: Các bạn hãy lên đường khám phá thế giới! Thế giới quả là rộng lớn và thú vị! Hãy lên đường theo cách riêng của bạn. Đừng ngại ngần! Đừng sợ hãi!

Bởi vì…

“SỐNG ĐỂ ĐI – LIVE TO RIDE”
 
...Tuy nhiên, bạn đã lầm to!!!

Saqqara không chỉ có Kim tự tháp bậc thang, đây là một đại công trình mà người Ai Cập cổ đại đã xây dựng dưới thời các vị vua Pharaon. Tôi đã nói rằng thủ đô ngày xưa của Ai Cập không phải ở Cairo mà ở tại khu vực này. Nói cách khác, Saqqara đã từng là thành phố sầm uất cách đây 5.000 năm. Ngoài các Kim tự tháp, khi tới đây bạn có thể lang thang hàng ngày trên những khu vực rộng lớn đang được các nhà khoa học khai quật, nằm sâu dưới hàng chục mét cát sa mạc...

Sông Nile ngày xưa không phải cách Saqqara hàng chục km như bạn thấy ngày hôm nay. Ngày xưa sông Nile cực kỳ rộng lớn , vào mùa mưa lũ nó tràn bờ gây ngập lụt bồi đắp rất rộng. Trải qua nghìn năm địa chất thay đổi, khí hậu Trái Đất trở nên khô cần hơn đã làm sa mạc hóa đất đai, dần chôn vùi cả bí ẩn Saqqara dưới hàng chục mét cát.

Cho đến cách đây vài năm, người ta mới phát hiện thấy và tiến hành khai quật một số khu vực đã từng bị sa mạc Sahara nuốt chửng này:

IMG_3318_zpsudchfpln.jpg


IMG_3316_zps07b8i2q7.jpg


IMG_3315_zpsyees91vs.jpg


Cả một thành phố dưới lòng đất đang dần dần hiện lên dưới bàn tay của các nhà khảo cổ, bên cạnh kim tự tháp:

IMG_3283_zps6bgltuog.jpg


IMG_3298_zpsfvzytayi.jpg
 
Cuộc đời con người dăm bảy chục năm tất bật ganh đua, người này có thể sống lâu hơn người kia chục năm, dăm năm. Khoảng thời gian đó tưởng dài nhưng cũng như cái chớp mắt dưới hàng nghìn năm lịch sử tại Saqqara. Do đó, hãy dành cho bạn đủ thời gian để lang thang hết khu vực rộng lớn này, để có một vài phút trong một năm trí óc bạn nhìn vào quá khứ mà không mãi bận tâm về tương lai.

Rồi cũng như nhiều topic khác tôi đã từng chia sẻ, tôi không có tham vọng nói hết tất cả những gì mình biết (hay chưa biết) về vùng đất mà mình tới. Điều đó là vô nghĩa! Tôi chỉ muốn chia sẻ đến một chừng mực nào đó với mong ước khơi lại đam mê lên đường trong mỗi cá nhân, mà vì nhiều lý do đã kể trên, đã bắt đầu dần nguội lạnh...

IMG_3320_zpsb1chass8.jpg


IMG_3313_zps47gzfsww.jpg


Chú lạc đà nằm phơi mình giữa sa mạc:

IMG_3305_zps9cadotqw.jpg


IMG_3306_zpsfwvrbggl.jpg


Một tay du thủ du thực:

IMG_3307_zps85qykuf7.jpg
 
“Người thầy” thứ hai của tôi trong nhà trọ kí túc xá là Jose, người đàn ông 55 tuổi quốc tịch Đức, gốc Guatemala. Thân hình nhỏ bé, trắng trẻo, tóc xoăn, kính cận, cơ bắp không mấy phát triển tiết lộ công việc của ông là dân văn phòng. Jose là kỹ sư IT đang làm việc tại Madrid, Tây Ban Nha. Nói chuyện với ông tôi mới phát hiện thấy rằng IT cũng là nghề hay: lương khá, lại có thể làm việc linh hoạt từ xa… Jose cho tôi xem một bộ CPU máy tính có kích cỡ chỉ bằng bao thuốc lá và giải thích về dự án mà ông đang ấp ủ: đại khái là một giải pháp công nghệ thông tin kiểm soát các mạng máy tính lớn gì gì đó…

IT thì tôi không rành nên chưa chú tâm nghe lắm. Nhưng... Guatemala ư? Đó là một nước nằm ở khu vực Trung Mỹ. Chưa bao giờ tới Guatemala? Không vấn đề gì! Với nhiệt tình vô bờ bến, Jose lần lượt giới thiệu với tôi những tấm hình ông chụp về Guatemala và mời tôi tới chơi vào một dịp nào đó (khi ông về nước). Đương nhiên là tôi vui vẻ nhận lời!

IMG_20150708_065233_zpsgojdnwzu.jpg


IMG_20150708_065321_zpsij3y2nsq.jpg


Bạn chẳng bao giờ biết được những người bạn của mình ngày hôm nay có tầm quan trọng như thế nào vào ngày mai, đúng không?

IMG_20150708_070248_zpsvjmadf5h.jpg
 
Buổi tối, tôi cùng Clark và Jose cùng nhau đi ăn tối. Chúng tôi thấy một hàng người dân địa phương đang ngồi chờ được dọn ăn nên ghé vào hỏi thăm xem chúng tôi có được phép trả tiền để ăn hay không?

“Không, không! Ngồi xuống đi anh bạn. Anh cứ ngồi xuống, chúng tôi sẽ phục vụ cho anh!” Người đàn ông quản lý trả lời chúng tôi mà chẳng thèm bận tôi chúng tôi (nhất là tay IT) có “nghèo” thật hay nghèo giả? Và đến từ quốc gia nào?

Thì ra đây là tháng Ramadan: người Hồi giáo sẽ không ăn uống từ 3h sáng tới 7h tối. Khỏi nói cũng biết là buổi tối là buổi ăn quan trọng nhất cho cả một ngày đói khát. Họ xếp hàng ngồi xung quanh bàn ăn từ 6h, bàn chuyện tùm lum chờ tiếng nhạc hiệu vang lên từ nhà thờ báo hiệu thời gian Ramadan trong ngày đã hết… và… ĂN! Không! Chính xác là họ uống một ngụm nước trắng trước khi ăn!

Tục lệ tháng Ramadan là người giàu (chính xác là người có điều kiện tốt hơn) sẽ cung cấp các bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Cái này khá giống với Cơm 2.000 đồng phát cho người bán vé số, đạp xích lô v..v… tại Việt Nam. Nhưng ở đây bạn không phải trả đồng nào cả, cứ ngồi xuống và “thưởng thức miễn phí” một thông lệ nhân văn của người Hồi giáo Ai Cập:

IMG_20150708_190217_zpsiohiscne.jpg


Cơm ở đây không phải cơm trắng như Việt Nam, mà cơm có trộn cái gì đó màu nâu sậm ăn cũng ngon. Người Hồi không ăn canh rau, hoặc canh thịt, mà ăn súp đậu trắng (hoặc đôi khi là khoai tây), kèm thêm mấy cái bánh giống bánh rán ở VN chấm vào nước súp và ăn bốc bằng tay (cũng có người ăn bằng thìa). Đang ăn thì một người đàn ông mang một xô thịt bò tới và lần lượt bốc tay cho thêm vào khẩu phần ăn của mỗi chúng tôi:

Súc – cờ - ràn! Cảm ơn! (tiếng Ai Cập).
Vừa nói tôi vừa nhìn bàn tay đen nhẻm chìa năm ngón tay như năm cái xẻng “xúc” từng miếng thịt trong xô bỏ vào dĩa từng người…
Ngoài chuyện đó ra thì mọi chuyện khác đều tuyệt vời! Hoan hô Ramadan!!!

Một ly nước mía khổng lồ không thêm đá giá chỉ 3 đồng bảng Ai Cập (chưa tới 9.000 VNĐ). Quất luôn 2 ly cái thứ nước ngọt lịm từ mía sông Nile này:

IMG_20150708_195308_zps1g2gnzzc.jpg


IMG_20150708_195315_zpsx53vg1k0.jpg
 
Youssara El-Kharawy, một nữ ký giả, một người bạn khác nữa cùng chương trình Professional Fellows Program 2014, là người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên uống mời tôi cafe tại Cairo. Phụ nữ các nước Hồi giáo thì ai cũng biết rồi: hoặc là trùm kín khăn che mặt chỉ chừa hai con mắt, hoặc quấn đầu bằng tấm vải rộng. Áo quần lúc nào cũng kín như bưng, từ trên xuống dưới đều "kín cổng cao tường" không thấy hở một cm2 da thịt nào - chứ đừng nói tới khoe cả mảng lưng trần, nội y lồ lộ như Việt Nam... ;). Nam nữ trên đường phố không thấy cảnh nắm tay nhau, nói tới chi ôm eo, khoác vai hoặc hôn hít tá lả trong lùm...

Hiểu sơ sơ quy tắc Hồi giáo vậy nên tôi rất "cẩn trọng" khi gặp Youssara. "Cẩn tắc vô ưu", nhất là khi cô nàng 29 tuổi được hộ tống bởi người bạn trai sắp cưới hộ pháp, cao gần 1.9m, người nhìn cứ như đô vật. Hai cánh tay của chàng ta khuỳnh khuỳnh ra hai bên, lúc nào cũng đi trước chúng tôi sẵn sàng dẹp bất cứ "rào cản" nào trên đường... Nói đùa vậy thôi chứ chàng ta là giáo viên dạy môn nhạc kịch tại một trường ĐH ở Cairo, rất hiền và tốt bụng!

Bức ảnh chụp chung hai chúng tôi dưới đây là minh chứng: đứng cách xa cả mét, tay chân không được phép rời xa thân mình nửa giây... Cười thì cũng chỉ cười gượng gạo gọi là cho có:

IMG_20150709_215541_zpsem9pe7sb.jpg


Khác hẳn với bức mình hắn chụp chung với con gái Mỹ, hai bên sáp lại tràn đầy tình thương mến thương...

IMG_2284_zpsq9sv2j7x.jpg


Nếu nhìn kỹ bức hình này thì bạn sẽ thấy là cô nàng này mắt xanh nước biển, không bình phẩm tới thân hình nhưng rõ ràng khuôn mặt có nét Châu Âu: gương mặt nhỏ, sống mũi cao, mắt xanh. Giống người Ai Cập rất kỳ lạ, có cả giống người tóc vàng và mắt xanh nữa (tôi gặp cũng tương đối trên đường phố) chứ không phải cứ Châu Phi là đen thui với xấu quắc hết...

Chụp cạnh người yêu sắp cưới nên cô nàng cười tươi gớm... Dù sao thì so với tiêu chuẩn đẹp trai của Ai Cập tôi biết mình hoàn toàn không có cửa: Thứ nhất là mặt mũi mày râu nhẵn nhụi, ít râu! Thứ hai là tay chân không có lông lá! Thứ ba là bụng nhỏ, ở đây toàn những tay bự con như hộ pháp! :D

IMG_20150709_215605_zpsugjztf7d.jpg
 
Dạo quanh một vòng các đường phố tại Cairo có thể thấy vô số loại thức ăn, thức uống lạ mắt và hấp dẫn. Hỡi các tâm hồn ăn uống, hãy lên đường tới Ai Cập!!!

IMG_20150710_113633_zpsdgem7j1j.jpg


IMG_20150710_113643_zpsmjcxq9ki.jpg


IMG_20150710_113710_zpsghvswrzh.jpg
 
Phần 3: Quần thể Kim tự tháp Giza, Cairo.

Sừng sững như mọc lên từ dưới lòng đất, hoặc do người ngoài hành tinh xây dựng, là điều nhiều người liên tưởng khi tới quần thể kim tự tháp Giza, cách trung tâm Cairo hơn 20km, nằm ở rìa sa mạc Sahara.

Một bức tượng nhân sư khổng lồ (tượng nhân sư đầu người, mình sư tử) sừng sững chắn trước ba Kim tự tháp, trong đó Đại kim tự tháp Khufu là kim tự tháp lớn nhất. (Khufu là con trai của Sneferu, vị vua đã cho xây các kim tự tháp ở các bài trước). Bức tượng nhân sư này có ý nghĩa là gì? Vẫn còn chưa thực sự rõ ràng, có thể là biểu tượng bảo vệ cho các Pharaon? Chỉ biết nhân sư là nhân vật được lấy ra từ truyện thần thoại Hy Lạp. Nhân sư có khuôn mặt của một người phụ nữ, trên đầu quấn chiếc khăn xòe ra hai bên theo kiểu Ai Cập cổ đại, mình nhân sư là sư tử (có cả đuôi).

IMG_3377_zpswjjbkhjq.jpg


IMG_3380_zpsgythyfv9.jpg


IMG_3382_zpspcmmus9j.jpg


Trong thần thoại Hy Lạp, nhân sư đứng gác trên con đường lên núi. Ai đi ngang qua cũng bị nhân sư chặn đường để đặt một câu hỏi, trả lời sai sẽ bị nhân sư xé xác ngay lập tức. Theo tôi biết (không chắc lắm), câu hỏi của nhân sư là:
“Con gì buổi sáng đi bằng bốn chân, trưa đi hai chân, chiều đi ba chân?”

Con gì đây? Con gì mà lạ quá vậy? Trí óc thường hay liên tưởng tới các loài thú trong rừng sâu núi thẳm, hay các loài chim trên trời... Nhưng vô số đáp án kiểu như vậy đều bị nhân sư xé xác quăng xuống núi. Duy có một chàng trai trả lời: “Con người”! Con người mới sinh ra yếu ớt bò đi bò lại bằng hai tay hai chân, cứng cáp rồi thì đi bằng hai chân, già nua đi hết nổi thì phải chống gậy, vậy là ba chân.

Ý nghĩa sâu xa của câu truyện (theo tôi) con người hay lướt mắt tìm câu trả lời từ bên ngoài, mà quên mất câu trả lời nằm ở chính ngay bản thân mình. Đầu óc, tai mắt người ta hay nhìn ra ngoài để phán xét, góp ý… người khác mà rất ít khi nhìn lại chính bản thân mình!

Đây là hình ảnh biểu tượng của Ai Cập, xuất hiện trong rất nhiều phim ảnh, sách, và trên cả đồng tiền nước này:

IMG_3381_zpsfbfi8xot.jpg
 
Khufu là Pharaon muốn trở nên vĩ đại hơn cả cha mình, đã lệnh cho Immotep phải xây dựng một kim tự tháp lớn nhất, vững chắc nhất và đẹp nhất từ trước tới nay. Huy động một lực lượng hơn hai mươi ngàn người, làm việc cật lực trong hai năm năm. Đã đứng sừng sững trên Trái Đất 4.600 năm, và sẽ còn đứng đó thêm 36.00 năm nữa...

IMG_3360_zpskcqa5ig2.jpg


IMG_3362_zpsebfpfvyw.jpg


Bốn cạnh của Kim tự tháp vuông góc 90 độ và hướng về 4 phía Đông, Tây, Nam, Bắc với sai số chưa tới 1.2 độ. Chiều dài của mỗi cạnh là 156m, sai số chưa tới 5cm. Khoa học gần đây mới giải thích được cách Immotep đã sử dụng kiến thức về thiên văn học, quan sát các vì sao trong tính toán thiết kế kim tự tháp.

Nội việc phải vận chuyển các khối đá nặng trung bình 2.5 tấn lên tháp dưới điều kiện thô sơ đã là một kỳ tích. Nhất là càng lên cao thì vận chuyển lại càng khó! Họ đã làm thế nào? Có thể là vận chuyển theo một đường xoắn ốc quanh tháp, hoặc một đường thẳng rất dài nối từ mặt đất lên tới đỉnh. Nhìn dưới góc độ quản lý dự án, quản lý hơn hai mươi ngàn người làm việc trong 25 năm sao cho hiệu quả đến thời đại bây giờ còn khó, nói chi tới 4.600 năm trước. Các hình vẽ trên đá tiết lộ cách quản lý chia tốp nhỏ, mỗi tốp là các thành viên trong một gia đình. Cách này cũng góp phần tạo môi trường cạnh tranh nhau một cách lành mạnh!

IMG_3372_zpsht8dz8mr.jpg


IMG_3370_zpsz63hnyu2.jpg


IMG_3364_zpsgav3oai4.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top