What's new

[Chia sẻ] Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Chuyến đi cách đây đã hơn 2 năm nhưng dư âm của nó, xúc cảm của nó đối với tôi như vẫn còn nguyên vẹn.
Nhóm có 8 người hầu hết đã U60, ngưới mới rời công sở, kẻ đã hưởng lương hưu được vài ba năm; họ có cùng đam mê du lịch bụi, đam mê ngao du trên mọi miền đất nước. Lần đầu tiên họ gặp nhau trên mạng xã hội, người đã là phượt quái, có 3/8 thành viên mới phuot lần đầu.
Chuyến đi mang tên THEO CON ĐƯỜNG TÂY TIẾN với các điểm nhấn là Mường Lát, Sài Khao, Mai Châu trước khi chinh phục thưởng ngoạn tứ đại đỉnh đèo, vùng biên phía bắc với thời gian 25 ngày.



Họp nhóm tại nhà Leader thống nhất kế hoạch trước ngày lên đường.
1a by Luc Sai Gon, trên Flickr

Xuất phát tại hẻm 606 đường 3/2 tp Sài Gòn đi theo đường QL13-QL14 trực chỉ BMT, khi đó QL14 đang sửa nên 2 người đẹp cũng là ôm qđ bay lên Ban mê thuột và 1 xế độc hành đã chờ trước.
1b by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đường từ SG đến Đồng Xoài rất tốt nên xe chạy tốc độ thường xuyên 70-80km/h.
Dùng xe tại Đồng Xoài chờ mem đi lần đầu bi rớt lại phía sau
1c by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời).
Ngày 29 tháng 03 năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc.

Trước khi mở tuyến, tỉnh Hà Giang có mời hai chuyên gia giao thông từ Trung Quốc qua khảo sát, họ quy hoạch tuyến này lại đi cặp sát biên giới Việt - Trung. Ông Phạm Đình Di (trưởng Ty Giao thông Hà Giang và sau này là bí thư Tỉnh ủy Hà Giang) đè xuất phương án xây tuyến đường xương sống đi vào nội địa, đường phải có dân sống, đường cho dân đi chứ không thể đưa đường ra biên giới như đề xuất của chuyên gia TQ. Cuối cùng phương án của ông Di đã được lựa chọn. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1959 với sự tham gia của hơn 1300 thanh niên xung phong cùng hơn 1.000 dân công thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định. Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công không có sự hỗ trợ của máy móc, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.[5]

Ngày 30 tháng 11 năm 1959, một trung đội phỉ 40 tên do Vàng Chỉn Cáo chỉ huy đã khóa chặt Cổng Trời Cán Tỷ, cắt đứt đường mòn huyết mạch từ Hà Giang lên Đồng Văn. Hôm sau, toán phỉ chặn Cổng Trời bắt giữ hai đoàn ngựa thồ hàng của tỉnh lên Đồng Văn, đuổi cán bộ quay trở lại. Một tuần sau đó, hàng loạt địa bàn trên toàn huyện bị thổ phỉ cướp phá, chúng lùng bắt cán bộ, đốt nhà, cướp của. Từ ngày 12 đến 28 tháng 12 năm 1959, hàng loạt cuộc tấn công của phỉ nhằm vào bộ máy chính quyền cơ sở nổ ra. Vàng Chúng Dình, một tàn quân Quốc dân đảng Trung Quốc dẫn 200 tên phỉ tấn công thị trấn Đồng Văn; Vàng Dúng Mỷ đánh phá Mèo Vạc, cướp cửa hàng mậu dịch. Ngày 20 tháng 12 đầu lĩnh Phàn Chỉn Sài đưa một toán phỉ đánh vào Na Khê, Bạch Đích, bắt cán bộ huyện treo lên cây làm bia cho lính bắn. Ngày 28 tháng 12, Giàng Quáng Ly chiếm Yên Minh; Vàng Chỉn Cáo, Phàn Dền chiếm Cán Tỷ, Đông Hà (Quản Bạ).Khó khăn chồng chất, thiếu thốn đủ bề, nhưng với khí thế sục sôi cách mạng của tuổi trẻ, hàng ngàn người tham gia công trình có một không hai này đã không ngại gian khổ hy sinh, quyết bám núi, bám đường, lao động miệt mài nơi rừng thiêng nước độc và loạn lạc. Thời gian đã khẳng định ý chí của họ, ngày 09 tháng 09 năm 1963 con đường vươn đến thị trấn Đồng Văn. Sau hơn 4 năm, tuyến đường dài 164 km đã hoàn thành.

Đoạn khó khăn nhất của tuyến đường chỉ có 21 km từ Đồng Văn sang Mèo Vạc lại phải mất thêm gần 2 năm lao động vất vả nữa mới hoàn thành. Đoạn đường này chính là con đèo hiểm trở Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m. Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu nhằm mở một vỉa đường nhỏ mang tên "đường công vụ" rộng khoảng 40 cm trên vách đá (để công nhân về sau có chỗ đặt chân trên đó thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong đội cảm tử (giai đoạn này gọi là "Đội Cơ Dũng") phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng đục đẽo hoàn toàn bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc. Mỗi sáng, các thành viên “Đội Cơ dũng” hô to “quyết thắng” rồi vác choòng (xà beng 8 cạnh), búa, ít thuốc nổ, trèo lên vách núi. Treo mình giữa lưng chừng trời, họ đục vách đá nhét thuốc nổ vào rồi hô đồng đội kéo lên đỉnh núi. Ít phút sau mìn nổ, vỡ ra một miếng đá nhỏ bé.

Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không phải là dài nhất nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau. Những năm gần đây, với phương tiện máy móc hiện đại, con đường Hạnh Phúc nhiều lần được mở mang tu sửa ngày càng to rộng, dễ đi, con đèo hiểm trở Mã Pí Lèng không còn làm chết ngựa nữa mà đã trở thành di sản độc đáo về địa chất và cảnh quan. Nằm giữa cao nguyên Đồng Văn trơ trọi đá, một bên là vách núi Mã Pí Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế, phía Bắc và Đông Bắc đèo trải dài trong tầm mắt là hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám trùng trùng điệp điệp lơ thơ cây cối.

Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo . Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.

Trên đỉnh đèo người ta dựng tấm bia đá ghi lại sự hình thành con đèo.

IMG_1349 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1345 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Nơi mỏm đá nhô ra người ta đang xây trạm dừng chân cho du khách thưởng ngoạn.

IMG_1354 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1355 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1373 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đoạn đường trên đỉnh đèo

IMG_1346 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1364 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1365 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1351 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Chín khúc quanh bám sát chín ngọn núi đá cheo leo

IMG_1347 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Sông Nho Quế như dải lụa uốn éo qua khe núi, nhìn hoài không chán

IMG_1381 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1383 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Bạn có thể hình dung núi đá cũng tạo nên nét cong mềm mại.

IMG_1372 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Bây giò hiếm hoi lắm mới thấy người lội bộ qua đèo

IMG_1378 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1385 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1390 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đường về Xín Cái (cầu Tràng Hương nhìn từ MPL)

IMG_1389 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1388 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1387 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1386 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

thích thât,mình cũng muốn đi
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Trên độ cao 1600m bông hoa rừng hiếm hoi.

IMG_1393 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Gần xuống cuối đèo có ngã 3 quẹo trái xuống dòng Nho Quế.

IMG_1396 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Nương rẫy trên sườn núi dựng đứng

IMG_1398 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1400 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Sau khi chay khoảng gần chục km chúng tôi đến dòng sông Nho Quế. Mùa nước cạn hai bên bờ sông dốc dựng đứng.

IMG_1402 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cầu Tràng Hương bắc qua sông.

DSC00575 by Luc Sai Gon, trên Flickr

DSC00576 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Mùa này nước sông trong xanh mát rượi, sau một hồi loanh quanh mò mẫm chúng tôi cũng xuống được mặt sông thưởng thức cái mát lạnh của dòng nước.

DSC00580 by Luc Sai Gon, trên Flickr

DSC00583 by Luc Sai Gon, trên Flickr

DSC00584 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Bên kia cầu Tràng Hương là con đường đi Săm Pun, Sơn Vỹ các xã giáp biên của huyện Mèo Vạc.

DSC00591 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1408 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Chiều về tt Mèo Vạc còn sớm chúng tôi tranh thủ dạo chơi. Mèo Vạc là thị trấn nhỏ, không có gì đáng chú ý, ngày cửa ngõ thị trấn trên đỉnh quả đồi có căn nhà ngói đỏ trông như tháp canh gác cho toàn thị trấn.Từ nơi này nhìn toàn cảnh thị trấn và con đường mòn cheo leo dẫn đến khu chợ tình Khâu Vai cách thị trấn 20km về phía đông nam.

Dưới chân quả đồi có tấm bia ghi rõ: Công trình đài quan sát của thị trấn...

IMG_1425 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Từ đài quan sát nhìn xuống toàn cảnh tt Mèo Vạc

IMG_1426 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Hai dòng chữ trên cột đá này không hiểu là câu đối hay hai câu văn xuôi.

IMG_1418 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Kết thúc ngày thư 22 với hành trình 48km


Ngày thư 23: tt Mèo Vạc - Hồ Ba Bể


Nhà nghỉ Nho Quế, cùng lưu trú với chúng tôi còn có đoàn khách Châu Âu phượt bằng xe cào cào từ phía Cao Bằng sang.

23 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Chúng tôi rời Mèo Vạc trên QL4C hướng về phía Bảo Lâm, Cao Bằng, dọc đường núi đá ít hơn. Dòng Nho quế trên địa phận Cao Bằng nước đục ngầu phù sa.

23b by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cầu Lý Bôn qua sông Nho Quế, qua cầu quẹo trái theo QL34 về tx Cao Bằng.

23a by Luc Sai Gon, trên Flickr

23b1 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Con đường đi xuyên qua quả đồi như mỏ đá than lộ thiên.

23b1a by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Đến ngã 3 Sơn Lộ thuộc huyện Bảo Lạc chúng tôi quẹo phải đi theo đường tắt qua huyện Pắc Nậm để về Ba Bể.

23b2 by Luc Sai Gon, trên Flickr.

Ngay đầu đường có tấm bia đá ghi Công trình giao thông (con đường) do Cộng đồng châu Âu EU tài trợ, thầm nghĩ chắc đường tiêu chuẩn châu Âu là ngon rồi.

23b3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ngay đầu đường là quán hủ tiếu của người dân địa phương, chúng tôi vào ăn trưa và cũng để hỏi thêm thông tin về chặng đường sắp tới, vì thấy con đường nhỏ chỉ rộng khoảng 2m chúng cũng băn khoăn. Anh chủ quán cho biết đường đi tốt, khách du lịch vẫn thường chạy xe qua đây.

23b4 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đoạn đầu đường tốt, tôi dừng lại chụp quãng đường mới chạy qua, phía xa xa có cái nhà màu trắng là ngã 3 Sơn Lộ.

23c by Luc Sai Gon, trên Flickr

Sau đó thì than ôi, cứ khoảng 200m đường nhựa thì đến 100m đường cấp phối xen kẽ nhau.

23c2 by Luc Sai Gon, trên Flickr

23c1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Cây cầu dân sinh bằng tre đầu tiên do dân xây dựng, đi qua phải nộp 20k/ngxe

23c4 by Luc Sai Gon, trên Flickr

23c5 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Lại cây cầu nữa, cả thẩy có tới 3 cây cầu như thế.

23c6 by Luc Sai Gon, trên Flickr

23c7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Có những đoạn đoạn đường toàn đá hộc nửa chìm nửa nổi làm xe và người cứ nhẩy tâng tâng. Tôi thầm nghĩ đường này kinh phí do EU tài trợ và người VN thi công nên nó vậy thôi.
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Sang địa phận Bắc Cạn dọc theo con suối bên đường chúng tôi thấy những bánh xe nước thật đẹp đang quay tròn.

23d by Luc Sai Gon, trên Flickr

23d1 by Luc Sai Gon, trên Flickr

23d2 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đến tt Pắc Nậm với gần 30km đường xấu mất toi hơn 2 tiếng đồng hồ, từ tt P Nậm về ngã 3 chợ Rã có 2 đường đi:
- Nếu đi tiếp theo đường cũ thì gần hơn 7 km nhưng đường xấu như đoạn đã đi qua.
- Nếu đi xuyên qua tt hướng đèo Cổ Linh đường tốt hơn, dài hơn nhưng phải chinh phục đèo dốc quanh co.
Chúng tôi chọn hướng đi đèo Cổ Linh.
Đèo Cổ Linh thuộc thôn Lũng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pắc Nậm (BC), con đèo này có nhiều cua liên tục, bán kính nhỏ, mặt đường nhỏ, độ dốc lớn nhưng bên đường không có cọc tiêu hay hàng rào chắn bên ta luy âm, nên tạo cảm giác cho người đổ đèo thiếu an toàn. Đèo Cổ Linh còn có tên là đèo Tình Yêu do người địa phương gọi có nguyên do: Khi đổ đèo để đảm bảo an toàn người ngồi sau (ôm) phải ngồi sát và ôm chặt người cầm lái (xê) xuống tới đèo thì ôm và xế trở thành cặp tình nhân. Mà quả thật khi xuống tới chân đèo tôi thấy xuất hiện một số nhà nghỉ ở ngay khu dân cư thưa thớt.

Hình chụp ở lưng chừng đèo

23d2 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Khoảng 16h chúng tôi đến cổng khu du lịch hồ 3 Bể, vé tham quan trên hồ không bán lẻ mà bán theo chuyến và thời gian hành trình 3h, 6h, 8h v.v...
Chúng tôi tìm kiếm nhà nghỉ gần đó để sáng mai du hành trên hồ.

Kết thúc ngày thứ 23 với hành trình 187km



Ngày thứ 24: Dạo trên trên hồ 3 Bể và hành trình Hồ Ba Bể - Hồ Núi Cốc.


Thời điểm 4/2014 số nhà nghỉ, phòng cho thuê, nhà hàng nằm ngoài cổng khu du lịch hồ 3 Bể chưa nhiều bây giờ; trươc cổng chỉ có 1 căn nhà sàn cho thuê tập thể đã kín chỗ, chúng tôi phải đi vào trong xóm ở homestay, bù lại bữa cơm tối do chủ nhà phụcc vụ lại quá rẻ và ngon miệng với 2 món mặn heo ta (heo ỉn) quay và gà đồi luộc cắn ngập chân răng cùng với măng xào và rau luộc giá chỉ 40k/xuất.
Hồ Ba Bể nước xanh ngăn ngắt.Rừng cây nguyên sinh hầu như chưa bi can thiệp của con người. Mụi dịch vu ở đây : nhà nghi, lái tau trên hồ , buồn ban... đều do nguoi dan toc bản địa thực hiện nên minh cam thay de chịu.. Không ma quái láu linh như tộc người Ka - inh.

24a by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b1 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b2 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Trên bờ những nương ngô xanh tốt, phía sau là rừng nguyên sinh và những núi đá vôi.

24b3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b4 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Nước phù sa trên dòng sông Năng đổ vào hồ đục ngầu.

24 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b5 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cửa vào động Puông trên hồ 3 Bể, đã thăm động Phong Nha, Thiên Đường rồi thì chẳng buồn tham quan động này nữa.

24b6 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b8 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24b9 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24c1 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24c2 by Luc Sai Gon, trên Flickr

24c3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Sau 6h tham quan trên hồ, 14h chúng tôi tạm biệt Ba Bể hành trình về hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). Ngã 3 tt Phủ Thông giao cắt với QL3 chúng tôi chạy thẳng về Thái Nguyên.

24z by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Đến 20h chúng tôi đến Hồ Núi Cốc, chúng tôi chạy dòng dòng quoanh cổng khu du lịch, có lẽ vào dịp lễ 30/4 & 1/5 nên các nhà nghỉ không còn chỗ trống. Đứng từ cổng nhìn vô dưới ánh đèn cao áp là những cảnh vật được xây dựng bằng bê tôn na ná như cảnh vật khu du lịch Suối Tiên ở SG; thế là chúng tôi quyết định quay trở ra tt Đại từ nghỉ đêm để mai về HN.

Kết thúc ngày thứ 24 với hành trình 185km




Ngày thứ 25 tt Đại Từ - tt Văn Giang

Đến khoảng 21h đêm chúng tôi trở ra đến tt Đại Từ, thực ra ở KDL Hồ Núi Cốc người dân có chỉ chúng tôi đường về tp Thái Nguyên gần hơn so với hướng trở ra tt Đại Từ, tuy nhiên là người miền Nam ra không biết đường và trời đã tối nên chúng tôi quyết định quay lại theo đường cũ ra tt Đại Từ để hôm sau ra ngã 3 chợ Mới về HN cho nó lành.

Trước cửa nhà nghỉ ở Đại Từ là một cây có trái giống như trái sung nhưng to bự bằng cái chén (cái bát) ăn cơm. Hỏi chủ nhà, đó là cây vả; thì ra câu ví dân gian: "Lòng Vả cũng như lòng Sung" có cơ sở là đây.

DSC00613 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Như thống nhất từ ban đầu trước khi khởi hành chặng đường Xuyên Việt, nhóm được hình thành tiêu chí mở trên nguyên tắc suốt hành trình không thủ quỹ, không kế toán nên trong hành trình việc tham gia nhập hoặc rời nhóm là hoàn toàn nhẹ nhàng và tự nguyện.
Ban đầu nhóm có 8 thành viên với 6 xế, 2 ôm; đến tt Mai Châu thành viên chốt đoàn rời nhóm trở về mặc dù nhân hòa nhưng thiếu yếu tố thiên thời, địa lợi. Trong ngày xuất phát khi dừng xe chờ Lead giải quyết sự cố thì xe tự nhiên ngã đổ bể luôn gương bên trái; buổi trưa ăn cơm ở tt Quan Hóa (TH) lại bị đạo tặc chôm nguyên bộ thắng trước xe Exciter; chưa hết qua đoạn đường tử thần Mường Lát-Mai Châu không may mấy bộ ống kính máy ảnh bị rớt nên dập bể. Cho rằng quá xui, nên Bụi đời SG chia tay đoàn dừng cuộc chơi.
Tới Điện Biên đoàn tái nhập thêm 1 thành viên , thành viên này đã nhập đoàn từ Pleiku đến Phong Nha, đồng thời 5 thành viên cùng đi từ SG tách ra đi A pa chải sau đến Sa Pa rồi bay về SG. Từ Mèo Vạc cho tới nay chỉ còn lại 2 người.

Đến đầu địa phận tp Thái Nguyên chúng tôi quẹo vào QL3 theo hướng chỉ đi HN mà không vào tp Thái Nguyên; QL3 thật đẹp, đường rộng rãi phẳng lỳ, có dải phân cách cứng, không có xe gắn máy nên chúng tôi xả ga với tốc độ 90-100km/h cho xe tải, xe đò hít khói. Khi phát hiện ra đã vào đường cao tốc đã tới tt Phổ Yên rồi, để đảm bảo an toàn chúng tôi chuyển sang QL3 để về HN. Ngang qua tt Phổ Yên mới 9-10h sáng nhiều chị em phụ nữ đứng bên đường giơ tay vẫy chào y như các em bé vùng cao Lào Cai, Hà Giang vẫy chào khi chúng tôi đi qua.

Chạy vòng vòng rồi cũng tới đầu cầu Thăng Long trước khi vào nội thành Hà Nội.

25 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đường vành đai 3 giao nhau với đại lộ Thăng Long

25a by Luc Sai Gon, trên Flickr

Qua cầu Thanh Trì về tt Văn Giang

25c by Luc Sai Gon, trên Flickr

Thưởng thức gà Đông Tảo, kết thúc hành trình Xuyên Việt.

25c4 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Kết thúc ngày thứ 25, hành trình 151km

Kết thúc hành trình GẮN MÁY XUYÊN VIỆT trên cung đường Hồ Chí Minh năm 2014, thời gian 25 ngày hành trình 4.571km qua 26 tỉnh thành, hẹn XV trên con đường cái quan vào năm sau (2015)


Tiếp theo cung đường Đảo Hải Tặc - Mũi Cà Mau - Hành trình qua 8 cửa sông Mê Công
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Thích mấy bác thế hệ trước đi như này quá đi.Cám ơn bác.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,477
Bài viết
1,153,124
Members
190,100
Latest member
tohue6789
Back
Top