What's new

[Chia sẻ] Con đường tơ lụa – đi về nơi xa lắm….

Mỗi năm chỉ có một mùa thu...

- Đọc sách Tàu thấy phán nôm na là: Chưa đi đến Tây Tạng, chưa đến Tân Cương thì chưa gọi là đến Trung khoa dân mỉn cung khở của;
- Lại nghe bảo: Muốn hiểu tận cùng Trung Hoa thì phải đến Tây An.
- Mình yêu màu tím, thích thuỷ chung, tôn trọng tình bạn, lại rất cả tin.
Vậy là, ủ mưu, rồi lên đường thôi nhỉ?

Con đường tơ lụa: từ điểm khởi đầu đến đỉnh Hữu Nghị tuyết phủ trắng tinh, nơi biên giới 4 nước vùng Trung Á…
Trên sa mạc cát bỏng và thảo nguyên mênh mông…
Nay tàu, mai xe, ngày kia cuốc bộ…
Hết đu biếu lạc đà lại ghìm cương ngựa…

Hành trình đi về nơi xa lắm nó đại loại như thế (NT)
 
Nguồn suối nước nóng, quý khách muốn rửa tay hoặc ngâm chân đều phải trả tiền

picture.php


picture.php

Cho tớ hỏi chút, sao ở suối đấy nó tạo luôn cái hình mông để mình ngồi đặt mông vào đó luôn à ???? Hay nhỉ, nếu thế, nó có phân biệt chỗ nào cho đàn ông ngồi, chỗ nào cho phụ nữ ngồi ko nhỉ:shrug::shrug::shrug:
 
Hoa Thanh trì (tiếp)

@Bư: tớ cũng chả để ý, giờ bạn nói mới nhìn ra đấy :)

Trong Hoa thanh trì có tượng bằng bạch ngọc Dương Quý Phi

picture.php


Lý Bạch đã từng ca ngợi vẻ đẹp của Dương Quý Phi đến độ hoa nhường nguyệt thẹn

picture.php


Hoa Thanh Trì khung cảnh đẹp, với những khu vực liễu rũ, hồ nước, cung điện – là nơi nghỉ ngơi vui chơi giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi (ảnh của bạn Aui)

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Bao nhiêu là cá vàng này

picture.php


Các hồ tắm của Dương Quý Phi ngày xưa

picture.php


picture.php


Theo lịch sử ghi lại, Đường Minh Hoàng vốn là một vị vua rất tài hoa về nghệ thuật, thuở trẻ còn có tài thao lược, mấy chục năm đầu cầm quyền, ông đã đưa triều đại nhà Đường lên mức những triều đại sán lạn nhất trong các triều đại phong kiến Trung Hoa, cả về thi ca, nhạc, họa, kiến trúc. Tuy nhiên về già, ở tuổi ngoài 50, ông lại đam mê sắc đẹp của Dương Quý Phi nên ca hát đàn múa suốt ngày, bỏ bê việc nước, khiến dân chúng lầm than, quốc gia lụn bại. Cuối cùng ông bị phản tướng An Lộc Sơn rượt chạy vào đất Thục, triều thần cùng bôn tẩu với ông buộc tội Dương Quý Phi và anh em nàng thao túng gây nên thảm cảnh này. Không cứu nàng được, ông đành nuốt lệ để Dương Quý Phi treo cổ trên cành cây bằng một dải lụa trắng.
 
Công chúa Yongtai (Văn thành?), là cháu gái của Võ Tắc thiên, bị hạ thủ năm 17 tuổi (?) (nói thật, mấy cái này phải hỏi ông Chitto, mình nghe tai nọ, xuyên qua đầu, bay sang tai kia mất tiêu vào không trung). Đây là 1 trong số các ngôi mộ phải trả tiền rõ đắt vào xem mà còn được chụp ảnh, chứ ko bị cấm đoán như các nơi khác, thế nên post lên cho các bạn xem thời đó họ làm được những gì

]


Tên hiệu Công chúa này phiên âm Hán - Việt là Vĩnh Thái (còn tên khai sinh là Li Xian Hui), là cháu nội của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông. Cô này năm 16 tuổi (700 AD) lấy chồng là Wu Yanji(cháu gọi Võ Tắc Thiên là bà cô). Cô này rất nhân đức, hay giúp đỡ mọi người. Cô bị chết ở Lạc Dương lúc 17 tuổi. Theo tin chính thống của Thông tấn xã BìmBịp và tờ báo VịtCồ (có ti-ra lớn nhất nước) thì cô bị chết khi sinh con, nhưng theo "nguồn tin đáng tin cậy của đặc tình Imim" thì cả 2 vợ chồng cô đều bị bà nội VTT đầu độc (gái Tàu HDV thì miêu tả là bị dùng gối đè cho chết ngạt), sau khi cô phát hiện ra cuộc tình bí mật của của bà với 2 tên tay chân rất đáng ghét là Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông (2 tên này là bậc thầy về việc vu cáo và hãm hại các bậc trung lương)
Cho đến khi VTT chết (705 AD), Đường Trung Tông trở lại ngôi báu, thương xót con gái bèn cho đưa di hài họ về Tây An táng ở khu vực Càn Lăng. Đó là ngôi mộ hình tháp tròn, dài 87m, rộng gần 4m, sâu 16m. Nhưng đi vào ko thấy rờn rợn như khi xuống Định Lăng (Bắc Kinh), có lẽ do nó đc trang trí khá nhiều bích họa màu sắc tươi sáng (sau hơn 1300 năm mà giữ đc vậy thì đủ thấy lúc đó huy hoàng thế nào, ôi, mình căm bọn Tàu quá). Đó là những bức tranh phụ nữ mang trang phục rất sang trọng, những cảnh sinh hoạt trong cung đình, trên trần thì có gà trống 3 chân ( biểu tượng Mặt trời), Thỏ Ngọc (Mặt trăng), và rất nhiều hoa văn khác mà máy còi của tớ ko phản ánh được, trong khi ở đây lại cho chụp hình thoải mái , thế mới bực, quả này thì tớ ghen tỵ với đồng bọn súng to như bắp chuối quá
Mở ngoặc: đời Đường cũng có công chúa Văn Thành, nhung cô này đc gả cho Tùng Tán Cán Bố quốc vương Thổ Phồn xứ Tây Tạng ,và có vẻ gia đình êm ấm hạnh phúc. Đi Tây Tạng may thế đấy, còn chần chừ gì nữa, lên đường thôi các bác
 
Last edited:
Cho tớ hỏi chút, sao ở suối đấy nó tạo luôn cái hình mông để mình ngồi đặt mông vào đó luôn à ???? Hay nhỉ, nếu thế, nó có phân biệt chỗ nào cho đàn ông ngồi, chỗ nào cho phụ nữ ngồi ko nhỉ:shrug::shrug::shrug:

Tiệt nhiên là không Bư ạ vì không thấy quả Bí ngô nào :)
 
Đó là những bức tranh phụ nữ mang trang phục rất sang trọng, những cảnh sinh hoạt trong cung đình, trên trần thì có gà trống 3 chân ( biểu tượng Mặt trời), Thỏ Ngọc (Mặt trăng), và rất nhiều hoa văn khác mà máy còi của tớ ko phản ánh được, trong khi ở đây lại cho chụp hình thoải mái , thế mới bực, quả này thì tớ ghen tỵ với đồng bọn súng to như bắp chuối quá

Em nghĩ biểu tượng mặt trời trong văn hóa Khựa bửn là con quạ chứ nhỉ. Em nhớ đại loại mấy câu "bao phen thỏ lặn ác tà", hay trong Tam quốc "quạ vàng bay bổng tuyệt vời mây xanh" gì gì đó.
 
Em nghĩ biểu tượng mặt trời trong văn hóa Khựa bửn là con quạ chứ nhỉ. Em nhớ đại loại mấy câu "bao phen thỏ lặn ác tà", hay trong Tam quốc "quạ vàng bay bổng tuyệt vời mây xanh" gì gì đó.

Bạn nói cũng đúng đấy, tớ định mở ngoặc là có thể là quạ (vì các điển tích Tàu hay viết thế). Nhưng thấy trong bản hướng dẫn tiếng Anh nó nói là rooster thì mình cũng cố mà nhìn ra là gà trống thôi, he he
 
Hồng Môn Quan

Từ Hoa Thanh Trì có thể nhìn thấy ngọn núi Ly Sơn trước mặt, đứng ở dưới có nhìn thấy cáp treo để đi lên núi, nghe nói trên đó có phong hỏa đài mà cách đây vài ngàn năm, lửa sẽ được đốt lên mỗi khi có giặc ngoại xâm để báo cho chư hầu về ứng cứu. Cũng tại nơi đây từ thời Đông Chu Liệt Quốc, nàng Bao Tự, người mà không ai khiến nổi nàng nở nụ cười, lần ấy được nhà vua Chu U Vương cho đốt lên chỉ để chiều người đẹp, đã cất tiếng cười vang khi chư hầu nhà Tây Chu lũ lượt kéo đến vì thấy lửa trên phong hỏa đài.

Vì không có nhiều thời gian nên cả đoàn không có ý định đi cáp treo lên núi Ly Sơn mà điểm đến tiếp theo là Hồng Môn Yến – cái tên đó khiến chúng ta nghĩ ngay đến 2 nhân vật nổi tiếng Hạng Vũ – Lưu Bang trong bữa Yến tiệc Hồng Môn Quan. Vé vào cửa là 25Y, cả đòan quyết định vào xem yến tiệc ngày xưa như thế nào nhưng có 1 bạn mê món khoai lang mật ngoài cửa nhất quyết không chịu vào.

Đến những nơi như thế này mà không hiểu những tích truyện của TQ có liên quan hoặc không có hướng dẫn viên thì đúng là chán. Em Amei thì thoắt ẩn thoắt hiện, tiếng Anh của em ý cũng khó nhằn, vừa nghe em ý nói vừa phải luận cũng mệt nên em đi đánh cờ đây ;)

picture.php


Tượng Lưu Bang

picture.php


Tượng Hạng Vũ

picture.php
 
Theo sử sách, Lưu Bang và Hạng Vũ nhận lệnh của Sở Hoài Vương chia làm 2 đường cùng tiến đánh Hàm Dương. Vua còn tuyên bố trước quần thần rằng: "Ai vào quan ải trước thì được là Vương". Khi được tin Lưu Bang đã chiếm được Hàm Dương, Hạng Vũ vô cùng bực tức, bèn dẫn quân đánh thẳng sang cửa ải Hàm Cốc, quân của Lưu Bang quá ít, nên quân của Hạng Vũ đã nhanh chóng chiếm được cửa ải, ̣đánh thẳng một mạch đến Hồng Môn mới đóng quân lại, nơi này chỉ còn cách nơi đóng quân của Lưu Bang hơn 40 dặm. Khi Hạng Vũ bàn cách đối phó với Lưu Bang thì mưu sĩ Phạm Tăng trả lời rằng: "Lưu Bang là một tên vô lại, nay hắn chiếm được Hàm Dương, mà không hề tham của và mỹ nữ, quá đó đủ biết dã tâm của hắn không nhỏ, nếu không trừ bỏ hắn đi thì tất để vạ về sau".

Hạng Vũ nghe vậy bèn hạ quyết tâm tiêu diệt Lưu Bang và bày ra kế mời Lưu Bang đến Hồng Môn để dự tiệc.

Phía trong nhà dựng lại buổi yến tiệc giữa Hạng Vũ – Lưu Bang và các quan lại 2 bên

Lưu Bang ngồi 1 bên

picture.php


Hạng Vũ ngồi 1 bên

picture.php


Yến tiệc linh đình, có đầy đủ các món trên đĩa từ gà, cá, lợn…

picture.php


picture.php


picture.php


picture.php


Ăn chán thì múa kiếm

picture.php


Vụ yến tiệc đó cuối cùng Lưu Bang thừa cơ thoát nạn trở về với quân mình. Hạng Vũ không giết được Lưu Bang trong yến tiệc Hồng Môn nên sau đó lại tự rước lấy hậu quả, bị Lưu Bang ép phải tự vẫn ở Ô Giang.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,577
Bài viết
1,153,793
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top