What's new

[Chia sẻ] Đi tìm Đế chế đã mất

P1: Từ giấc mơ tới hiện thực

Say mê với những miền đất lạ, đắm chìm trước những di sản mà loài người để lại. Kẻ phiêu bạt không muốn ngồi một chỗ hưởng thụ cuộc sống, khi đa số mọi người tính toán đổi nhà, mua xe.... Thì tôi lại đứng trước tấm bản đồ, đánh dấu những vùng đất chưa đến được và lập kế hoạch lên đường.
Nam Mỹ hay Mỹ la tinh, cái tên cũng đã đủ gợi lên trí tò mò của phượt thủ. Từ thánh địa Machu Picchu cho tới những con đường bụi bặm. Từ lối sống hoang dã của con người nơi đây cho tới những bộ ngực vừa đi vừa nhún nhảy như muốn bật ra khỏi chiếc áo pull của các cô gái bất kỳ lúc nào. Những điếu cigar được cuộn tròn trên ngón tay kẻ lãng tử hay ly rượu vang Chile sóng sánh như nước mắt của người Inca - khóc cho một đế chế đã mất. Tất cả những thứ đó thu hút trái tim và đôi chân tôi về nơi đây
Cái kế hoạch đi Nam Mỹ này đối với tôi cũng hết sức tình cờ. Trong thời gian đi phượt ở Nga bị gãy chân, ngồi ngắm tuyết rơi qua cửa kính chán chê. Tôi lôi đt ra tìm đọc một thứ gì đó. Vô tình đọc được cuốn "Lost city of the Incas" của Hiram Bingham (cũng là người tìm ra thánh địa này). Buổi tối tôi bàn với bạn đồng hành của tôi, thế là 2 thằng "Oh! Zee!" Bắt tay vào xây dựng kế hoạch cho đi Nam Mỹ vào năm tới.
Đối với một thằng đam mê văn hoá, lịch sử như tôi, trước khi đến một quốc gia nào, một công trình nào cũng phải tìm hiểu về nó trước. Thế nên khi về Vietnam việc đầu tiên là tìm những sách về Nam Mỹ để đọc. Nhưng tiếc thay, sách về Nam Mỹ cũng không có nhiều, ra hàng sách toàn thấy những tiểu thuyết mùi mẫn rồi cướp, hiếp giết.... Vậy là muốn đọc về nó, muốn tìm hiểu về nó phải đọc từ bản gốc. Lại cắn răng lên amazon.com ship mấy cuốn sách về đọc và tìm hiểu. Tránh trường hợp mình đến đó, đứng đó nhưng không biết nó là cái gì.
Cái chân què của tôi lành chậm hơn là tôi tưởng nên kế hoạch lại phải delay thêm gần 1 năm nữa. Sau khi trekking những con đường khó khăn tại Vietnam, cảm thấy cũng đã đủ sức khoẻ cho việc đi Nam Mỹ. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch
Việc đầu tiên là lập team đi, ngoài tôi và người bạn đồng hành đi cùng nhau từ Nga cần tuyển thêm vài người nữa. Khi chúng tôi bắn tin đi phượt Nam mỹ, có rất nhiều người muốn join cùng. Sau khi qua vài lần sát hạch chúng tôi cũng lập được 1 team gồm có 4 người toàn là những phượt thủ lão luyện. Nhưng có lẽ may mắn nhất cho chúng tôi là có được một người anh cả của nhóm. Bác này đã từng học ở Cuba 6 năm nên biết thông thạo cả 2 thứ tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Như vậy là quá đủ cho chuyến đi rồi.
Hết online rồi offline họp bàn phân chia công việc. Ông anh cả được nhận nhiệm vụ book vé máy bay, người bạn đồng hành đi từ Nga với tôi nhận nhiệm vụ book khách sạn, tôi nhận nhiệm vụ xin Visa vào các nước. Còn 1 ông nữa thì lăng xăng hỗ trợ anh em.
Họp bàn xong cũng ra được cái kế hoạch 45 ngày và budget khoảng 10.000 USD cho chuyến đi. Lại phải thu xếp công việc và quan trọng là cày ra cho đủ số tiền đó.
Đi Nam Mỹ, một mảnh đất xa lạ, một nền văn hoá khác biệt. Cách VN mình đến nửa vòng trái đất. Và quan trọng nhất là cực kỳ nguy hiểm. Nên tất cả bạn bè và người thân ai nấy cũng đều can ngăn tôi đi. Nhưng một thằng đã ngồi uống rượu trên Golan, đã từng xẻ dọc bờ tây sông Jordan đi vào vùng cài răng lược giữa Palestine và Israel. Hay lên vĩ tuyến 38 biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Thì cái chuyện đối mặt với nguy hiểm ở Nam Mỹ ư? Quá nhỏ. Nghĩ vậy nên tôi quyết chí ra đi. Xét cho cùng cuộc sống luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Khi tham gia giao thông ở VN mình mà mỗi năm còn chết tới hơn vạn người thì những hiểm nguy kia chỉ là chuyện nhỏ đúng không các bạn? Hơn nữa cái máu xê dịch nó cũng ngấm vào tôi, khi đọc những dòng của cụ Nguyễn Tuân mượn từ Paul Morand làm lời đề từ cho truyện " Thiếu quê hương" "Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc vali".

Đấy các cụ còn như thế, con cháu làm sao có thể hèn kém được. Nhấc mông lên và phi thôi các bạn.


Ảnh ăn cắp trên mạng và tất nhiên chưa được sự đồng ý của tác giả :))​



 
Nói đến Lima - Mỏ vàng của Nam Mỹ, thành phố được coi là giầu nhất Tân Thế Giới thời thuộc địa mà không nói đến bọn cướp biển thfi thật là thiếu sót. Nên các bác lại cho em lải nhải tý



CƯỚP BIỂN – HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THẬT​




Tranh cảnh cướp biển tấn công vào Thị trấn ven biển của Thomas Kinkade






Tôi chắc trong số các bạn cũng đã từng xem bộ phim “ Cướp biển vùng Caribbean” và không ít trong số chúng ta cũng đem lòng yêu mến anh chàng cướp biển Tài hoa, vui tính Jack Sparrow hay vẻ điển trai hào hoa của Will Turner và đương nhiên cả cô gái cướp biển xinh đẹp Elizabeth nữa.

Không riêng gì Hollywood tô mầu cho những tên cướp biển mà cả mấy ông nhà văn từ cổ chí kim đều tô vẽ cho chúng ta thấy mầu sắc lãng mạn của hai từ “Cướp biển”. Có mấy ai đi qua tuổi thơ mà không mang trong phần còn lại của cuộc đời mình hình ảnh đã được mô tả say sưa trong các áng văn kiệt tác của Byron Stevenson về những con tầu cướp biển trên đại dương lộng gió. Những con tầu có nhwungx cái tên thật dữ tợn như là “Trừng Phạt” hay “Nổi giận”… Những lá cờ đen trên đỉnh cột buồm vẽ cái đầu lâu với hai ống xương vắt chéo. Về bọn cướp biển mồm ngậm dao găm leo thang dây nhanh thoăn thoắt. Những viên thuyền trưởng một mắt bắn súng ngắn bằng hai tay điệu nghệ. Những chiếc rương chứa đầy vàng bạc được chôn trong một đảo hoang bốn bề sóng vỗ. Về những bài hát tục tĩu của đám hải tặc vui tính suốt ngày say mềm với thùng rượu Rhum. Và cả những thiên tình sử vô cùng diễm lệ của chàng cướp biển yêu tự do với một cô gái thổ dân xinh đẹp dưới bóng cây cọ ở một hòn đảo nhiệt đới. Cùng các trận đánh vô cùng ác liệt trên biển mà phần thắng luôn thuộc về những tên cướp biển dũng cảm…..

Ở đây có sự pha trộn độc đáo giữa những hiện thực lịch sử và thiên kiến văn học được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại. Cái truyền thống lãng mạn hóa cướp biển nó đã gây không ít hiểu nhầm về bản chất thực của “Tội ác chống lại loài người” đúng như nhận định của luật quốc tế về cướp biển. Hình ảnh những anh chàng cướp biển vui nhộn trung thành, hiên ngang đã che đi mất hiện thực là một tên hải tặc tàn bạo ăn thịt người không biết tanh vậy thì đâu là sự thật và cướp biển hoạt động thế nào.

Khi thực dân Tây Ban Nha chiếm trọn 2 đế chế Aztect và Inca chở hàng đống hàng từ vùng trung và Nam Mỹ về nước. Bà Chúa biển sau này là nước Anh akay lắm muốn kiếm lại nhưng lại là kẻ đến sau. Không chịu ngồi im thì làm gì? Đi cướp lại à? Gây chiến tranh với Tây Ban Nha ngay mà chiến tranh thì vô cùng tổn phí mà chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Thế rồi Hoàng đế Anh cũng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” chỉ giận làm sao mà không xẻ đống vàng đó ra được. Nghĩ mãi rồi cho đến một hôm ngài chợt phát hiện ra. Chắc ngài cũng cởi trần truồng hô Eureka mà chạy ra phố như nhà bác học Archimedes khi tìm ra lực đẩy của nước vậy. Đơn giản chỉ dùng con bài cướp biển, những chiếc tầu không treo cờ nước Anh, chỉ treo chiếc đầu lâu xương chéo thì ai biết được mà kiện. Vậy là bọn cướp biển Corsair ra đời.

Khổ nỗi cái máu vàng nó không chỉ dành đặc quyền cho vua chúa. Những người dân nghèo hay những kẻ tham ăn lười làm cũng có cái máu đấy. Chính Christopher Columbus khi nhìn thấy vàng của người thổ dân cũng đã từng viết rằng “ Vàng! Vật kỳ diệu thay thậm chí có thể mở cửa Thiên đường cho những linh hồn tội lỗi” Mà đúng thật vào những thế kỷ 14, 15 Vatican còn rửa tội lấy tiền. Nó cũng như chúng ta bây giờ đi cầu Phật cho phạm pháp vậy. Chính vì thế nên những kẻ nghèo hèn -thường là những thủy thủ. Không chịu nổi sự khắc nghiệt trên con tầu nào đó mà sau một đêm bạo loạn. Quẳng thuền trưởng xuống biển mà kéo lên lá cờ đen với hình đầu lâu xương chéo. Bọn này được gọi là bọn Filibuster tức là tấn công bất kể con tầu nào. Khác với bọn Corsair ở trên chỉ tấn công những con tầu trong quốc gia thù địch.

Bọn cướp biển có thể tàn bạo, dã man với nạn nhân của chúng. Nhưng chúng đối xử với nhau khá là tử tế. Mỗi con tầu thường có luật riêng. Nhưng thường là bình đẳng, bác ái với nhau và so với đời sống con người trên đất liền hay chính những con tầu của Hải quân một nước lúc đó thì ưu việt hơn nhiều lắm.
Bọn Corsair tài sản sau khi cướp được thường để lại cho Đức Vua bảo trợ 10% còn lại chúng chia theo tỷ lệ. Thường là 3 cấp: Thuyền trưởng và thuyền phó: 1.5, Quản lý, pháo thủ 1.25 và cuối cùng là các thủy thủ được: 1. Còn bọn Filibuster thì có bao nhiêu chia hết bằng đấy.

Thế thì các bạn hỏi bọn Corsair nó được cái gì mà nó phải chia cho Đức Vua bảo trợ 10%. Xin thưa rằng chẳng ai làm được cướp biển mãi. Bọn này khi về già muốn có mảnh đất dung than thì phải nộp phế. Hơn thế nữa nếu tỏ ra hào phóng với Đức Vua thì còn được phong Sr rồi thậm chí cả quý tộc như Nam tước, Bá tước này nọ. Bài học từ Sr Drake hay Sr Morgan vẫn còn đó.

Vào thế kỷ 16, 17 hầu như toàn bộ giới cướp biển tụ tập nhau ở vùng Caribbean. Đơn giản vì đây là con đường vàng từ châu Mỹ về lục địa già. Các Galleon chở đầy vàng từ châu Mỹ về luôn là miếng mồi ngon hấp dẫn bọn cướp biển. Chúng tập trung về các đảo như Tortuga, St Mary hay cảng Hoàng gia (Royal Port) ở Jamaica để sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế lương thực và tiêu những đồng tiền dơ bẩn mà chúng kiếm được.

Chúng kiếm tiền như thế nào?

Lúc rạng đông sắp đến, thuyền hải tặc kéo hết buồm đứng im ngược gió trên biển. Một tên cướp biển trèo lên Tổ quạ ( đài quan sát trên cột buồm) quan sát, phát hiện tàu lạ. Khi thấy con mồi, chúng căng hết buồm chạy trước cùng hướng nhưng ngầm vứt neo nổi để giảm tốc độ của mình lại. Chiếc thuyền đi sau tưởng chúng là chiếc tàu buôn chở hàng nặng lên đi chậm đang cố căng buồm để chạy. Nên thảnh nhiên đi lại gần. Khi nhận ra là tầu cướp thì đã muộn rồi. Mạn áp mạn tàu và lũ cướp biển tràn sang và bắt đầu tàn sát.

Số tàu buôn bi cướp rất là nhiều và nghiêm trọng đến nỗi Hiệp hội thuyền trưởng các tàu buôn quốc tế đã phải phát hành cuốn sách “Làm gì để chống cướp biển”. Nhưng bọn cướp biển vốn ít đọc sách nên chúng vẫn tiếp tục tấn công. Thực ra ngôn ngữ đối thoại với bọn cướp biển đâu phải là chữ nghĩa mà phải lấy bạo lực trả bạo lực mới dẹp được.
Nhưng nếu bạn nghĩ cướp biển chỉ tấn công các con tàu thì hoàn toàn sai lầm. Bọn chúng còn táo tợn tấn công cả các thành phố làng mạc ven biển. Điển hình là Henry Morgan 36 tuổi dám tấn công một thành phố giầu thứ 2 ở châu Mỹ thời bấy giờ là Panama ( đứng sau Lima) thì các bạn thấy gan chúng to như thế nào? Dẫn tới các thành phố ven biển đều phải có pháo đài để phòng thủ kẻ thù thì ít mà cướp biển thì nhiều.

Sau những cuộc chiến đấu không chỉ có kẻ bị cướp thiệt hại, mà bọn cướp biển cũng mất người. Thế là chúng lại la cà vào các quán rượu. Tìm những người nông dân mất đất, những người không còn đường lùi. Mời đi uống cho say, say xong chúng dí vào tay tờ luật cướp biển. Ký vào là hôm sau lên tầu rũ bỏ bộ quần áo nông dân rồi mặc vào bộ quần áo cướp biển.



 
Những tên cướp biển nổi tiếng nhất (Rất nhiều tên, nhưng sợ kể lể quá dài các bạn ngán nên tôi chỉ kể một vài tên)



1. Sir Francis Drake


Tôi phải gọi đúng tên hắn là với chữ Sir ở đầu, sợ thiếu lại trở thành khiếm nhã. Cuộc đời của Drake là cuộc đời đáng mơ ước của những tên cướp biển. Nó cũng giống như Ngọc Trinh là biểu tượng sexy của chị em hay nhà khoa học nào cũng mơ ước đoạt giải Nobel vậy.

Sự nghiệp của Drake đã được viết thành hàng trăm cuốn sách. Drake có mặt trong tất cả các cuốn nói về sự thám hiểm biển cả. Tên tuổi của Drake còn có sáu dòng trong từ điển Petit Larousse xuất bản năm 1972. Đó là một niềm vinh dự mà không phải ai cũng mơ ước tới. Còn Hollwood ư? Gia đình Drake hoàn toàn có thể kiện về bản quyền cho hàng nghìn bộ phim dựng về hắn.

Vào thời kỳ Golden ages của nước Anh. Chính Nữ hoàng Anh Elizabeth đã phong cho Drake tước Hiệp sĩ và gọi hắn là “Bạn cướp biển thân mến của tôi”. Người Anh thì coi Drake như anh hùng dân tộc và tượng của Drake được dựng trên quê hương của hắn. Thử hỏi xem có vinh dự nào cho một tên cướp biển được như thế?

Drake là một Corsair nổi tiếng, hắn tấn công dữ dội những Galleon Tây Ban Nha chở vàng từ Nam Mỹ về châu Âu. Vét rỗng các kho tàng của thành phố thuộc địa các ven biển Nam Mỹ. Hành động “Vặt râu vua Tây Ban Nha” đấy làm cho Vua Carlos V đau đớn. Ngài treo giả cái đầu của Drake 100.000 Peso và hàm Nam tước. Điều đó lại làm cho Drake càng cay cú. Đã thế hắn cướp thêm cho máu. Drake cho tàu chạy vòng qua eo Magellan ra Thái Bình Dương. Cướp phá Valparaiso, Lima và dọn sạch các kho vàng của người Tây Ban Nha ở châu Mỹ. Vụ này Drake trúng đến nỗi tàu Con Hươu Vàng của hắn vốn chỉ có mức trớn nước là 9 feet nhưng tàu này ngậm đến 13 feet trước sức nặng của vàng ngọc. Thậm chí Drake còn ném hết những đồ bằng bạc xuống biển thay bằng thứ vàng ròng quý hơn.

Nhưng đến lúc quay về thì Drake không thể theo đường cũ được nữa. Một hạm đội tàu chiến Tây Ban Nha vũ trang đến tận răng đang đợi hắn ở phương Nam. Drake quyết định vượt Thái Bình Dương, qua Ấn Độ Dương, vòng qua Hảo Vọng giác trở về nước Anh. Hành trình mất 3 năm. Thế là Drake trở thành người thứ 2 sau Magellan đi vòng quanh thế giới.

Vinh quang tột đỉnh chờ đón Drake ở nước Anh. Nữ Hoàng Elizabeth bỏ qua mọi nghi thức mà bước chân lên tàu cướp biển. trao cho hắn thanh gươm vàng và cho quyền hắn thích nộp gì vào ngân khố thì nộp. Drake tỏ ra là một người biết điều. Hắn hào phóng trút vào két của nước Anh hàng đống vàng ngọc. Và đương nhiên Nữ hoàng Anh cũng khong để hắn thiệt. Hắn được phong Thủy sư Đô đốc chỉ đạo một hạm đội của nước Anh đi đánh nhau với “Hạm đội bất bại” của Tây Ban Nha. Năm 1585 hắn phong tỏa cảng Cadiz, chiếm một loạt tàu của quân địch. Chứng tỏ cho thế giới biết Hạm đội bất bại chỉ là một cái thùng rỗng kêu to. Và kết cục cái “Sức mạnh vĩ đại” của vua Tây Ban Nha cũng đã kết thúc trên biển.
Sự nghiệp danh vọng mở ra rực rỡ. Drake trở thành Thị trưởng Plymouth, nghị sĩ quốc hội. Nhưng vẫn yêu biển cả. Năm 1595 Drake sang Caribbean công cán. Nhưng hắn bị cơn sốt nhiêt đới quật ngã ở Panama. Cho tới đầu năm 1596, cơn ác mộng của Vua Tây Ban Nha lên đường đi gặp Thiên Chúa. Theo di chúc, xác của hắn bị ném xuống biển.



Sir Francis Drake



 
2. Wiliam Kidd


Tên này tầm hoạt động ở Ấn Độ Dương nhưng do có những truyền thuyết nên tôi cũng viết






Kidd cũng là một Corsair tên này đã từ bỏ biển về New York cưới một cô vợ trẻ hơn hắn đến 16 tuổi. Sống một cuộc đời yên ả. Nhưng nếu đã yêu biển cả, yêu tiếng rì rào sóng vỗ, yêu bộ ngực trần của những cô gái thổ dân rung lắc bên đống lửa theo những vũ điệu cuồng say thì làm sao mà bỏ biển cả được. Chính vì thế nên bên cô vợ trẻ xinh đẹp giầu có (vợ hắn là một trong những người giầu nhất New York lúc bấy giờ) nhưng lòng Kidd không bao giờ nguôi nhớ về biển cả. Xem ra cứ bảo là nghèo mới đi cướp thì không còn đúng nữa phải không các bạn.

Lúc này Kidd chỉ muốn đi làm tàu truy đuổi (loại tàu diệt cướp biển và tàu các quốc gia thù địch. Được ăn chia theo tỷ lệ với chính phủ). Nên Kidd sang tận Anh nhờ Thượng nghị sĩ, Huân tước Bellomont (Sau này trở thành Thống đốc Massachusetts) đỡ đầu cho sự nghiệp truy đuổi của mình

Đen cho hắn, lúc làm chính nghĩa thì chẳng gặp tầu nào. Bọn thủy thủ đói khát không chịu được cứ đòi đi cướp. Kidd tặc lưỡi làm liều, vậy là hắn đã gia nhập đội ngũ cướp biển, nhưng vẫn tránh các tàu của nước Anh, chỉ cướp của quốc gia đối nghịch và trung lập.

Trong lần đi cướp, hắn cướp một con tàu treo cờ Pháp nhưng không biết trong đó có hàng của Quốc Vương Ấn Độ Moghul. Tức tối, Quốc Vương Ấn Độ đòi Vua Anh phải bắt Thuyền trưởng Kid.

Kid bị choáng váng thật sự,Từ xưa đến nay hắn vẫn đinh ninh mìnfh làm tất cả phụng sự nươớc Anh. Giá như vua Louis của Pháp kết tội hắn thì đã đành. Đây lại là Đức Vua Anh – người mà Kidd luôn tự hào khi nhận là thần dân trung thành của ngài. Những bậc tiền bối của Kidd như Drake, Morgan.. võ công cũng chỉ tương tự mà phúc lộc đầy nhà. Thế nhưng sao hắn lại đứng trước giá treo cổ? Trớ trêu thay

Với triết lý “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” của người phương Đông. Kidd chia kho báu ra làm nhiều phần. Lén lút đem chôn trên các hoang đảo. Lấy nó làm bảo hiểm cho sinh mạng của mình. Xong xuôi hắn đường hoàng đến gặp nhà bảo trợ của mình là Huân tước Bellomont – lúc này đã là thống đốc Massachusetts.

Món quà ra mắt 40.000 bảng Anh có vẻ không vừa mồm Bellomont và cũng có thể Bellomont không tin là Kidd có vàng giấu thật. Bellomont bắt giam Kidd và giải hắn về London. Mặc kệ bản đồ của Kidd đưa ra. Bellomont đem về nhà vứt cho con làm máy bay giấy.

Trải qua hàng loạt các phiên tòa cuối cùng Kidd bị kết tội cướp biển. Khi được tòa cho nói lời cuối cùng. Kidd đứng lên dõng dạc xin đổi các kho báu mà hắn giấu được lấy sinh mạng mình. Chẳng nhẽ tiền lại mua được luật pháp sao? Thế là các quan tòa bác bỏ yêu cầu của Kidd. Và hắn phải lên giá treo cổ

Sau khi nhẩy “Vũ điệu dây gai”thì một điều khong ngờ xảy ra. Cơ thể của Kidd rơi cái bịch xuống đất. Theo luật khoan hồng thời đó. Nếu treo cổ bị rơi xuống đất có nghĩa là Chúa đã xá tội cho người này và sẽ được khoan hồng bỏ án tử. Nhưng số phận đã hết may mắn với Kidd, với cái lắc đầu của viên pháp quan hắn lại bị treo cổ lại. Sauk hi chết xác của Kidd bị kéo ngược sông Thames đến mũi Tibury. Bị ngâm trong ba đợt thủy triều. Sau đó bị đóng lồng sắt treo lủng lẳng. Theo đúng truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh xử những tên cướp biển và cảnh tỉnh cho những ai có ý định rũ bỏ áo sĩ quan đi làm cướp biển.




Cái chết của Kidd là vấn đề tất yếu. Số phận những tên cướp biển nếu không nhẩy “Vũ điệu dây gai” thì cũng sẽ phơi xác ở một nơi nào đó như bao tên cướp biển khác. Nhưng cái huyền thoại của hắn lại nằm ở chỗ sau khi hắn chết

Bellomont về nhà ngồi buồn buồn lôi cái bản đồ mà Kidd đưa cho. Bảo gia nhân “đi đến chỗ này đào xới cho ta”. Mặc dù nói thế nhưng trong bụng ông ta cũng không tin là tìm được gì. Nhưng thật bất ngờ khi gia nhân của ông trở về với một tàu đầy vàng. Lúc này Bellomont mới hối hận vì đã bắt Kidd, ông biết đây mới chỉ là một phần kho báu của Kidd. Lập tức ông ta cho gia nhân tiếp tục đi tìm những đảo có khả năng Kidd chôn vàng. Nhưng chỉ uổng công, hết lần này đến lần khác gia nhân của ông trở về với bộ mặt đưa đám và cái túi rỗng tuếch.

Và cũng từ đó đến nay, kho vàng của Kidd có một cuộc đời huyền thoại. Mấy ông nhà văn lại được dịp tung tin hỏa mù nhằm bán sách. Nào là Đảo này gọi là Đảo xác vì sau khi chôn vàng chính tay Kidd đã giết hết những kẻ thân tín của mình và xác họ được đánh dấu thành mũi tên chỉ đường.

Đảo xác ở đâu? Chẳng một ai biết. Những kẻ phiêu lưu đã đi tìm nó suốt 3 thế kỷ và cả 3 đại dương cũng không thấy. Phải chăng kho vàng của Kidd là chuyện bịa đặt? Nhưng lẽ nào đứng trước giá treo cổ người ta vẫn đùa bỡn với mạng sống của mình? Kidd đã định mua mạng sống của mình bằng các kho vàng. Vậy chắc chắn nó phải tồn tại

Cái lập luận ngon ăn đó đã khiến bao kẻ khánh kiệt gia tài, chôn vùi tuổi trẻ trong mộng tìm thấy kho vàng của Kidd. Thôi thì đủ, từ chính chách cỡ bự tới các đô đốc Hải quân, nhà văn nhà thơ…tất cả đều mơ màng về kho vàng của Kidd. Họ đến các hòn đảo hoang ở Ấn độ Dương, ở Caribes, ở Thái bình dương…Cuốc xẻng có, máy móc hiện đại có. Nhưng thành công lớn nhất là vài bộ xương người. Vài đồng tiền hoen gì còn ngoài ra chẳng có gì hết.

Một hôm một chàng mọt sách người Bồ Đào Nha, lang thang vào thư viện Madrid lục lọi đống sách cũ thế nào mà lại tìm thấy một tài liệu. Một Galleon chở đầy vàng từ Mexico trở về Tây Ban Nha bị Hải tặc tấn công. Bọn Hỉa tặc mang vàng sang đảo Fora trong Đại Tây Dương chôn. Nhưng đen cho chúng, bão đến tàu của chúng bị hất sang bên bờ biển bên kia. Những tên trên đảo chết đói. Tên cuối cùng trước khi chết vẽ cái bản đồ giấu vàng cho vào cái chai và thả ra biển, trả cho nhân loại. Một con tàu buôn với được nó. Nhưng không hiểu những chữ bí hiểm trên tờ giấy đã đưa cho một người thông thái Tây Ban Nha đọc. Chắc ông này cũng dek đọc được nên tài liệu đó rơi vào đống tài liệu bụi bặm của thư viện Madrid.

Lập tức người ta bới tung cả đảo For a lên, nhưng kết quả vẫn là con số không. Và đến nay các đảo giấu vàng vẫn là những bí mật lớn niềm hy vọng và ảo mộng của rất nhiều kẻ phiêu lưu. Mà Đại dương đâu chỉ có vài hòn đảo giấu vàng của thuyền trưởng Kidd. Nghe đồn ở đảo Coscos vùng Caribes còn có kho vàng “Chiến lợi phẩm của Lima” một kho vàng lớn gấp nhiều lần và hấp dẫn hơn nhiều.

Đầu thế kỷ 19, khi Jose Martin đánh vào Lima. Thực dân Tây Ban Nha vội vàng vơ các kho vàng lên tàu bỏ trốn. Những đống vàng thỏi, kim cương, những tượng vàng đặc của người thổ dân được kìn kìn đưa xuống tầu làm cho thuyền trưởng Thompsons vốn nổi tiếng chính trực cũng nổi lòng tham. Không hiết vàng có mở được cửa Thiên đường như Colombus nói không nhưng đã kéo Thompsons xuống địa ngục. Nửa đêm ông phá cửa phòng Tổng trấn và Tổng giám mục Lima. Không nói không rằng giết hai người rồi ném xác xuống biển. Thompsons hạ lá cờ Tây Ban Nha xuống, kéo lá cờ đầu lâu xương chéo lên, gia nhập làng cướp biển. Cũng có người nói rằng thủy thủ đã giết Thompsons và tranh nhau đống vàng tội lỗi. Sự thật như thế nào thì chỉ có biển mới biết. Mà biển cả thì rất ít khi chịu mở ra các điều bí mật của nó.

Những bí mật đó luôn là đề tài hấp dẫn các bạn có máu phiêu lưu. Và khi đọc xong bài này bạn nào lại thuê thuyền ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng của Kid thì cứ việc. Xét cho cùng tuổi trẻ cũng phải phiêu lưu liều lĩnh một chút đúng không các bạn.
 
Em lải nhải thế chắc cũng đã nhiều, chán tai các bác. Vậy em mời các bác dạo một vòng Lima với em.
Lima đối với tôi cái hay nhất là xem những kiến trúc thuộc địa. Tuy là dân ngoại đạo, nhưng tôi thích kiến trúc đến mê mẩn. Đến nỗi Jo – bạn đồng hành của tôi nói “Ông này ông ấy nghiện tượng với nhà cmnr”. Chúng ta cõ lẽ nên bắt đầu từ Plaza Mayor – Trung tâm chính trị của Peru từ thời thuộc địa đến nay.
Từ căn hộ chúng tôi thuê, chỉ cần bước vài bước là ra tới Plaza Mayor. Quá gần nên tôi thích lúc nào có thể chạy ra lúc đó. Quảng trường này ngày nay là nơi vui chơi, tụ tập của người dân và là một điểm đến chính của khách du lịch.

Sau khi quyết định xây thủ phủ ở Lima này, việc đầu tiên là phải quy hoạch thành phố. Và Pizarro chọn Quảng trường này làm trung tâm để quy hoạch. Ông cho xây dựng và quy hoạch quảng trường này dựa trên mô hình của thành phố Seville. Xung quanh quảng trường gồm các tòa nhà của chính phủ, tôn giáo….







 
Dinh Pizarro - Dinh tổng thống ngày nay​


Tất nhiên với quyền hành của mình Pizarro phải chọn cho mình một miếng đất ngon nhất rộng nhất là trung tâm nhất để xây Cung điện cho mình. Mảnh đất này chính là nơi màTaulichusco, người cai trị Thung lũng Rimac ở. Nhưng như tôi đã nói, ông này thì chỉ tài giỏi về đánh nhau nhưng kém về khoản xem phong thủy và cúng bái. Ngay sau khi xây xong, hết những vụ như người Indian nổi dậy bao vây tòa nhà đến 12 ngày. Rồi Almagro – vị tướng Độc nhãn đã cùng với Pizarro chinh phục Peru nổi loạn, dẫn tới cái chết của Almagro. Rồi cuối cùng chính Pizarro bị giết trong tòa nhà này chỉ sau 6 năm ở trong đó. Tòa nhà này cũng là nơi Jose de Martin tuyên bố độc lập cho Peru. Và ngày nay nó là dinh tổng thống.
Kiến trúc của tòa nhà này không còn nguyên vẻ ban đầu vì thành phố Lima được xây dựng trên vùng dất mà động đất liên tục. Hết động đất lại tới hỏa hoạn. Kiến trúc ngày nay được xây dựng lại từ năm 1926 và đến năm 1938 mới xong. Công trình duy nhất còn lại từ thời Pizarro là cái cây còn lại trong tòa nhà :))

Bên trong tòa nhà thì đương nhiên là người ta khong cho vào (Dinh tổng thống mà) nhưng nghe đồn là đẹp lắm. Chẳng khác mấy những cung điện nổi tiếng của châu Âu. Và đặc biệt có cả phòng tưởng niệm Pizarro. Mấy ông Peru này hay thật. Ai lại đi tưởng niệm cái thằng xâm lược mình bao giờ :))
Ở đây vào buổi trưa có phiên lính đổi gác, bạn nào đến đây chơi hãy nán lại tới trưa để xem cũng hay phết. Nhưng tôi một phần không có thời gian vào buổi trưa. Một phần vì xem đổi gác ở lăng bác chán rồi và nghĩ nó cũng như thế :D











Hai bên phải và trái tòa nhà có những ban công và bên trên là quốc huy Peru







Những người lính trước cửa Dinh Tổng thống khá thân thiện










 
Last edited:
Mặt tiền của tất cả các tòa nhà khu này đều nhìn ra quảng trường. Cũng đúng thôi, theo quy hoạch của phương tây bao giờ quảng trường cũng là trung tâm phải không các bạn. Nhưng cái quảng trường thời xưa nó khác với thời nay. Nó không chỉ là trung tâm vui chơi giải trí. Nơi các chàng trai cô giái tán tỉnh nhau, nơi các cụ già ngồi ngắm cảnh hay nơi các bạn HS, SV ngồi đọc sách. Mà nó còn là nơi trung tâm buôn bán, trao đổi hang hóa và đặc biệt hơn bao giờ nó cũng là nơi hành hình những phạm nhân. Đâu cũng thế, quảng trường Roma cũng vậy, quảng trường Concorde của Paris vào thời cách mạng Pháp họ đặt máy chém ở đó và chém cả nghìn người trong đó có 2 nhân vật nổi tiếng nhất là Vua Louis XVI và vợ ông ta Hoàng hậu Marie Antoinette. Thì quảng trường de Mayor ở Lima cũng thế. Trước đây chính giữa quảng trường chỗ đài phun nước ngày nay là cái giá treo cổ. Nhưng Lima còn có điểm văn minh hơn cả châu Âu. Là cái giá treo cổ nó tồn tại ở đó có mấy chục năm. Khi Toledo đến làm phó vương Peru. Chắc ngán cảnh hang ngày cứ mở cửa sổ ra là thấy người chết. Nó làm ô uế quảng trường và nặng mùi âm khí quá. Nên ông ra lệnh chuyển cái giá treo cổ đó đi và thay vào đó là cái đài phun nước.

Cái đài phun nước này được làm bằng đồng. Trên đỉnh có một thiên thần, ở dưới có 8 con (nhìn như sư tử) đang cưỡng hiếp con Llama. Cũng đúng thôi, nó cũng giống như người Tây Ban Nha (con sư tử) đến chiếm đất người thổ dân (con Llama vậy). Và đây là công trình cổ nhất của Quảng trường này còn giữ lại được nguyên bản thiết kế ban đầu của nó. Vì trải qua rất nhiều trận động đất, các công trình khác hư hại hết. Thì đài phun nước này do quá nhỏ bé, không nặng nề nên chẳng xi nhê gì cả.


Ngoài ra thời thuộc địa, quảng trường này còn là nơi đấu bò tót - Đặc sản văn hóa Tây Ban Nha. Nhưng từ khi giành được độc lập người ta không cho đấu bò ở đây nữa


Đài phun nước từ thế kỷ 17








Bên trên là tượng thiên thần, lúc nào chim bồ câu cũng đến đậu như biểu tượng cho sự hòa bình ở đây. Và tất nhiên không ai muốn cái giá treo cổ xuất hiện ở đây nữa





Sư tử cưỡng hiếp Llama


 
Last edited:
Giáo đường Lima​


Công trình quan trọng thứ 2 trong quảng trường này là Giáo đường Lima. Đây cũng là công trình cổ còn sót lại. Bao giờ cũng thế, những người đi khai kiến địa lý, trên tầu lúc nào cũng có Giáo sĩ đi theo. Mục đích của họ là đi tới vùng đất mới họ truyền đạo đẻ cho những người dân ở đây có lòng tin vào Thiên Chúa. Chúng ta có thể thấy suốt từ đông sang tây, từ bắc tới nam bán cầu. Chỗ nào cũng có sự hiện diện của Thiên Chúa Giáo cả. Được như thế là do Vatican luôn luôn yêu cầu những người đi phát kiến địa lý đem theo Linh mục. Đến tới nơi Linh mục thì truyền giáo, chính quyền thì ép người dân vùng đất mới theo TCG, nếu không theo ư? Bị kết tội phù thủy rồi tòa án Dị giáo xử và cái kết thường là giàn thiêu hoặc nhẹ nhàng hơn là cái giá treo cổ. Nên ngày nay mặc dù tự do tôn giáo nhưng Catholic vẫn là quốc giáo của Peru. Những người theo tôn giáo khác rất ít.
Ngay sau khi quy hoạch thành phố xong, Pizarro ký sắc lệnh xây nhà thờ ngay bên cạnh dinh của mình. Và chính ông là người đặt viên đá đầu tiên cho xây nhà thờ này. Và cuối cùng sau khi về với Chúa mộ của ông cũng được đặt ở đây.
Nhà thờ được thiết kế theo trường phái Baroque. Chính giữa nhà thờ trên đỉnh đặt biểu tượng của Peru. Ở dưới là tượng Chúa Jesus, hai bên là các tông đồ của ngài.
Khi xây xong đây là giáo đường quan trọng nhất của Peru và của cả Nam Mỹ. Cũng đúng thôi, Peru là đất thuộc địa quan trọng nhất của Tây Ban Nha. Mà Lima lại là trung tâm của nó. Nên mọi hoạt động của giáo phận các nơi đều phải báo cáo về cho Đức Tổng Giám mục Lima này
Hai tháp chuông hai bên cao lên với vòm bằng đá phiến. Thật không may mắn cho tôi vì hôm tôi đến nhà thờ đóng cửa. Và thời gian ở Lima quá ít (có 1 ngày) nên tôi không được vào bên trong. Mặc dù thấy bảo đẹp lắm



Giáo đường Lima nhìn từ phía quảng trường Mayor lại








Cửa đóng im ỉm, thế mới đen






Bên trên là Quốc huy của Peru, bên dưới là tượng Chúa Jesus. Thật lạ là từ ngày xưa người ta đã đặt quốc gia lên trên tôn giáo. Trong khi Tây Ban Nha là Đế quốc sùng Catholic nhất




 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,811
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top