What's new

Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy.

Thân chào năm mới 2017 tới toàn thể ACE,

Cảm giác của bạn sau khi kết thúc một hành trình thường là gì? Phải chăng mỗi hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một cảm giác trống trải trong bạn? Và để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn đó bạn lại lên đường tìm kiếm thêm một cuộc phiêu lưu khác, trải nghiệm khác?

Cách đây không lâu, các chuyến đi của HDD82 bắt đầu từ sự thôi thúc đam mê miền đất mới, tâm trạng đầy háo hức và kích thích. "Thôi thúc + Đam mê" là công thức dẫn tới các cuộc hành trình khám phá trước đó. Tuy nhiên theo thời gian mọi chuyện đã có sự đổi khác: Đam mê thì vẫn còn nhưng thôi thúc thì giảm xuống. Tâm trạng cao trào bốc đồng ngày trước đã không còn nhiều nữa, thay vào đó là bình tĩnh tự tại, bình thản đối diện với mọi việc hơn. Và do không còn nhiều thôi thúc nên HDD82 từng suy nghĩ nhiều về lý do tại sao mình lại "phải" tiếp tục lên đường nữa? Nếu đi thì đi đâu? Nước nào? Lý do tại sao? Có nhất thiết phải đi? v.v và v.v.

Không còn là để củng cố cái Tôi bản thân nữa, không còn muốn được nhiều người biết tới, muốn tự hào, muốn chinh phục tự nhiên, chinh phục cái này cái kia... Các chuyến đi "khám phá" trong dấu ngoặc kép thật ra giống cảm giác về lại tự nhiên, về nhà, về lại con người xưa của ta. Được đi đã là niềm hạnh phúc rồi. Còn đi đâu mà không được? Và cần gì phải có lý do?
Đi để làm giàu trải nghiệm cuộc sống, làm mới cảm xúc, làm phong phú cảm nhận để rồi liên tục cho đi, liên tục chia sẻ với mọi người mà không mong được nhận lại.

"Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" xin phép được ra đời!
 
Báo Cheetah. Một con báo Cheetah nằm nghỉ dưới bóng râm một cái cây lớn. Báo là loài sống đơn độc. Không như một loài nhà mèo lớn khác là sư tử sống theo bầy đàn, báo sống và săn mồi một mình. Con báo Cheetah này dường như đã quen với sự xuất hiện con người, con vật không hề cảm thấy đề phòng hay khó chịu. Báo Cheetah là loài có tốc độ chạy rất nhanh, thuộc loại vô địch nướt rút trong các loài thú. Leopard chuyên leo lên cây nằm nghỉ giống con lúc ban sáng, có hoa văn chấm chấm trên da giống đóa hoa, khung xương to mập và có phần nặng nề. Ngược lại, Cheetah lại có hoa văn trên da dạng đơn giản là các chấm đen, bụng nhỏ eo nhỏ, cơ bắp vuốt thon khỏe mạnh, đặc biệt dưới khóe mắt có hai vệt lông đen chạy dài tận xuống miệng (giống hai hàng nước mắt chảy), Cheetah không mấy leo cây. Trong thiên nhiên hoang dã, cả hai loài vậy này đều trông thật đẹp đẽ.

32216264853_863219afd4_c.jpg


32185933044_a2bf67f0a6_c.jpg


32216265273_3c515e0eff_c.jpg


32875590872_77927663e0_c.jpg


Báo Leopard hiếm gặp hơn nhiều, chúng có chấm đen hình bông hoa trên da.

32836904731_4b41d3eff6_c.jpg
 
Con người dễ gì (dù là tương đối) tách ra khỏi thế giới đầy sự kết nối, luôn đề cao sự kết nối, đánh giá cao sự sở hữu này? Một cách tương đối đó là đi tới những vùng đất mới. Thiền sư thì tìm tới những hang động vắng vẻ, chốn u tịch để tĩnh tâm còn người du lịch thì đi một mình.
Nhưng đừng nhầm lẫn giữa đi một mình nhằm tìm kiếm nhiều khó khăn thử thách hơn, nhằm cố tình làm mọi chuyện nguy hiểm hơn để nâng cao kỹ năng đối phó tình huống. Tại sao có nhiều người làm như vậy? Để làm cho cái "tôi" của mình được dịp nâng lên, để thấy mình hay, mình giỏi khi chinh phục được thiên nhiên khắc nghiệt một mình?
Đối diện theo hướng ngược lại là con đường hòa mình vào thiên nhiên, không chinh phục, không lập kỉ lục gì cả. Con người là một bộ phận của thiên nhiên. Cái bộ phận không thể chinh phục cái toàn vẹn, tổng thể. Đi một mình để hòa mình trọn vẹn hơn vào tự nhiên, để cái "tôi" luôn muốn khẳng định và thể hiện hòa tan biến mất trong cái bao la của đất trời.
Hai hành động bề ngoài có thể giống nhau nhưng mục đích hoàn toàn khác biệt. Càng khác biệt hơn nữa khi kết thúc chuyến hành trình và trở về, một bên là huyênh hoang tự phụ mình giỏi hơn người rồi gây ra nhiều rắc rối, một bên là vui vẻ hạnh phúc, hòa đồng hơn vào thiên nhiên, vào vũ trụ...
Hoàn toàn khác biệt !!!

32875590402_ce4e12c24f_c.jpg
 
Buổi trưa chúng tôi tạm ra ngoài khu bảo tồn theo cổng Talek để cho thằng con quý tử của Joshep ăn uống. Cu cậu từ sáng đến giờ ngồi trong xe hết chơi rồi tới nằm ngủ. Mấy con thú mà tôi mắt tròn mắt dẹt ngắm nghía chụp ảnh thì cu cậu cứ thản nhiên như kiểu đó là mấy con chó, con mèo trong nhà. Nhưng kể cả bọn con nít tôi thấy cũng rất khỏe, đi từ sáng giờ mệt mỏi nắng nóng vậy mà tụi nó cũng không kêu đói, kêu khát. Cứ mệt rồi nằm ngủ, ngủ xong lại thức. Gene sức khỏe của người Châu Phi thật phi thường!

33006437956_c32ee25f20_c.jpg


Cách chế biến nấu nướng của người Maasai tôi thấy cơ bản rất dễ ăn và khẩu vị có phần giống với người Việt Nam. Tất nhiên là họ không ăn quá mặn và cay như chúng ta, nhưng mấy món như sốt thịt, cơm, rau xào... ăn rất được. Ngoài cơm là khẩu phần chính hàng ngày, họ thích ăn một loại bánh như trong hình. Loại bánh này tôi cảm thấy khó nuốt do nó khô và cứng, lại ít mùi vị. Tuy nhiên thằng cu con nhà Joshep cứ bốc lấy bốc để cái này mà ăn ngon lành. Dường như khô, cứng đối với nó dường như là chuyện hết sức tự nhiên. Ngay cả mấy lọn tóc trên đầu nó cũng cứng ngắt như vỏ cây vậy.

32232911693_1d10163e37_c.jpg


Talek là cổng vào khu bảo tồn lớn thứ hai sau Sekenani. Thực tế, nó là một khu vực gần như là ốc đảo trơ trụi với một số nhà hàng, nhà trọ giữa hoang mạc Châu Phi rộng lớn. Trời đổ lửa nắng chang chang, gió thổi mạnh bốc từng nắm cát hất lên mặt, lên mũi. Có tới Talek và thấy tận mắt khung cảnh nơi đây thì mới thấy kế hoạch tôi lập ra ban đầu thật viễn vông như thế nào. Kế hoạch ban đầu của tôi là đi xe máy tới Talek, ở tại một khu cắm trại cạnh khu bảo tồn. Con đường xung quanh Talek thật điên rồ nếu đi bằng xe gắn máy, hành lý cồng kềnh và nhất là đi một mình. Bạn sẽ chẳng hình dung nổi nó khỉ ho cò gáy như thế nào nếu chỉ nghe mô tả bằng lời. Năm 2015 trong chuyến đi Ai Cập tới sa mạc Sahara và tới một vài ốc đảo, tôi từng thấy Châu Phi là như thế nào và đã rất "khiêm tốn" trong lập kế hoạch chuyến đi này. Xe máy phải tốt hơn, chặng đi một ngày phải ngắn hơn, dự phòng rủi ro nhiều hơn, tinh thần luôn sẵn sàng tình huống xấu, linh hoạt trong thay đổi lịch trình... Tóm lại là giảm bớt sự "hoang tưởng", "lạc quan" đến mức thấp nhất ! Tuy nhiên cũng thành thật mà nói rằng bất kỳ một chương trình chạy xe máy một mình nào từ Nairobi đến Talek cũng đều hết sức mạo hiểm.

32666074430_75f79d1bc2_c.jpg


32892159702_5edc8dbb5d_c.jpg
 
Làm cái video cho nó thay đổi không khí... ;)

[video=youtube;2RFuLWD16F0]https://www.youtube.com/watch?v=2RFuLWD16F0&feature=youtu.be[/video]
 
Chia tay khu bảo tồn Maasai Mara, giờ đây tôi đã hiểu lý do tại sao người Maasai gọi nó là "Mara". Mara nghĩa là đốm đen. Nhìn từ khoảng cách xa, các con vật, các thân cây vươn thẳng lên cao, các bóng mây tạo ra những hình khối đen duyên dáng trong không gian yên tĩnh này. Nhìn những con vật tự do trong thiên nhiên hoang dã, tự nhiên một ý nghĩ lướt qua đầu: Con người có thể tự do sống theo ý thích mình muốn không? Điều gì đã ngăn cản họ đến với cánh cửa tự do (dù chỉ trong chốc lát)? Phải chăng đó là từ sự ràng buộc về tư tưởng, suy nghĩ ? Ai cũng có thể tự do làm những điều mình muốn ngay bây giờ, ngay lúc này! Nhưng tại sao họ lại để sự sợ hãi được tự do lấn át bản thân mình như vậy? Phải chăng những giáo điều mà con người được dạy dỗ từ nhỏ về thế nào là cuộc sống thành công, thế nào là cuộc sống "trách nhiệm", về sự hy sinh đã nhốt tâm trí quá lâu khiến con người ta sợ hãi tự do? Tự do sống theo ý thích bản thân là tội lỗi? Chúng ta được dạy phải hy sinh bản thân cho những mục đích "cao cả" hơn. Và thế là không ai thực sự sống!

Hãy bỏ qua những giáo điều về định nghĩa thành công trong cuộc sống. Sống đơn giản, nhẹ nhàng, tràn đầy niềm vui tự do!

33029078776_348c6a5d40_c.jpg


33029078356_33a5ccaaed_c.jpg


33029078186_6a3836fc91_c.jpg
 
Vote cho Cụ
Cụ làm em nhớ cái ngày ở bển ghê gớm. Cơ mà tiếc là em không có gan bụi bặm như cụ
13013093175_d94218d579_c.jpg


12877211134_b83c2b9e39_c.jpg
 
Last edited:
Chuyện kể rằng, trong một khu rừng nọ có ba chú sóc sống với nhau trong một cái tổ. Thời tiết mùa đông ở trong rừng rất khắc nghiệt nên vào mùa hè ba chú sóc phải ra ngoài kiếm thức ăn dự trữ. Chú sóc thứ nhất làm việc quần quật siêng năng tha về tổ nào là lông chim, lá cây khô, rơm rạ để sưởi ấm vào mùa đông. Chú sóc thứ hai cũng đầu tắt mặt tối kiếm trái cây, lá non, các loại quả để dành tích trữ. Còn chú sóc thứ ba? Chú vừa làm vừa tranh thủ những lúc nghỉ ngơi thơ thẩn ngắm trời, ngắm cỏ cây hoa lá ngoài bìa rừng, trên cánh đồng có khi phải đến tối mới mò về tổ...
Hai chú sóc đầu tiên cảm thấy không hài lòng. Tại sao chúng làm việc chăm chỉ vậy mà anh sóc kia lại đi chơi? Thế là chúng mắng chú sóc thứ ba kia một trận: "Này, anh phải làm việc siêng năng vào, nếu không mùa đông tới thì có mà đói nhăn răng đấy? Đừng có chơi bời vớ vẩn nữa!". Đáp lại lời trách móc, chú sóc chỉ im lặng
Sau đó, khi mùa đông đến, cả ba chú sóc đều nằm náu mình trong cái tổ nhỏ hẹp. Chúng không thiếu thốn thức ăn và có đầy đủ mọi thứ chúng cần để sưởi ấm, nhưng cả ngày chúng không có chuyện gì để nói với nhau. Dần dần, sự nhàm chán cũng đến, chúng không biết làm gì để giết thời gian...
Lúc này chú sóc thứ ba mới bắt đầu kể chuyện cho hai chú sóc kia nghe: Rằng chú đã gặp chú nhím ngoài bìa rừng như thế nào, hai đứa đã rủ nhau tắm suối vui vẻ ra sao, rằng chú đã gặp một cậu bé trên cánh đồng vào một buổi chiều, chú thấy cậu bé kia đùa giỡn với ba mẹ như thế nào. Chú kể cho hai chú sóc kia nghe các bài hát từ các loài chim mà chú nghe được. Chỉ đến lúc ấy hai người bạn của chú mới nhận ra rằng chú sóc này đã thu nhặt ánh nắng mặt trời để giúp chúng sưởi ấm qua mùa đông...

Tôi xin gửi tặng các bạn trên diễn đàn vài câu chuyện để sưởi ấm qua mùa đông, những câu chuyện gom góp dọc đường hy vọng sẽ giúp các bạn thấy rằng: Thế giới ngoài kia, thế giới mà bạn có thể tạm thời chưa biết, không thực sự đáng sợ như tưởng tượng của ai đó. Mà đó là thế giới tràn đầy tình bạn, tình yêu và chứa đựng món quà vô giá dành cho ai dám dấn thân vào.

32702784750_85bc4c1936_c.jpg


32702784880_3cd74d63e9_c.jpg


32702784600_86cce569fc_c.jpg
 
- Này Dong. Này Dong. Cậu còn thức chứ?
Trong đêm khuya tôi nghe tiếng bước chân và tiếng nói của Saimon - tay bảo vệ khu cắm trại. Từ trong lều tôi mở chăn ra xem có việc gì. À, Trời đang mưa... Những giọt nước mưa to đang bắn vào lều nghe bộp bộp, bộp bộp... "Không biết mưa đã bao lâu rồi? Hèn gì hồi nãy gió to lạnh quá." Tôi nghĩ. Chiếc lều mượn của tay Tony này thuộc loại lều dã ngoại dành cho con nít (children). Một lều như vầy dành cho hai đứa con nít ngủ. Vải của nó thuộc loại khá nhẹ và mỏng, ngoài ra không có miếng bạt trùm ngoài chống trời mưa giống chiếc lều cũ của tôi, nên khá mong manh trước thời tiết. Tôi cảm thấy nước mưa bắt đầu bắn vào cả trong lều, vài giọt nước bắn cả lên mặt nhột nhột.
Tiếng của Saimon dọi đèn pin nói:
- Này Dong. Mày ngủ trong đó ok chứ?
Tôi đáp:
- Không sao. Không sao. Cảm ơn Saimon.
Nói vậy chứ cũng ngồi dậy phủ chiếc chăn ra ngoài lều để nước không bắn vào phía trong. Ban đêm tại Maasai rất lạnh! Nhiệt độ xuống thấp kèm theo cơn mưa giông đột ngột khiến cơ thể nổi da gà khi chui ra ngoài lều. Đêm nay không nghe thấy tiếng hú của bọn linh cẩu nữa. Chỉ có tiếng mưa rơi bộp bộp xuống nền đất cỏ, vào lều, và một mùi đất xông lên thơm thơm lỗ mũi... Đã quá lâu rồi hắn chưa trải qua lại cảm giác như vậy, chính xác là từ giữa năm 2015 trong chuyến đi tới Ai Cập ngủ đêm ngoài Sahara, nên nhất thời hắn không cảm thấy lạnh mà chỉ thấy rất khoan khoái. Hắn cứ nằm thế để mặc cho mọi giác quan được đánh thức trong bản nhạc mưa tuyệt diệu...
Sáng hôm sau tiếng đàn bò kêu rống khi gặm cỏ đánh thức hắn dậy. Cả chục con bò vừa gặm cỏ vừa "thả bom" xung quanh chiếc lều. Vài con còn cả gan lùng sục thức ăn và liếm liếm mấy đôi giày nữa. "Hờ... Đấy mới là Châu Phi". Hắn nghĩ thầm trong bụng và cảm thấy hơi nóng sốt, cổ họng khô rát. Có lẽ là một cơn cảm nhẹ. "Hờ... Mưa sẽ đem tới niềm vui cho tất cả con thú trong khu bảo tồn đây". Cơn mưa ngắn ngủi quý giá mang đến nhiều sự sống cho súc vật và cả con người nữa tại Maasai Mara.

33084971895_23f8d195a3_c.jpg


32239291774_949b5a235b_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,451
Bài viết
1,152,952
Members
190,092
Latest member
duocthuanhoa2024
Back
Top