What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Xin chào tất cả mọi người, các cô chú, anh chị, và các bạn trong ngôi nhà phượt. Mình tên Hoàng Phúc, sv năm 2 Đh Mở TPHCM. Những tháng ngày sinh viên của mình sắp trôi qua, sắp phải đương đầu ra biển lớn của cuộc sống, thế cho nên quyết định phải làm điều gì đấy có ý nghĩa ở tuổi trẻ, cũng như thời sinh viên.

Ai cũng thế cũng có những ước mơ, hoài bão của riêng mình, nỗi khát khao được lang thang đó đây được dâng lên từ cuối năm cấp 3, vào ngày thi tốt nghiệp cuối môn Anh tôi và lũ bạn thân đi đêm ra biển Vũng Tàu để ngắm bình minh, từ đó máu phượt đã bắt đầu tan chảy trong chúng tôi.

Giấc mơ xuyên Việt đã có từ lâu, nay quyết định đi vào ngày 15/5- sinh nhật tuổi 20 để tạo một dấu mốc cho tuổi trẻ, cũng như rèn luyện bản thân để bước vào những thử thách mới. Thời điểm này cũng thật đặc biệt 30-4-1975 30-4-2015 kỷ niệm 40 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 40 năm trôi qua, chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, những thế hệ con cháu sau này như tôi chỉ biết lịch sử hào hùng của dân tộc qua những trang sách, trang vở ở trường. Thế cho nên tôi chọn xuyên Việt bằng đường Hồ Chí Minh ở lượt đi, vì là con đường chiến lược chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm dài kháng chiến, đi để tìm về một thời hào hùng của dân tộc.

Sài Gòn 40 năm thống nhất đất nước.

DSC_1285 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Bờ sông Sài Gòn đêm 30/4/2015.

DSC_1658 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_1712 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chuyến đi cần phải chuẩn bị nhiều thứ : thời gian, tiền bạc, sức khỏe. Tuổi trẻ nên thời gian, sức khỏe thì có thừa, còn tiền bạc thì phải chuẩn bị lâu :). Sau tháng rưỡi làm bảo vệ ca đêm ở KCN Tân Bình (TPHCM) vào dịp Tết Ất Mùi 2015 thì cũng được khoảng kha khá, cộng với dành dụm thì cũng được khoảng hơn tám triệu. Lo lắng quá vì khoảng này chỉ vừa đủ mà không có nhiều tiền dự phòng, thôi cũng cận kề ngày sinh nhật nên cũng đánh liều một phen.
Lo cho đám bà tôi suốt 4 5 ngày nên không chuẩn bị được nhiều. Mấy ngày gần đi tất bật chuẩn bị nào là lịch trình, những điểm đến, dừng chân, nhà nghỉ, rồi lo cho “chiến mã”, những đồ mang theo… quá trời thứ; được 2 thằng bạn thân cho mượn nào là balo to, đèn pin, dây phản quang, bợ tay lái.. rồi nhiều thứ nữa nên cũng đủ. “Chiến mã” thì trước chuyến đi đã được thay vỏ sau mới (do thủng một lỗ ở Đà Lạt mà vá chọt, nên ép không được nữa), thay luôn bình “tăng lực” Mobil 1 10w-40.
Những bình “tăng lực” đã dùng qua.

DSC_5443.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành lý cuộc hành trình.

DSC_5434.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hành trình dự định đi 12 ngày Sài Gòn- Hà Nội –Sài Gòn đi đường Hồ Chí Minh và về Quốc Lộ 1A. Lịch trình:
1. Sài Gòn- Đắc Nông-TT Ea Drăng (Ea H`leo, Đắk Lắk)........................440km
2. Ea Hleo- Kon Tum- Ngã 3 Đông Dương- TT Thạnh Mỹ (Quảng Nam).....440km
3. TT Thạnh Mỹ- Huế- Quảng Trị- Phong Nha (Quảng Bình)...................430km
4. Phong Nha- Hà Tĩnh- Nghệ An- TT Lam Sơn (Thanh Hóa)..................435km
5. TT Lam Sơn- Ninh Bình- Hà Nội.....................................................210km
6. Hà Nội......................................................................................80km
7. Hà Nội- Ninh Bình- Nghệ An- TT Kỳ Anh (Hà Tĩnh)............................420km
8. Kỳ Anh- Quãng Bình- Quãng Trị- Huế.............................................345km
9. Huế- Đà Nẵng- Hội An- Đà Nẵng.................................................. 190km
10. Đà Nẵng- Quãng Nam- Quãng Ngãi- TT Sông Cầu (Phú Yên)............430km
11. TT Sông Cầu- Khánh Hòa- Đà Lạt..............................................440km
12. Đà Lạt- Sài Gòn......................................................................340 km
(những km trên là những đoạn đường đã đi, do vào khu du lịch, di tích nên xa hơn so với bản đồ)

Bản đồ chuyến đi.

ban do vn.bmp by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đêm cuối trước chuyến đi, dù đã chuẩn bị đầy đủ nhưng vẫn lo lắng kiểm tra lại mấy lần, cứ sợ thiếu đồ. Nằm xoay qua xoay lại mãi không ngủ được, căn phòng nhỏ hôm nay yên lặng đến lạ, chỉ nghe thấy chú mèo “ngao! ngao” ngoài cửa sổ.
 
Last edited:
Ngày 5: TT Lam Sơn- Ninh Bình- Hà Nội 210km 15-5-2015

4h chợt tỉnh giấc, thị trấn Lam Sơn vẫn còn trong sự tĩnh lặng.
Mở cửa sổ, luồng sương mờ ùa vào trong căn phòng nhỏ. Những tia sáng nhỏ bắt đầu hé dần, ngày mới đang lên, tuổi mới cũng đến. Tuổi 20 với nhiều ước mơ hoài bão, sẽ là tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và đầy ấp kĩ niệm. Năm tháng sẽ qua đi, chỉ còn đó trong ký ức mờ nhạt những hình ảnh về thời xa xưa, một sự hài lòng hay hối tiếc là do hiện tại. Lang thang bốn phương, tứ hải, những người bạn, những con đường, những miền đất lạ.. đi rồi lại về ngôi nhà nhỏ của mình vì cái lẽ:
“Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một gốc nhớ mênh mông”

Nhìn ra ô cửa mơ mộng nghĩ về tuổi mới, chợt nhớ ngôi nhà, nhớ Sài Gòn. Giờ này mà ở Sài Gòn, cùng vài chiến hữu lang thang bờ kè Nhiêu Lộc uống cà phê, rồi lại dạo quanh một vòng phố xá thì còn gì bằng nữa.
Thôi suy nghĩ, loay hoay với đống đồ đạc lên đường.

Chào cô chủ nhà, tôi chạy ra trung tâm thị trấn, những hàng quán bắt đầu dọn ra đón ngày mới.

ngay5 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Sáng nay, tôi sẽ đến Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đường từ Lam Sơn qua thành khá nhỏ, không bằng phẳng lắm nhưng đi qua những ngôi làng cổ Bắc Bộ, bờ đê, những cánh đồng lúa mơn mởn thật đẹp.

DSC_2767.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đi dọc theo sông nhà Lê, sương giăng khắp lối, nên cảnh tượng mờ mờ ảo ảo.

Sông Nhà Lê (hay Kênh Nhà Lê) là một hệ thống sông cổ được đào từ thời Vua Lê Đại Hành để vận tải quân lương về phía nam Đại Cồ Việt nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ về phía Nam và phát triển kinh tế nông nghiệp nước nhà (wikipedia.com).

DSC_2768.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chạy tiếp lên những con đê cao ven sông Chu, xa những người dân bắt đầu ra đồng làm việc, những thảm lúa xanh bạt ngàn một phần đáp đền công sức người dân “một nắng, hai sương”.

Trên đường qua ngôi chùa Thông.

DSC_2782.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tương truyền, công chúa Du Anh (thời Trần) đã về đây tu ẩn nên chùa còn được gọi là chùa Du Anh.

DSC_2780.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Từ chùa Thông chạy thêm đoạn nữa đến TT Vĩnh Lộc- Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ nằm giữa cánh đồng rộng lớn tách biệt với thị trấn bên ngoài.

DSC_2797.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu (1400-1407), kiến trúc bằng những khối đá lớn xếp chồng độc đáo duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và số ít trên thế giới.

DSC_2801.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại với rất nhiều tác động của thiên nhiên và con người, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy, chỉ còn lại hoàng thành như ngày nay.

Bên trong thành là những cánh đồng lúa do người dân canh tác, những đền, đài, cung điện chỉ còn trong sử sách.

DSC_2825.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Con đường xuyên thành từ cổng Nam lên cổng Bắc sẽ thấy đôi rồng chầu bằng đá còn sót lại.

DSC_2830.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cổng thành phía Đông (cửa Đông Môn).

DSC_2839.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Ngôi đình cổ ngoài thành.

DSC_2842.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ngôi làng nhỏ chạy dọc theo thành.

DSC_2848.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Những chiếc xe đạp “cót két” của người dân xứ Thanh vẫn ngày ngày vào đây làm ruộng, một sự thanh bình yên ả của nông thôn, nhưng ít ai nhớ về quá khứ huy hoàng đã qua.

DSC_2852.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Năm 2011, sau 6 năm trình hồ sơ, Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.

DSC_2856.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Ra TT Vĩnh Lộc, khác với sự yên bình tĩnh lặng trong thành, là sự náo nhiệt của phố xá.

Ghé vào quán bún chả bên đường. Món bún chả ở đây thật cầu kỳ và cũng thật hấp dẫn.

DSC_2858.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tiếp nhiều năng lượng để sáng nay đi lễ chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Từ TT Vĩnh Lộc đi tiếp 45km nữa theo QL45, 12B, 38B là đến chùa Bái Đính trên dãy núi Tràng An.

DSC_2864.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cổng tam quan chùa Bái Đính, xa xa là bảo tháp 13 tầng cao nhất Đông Nam Á.
Từ cổng tam quan chạy vòng qua bên hông chùa gửi xe, balo, bắt đầu tham quan. Từ bãi xe có thể đi xe điện vào sân chùa rồi đi bộ lên theo dãy tượng La Hán, hoặc leo dốc khoảng hơn cây số theo đường địa phương để lên chùa cao nhất rồi đi từ từ xuống.

Tôi chọn leo dốc để lên chùa cho nhanh, theo lời cậu em 96 tối qua.
Dưới cái nắng trưa hè leo núi thật mệt, nhưng may thay những gốc bồ đề ven đường như những vị cứu tinh.
Leo hơn nữa tiếng thì tới cổng chùa Bái Đính cổ, từ đó leo hơn trăm bậc thang nữa đến.

DSC_2868.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Khu chùa cổ được xây dựng năm 1136 do Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không sáng lập.

Trên đường lên dưới những tán cây mát rượi sẽ qua những khu thờ tự trong những hang động.

DSC_2872 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Động thờ Sư Tổ Đạt Ma.

DSC_2876 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đến hang sáng, nơi thờ Phật tiếp đến đền thần Cao Sơn.

Những quả trứng thằng lằn nhỏ trên trần hang sáng.

DSC_2880 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chắp tay lạy Phật cầu mong mọi điều bình an.

DSC_2910 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Đức Thánh Cao Sơn- vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm.

DSC_2912 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

DSC_2914 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đi tiếp đến hang tối, không khí mát lạnh, những hơi nước tỏa ra, thạch nhũ muôn hình vạn trạng làm cho hang tối vừa tôn nghiêm vừa kỳ vỹ.

DSC_2890 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Hang tối thờ bà chúa thượng ngàn và các vị thần tiên.
 
Đền thờ thánh Nguyễn- Lý Quốc Sư.

DSC_2896 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Lý Quốc Sư- Nguyễn Minh Không (1065-1141) ông là vị thiền sư sáng lập nhiều ngôi chùa nhất Việt Nam (trong đó có chùa Bái Đính cổ), và là ông tổ nghề đúc đồng. (Wikipedia.org)

DSC_2903 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Non nước Ninh Bình nhìn từ đền thờ thánh Nguyễn.

DSC_2901 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Tượng Phật quá khứ.

DSC_2931 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tượng hiện tại- tương lai.

DSC_2938 by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Dù cho ở tương lai, hiện tại hay quá khứ phải luôn an nhàn, vui vẻ với tâm niệm :
"Mở rộng Tâm ra lòng thanh thản
An vui tự tại đời thong dong"

Cuộc sống biết bao đổi thay, duy có lẽ chỉ có Tâm là không đổi, sẽ có lúc tôi lệch hướng, nhưng mong rằng sẽ tìm thấy lại được mình của những ngày sống có ý nghĩa:

"Không tôi là kẻ phàm phu,
Cái Tôi lớn quá làm ngu muội mình.
Cho tôi xin lại cái nhìn,
Để tôi thấy rõ bóng hình của của Tôi"

Câu thơ mà tôi rất tâm đắc trong tập thơ "Cái Nhìn" của Đăng Học- những bài thơ ảnh hưởng rất lớn đến tôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,052
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top