What's new

[Chia sẻ] Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Chuyến đi cách đây đã hơn 2 năm nhưng dư âm của nó, xúc cảm của nó đối với tôi như vẫn còn nguyên vẹn.
Nhóm có 8 người hầu hết đã U60, ngưới mới rời công sở, kẻ đã hưởng lương hưu được vài ba năm; họ có cùng đam mê du lịch bụi, đam mê ngao du trên mọi miền đất nước. Lần đầu tiên họ gặp nhau trên mạng xã hội, người đã là phượt quái, có 3/8 thành viên mới phuot lần đầu.
Chuyến đi mang tên THEO CON ĐƯỜNG TÂY TIẾN với các điểm nhấn là Mường Lát, Sài Khao, Mai Châu trước khi chinh phục thưởng ngoạn tứ đại đỉnh đèo, vùng biên phía bắc với thời gian 25 ngày.



Họp nhóm tại nhà Leader thống nhất kế hoạch trước ngày lên đường.
1a by Luc Sai Gon, trên Flickr

Xuất phát tại hẻm 606 đường 3/2 tp Sài Gòn đi theo đường QL13-QL14 trực chỉ BMT, khi đó QL14 đang sửa nên 2 người đẹp cũng là ôm qđ bay lên Ban mê thuột và 1 xế độc hành đã chờ trước.
1b by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đường từ SG đến Đồng Xoài rất tốt nên xe chạy tốc độ thường xuyên 70-80km/h.
Dùng xe tại Đồng Xoài chờ mem đi lần đầu bi rớt lại phía sau
1c by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Nói tí về thân chủ nhé các bạn:
Quê nội mình ở huyện Văn Giang, Hưng Yên nơi đình đám một thời với dự án khu đô thị sinh thái Ecopark. Hiện nay việc đền bù, thu hồi đất đai cho dự án này đã hoàn tất được gần 2 năm và tiến độ xây dựng khu đô thị Ecopark nhanh đến chóng mặt, chỉ vài 3 năm nữa thôi khu đô thị này trở thành 1 trong các khu dân cư hiện đại đáng sống nhất trên cả nước. Đối với người dân bị thu hồi đất thì đây cũng là cơ hội để họ chuyển đổi từ sx nông nghiệp sang làm thương mại dịch vụ, có cuộc sống phồn hoa như dân thành thị. Thực tế việc đấu tranh trước đây của dân 3 xã XQ; PC; CC chỉ là con bài để kiếm thêm chút cháo và thể hiện không chấp nhận sự áp đặt có phần bất công, chứ trước đó họ đã có phương án kiếm sống cả rồi. Cũng phải nói rằng nhờ có Ecopark mà cuộc sống văn hóa tinh thần của người dân Văn Giang được nâng lên rõ rệt.
Quê ngoại mình ở huyện Thường Tín, Hà Nội bây giờ cách quê nôi 12km bằng 4 h cuốc bộ; Yên Phú một làng nhỏ nằm ven quốc lộ 1A. Hàng năm cả nhà mình đều sang quê ngoại ăn cỗ, ngay cả khi mẹ đang mang bầu mình, có lẽ vì thế mà máu phượt có trong mình từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nhớ hồi nhỏ khi 3-4 tuổi mình đã lon ton chạy theo bố mẹ sang quê ngoại rồi, mà hồi ấy năm nào cũng đi bộ sang ngoại chứ đâu có xe đạp hay xe bus như bây giờ. Ở nhà 6-7h sáng đi đến 11h-11h30 đến nhà ngoại kể cả thời gian đi đò qua sông Hồng.
Từ nhà mình đi khoảng 5km đến làng Chử Xá, Văn Đức, h Gia Lâm qua sông Hồng đến làng Vạn Phúc rồi qua làng Đông Phù có những lò nấu thủy tinh, làng Nhị Khê có những cơ sở làm đồ mộc thủ công của huyện Thanh Trì qua vài làng nữa là đến nhà ngoại. Cỗ xưa ở làng Yên Phú xã Liên Ninh Thường tín có tục lệ chia phần không biết có từ bao giờ. Người lớn ngồi riêng, 6 người một mâm uống rượu; trẻ em ngồi riêng trong mâm trẻ em có 1 người lớn làm trọng tài, từ nhà các bé đi ăn cỗ đề mang theo 1 miếng lá chuối tươi để lấy phần mang về. Vào mâm các bé mở lá chuối xuống chiếu trước mặt mình, trọng tài chia hết xôi, thịt gà, heo giò chả đều cho các bé. Tại mâm cỗ các bé chỉ ăn cơm với các món xào và canh. Sau khi ăn xong, xôi và các món mặn được chia nêu trên các bé không ăn ngay mà gói lại mang về nhà.
Hồi nhỏ mỗi lần sang quê ngoại tôi đều ra Quốc lộ 1 chơi nhìn đoàn tàu hỏa xinh xịch, kéo còi tu tu phun khói đen kịt, thỉnh thoảng có chiếc ô tô chạy qua trên đường bộ lòng thầm ao ước khi nào mình được ngồi trên đoàn tàu đó, ô tô đó xuôi nam.
Thế rồi hôm nay ngồi trên đất phương Nam này tôi đang hoài niệm về những ngày thơ ấu của mình trên đất Bắc. Thấm thoát thoi đưa tính đến thời điểm này thời gian tôi sống ở trời Nam đã gấp đôi thời gian sống nơi xứ Bắc. Quê nhà chỉ còn kỷ niệm của cái thời học trò xa xưa.

Mình xuyên Việt nhiều lần, các lần trước đều bằng tàu hỏa, máy bay, ô tô đó là các lần đi phép về quê, đi công tác. Đây là phượt chuyến xuyên Việt đầu tiên bằng xe gắn máy, và là chuyến phượt thứ 2 có đồng bọn, chuyến trước đi vào dịp tết 2014 theo cung đường 4 ngày SG-Long Hải-Kê Gà-Bàu Trắng-Phan Rang-Đà Lạt-SG, còn trước đó khi chưa biêt phuot.vn, chưa biết fb thì những khi ngứa chân mình vẫn xách xe chạy chơi vài trăm km, khi thì SG-ĐL, lúc SG-Phan Thiết, SG-Châu Đốc-Hà Tiên. Rạch Giá v.v...
Chuyến xuyên việt này đã cho mình kỹ năng chạy đèo, chạy đường dài, để có có được kỹ năng đó mình cũng từng đối mặt với một số pha hiểm nguy nhưng đều gặp may mắn. Trong 18 ngày XV vừa qua mình bị té 3 lần, lần đầu khi lên dốc khủng long theo đường tắt lên cột mốc ngã biên giới V C L, 2 lần còn lại té khi đi con đường tử thần từ Mường Lát đi Mai Châu xuyên rừng dọc theo bờ sông Mã, té trong trường hợp đi chậm, lên xuống dốc do đường xấu nên chả hề hấn gì. Nguy hiểm nhất là trận đối đầu với xe tải ở dốc Sum trên đường từ tp Hà Giang tới cổng trời Quản Bạ. Mình nhớ đó là đoạn cua khuỷu tay độ dốc lớn lên mình lấy đà làm xe lấn gần sát mép trái ngay khúc cua tầm nhìn hạn chế, vừa lúc đó xe tải đổ dôc 2 xe đều thắng gấp đối đầu nhau trong gang tấc. Không hiểu sao lúc đó mình bình tĩnh, cười trừ. Mình nổ máy lách xe sang vệ đường bên trái và liếc nhìn thấy tài xế xe tải nhìn mình lắc đầu ngao ngán. (Cũng may trước đó khi lên cột mốc V C L mình đã được thực tập thành thục chiêu khởi động đề pa xe côn tay ở lưng chừng dốc).

Kể tiếp về hành trình ngày thứ 19:
Tôi dừng lại ngắm nhìn nể phục sức sống mãnh liệt và kỳ lạ của những cây ngô (bắp) len lỏi giữa những khe đá nhỏ nhoi trên cao nguyên đá Đồng Văn
IMG_1176 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1186 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1187 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ngô là nguồn lương thực chính của đồng bào nơi đây
IMG_1201 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Công viên Hà Mã, những viên đá tự nhiên như một đàn hà mã đang bơi.
IMG_1190 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Thư viện đá- nhìn kỹ ta có thể hình dung những hàng kệ sách chồng lên nhau. Đứng ở đây bạn hú 1 tiếng sẽ có nhiều tiếng hú âm vang vọng lại.
IMG_1183 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Những khúc cua lên dốc thế này thực sự là những thử thách không dễ dàng gì cho các phượt thủ lần đầu đi đường đèo núi Hà Giang, bạn có thể chết máy ở lưng chừng dốc hoặc có thể lấn trái sẽ đối đầu nguy hiểm khi có xe đổ đèo.
IMG_1192 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1200 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Trên cao nguyên đá này không thiếu gì những bức tường được xếp bằng đá mỏng manh mà vững chãi.
IMG_1193 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Nơi được chọn làm bối cảnh quay bộ phim CHUYỆN CỦA PAO.
IMG_1205 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Không hiểu do thiên tạo hay nhân tạo ở lừng chừng núi những phiến đá tạo thành những hình dánh như con chim, ông bụt....xếp thành hàng đều đặn.
IMG_1225 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Núi đá đen sừng sững cao vút, những tảng đá tai mèo cứng cáp sắc nhọn đã được mài nhẵn bề mặt dầm đề bao năm tháng.
IMG_1226 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1223 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ngã 3 Sà Phìn nơi có đường rẽ lên cột cờ Lũng Cú. Dọc đường dừng chân nhiều trời sắp nên chúng tôi quyết định chạt tiếp về Đồng Văn mặc dù dinh vua Mèo ngay dưới thung lũng Sà Phìn.
IMG_1227 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cách tt Đồng Văn 2km cũng có con đường lên cột cờ Lũng Cú
IMG_1228 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ở tt Đồng Văn giá nhà nghỉ cũng mềm chúng tôi mướn phòng 2 chỗ có đủ nước nóng lạnh wifi giá chỉ 200k. Thức ăn hơi đắt có lẽ vùng này không tự túc được rau xanh.
Tranh thủ dạo chơi phố cổ về đêm.

IMG_1230 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1231 by Luc Sai Gon, trên Flickr

DSC00537 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Kết thúc ngày thứ 20 với hành trình 145km
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Ngày thứ 21: tt Đồng Văn - Lũng Cú - Sà Phìn - tt Đồng Văn

Phố cổ Đồng Văn rêu phong, cổ kính và trầm lặng với nhiều kiểu kiến trúc xưa, có căn theo kiểu người Hoa, căn giống của người Kinh với mái ngói âm dương, có căn tường đất dày như dạng trình tường của người Hà Nhì nơi Y Tý. Đặc điểm chung là phố bình lặng, không xô bồ chen chúc như dưới xuôi, vắng tiéng xe máy qua lại.
Quán cà phê phố cổ, du khách nào tới đây cũng đều ghé nơi này
IMG_1232 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1233 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Phố cổ dài khoảng 300m dọc theo con đường này
IMG_1240 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1238 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1237 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1241 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1242 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Căn nhà này còn ghi rõ năm xây dựng 1925, với những bậc lên xuống bằng đá nguyên khối, cánh cửa và xà ngang bằng gỗ được gọt đẽo tạo nên những văn hoa đẹp đẽ. Chúng tôi chọn căn này làm nơi nghỉ đêm thứ 2 ở Đồng Văn.
IMG_1234 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1235 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1236 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Đính chính với bác một chút, HG trước kia hay có câu
Dốc Bắc Sum,
Hùm Cán Tỷ,
Phỉ Đồng Văn.
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

IMG_1239 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Căn nhà này có kiến trúc giống phố cổ Hà Nội, nhà mái ngói, tường gạch 2 tầng.

IMG_1245 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Sau khi tham quan mấy căn nhà cổ đặc trưng ở miền núi Đồng Văn, đặt nhà nghỉ ở homestay phố cổ cho đêm nay, chúng tôi quay ngược lại tt để lên đường đi Lũng Cú.
IMG_1247 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1248 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ở Đồng Văn nhiệt độ không khí giảm hẳn so với các huyện khác của HG mà chúng tôi đã đi qua, trời se se lạnh, nhiệt độ trong nhà chừng 16 độ C. Đường đi Lũng Cú chon von trên đỉnh núi mây mù dày đặc. Cộng với cái lạnh sương mù tạo nên những giọt nước bám trên mũ bảo hiểm chảy thành giọt rơi lã chã.
IMG_1249 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Những cây lạ mà đẹp, tôi mới thấy lần đầu, chắc chỉ có ở xứ lạnh Đồng Văn
IMG_1250 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1251 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ở công viên đá Đồng Văn có rất nhiều bảng ntn giới thiệu đặc trưng cảnh quan nơi đó bằng 2 ngôn ngữ Việt - Anh
IMG_1252 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1253 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đường luôn luôn đi trên đỉnh núi, nhìn xuống chỉ thấy căn nhà nhỏ mờ mờ dưới mây mù
IMG_1255 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Hết điạn phận xã Ma Lé, bắt đầu sang địa danh xã Lũng Cú, vẫn mây mù vần vũ tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp ma mị. Đường nhỏ lại chạy trên n úi, nhớ lại cung Mường Lát hôm nào, nay đến đoạn đường lầy lội đều giảm tốc độ tối đa bò chầm chậm để qua, chỉ sợ trơn trượt xuống vực là tèo.
IMG_1256 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1260 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ngay bên đường có dãy hàng cây phong đỏ, lá xanh đỏ đượm màu. Lá phong đỏ là biểu tượng trên quốc kỳ của Canada; nhìn lá phong đỏ làm mình nhớ lại BÀI THƠ TÌNH Ở HÀNG CHÂU nổi tiếng của Tế Hanh mà hồi trai trẻ mình thuộc từng câu, phút chốc tâm hồm mình trở lại trạng thái hồi hộp xa xưa:
....Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa
Làn nước qua ánh mắt ai đưa
Cơn gió đến bàn tay em vẫy
Chúng mình đã yêu nhau từ độ ấy
Có núi sông và có trăng sao
Có giận hờn và có chiêm bao

.....
Nói sao hết em ơi bao kỉ niệm...

IMG_1261 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1262 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1263 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cột cờ Tổ Quốc đây rồi hiền ra mờ mờ trước mắt trong làn sương mù dày đặc

IMG_1264 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1265 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1268 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Từ dưới chân đồi để lên cột cờ có 2 đường lên:
1/ Lội bộ từ dưới chân đồi theo đường bậc thang
2/Chạy xe từ chân đồi lên đến nhà đón tiếp ở lưng chừng đồi rồi lội bộ tiếp cả trăm bậc thang nữa theo con đường như hình ảnh dưới đây. Để chạy xe lên được xế phải có kỹ năng vì dốc cua chữ M quả là 1 thử thách.
IMG_1276 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Từ trên cột cờ nhìn xuống
IMG_1278 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Một vài hình ảnh trên cột cờ Lũng Cú
IMG_1269 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1274 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1280 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1279 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Chúng tôi xuống ăn trưa ở căng tin nhà nghỉ dưới chân đồi, cơm ở đây khá nghèo nàn vì thực phẩm khan hiếm vận chuyển xa xôi. Một dĩa cơm 30k gồm 1 quả trứng gà 2; 3 lát thịt heo thái mỏng và chén canh cải nấu lèo tèo vài cọng rau. Nghe nói Lũng Cú nổi tiếng với rượu ngô nên 3 anh em chúng tôi kêu 1 chai nửa lít giá 25k. Ôi cha mẹ ơi rượu ngô sao mà nặng thế 3 anh em chúng tôi mới đưa vào miệng lưỡi là đã phải phun ra rồi, không ai nhấm được một ngụm. Trước đây hồi sau giải phóng Rhume Sài Gòn đã nặng nhưng vẫn kgoong so được với anh rượu ngô này.
Bàn kế bê có 2 phụ nữ người dân tộc chừng hơn 40t vừa uống rượu và cười nói oang oang, không biết họ đã uống sang chai thứ mấy. Thấy chúng tôi không uống họ sang làm quen và xin chúng tôi chai rượu uống dở. Hỏi ra mớii biết họ là người dân tộc Lô Lô và làm tạp vụ ở Căng Tin này, nhìn họ uống rượu ngô ngọt như mình uống bia chúng tôi nhìn mà lắc đầu kính nể.
Cột cờ QG Lũng Cú cò cách cột mốc 428 cực bắc Tổ Quốc khoảng 5km đường chim bay, họ chỉ ra ngã 3 chỗ trường học rẽ phải đi tiếp rồi hỏi phải đi bộ nữa vì cột mốc nằm bên bờ sông Nho Quế.

Hành trình check cột mốc 428 bắt đầu
Từ cột cờ tiếp tục chạy xe theo con đường này đến cột mốc 428
IMG_1284 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Chạy miết khảng 4km thì đến đây nhưng là còn cách cột mốc 422 chỉ 300m, và con đường vẫn còn dài phía trước; lúc này trên đồi có người nói vọng xuống yêu cầu chúng tôi quay lại vì sắp tới địa phận Trung Quốc rồi.

33086630200_716843a4f8_b.jpg
[/url]IMG_1285 by Luc Sai Gon, trên Flickr[/IMG]

IMG_1288 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Thế là việc đến điểm cực bắc dành cho lần sau vậy và chúng tôi tiếo tục hành trình đến thăm dinh Vua Mèo VƯƠNG CHÍ sÌNH.
Đến ngã 3 Ma Lé, chúng tôi rẽ phải để đến ngã 3 Sà Phìn.
IMG_1291 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đoạn này từ Ma Lé về Sà Phìn phong cảnh đẹp như từ tt Đồng Văn đi Ma Lé
IMG_1292 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1293 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

IMG_1294 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1296 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1297 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Gần đến ngã 3 Sa Phìn là những ngọn núi đá tai mèo đen trũi đặc trưng của công viên đá Đồng Văn
IMG_1299 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1300 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1301 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cảnh thường gặp trên đường sau buổi chợ phiên ở vùng cao phía bắc, ông chồng say quắc cần câu
IMG_1307 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Gần đó là bà vợ
IMG_1308 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Thung lũng Sà Phìn, nơi có dinh thự vua Mèo
IMG_1309 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1310 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Dinh thự vua Mèo do Vương Chính Đức xây dựng hoàn thành vào năm 1929 có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh có 64 buồng được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ samu và ngói làm từ đất nung. Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, mái nhà cong, uống lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương, trạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn.

Khu Tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ samu (gỗ thông đá). Nhưng kể từ khi trở thành tài sản của Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ lim và gỗ nghiến.

Phía ngoài gian chính giữa có treo một bức hoành phi bằng chữ Hán do vua nhà Nguyễn Khải Định phong tặng vua Mèo "Biên chính khả phong".

Tường bảo về bên ngoài được xây cao vút, có quân lính bảo vệ nên khó có thể đột nhập từ bên ngoài, cách mỗi đoạn tường lại được bố trí các lỗ châu mai và chòi canh để bảo đảm sự an toàn cho cả khu dinh thự. Phía sau dinh thự có một bể chứa nước rất lớn có thể tích 300 m3 được xây dựng toàn bộ bằng đá, thiết kế hứng nước mưa từ trên các dãy nhà xuống. Do nằm trong vùng thường xuyên khô hạn nên ngày nay chiếc bể nước này là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân ở Sà Phìn.

Trước CMT8, người H'Mông ở Đồng Văn dưới sự cai quản của Vương Chính Đức muốn thành lập lãnh địa riêng, không thỏa hiệp với Pháp ở VN cũng như với Tưởng ở Trung Quốc. Sau 1945 chủ tịch HCM mời VCĐ hợp tác với chính phủ VNDCCH, do sức yếu nên VCĐ cử con trai là Vương Chí Sình (Vàng A Lừ) tham gia chính phủ, nhà nước VNDCCH.
Đến đầu năm 1959 dưới sự lãh đạo của Đảng, vùng cao Hà Giang diễn ra cuộc "cải cách dân chủ", khắp các bản làng, người dân đi bầu cử HĐND và UBND xã, hầu hết những người thuộc giai cấp bóc lột cũ như thổ ty, tổng giáp, mã phài không được bà con bầu vào cơ quan hành chính. Các xã cũng thành lập hợp tác xã, vận động bà con trồng cây lương thực, giảm trồng cây thuốc phiện, đồng thời tiến hành thu hồi vũ khí, chấn chỉnh lại đội ngũ dân quân, du kích. Cuộc "cải cách dân chủ" ở vùng cao khiến một bộ phận không nhỏ những người thuộc tầng lớp nêu trên ở vùng cao bị mất quyền lợi, địa vị thống trị, từ lâu có tư tưởng phản cách mạng, đã cấu kết với phản động ngoài nước âm mưu nổi loạn, tách Đồng Văn ra khỏi sự quản lý của Nhà nước.
Những tên đầu sỏ của phỉ và phản động nước ngoài (tàn quân Tưởng Giới Thạch ở TQ) như Vàng Chúng Dình, Vàng Chỉn Cáo, Lý Nhè Lùng... chúng lôi kéo hàng nghìn người Mông, Dao, Lô Lô ở Đồng Văn, trong đó không ít người là ủy viên ủy ban xã, công an, xã đội nổi lên chống phá cách mạng, chống lại nhân dân. Súng kíp, hỏa mai, giáp 5, giáp 3 cất giấu trong hốc đá, nương ngô được lôi lên, lực lượng của các toán phỉ được lập thành trung đội, đại đội chiếm giữ các điểm cao, chấn giữ các ngả đường dẫn lên cao nguyên đá.Đến tháng 12/1959 chúng đóng cổng trời Cán Tỷ, từ đó vùng Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc chính quyền nhân dân hòan toàn bị vô hiệu hóa.
Đầu năm 1960 Bộ CA đã phải sử dụng CAND vũ trang, trung đoàn 246 quân khu Việt Bắc tiến hành chiến dịch tiễu phỉ ở các địa bàn trên.
Vừa tuyên truyền vận động nhân dân địa phương, vừa bằng các biện pháp nghiệp vụ chỉ trong vài tháng lực lượng CA đã dẹp xong bạo loạn, tiêu diệt và làm tan rã 1.100 tên, mưu trí cài cắm người vào tổ chức đầu não của phỉ, gài bẫy bắt sống thủ lĩnh Vàng Chúng Dình cùng bộ tham mưu đang lẩn trốn ở vùng núi Lũng Cú. Thời gian này bạo loạn này " vua Mèo Vương Chí Sình" đang là đại biểu Quốc Hội nước VNDCCH. Phải mất một vài năm sau, cuộc sống của đồng bào Đồng Văn mới được yên bình như hiện nay.

Lối vào dinh thự vua Mèo, 2 bên là hàng cây samu cổ thụ cao hàng chục mét.

IMG_1311 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cổng vào dinh thự, cánh cổng là 2 phiến gỗ samu nguyên khối dày chừng 10cm.

IMG_1312 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ở giữa là cái sân hình vuông

IMG_1313 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1314 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1315 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1316 by Luc Sai Gon, trên Flickr


IMG_1319 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Trên tầng 2 nhô lên như 2 tháp canh bằng đá nguyên khối có bề dày khoảng 60cm, xung quanh là những lỗ châu mai.

IMG_1317 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1318 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Trở về tt Đồng Văn kết thúc ngày thứ 21 hành trình: 77km
 
Last edited:
Re: Kỷ niệm Xuyên Việt không thể nào quên của nhóm thanh niên thế hệ 5X đời đầu.

Ngày thứ 22: Đồng Văn - Mèo Vạc, đặt chân lên đỉnh Mã Pí Lèng, rửa tay dưới dòng sông Nho Quế

Rời phố cổ khoảng 2km là đã sang địa phận huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Khác với các ranh giới tự nhiên khác đèo Mã Pí Lèng nằm trọn vẹn trên phần đất huyện Mèo Vạc, bắt đầu là cái cổng chào từ phía chân đèo.

Ca by Luc Sai Gon, trên Flickr

Mã Pí Lèng là con đèo cuối cùng trong tứ đại đèo (3 đại đèo đã qua là Khau Phạ, Điện Biên, Ô Quy Hồ) mà chúng tôi trải nghiệm trong chuyến hành trình xuyên Việt này.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Thoại chỉ sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.[3] Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là "sống mũi con mèo"

Những chiếc của dân địa phương đi làm nương để lại bên đường
IMG_1327 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Đèo MPL có mặt đường nhỏ hơn các 3 con đèo đã nêu trên, độ cua lên dốc thật đáng nể

IMG_1330 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1332 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Bức tường đá xếp độc đáo.
IMG_1335 by Luc Sai Gon, trên Flickr

IMG_1336 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Căn nhà dưới núi trông chỉ nhỏ bằng ngón tay

IMG_1341 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cua chữ S thứ 2 trên đường lên đỉnh đèo

IMG_1342 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Nhìn xa xa con đường nhỏ như sợi chỉ mong manh vắt ngang sườn núi đá

IMG_1343 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Dòng sông Nho Quế như dải lụa xanh

IMG_1344 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,604
Members
190,116
Latest member
Thangcho07
Back
Top