What's new

Lan man miền Bắc

Tháng chín.

Hà Nội vào Thu, những cơn gió nhẹ đầu mùa xua đi cái nóng oi bức cùng những cơn mưa nặng hạt. Không rộn rã như đầu Xuân, hanh hao uể oải như mùa Hạ, lạnh cắt da với những cơn mưa muộn mùa Đông, Thu Hà Nội đằm thắm với nắng vàng hoe lúc đầu ngày, ấm áp cuốn mọi người cùng ra phố.

Vào những năm 90, mình đến Hà Nội lần đầu cũng mùa Thu với hoa sen trắng đẹp đắm lòng, sen được bày bán trên những chiếc xe đạp cũ, vắt đầu quang gánh của bà cụ bán trà, trong quán nước đến các nhà hàng fine dining cùng các khách sạn boutique nhiều sao hiếm hoi thuở ấy; vậy mà không hiểu sao Hà Nội vẫn chỉ được nhắc đến với hoa xoan, hoa gạo, hoa sữa và nhiều loài hoa khác nữa nhưng lại không bao giờ đi cùng sen. Những năm đó Hà Nội hãy còn nghèo lắm, nét lam lũ, bươn chải in hằng trên phố xá, trên cốt cách, khuôn mặt, dáng người. Dễ dàng bắt gặp những hàng sửa giày dép, hàng bán các món đồ mây tre thủ công; không để chưng bày như bây giờ mà để dùng hàng ngày với đúng công năng mà những món hàng được tạo ra. Những chiếc xe mây trẻ em, những chiếc gối đan gối đầu buổi trưa Hè cùng chiếc quạt lá phe phẩy trên tay, những chiếc điếu cày như bóng dáng của người đàn ông trong mỗi ngôi nhà; những hàng nước cơ động với một hai ấm nước, vài chiếc ghế gỗ con con quanh hồ; khách ghé lại uống chén chè be bé, kéo nhanh hơi thuốc lào với mức giá rẻ không tưởng rồi vội vã ra đi.

Giờ Hà Nội hiện đại, nhộn nhịp, ồn ào, sôi động chẳng khác Sài Gòn và cũng xô bồ, bụi bặm như thế nhưng trong mình Hà Nội vẫn như ngày nào, chậm rãi, hiền hòa, rợp bóng cây.

Mình đã viết rợp bóng râm rồi sửa lại là rợp bóng cây vì sợ nhầm sang bóng râm của những tòa nhà đồ sộ, những căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại đang ngày càng nhiều ở Hà Nội để rồi một ngày, chắc cũng không còn xa lắm đâu muốn ngắm chút trời xanh sẽ phải ngước thẳng cổ như khi đi trên những con đường đánh số ở Newyork.
 
Xa kia là thủy điện Nho Quế 1,với cụm bụi mù bốc lên phía sau một xe công trình vẫn đang nhộn nhịp thi công sau hàng loạt tranh luận quanh vị trí đặt công trình ngay hẻm vực Tu Sản nơi được xem là hẻm vực sâu nhất Việt Nam, nằm trong khoanh vùng 1, khu vực bảo tồn danh thắng cấp quốc gia. Mà mấy ông ấy cứ một hai phải đặt đúng chỗ này cũng phải, không lo đền bù giải tỏa, hồ chứa nước thì xem như được thiên nhiên tặng không. Dưới con mắt kinh doanh của mấy ông cái hẻm vực này “đẹp” quá rồi còn gì. Nhưng thôi, dù sao thì sự đã rồi nói mãi mà làm gì; giờ chỉ mong cái đập thủy điện kia có được một hình khối cho dễ nhìn một chút và cái nhà máy nọ cũng vậy, ước sao cho đó là một công trình ít nhiều mang tính nghệ thuật hoặc chí ít, thì thẩm mỹ một chút thôi.

Xa kia là thủy điện Nho Quế 1.










 
Người ta nói, ai đã qua Hà Giang thì sẽ có ngày trở lại, ít nhất điều đó đúng với mình rồi và có lẽ sẽ còn đúng thêm nhiều lần nữa.


Ngoái nhìn trước lúc chia tay Hà Giang.







 
Chạy một lúc thì có đến mấy ngã ba mà 3G lúc đó lại không chạy, mình thì ỷ y không load trước bản đồ offline vì chỉ đi lòng vòng trong nước. Cứ nghĩ giờ mà lạc đường thì đúng thật là đau, may mà có bốn cậu học trò chở nhau trên ba chiếc xe đạp vừa tới. Hỏi thăm đường các cậu bảo cô chú cứ đi theo bọn cháu. Vậy là các cậu đi trước, cứ chốc chốc lại dừng xe để chờ dẫn mình ra khỏi đó.


Bù lại thì sau khi qua phà Vạn Yên mình được chạy trên một con đường láng mịn trải dài với sông Đà luôn trong tầm mắt.


Phà Vạn Yên.


Trên bản đồ.





Và thực tế.













Cảm ơn bác, em cũng sắp đi qua Tà Xùa, cũng vào đồi chè Trái tim trước, may có bác chạy thử con đường đó chứ theo gg maps thì em cũng dự sẽ chạy kiểu bác. Thôi bỏ, quay ra rồi đi đường kia cho lành :)
 
Những phụ nữ người Dao với mái đầu Tằng Cẩu làm chiếc nón bảo hiểm trở thành một biểu tượng cho tinh thần “Thượng tôn pháp luật” hơn là mục đích ban đầu chúng được tạo ra.












Em đính chính giúp bác: Đây là người Thái chứ ko phải người Giao đâu bác. Cảm phục chuyến đi của Bác quá!
 
Cao Bằng.

Lên Cao Bằng quê em xin anh đừng làm lạ

Mời rượu cả chum, mời quả cả cây.


Chia tay Hà Giàng thì tranh thủ chạy luôn tới thành phố Cao Bằng theo quốc lộ 4c rồi 34. Đường 4c từ trung tâm Mèo vạc ra được vài cây số thì xấu mãi đến cầu Lý Bôn trước khi vào quốc lộ 34. Mà xấu cũng phải, giờ đoạn này đã trở thành con đường thủy điện với ba nhà máy: Bảo Lâm 3, Bảo Lâm 3A và Bảo Lâm 1. Xe công trường lui tới nườm nượp trách nào mà đường chẳng hỏng.Vào quốc lộ 34 được một đoạn đường khá hơn rõ. Kể từ ngã ba Phan Thanh thì tốt hẳn, vừa qua ngã ba đường dốc xuống, cua không gắt, rộng thoáng, láng mịn xe mình chạy có lúc gần cả trăm và qua Nguyên Bình thì rất tốt. Cao Bằng rồi thì có hai lựa chọn: Ở lại 2 đêm để mai đi Bản Giốc mốt sang Lạng Sơn sau đó về thẳng Hà Nội; hoặc ngủ một đêm sau đó sang Lạng Sơn rồi Cát Bà về Hà Nội theo đường Hải Phòng. Kết cuộc thì chọn Bản Giốc để dứt điểm khu Cao Bằng, chịu mất 2 đêm phòng đã đặt ở Hạ Long và Cát Bà.

Các nhà máy thủy điện trên quốc lộ 4c.














Đó đây những thửa ruộng bậc thang xanh mướt mắt.










Ruộng lúa men ra tận đường xe chạy.









Bóng cây tỏa tròn bóng giữa không gian thoáng đãng.


 
Vừa vào thành phố nhìn quanh quất không ra khách sạn nào được mắt để ở 2 đêm, mãi đến khi rẽ vào Bế Văn Đàn, một con đường nhỏ, vắng vẻ thì vào ở Đức Trung. Khách sạn khá to, gắn biển 2 sao, kinh doanh cũng đã lâu nhưng còn khá và giá rẻ. Tối đi ăn rồi lòng vòng ra ngồi uống nước, nhơi hạt dẻ, gặm bắp nướng; mới biết thì ra các khách sạn to nằm cả trên Kim Đồng.

Chiều Cao Bằng, loanh quanh trong thành phố kiếm món địa phương và ngắm phố phường. Qua chợ thấy bày bán nhiều hàng hạt dẻ còn bốc khói trong từng thúng lớn, loại to hơn trái nhãn, trong mình vẫn gọi hạt dẻ Thái Lan, ở ngoài này thì bảo trồng tại Cao Bằng, cũng chẳng biết là Cao Bằng hay Trung Quốc. Giá một Kg chỉ 70k cho loại luộc chín bốc khói, thơm phức, luộc rất khéo, mỗi trái đều có một vết nứt cho dễ lột và khoe màu vàng mỡ gà thật đẹp của hạt bên trong, loại chưa nấu chỉ 50K một Kg.

Cao Bằng cho cảm giác gần gũi với một thành phố phía Nam. Không nhiều người dân tộc mặc trang phục truyền thống như các thành phố vùng biên phía Bắc. Giờ sớm cũng như khuya, hàng quán rất nhiều, các cửa hiệu khang trang và đa dạng. Gần mười một giờ đêm các quán ven đường vẫn đông khách. Ghé một quán lề đường Kim Đồng uống hai ly nhân trần nóng, lạnh pha đường ngồi chơi ngắm phố, nghe chuyện vãn. Ly là loại lớn, to hơn ly nước sâm trong Sài Gòn vẫn bán, ra về cậu chủ trẻ điển trai và nhanh nhẹn tính 6k!

Mình không quen ai người Cao Bằng để được mời rượu bằng chum hay mời quả cả cây nhưng qua một hai lần “buôn bán” với người dân thì đều hài lòng. Lần đầu là mua hạt dẻ ở Ngườm Ngao, giá là 120K/Kg, mình không trả giá đưa 60k mua nửa ký, cậu thanh niên cân ngay 600gr và nói cháu thêm cô chú một ít, chắc giá cậu định bán là 100K/Kg. Lần 2 cũng lại là mua hạt dẻ nhưng ở chợ, bà cụ rất tận tình, thấy mua 2Kg thì đưa thêm cho 2 bao giấy gói, dặn nếu cô chú không dùng hết ngay thì về trút ra cho nguội rồi cho lại vào hai bao giấy khô mới giữ được lâu.

Đường đi Bản Giốc hơn 80Km theo quốc lộ 3 giờ đã được làm tốt lắm nhưng quanh co nên mất cũng khá thời gian. Đoạn đường này cũng qua một ngọn đèo tên tuổi, đèo Mã Phục, kỳ thực thì chỉ có độ dốc là khác biệt còn quốc lộ 3 từ thành phố đến thác có mấy lúc được đường thẳng đâu.

Họp chợ bán gà thật nhộn nhịp, từ hồi nổi lên dịch cúm gia cầm ở thành phố ít còn thấy được cảnh này. Ở ngay trước ngã ba trong hình là một lò bánh mì, bánh ngọt thơm phức. Ghé vào mua vài mẩu bánh ngọt, ông chủ là dân Đồng Nai ra tận đây định cư, thấy mình dân Sài Gòn thì giới thiệu thêm một quán bún riêu cũng dân miền Tây lên vừa mở quán cách đó non trăm metre để ăn sáng.












 
Trên đường đi có một đoạn bán toàn dao và các sản phẩm của nghề rèn. Nhìn bên phải thấy bản du lịch Pác Rằng thì ghé xem, một con đường nhỏ chạy giữa ruộng lúa lẫn nương ngô và giữa tiếng búa quai chan chát trên đe rèn, tiếng xèo xèo của các thanh sắt đỏ rực nhúng nhanh vào nước dẫn lối đi vào bản.

Bí trắng phấn trên giàn.






Một hàng bán dao và các sản phẩm nghề rèn.









Đường vào bản nghề rèn Pác Rằng.






 
Đường đi thác Bản Giốc.










Có thể thấy nhiều cửa hang ăn vào núi.










Ruộng lúa chín vàng và vừa thu hoạch.














Những con đường chập chùng núi.






 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top