What's new

[Chia sẻ] Thiên đường bị bỏ quên Sủng Là

Trong cuộc sống đôi khi bạn đã đến thăm một nơi nào đó trước đây và nghĩ rằng không cần phải đến thăm lần thứ hai nhưng tôi đã trở lại Sủng Là , một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hà Giang và nó đã được chứng minh là đúng.





 
Sủng Là nằm trên tuyến quốc lộ 4C, nối những thị trấn trên mảnh đất Hà Giang, cách huyện Đồng Văn hơn 20km, nên bất kỳ ai đến với mảnh đất này cũng sẽ đi qua nó.Từ trên con đường vắt vẻo lưng chừng trời nhìn xuống, bạn sẽ thấy Sủng Là như một bức tranh thiên nhiên thanh bình, xinh đẹp. Sủng Là nằm giữa những dãy núi đá tai mèo nhấp nhô, thâm sẫm một màu, những ngôi nhà vững chãi với mái đã phai màu thời gian.



 
Mình muốn quay lại Sủng Là ngay từ lần đầu tiên đến, lúc đứng trên cái dốc cao nhìn xuống toàn cảnh Sủng là đã nghĩ nhất định sẽ quay lại đây. Và lần này chắc chắn sẽ ghé lại ở 1 đêm
 
Trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc.



Theo Đỗ Doãn Hoàng trong bài viết Kỳ tích Mã Pí Lèng, “trong lịch sử làm đường của Việt Nam, có lẽ đó là con đường thi công hoàn toàn bằng sức người gian khổ nhất; vượt qua cao nguyên cao nhất; chiếm số ngày công lao động nhiều nhất; thời gian lâu nhất; và cũng bi tráng nhất (khi con đường hoàn thành, phải có một nghĩa trang riêng để tưởng nhớ những người đã ngã xuống)”.

 
Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.



Con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000 m. Những ngày đầu tháng 10, khi những ruộng hoa tam giác mạch "nhuộm" tím bầu trời cũng là lúc loài hoa cúc dại nở trên những phiến đá tai mèo mỗi độ Thu về.



Tôi nghe văng vẳng đâu đây

https://www.youtube.com/watch?v=rp5_pVZQTJE
 
Trên con đường ngoằn ngoèo núi đá, bạn không khó để bắt gặp những vạt hoa cúc dại rực rỡ mọc hai bên đường.



Giữa cái nắng hanh hao cuối thu, cúc dại nở nụ cười rạng rỡ nhất, trước khi đông sang, gió lạnh kéo về. Nhiều nhất là đoạn đường từ Sủng Là đi Thài Phìn Tủng hoặc đường đi cột cờ Lũng Cú.

 



Những vạt hoa như nụ cười của cô gái Mông trong ngày mùa rộn rã, uyển chuyển theo những cơn gió đầu đông. cô gái Sủng Là ngồi dệt bên khung cửi, tiếng Kinh không nói được nhiều nhưng vẫn sẵn lòng mời bạn bát nước cho đỡ cơn khát ban trưa.


https://www.youtube.com/watch?v=zz73zxqIV04







Người Mông ở Sủng Là trồng tam giác mạch và hoa cải trên đồi đất cao, trồng ngô, lúa ở vùng đất bằng nơi đáy thung lũng. Chen lẫn trong màu xanh non của ngô, lúa, màu tím hoa cà của hoa tam giác mạch và màu vàng của nắng là màu xanh đậm của rừng sa-mu sừng sững giữa đất trời.


 
Last edited:


“Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi…
Nào em có tình,nào anh có tình thì đừng để pao rơi xuống đất
Quả pao anh ném, quả pao em ném, đem cả lòng mình cho nhau
Mắt không dời mắt, tay không ngừng tay, mà bao cuộc tình đã nói…”



Người HMông có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao. Quả pao hay còn được gọi là pa pao được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải.
 
Thung lủng Sủng Là ngày xưa chủ yếu là trồng thuốc phiện , nên còn được gọi là thung lủng thuốc phiện .



Nhà ông Mua Súa Páo xây năm 1945 , một ngôi nhà tiêu biểu của người HMông.



Nhà trình tường , tường bằng đất nện , phần còn lại là gổ và mái ngói .





Ngôi nhà nầy là nơi mua và bán thuốc phiện của ông Mua Sán Páo . Ông Páo và con trai chết vào năm 1979 và 1980. Bây giờ thuộc cháu nội ông , Mua Sinh Già.




Nhà nầy được chọn làm cảnh trong bộ phim " Nhà của Pao " quay năm 2006





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,408
Members
189,943
Latest member
3sdecal
Back
Top