What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Llama

Đường bắt đầu đi xuống, dần rời khỏi cao nguyên

29309896791_4b6d97f4bf_c.jpg



Và bên đường xuất hiện những chú Llama dễ thương hết sức. Phải chờ mãi những con vật đáng yêu này mới chịu ngoảnh mặt ra để chúng tôi chụp.

29309883001_74791e9838_c.jpg


29355107516_5e71ed9ff0_c.jpg


29389115855_2a840a2212_z.jpg
 
Last edited:
On the road

Đường lại đi trên những dải bình nguyên, và xa xa là những đỉnh cao của dãy Andes

28767802313_9e7849cec0_c.jpg


29309895291_0051bdd1ee_c.jpg



Một khu nhà chơ vơ giữa bao la thiên nhiên

29101299000_1eaf736f14_c.jpg
 
Dali Rock

Rồi xe dừng lại ở một bãi đá giữa bình nguyên.

Bãi đá mà trong tour gọi là Dali Rock (lại là Dali Rock, nhưng không phải bãi đá với cây đá ở ngày hôm trước) nổi lên như một đống đổ nát của các công trình xa xưa. Cái nằm cái đứng ngổn ngang và ngả nghiêng.

Tôi đã tìm hiểu trên mạng nhưng không thấy thông tin gì về bãi đá này. Ngay trên Google maps cũng không lần ra được con đường đã đi, không biết bãi đá này nằm ở chỗ nào nữa. Cả một vùng mênh mông của Boliviar trông đều như nhau.

28767801833_b321bfb502_c.jpg


29309882741_d4f1b813cf_c.jpg



Một tảng đá bị chẻ đôi một cách hoàn hảo

29389113415_e57a9eddf0_c.jpg
 
Village

Rời Dali Rocks, xe lại băng qua bình nguyên với đỉnh núi tuyết xa xa, rồi dừng lại ở một ngôi làng.

Làng vắng vẻ, ngoài xe của chúng tôi còn có một xe khác chở 3 du khách, vào một quán ăn nhỏ trong làng. Đến giờ tôi cũng không nhớ là ăn gì nữa. Tôi không hay chụp và nhớ các món ăn lắm, kể ra cũng là thiếu sót.

29101295990_8bf89c002a_c.jpg


Một chú llama tha thẩn trong làng. Người ta dựng các cột đá này làm gì thì tôi cũng không rõ. Một cột sắt bên trong đổ đá, trên đỉnh là một phiến đá phẳng ngửa lên trời, thoáng trông tưởng là năng lượng mặt trời, nhưng lại không phải.

28765184554_f8d0885849_c.jpg


Trong lúc mọi người tránh nắng trong nhà thì tôi đi ra ngoài, đi cách xa làng một đoạn rồi chụp lại, buồn buồn và vắng lặng. Có lúc tưởng như đây là một nơi đã bị lãng quên.

Toàn cảnh làng nhìn từ ngoài vào.

29389109395_5b833fcb3c_c.jpg
 
Village

Từ trong làng nhìn ra, phía trước là bốn ngọn núi, hai ngọn phủ tuyết. Bầu trời đầy mây và đang có mưa ở phía đó. Những cơn mưa mang nước tưới lên mảnh đất này, nhưng chắc không thể đủ cho vùng mênh mông khô cằn đến thế.

29355087936_6689dce0f9_c.jpg



Quay lại ngôi làng, bầu trời phía bên này vẫn nắng chói chang. Cái nắng ở cao nguyên với độ cao 3000m, hanh khô như muốn nhắc rằng ngươi đang ở trên dãy núi dài nhất thế giới, chứ không phải ở một làng quê yên ả nào dưới đồng bằng đâu nhé.

29355103396_63130c94b5_c.jpg
 
Back to Uyuni

Buổi chiều, chúng tôi về lại thị trấn Uyuni.

Vậy là kết thúc ba ngày trên hoang mạc. Ngày đầu 250km, ngày sau 400km, ngày cuối 380km. Đi từ độ cao 3600m lên đến 4000 rồi 5000m, ngủ đêm ở 4300 rồi lại về 3600m.

Thị trấn Uyuni vuông vức yên bình lại đón chào nhúm người trở về. Chúng tôi vào lại Hostel và tắm rửa trong lúc chờ xe bus đi La Paz.


Cảm ơn người bạn đã chụp cho tôi tấm ảnh này. Một mình, mà thật tuyệt vời....

29355087726_9f393bf7a3_b.jpg
 
Day 11. Uyuni to La Paz

Ngày 11 của hành trình, chúng tôi về lại thị trấn Uyuni, để đón chuyến xe bus đi La Paz trong đêm.

Nghe lời những người từng đi chặng đường này nói rằng đi đêm lạnh, lại ở độ cao của Bolivia thì không nên chủ quan, nên chúng tôi đã đặt xe loại tốt nhất, khởi hành lúc 7h tối và đến nơi lúc 5h30 sáng.

Điều quan trọng nhất là trên xe có nhà vệ sinh, và có cả lò sưởi. Lò sưởi chạy dọc thành xe ở bên dưới, cao hơn sàn một chút, hơi nóng tỏa ra cũng vừa phải. Tôi ngồi sát thành xe có thể bỏ giày và đặt chân lên lò sưởi mà cũng chỉ hơi nóng nóng, nhưng đủ làm cho trong xe ấm áp.

Rời Uyuni, xe chạy lên hướng Bắc, đến thủ đô La Paz, thủ đô cao nhất thế giới.
 
Sơ lược lịch sử

Suốt từ đầu đến giờ chúng tôi đi trong vùng đất mang toàn dấu ấn là xứ thuộc địa của Tây Ban Nha. Dù gặp nhiều người bản địa Quechua (họ phát âm như là Kê-chùa) nhưng các thành phố đều chỉ có dấu tích của người TBN.

Ngược lên phía Bắc, sắp tới chúng tôi mới gặp được dấu tích của những nền văn minh cổ xưa, trước khi người châu Âu đến.

Các nền văn minh gọi là Tiền Columbo này đã có từ rất lâu trước đó, nhưng rât tiếc là họ không có chữ viết, nên người ta không biết gì nhiều về họ. Tên của các nền văn minh trước Inca cũng chỉ do thời sau đặt cho, chứ không ai biết chính họ gọi họ thế nào, họ đã từng có thủ lĩnh là ai. Những gì ta biết về họ quá ít, chỉ qua các di chỉ còn lại trên mặt đất và trong lòng đất.

Vùng đất Nam Mỹ có người sinh sống từ hàng chục nghìn năm trước. Khoảng 20000 năm trước châu Mỹ nối với châu Á ở phía Bắc (Alaska - Bering-Nga) và người châu Á đã di cư sang đây. Từ những tộc tiền sử, họ dần đi xuống phía Nam ấm áp hơn, định cư tại khắp các vùng đất thấp, và rồi lên dần trên các cao nguyên.

Với khu vực dãy Andes, các nền văn minh xuất hiện rồi tàn lụi. Họ xuất hiện và tàn lụi thế nào, không có gì rõ ràng, vì không còn thư tịch gì, không còn truyền miệng nữa. Họ từng đến, và đi như muôn vàn cây cối....

Theo các thông tin trên mạng, thì có các nền văn minh ở vùng Andes này như sau (các tên gọi thường là tên địa điểm mà khảo cổ tìm thấy di tích của họ)

- Chavín (900 - 200 TCN) Dọc bờ biển phía Tây Andes, trên lãnh thổ Peru hiện nay

- Moche (100 - 700) Bờ biển phía Bắc của Peru

- Tinawaku (300 - 1100 hoặc lâu hơn trước đó) Peru, Boliviar, Chile

Cuối cùng là đế chế Inca (1430 - 1533), bị tiêu diệt bởi Tây Ban Nha.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,391
Members
189,942
Latest member
Nhocdecor
Back
Top