What's new

[Chia sẻ] Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Một tháng ở Nam Mỹ: Hòn đảo cô đơn nhất thế giới: Đảo Phục Sinh (tr.32)

Tôi tự gọi lũ chúng tôi là đàn "động vật có vú biết bay" bởi hành trình bốn nước mà chỉ trong một tháng, đành phải dựa trên công nghệ di chuyển hiện đại là bay vậy !.

Nghe chúng tôi định đi Nam Mỹ chỉ trong có một tháng, những người có hiểu biết về nơi này đều kêu lên: Ít quá, đi được cái gì trong một tháng? Ít nhất phải 3 tháng chứ... rồi hàng đống các lời khuyên từ những bậc đi trước dày dạn kĩ năng và đầy kinh nghiệm lăn lộn như Net Walker, Anh Già.

Dưng mà chả thể nào nghỉ hơn được, kết hợp với 2 tuần Tết là nghỉ thêm 2 tuần là kịch kim. Đành cố được đến đâu hay đến đó.

Tiếp theo là việc liệt kê các điểm nhất định phải đến, toàn những tên tuổi khủng khiếp cả. Nếu theo cái danh sách các Kỳ quan thế giới mới do dân mạng bình chọn thì ở Nam Mỹ có 2 kỳ quan nhân tạo là Tượng Chúa cứu thế +Machupicchu; và 2 kì quan thiên nhiên là thác Iguazu + sông Amazon. Cuối cùng chúng tôi ngậm ngùi bỏ hai kì quan thiên nhiên khỏi danh sách, vì di chuyển khó quá, chúng ngược nhau, xa nhau và không thể sắp xếp cho kịp thời gian.

Tất nhiên vẫn có thể nhồi nhét thêm vài điểm, nhưng 7 người đã thống nhất là không quá tham - dán tem vào mông - mà giữ sức, giữ cho mình còn hơi đói một tí, mới thấy thèm hơn.

....
Và hành trình từ ngày 14/2 đã kết thúc vào ngày 15/3/2015 với 6/7 thành viên, còn một người tiếp tục đến với Ecuado - rừng mưa Amazon. Ngoài ra còn thành viên thứ 8 tham gia sau 1 tuần và còn tiếp tục lang thang Chile một tuần sau nữa.

Đúng một tuần trôi qua từ ngày về, tôi mới quyết định viết những dòng này.
 
Last edited:
Tiwanaku

Theo suy đoán của các nhà khảo cổ, đền Apakana trên đồi cao dành cho các tư tế, thì khu Kalasasaya dành cho dân chúng tụ tập, nền đền tạo thành khoảng không gian rộng và phẳng.

Trong nhiều thế kỷ, các di vật trong nền đó đã bị di dời đi nhiều lần, thậm chí bị lấy đi, nên ngày nay rất khó suy đoán về vị trí gốc cũng như chức năng chính xác của nó.

Có hai pho tượng hiện đặt ở hai góc của nền đền Kalasasaya, HDV giới thiệu đó là tượng của thần Viracocha, được tạc từ khối đá nguyên. Một pho chôn chân dưới đất, một pho được đặt trên một nền đá. Cũng có thể đó là tượng của vị Đại tư tế. Tay của tượng cầm hai vật thiêng liêng: tay trái cầm 1 cái cốc cao tượng trưng cho nước thiêng, tay phải 1 cây gậy ngắn tượng trưng cho quyền lực, hoặc một vị thần khác. Trên thân tượng có rất nhiều các hình biểu tượng, mà nhiều nhất là hình con cá, tượng trưng cho hồ Titicaca.

Tượng chân chôn trong đất:

34857510641_63f782ef7e_c.jpg


34857499781_16d057b627_c.jpg



Tượng đặt trên nền là thần Viracocha

34989746325_c2c8a7db85_c.jpg


34857499191_cf1f4dbf51_c.jpg
 
Last edited:
Tiwanaku - Gate of the Sun

Di tích được nói đến nhiều nhất ở Tiwanaku có lẽ là "cổng Mặt trời" (Gate of the Sun). Đây là một cổng được tạc từ một tảng đá nguyên khối từ rất lâu, ước chừng 1500 năm trước. Cổng thực ra không lớn lắm, chỉ cao 3m và ngang 4m, lối đi chỉ vừa một người đi lọt.

Cổng nổi tiếng vì hình điêu khắc trên đó: được cho là tượng trưng cho kiến thức thiên văn, thời tiết của người Tiwanaku.

34601894930_b38bd90630_c.jpg


Khi người châu Âu tìm đến đây, họ thấy cổng đã bị vỡ làm đôi: một vết vỡ chéo làm hai phần nghiêng vào nhau, muốn đổ. Về sau người ta đã gác lại hai phần dựa vào nhau và cổng còn đứng như đến nay.

34949728316_8f94a24f4b_c.jpg


Phía trên cổng, chính giữa là hình một vị thần, có thể là thần Mặt Trời, hoặc thần Vũ trụ Viracocha (cái tên này của người Inca về sau). Xung quanh chia làm 3 hàng, gồm 48 ô vuông, mà người ta phân tích ra là có 32 hình mặt người và 16 hình đầu chim kền kền (condor).

Lúc này HDV nói nhiều lắm về ý nghĩa của các hình, và con số của các hình, nào là 12 hình hàng dưới tượng trưng cho 12 tháng, 30 hình tượng trưng cho 30 ngày trong một tháng... Tuy nhiên phải nói thật là tôi thấy những con số đó được đưa vào một cách cũng khá là tương đối. Có vẻ như các hình được khắc trên đó vẫn còn thiếu, vì ở cuối hàng có những hình còn có một nửa hoặc chưa hoàn chỉnh thì đã "hết đá". Phải chăng cổng này còn gắn kết với những công trình nào đó nữa đã hoàn toàn biến mất, và vì thế có thể người ta cũng chưa biết hết các ý nghĩa của các biểu tượng, hoặc đơn giản các biểu tượng chỉ có tính trang trí, sự gán ghép ý nghĩa cũng chỉ là suy luận mà thôi.

Dẫu sao đây cũng là di tích có tính biểu tượng cho một nền văn minh đã mất.

Ảnh chụp rõ hơn, ảnh trên mạng (http://nmai.si.edu/inkaroad/ancestors/beginningsoftheroad/tiwanaku.html), lúc chúng tôi đến ngược nắng nên không chụp chi tiết được thế này

35846467811_4b004a3ba6_c.jpg
 
Tiwanaku

Giữa sân còn có một bàn thờ bằng đá

34989746025_918ed20b00_c.jpg


Có hai vòng tường đá và một số tượng đá còn sót lại, đều mang ý nghĩa thờ cúng. Những cột đá không phải là tượng thần, mà chỉ có một số biểu tượng

34179112603_d7e29b4a60_c.jpg



Xung quanh là tường đá, có những tảng đá cao hơn nhô lên. Số cột đá cũng có ý nghĩa thiên văn nhất định, mà giờ tôi quên hết rồi.
 
Tiwanaku - Semi-subterranean Temple

Mặt sau của đền Kalasasaya là một cổng đá chữ nhật với những bậc thang được đẽo gọt cẩn thận, hai bên có các trụ đá cao trấn giữ. Từ đây nhìn xuống một nền hố được đào sâu xuống mặt đất khoảng gần 3m, nơi tượng trưng cho địa ngục.

34857498001_e13226bf39_c.jpg



Phần đền này giống như một bể bơi vậy, bốn phía xây đá thẳng đứng, cao bằng mặt đất và chỉ có một lối xuống. Ở giữa là một ô vuông có 3 cột đá, cây cột cao nhất gọi là cột Bennert, có khắc các hình bàn tay ôm lấy nhau, cao 7,5m. Có người cho rằng đây là biểu tượng cho thần Đất mẹ Pachamama. Tuy nhiên Pachamama là tên gọi của thời đại Inca, còn người thời Tiwanaku thờ ai, và tên là gì thì luôn là bí ẩn.

34179118223_88ec354497_c.jpg


34179118133_e671fc092a_c.jpg
 
Last edited:
The faces

Điều lạ lùng nhất chính là các bức tường vây quanh ngôi đền nửa chìm này: được dựng bằng đá, và xen vào đá là 175 khuôn mặt nhô ra nhăn nhó. Các khuôn mặt đá này không cái nào giống cái nào cả về kích thước lẫn cách thể hiện. Cứ như những người thợ đã lấy ngẫu nhiên các hòn đá và khắc gì họ thích lên trên đó. Có cái đội mũ, có cái không, thậm chí chúng không giống mặt người bình thường, và có thuyết cho rằng đó là khuôn mặt của người từ hành tinh khác.


34179112353_222e2f0213_c.jpg


Qua thời gian nhiều thế kỷ, các hòn đá nhô ra bị bào mòn nhiều, nên nhiều mặt đã không còn nguyên dạng

34826169522_5ce13fdaf3_c.jpg


34601890540_79e7b58f41_c.jpg
 
The faces

Các khuôn mặt bị bào mòn, nhìn trực diện có khi rất khác với nhìn nghiêng, lúc rõ lúc mờ, lúc ẩn lúc hiện. Nếu nhìn thẳng có thể chúng sẽ chìm vào đá, khuất đi trong những bóng hình khác. Nhưng khi nhìn nghiêng chúng sẽ nổi ra rõ mồn một, như đang trò chuyện với nhau, rì rầm kể lại quá khứ một thời xa lắm.

Chẳng có khuôn mặt nào tươi vui, chúng đều thể hiện sự ngạc nhiên, buồn khổ, giận dữ, chịu đựng. Giống như những người bị chôn chặt vào tường chỉ còn lộ đầu ra vậy.

Những khuôn mặt này là của ai, phải chăng ngày xưa có một giống người đã nổi dậy chống lại uy quyền của các vị thần, và rồi chúng bị giam vào bốn bức tường này, toàn bộ thân thể bị chìm sâu, chỉ có cái đầu là nhô ra để chứng kiến thời gian dổi thay. Tất cả chúng đều hướng vào khối đá ở chính giữa, như bị khối đá đó trấn áp, phong ấn. Chúng cầu nguyện van xin, hay chúng căm hờn giận dữ, hay đau đớn tủi nhục, nào ai biết.

Tôi tưởng tượng nếu vào một đêm trăng có nhiều mây, khi ánh trăng thỉnh thoảng lộ ra rồi lại khuất đi, bước vào khu đền này, chắc có thể nghe được tiếng thở, tiếng nói, cái cựa quậy nhọc nhằn của hàng trăm con người đá bị chôn chặt trong các bức tường, chịu khổ đau và dằn vặt.



34179112063_90f843aea0_c.jpg


34179117623_e3a2648133_c.jpg
 
Tiwanaku

Nhìn từ ngôi đền chìm lên phía đền nổi ở trên

34179117823_9e0189ec28_c.jpg


34857498001_e13226bf39_c.jpg



Ngôi đền Kalasasaya bốn phía là những khối đá rất lớn xen kẽ các tảng đá nhỏ hơn. Mỗi cạnh dài có 12 khối đá lớn, được cho là tính toán theo thiên văn và tương ứng với 12 tháng trong năm. Còn vô số các chi tiết khác nữa mang tính khoa học, mà giờ tôi cũng quên bớt rồi

Có những máng thoát nước được làm rất khoa học để nước không làm hỏng tường đá cũng như nền đất của đền. Tôi chỉ thắc mắc là không biết khi mưa nhiều thì cái đền nửa chìm kia có biến thành một bể nước lớn không, khi tất cả nước mưa đều dồn vào đó?

34179111893_18662eace8_c.jpg
 
Pumawaku

Cách không xa Tiwanaku là khu Pumapunku. Puma là con báo, Punku là tòa cổng, nên Pumapunku là "cổng báo". Đây là cái tên Inca của công trình cổ đại trước thời Inca rất lâu.

Người Inca tôn sùng 3 con vật: Con kền kền làm chủ bầu trời, con báo làm chủ mặt đất, con rắn là bên dưới lòng đất. Họ cũng gọi phế tích ngôi đền theo tên loài báo, có lẽ vì trong tâm trí của họ, ngôi đền này dựng trên mặt đất nên người Inca đặt như vậy.

Khu phế tích này không quá lớn, nhưng trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của khảo cổ học: Nó được tạo ra để làm gì, tôn thờ vị thần nào hay có mục đích nào khác? Tại sao lại có những cấu trúc kì lạ như vậy ở đây, và kĩ thuật nào đã được sử dụng để tạo tác những khối đá kì lạ đến như vậy?

Ngay thời đại xây dựng của Pumapunku cũng không được thống nhất. Có thuyết nói là khoảng năm 500, có thuyết nói xa xưa hơn nữa.

Ở Pumapunku có khối đá lớn nhất dài hơn 7m, ngang 5m, dầy 1m và nặng đến nặng đến 130 tấn. Làm sao người cổ có thể di chuyến những khối đá lớn như vậy từ mỏ đá cách đến 10km, khi mà họ không có bánh xe, cùng lắm chỉ là các cây gỗ.

Bên cạnh đó, các khối đá ở Pumapunku được tạo tác vô cùng chính xác mà chỉ có thể hoàn thành với kỹ thuật rất cao. Có những hình chữ H bằng đá, các rãnh sâu thẳng với các lỗ rất nhỏ nhưng cực kỳ thẳng và xuyên qua đá cứng; những lỗ tròn tuyệt đối và nhẵn thín; các lỗ mộng hình ngôi sao, hình đa giác rất sắc cạnh trên đá cứng.

Nếu chỉ là những lỗ đục xuyên hoàn toàn qua đá thì còn có thể dễ hiểu hơn, còn ở đây lại chỉ là những lỗ hõm, mà các góc vuông tuyệt đối là điều cực kỳ khó làm ngay cả với các lưỡi mài, lưỡi dao hiện đại. Hãy tưởng tượng bạn phải đục vào đá một hốc vuông hoàn toàn, thì góc chỗ ba mặt phẳng chạm nhau làm thế nào để chính xác? Ngay cả các lưỡi cưa cũng không làmd được, chỉ có thể dùng tia laze hoặc các công nghệ cực kỳ hiện đại mà thôi.


Pumapunku với khối đá cực lớn ở giữa

34826167362_7495871c13_c.jpg



Các nền đá nằm rải rác, ngày nay không thể biết nguyên bản ra sao, và không thể phục chế.

34826167442_84f9f82dbb_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,604
Members
190,116
Latest member
Thangcho07
Back
Top