What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Ấy thế nhưng cái gọi là taxi trả trước của chúnng tôi thật sự là kinh khủng các bạn à. Xe thì cũ, chạy long xòng xọc độ an toàn chắc bằng con số 0. Thực ra thì đối với chúng tôi cũng no vấn đề chỉ mỗi cái mùi cà ri và những mùi gì đó trên xe là thật sự khó chịu. Được mỗi cái chiếc xe này có chỗ khá rộng để xếp đồ.






 
Đoạn đường từ sân bay về trung tâm khá đẹp và rộng rãi (quốc gia nào chẳng thế) hai bên đường cây cối xanh mướt. Nhưng vẫn không che nổi những người nghèo đi lang thang hoặc ngồi vật vờ dọc những con phố. Thôi thì đã đến đây em cũng xin phép các bác nói chuyện về chế độ giai cấp ở Ấn Độ một chút.

Theo luật Manou từ xa xưa Ấn độ được chia làm 4 giai cấp chính và một thành phần ngoài giai cấp (thành phần không thể đụng đến) Trong luật Manou này có 2 điều căn bản nhất đó là:

1. Giai cấp được di truyền từ đời cha tới đời con. Đã trót sinh ra ở giai cấp nào thì phải ở trong giai cấp đấy, không thể thay đổi được.
2. Thừa nhận Dharma, tức là phải làm những công việc trong giai cấp của mình và thừa nhận những đặc quyền, đặc lợi của giai cấp khác.


Mà những đặc quyền đặc lợi của các giai cấp khác thì nhiều lắm. Đầu tiên có cái ảnh để các bác hình dung ra các giai cấp đó như thế nào đã


 
Trên cùng là giai cấp Bhramin, giai cấp này gồm các Đạo sĩ, trí thức.... theo truyền thuyết họ được sinh ra từ đầu của Đấng tạo hoá (Thần Brahma)
Dưới hơn một chút là giai cấp Kashatryia, giai cấp này gồm các chiến binh, vua chúa (Đức Phật được sinh ra từ giai cấp này). Giai cấp này được cho là sinh ra từ tay của Đấng tạo hoá
Thấp hơn là giai cấp Vaishya đây là gia cấp gồm các thợ thủ công, thương nhận...Giai cấp này sinh ra từ bắp chân của Đấng tạo hoá
Dưới cùng của các giai cấp là Sudra gồm công nhân, nông dân.... Được sinh ra từ bàn chân của Thần Brahma
Ngoài ra còn có loại người ngoài giai cấp được gọi là Patia (ti tiện, hay không thể động đến) đây thật sự là giai cấp dưới đáy xã hội. Họ không được sinh ra từ một phần nào của đấng tạo hoá. Họ làm những công việc như dọn toilet, dọn rác....






 
Nói về sự đặc quyền đặc lợi của giai cấp trên và sự bị áp bức của giai cấp dưới thì chênh nhau một trời một vực. Có lẽ không đâu trên thế giới lại có sự phân hoá đến như vậy.
Trên cùng là giai cấp Bhramin mà chúng ta quen gọi là Bà La Môn (Dịch theo phiên âm Hán Việt) được luật Manou quy định hưởng những điều tối ưu nhất. Luật Manou khuyên các bậc vua chúa đừng bắt các Bhramin đóng thuế cho dù ngân sách có kiệt quệ đến mấy. Vì nhỡ đâu một ông này nổi điên lên đọc vài câu thần chú là thần tạo hoá nổi giận và làm phép tiêu diệt vua chúa và các đạo quân của triều đình bị tiêu diệt ngay lập tức. Còn người dân phải kính trọng giai cấp này hơn cả kính trọng với cha mẹ vì họ giữ độc quyền kết nối với thần thánh. Nhà có việc gì muốn cầu khẩn thần thánh phù hộ thì trước tiên phải đến gặp các tu sĩ Bhramin. Phải nộp nhiều tiền, càng nhiều thì càng được thần thánh phù hộ. Mấy ông Bhramin này cũng lắm thủ đoạn lắm, họ bịa ra các lời sấm truyền để vét túi người dân thậm chí xui một kẻ giả điên rồi nói rằng thằng này bị diên vì tội keo kiệt với thần thánh....
Vì họ nắm độc quyền tri thức, nên tất thảy mọi việc như kiện tụng, tranh chấp, nằm mộng thấy điềm gở... ai ai cũng phải chạy đến hỏi, nhờ vả mấy ông Bhramin này. Dân càng mê tín thì họ càng kiếm tốt. Và để giữ cho mình cái sự độc quyền đó, họ cấm các tầng lớp dưới được học hành, đọc kinh. Họ còn doạ dẫm và đưa vào luật: Nếu như một người thuộc giai cấp Sudra mà nghe thánh kinh thì tai sẽ bị điếc và sẽ bị đổ chì vào tai. Nếu tụng thánh kinh thì sẽ cắt lưỡi, còn nếu muốn học thuộc lòng thì sẽ bị chặt đôi cơ thể.
Đức Phật của chúng ta với tình yêu thương nhân loại vô bờ bến, Người thấy người dân tầng lớp dưới sao mà khổ quá, mà cứ theo vòng luân hồi thì làm sao thoát được bể khổ. Nên Người khuyên mọi người hãy bớt tham đi, diệt bớt dục đi, không cần phải nộp tiền bạc gì cho bọn Bhramin hết mà hãy tự tu thì sẽ lên được cõi Niết bàn và thoát được vòng luân hồi, thoát khỏi bể khổ.
Nhưng bản chất của con người, càng tầng lớp dưới, càng thiếu hiểu biết và thích tin vào nhũng việc tâm linh, thế lực siêu nhiên... nên khi Đức Phật vừa nằm xuống, tôn giáo của ngài đã bị chia rẽ và bị sửa đi để những kẻ gắn mác tu hành trục lợi rất nhiều. Ngày nay ngay cả ở miền bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác đang quay lại thời kỳ các Bhramin trục lợi trên lòng tin của người dân. Nếu Đức Phật biết được hẳn Ngài cũng đau lòng lắm





 
Theo luật Manou thì tất cả những gì có trong vũ trụ này đều là sở hữu của người Bhramin cả. Dân chúng phải tôn thờ họ, phải nuôi họ không phải như kiểu bố thí mà là bổn phận và trách nhiệm phải cúng cho họ. Ông nào mà đón được một người Bhramin về nhà là hãnh diện lắm như đón được một vị thần về nhà vậy. Ấy thế nhưng đón được thầy về đã khó, giữ được thầy còn khó hơn nhiều. Không cúng bái thầy cơm no, rượu say, gái đẹp... thầy mà bước ra khỏi nhà là bao nhiêu may mắn rồi các việc thiện trước kia sẽ bị xoá đi hết.... nên ông nào cũng sợ vì thế. Đến cả vua chúa cũng không ngoại lệ.
Nếu một người Bhramin phạm một tội nặng thì vua chúa cũng không có quyền xử tử, cùng lắm chỉ bị đầy đi nơi khác mà thôi, nhưng tài sản của người Bhramin này vẫn được giữ.
Kẻ nào mà chỉ có ý định đánh Bhramin thôi cũng bị đày xuống địa ngục 1 trăm năm, còn trót đánh thật thì sẽ bị đày xuống địa ngục 1 nghìn năm.
Một Sudra mà thông dâm với vợ của một Bhramin thì sẽ bị hoạn và tịch thu hết mọi tài sản. Một Sudra mà giết một Sudra có thể được tha tội nếu nộp cho Bhramin 10 con bò cái. Nếu một Sudra giết một Vaishya (giai cấp trên mình một bậc) sẽ phải nộp cho Bhramin 100 con bò cái. Nếu giết một Kshatrya (giai cấp vua chúa, chiến binh...)) sẽ phải nộp cho Bhramin 1.000 con bò cái. Nhưng nếu mà giết một Bhramin thì không gì có thể cứu được. Kiểu gì cũng bị xử tử . Như thế chỉ giết một Bhramin mới thật sự là giết người.
Ngoài ra ở một số vùng người Bhramin còn được thêm đặc quyền về tính dục nữa. Họ được phép phá trinh các cô dâu. Theo tục lệ ở vùng Mumbai các cô dâu trước khi lấy chồng phải ngủ với 1 người Bhramin. Và những người nào lấy chồng rồi nhưng hiếm con cũng phải ngủ với một Tu sĩ Bhramin để được chữa bệnh






 
Chúng ta cũng không nên nhầm tất cả những người Bhramin là tu sĩ. Họ làm nhiều nghề từ thầy tu, đến giáo viên, rồi những nhà nghiên cứu.....nói chung làm toàn những công việc liên quan đến khoa học và thần học. Họ cũng nhận khá nhiều bổn phận của xã hội
Hàng ngày họ cũng phải đọc kinh, học luật và nếu ông nào mà thuộc lòng được kinh Rig Veda thì kinh khủng lắm, có thể thay trời hành đạo, phá ta vũ trụ mà không bị Thượng đế quở trách.
Nhưng những người Bhramin cũng không được cưới vợ ngoài giai cấp. Luật Manou nói rõ: "Nếu một người đàn ông thượng lưu mà ngủ với một người đàn bà hạ lưu thì tự hạ mình xuống. Nhưng một người đàn ông hạ lưu mà ngủ với người đàn bà thượng lưu thì vị thế của mình cũng không thể lên được." Chính vì thế nếu một người Bhramin lấy một người vợ thuộc Sudra thì con cái sẽ bị đẩy xuống giai cấp Patia (loại ti tiện không thể đụng tới)
Ngoài ra ngừoi Bhramin cũng phải tắm gội mỗi ngày và tẩy uế liên tục. VD người Bhramin ngủ chỗ nào thì phải đốt phân bò cái theo đúng nghi thức để tẩy uế chỗ đó trước khi họ ngủ. Người Bhramin cũng không được ăn thịt, trứng, hành.....những đồ thịt thà đó để cho giai cấp thấp hơn ăn.
Nhưng cái xã hội đó cũng có những điểm rất hay như người ở đẳng cấp cao hơn bị trừng trị nghiêm khắc hơn người ở đẳng cấp thấp. VD: Một Sudra ăn cắp thì phải đền số tiền gấp 8 lần vật bị đánh cắp. Một Vaishya phải đền gấp 16 lần, một Khsatryia đèn gấp 32 lần. Và một Bhramin thì không được làm đau đớn một sinh vật nào.
và người Ấn độ giữ nguyên được sự phân biệt giai cấp như thế gần 3.000 năm. Chỉ cho đến tận năm 1950 khi Ấn độ độc lập. Chính phủ Ấn độ tuyên bố xoá bỏ mọi chế độ giai cấp nhưng cho đến tận bây giờ sự phân chia giai cấp vẫn còn lớn lắm và chưa thể xoa hết được.
Điểm xấu của sự phân biệt giai cấp này em và các bác cũng đã nhìn thấy rất rõ. Nhưng người ta cũng có nhiều lý do để bênh vực cho chế độ này. Như nó giúp cho nòi giống tốt hơn, huyết thống không bị lai bậy bạ. Nó chỉ cho người Ấn cách ăn uống , giữ thân thể thanh khiết, cách giữ vệ sinh. Nó lập được trật tự trong cảnh hỗn độn. Nó tránh cho hàng triệu người bị cái phú quý ám ảnh. Nó quy định đời sống cá nhân cho mỗi một giai cấp, kỷ luật của từng giai cấp đó. Nó lập trật tự cho mỗi nghề nghiệp. Nó duy trì được một trật tự xã hội, luân lý và văn hoá mà không có một dân tộc nào có được.





 
Thôi em tạm dừng câu chuyện về sự phân chia giai cấp ở Ấn độ mà kể tiếp câu chuyện của bọn em cho các bác.
Xe taxi chạy khoảng 45' bọn em vào được tới trung tâm thành phố. Cái hostel của bọn em nằm ở khu phố cổ gần Delhi gate nên xung quanh không được sạch sẽ lắm. trái ngược với khu mới nơi dân nhà giầu ở khăng trang sạch sẽ. Ở Ấn độ ngược với VN mình các bác ạ. Dân giầu có họ ra khu New Delhi, mua nhà ở đó cho sướng, còn dân ở khu Old Delhi chui rúc chỉ là dân nghèo thôi. Bọn em book khách sạn này trên booking.com và chọn ở khu cổ này cho tiện đi tham quan các di tích. Giá thành cũng rẻ chỉ vào 120USD/4 người/4 đêm. Được đánh giá trên booking.com em không nhớ rõ nhưng cũng được tầm 8.1-8.3 điểm. Và cái sự khá đường hoàng của họ là khi bọn em đặt cho 4 người nhưng về tới Delhi thì một cậu có việc đổi vé về trước nên chỉ còn có 3 người. Khi em trao đổi với mấy cậu lễ tân về việc này cũng chẳng hy vọng gì các cậu ấy giảm giá. Nhưng cậu lễ tân nói: "Các anh đã đặt 4 người rồi, bây giờ đã 6h chiều nên đêm nay chúng tôi bắt buộc phải tính giá của 4 người. Nhưng 3 đêm còn lại chúng tôi sẽ tính giá 3 người" Lại thêm một điểm cộng cho cách làm du lịch của các bạn Ấn nữa


Trước cửa Hostel đang đào đường nên khá bẩn








Chúng tôi chọn khách sạn này thêm một lý do nữa là ngay trước cửa có ga tầu điện ngầm nhằm dễ dàng cho việc đi lại



 
Nhưng chúng em lại gặp một rắc rối nhỏ. Số là ở Leh đã tiêu gần hết tiền Ấn, mà theo kinh nghiệm thì không nên đổi tiền ở sân bay. Nên bọn em không còn đủ số tiền Ấn để trả tiền phòng trước khi check in (bác nào đi kiểu backpacking nhiều rồi thì biết, tất cả các phòng đều phải trả tiền trước). Sau khi xếp hàng khá lâu vì cùng lúc em đến có một nhóm khách Trung Quốc vào. Đến lượt bọn em không còn đủ tiền Ấn mà thẻ tín dụng em lại để quên mất ở nhà. Lúc trả tiền em đưa tiền USD ra cậu lễ tân dứt khoát không nhận mà chỉ cho bọn em đi đến chỗ đổi tiền cách 2 con phố khoảng 500m.
Em và một cậu trong đoàn đi đến chỗ đổi tiền. Chỗ này là của một thương gia người theo đạo Hồi. Sau khi chờ khá lâu, đổi tiền xong ông chủ nhà còn hỏi có dùng cafe hay gì không? Bọn em cám ơn và chỉ xin 1 cốc nước lọc rồi đi về


 
Cũng gióng như mọi Hostel khác, bao giờ cũng có 1 phòng sinh hoạt chung. Ở đây có chỗ ngồi lướt web, có bàn Bi-a cho mọi người khi rảnh rỗi có thể xuống chơi. Buổi tối bạn có thể cầm chai beer xuống dưới này ngồi giao lưu chém gió với dân backpacking từ khắp nơi trên thế giới.







 
Còn đây là phòng của chúng tôi. Gồm 2 giường tầng, 4 tủ lớn có khoá riêng biệt, toilet khép kín. Rút kinh nghiệm vụ bị ngã ở Nga nên tôi chọn cái giường bên dưới





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,810
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top