What's new

[Chia sẻ] Ấn Độ - Đại lục tinh thần

Tôi lớn lên cùng với những trang sử thi Ramayana, với những bộ phim Ấn độ tràn ngập tiếng ca hát. Sau này khi nhìn những phượt thủ chạy mô tô trên những con đường miền bắc Ấn dưới chân dãy Himalaya phủ đầy tuyết trắng làm ngây ngất biết bao tâm hồn của kẻ lãng tử. Nên tôi luôn mơ ước được đến với một đất nước từng là cái nôi của văn minh nhân loại, đất nước của những con người giản dị nhưng vĩ đại (Thánh Gandhi) hay những tư tưởng vượt tầm thời đại của nhà thơ Tagore….cùng với sự cao quý tiết hạnh thủy chung của những người phụ nữ như Sita hay mạnh mẽ, thông minh như Rama trong bộ sử thi Ramayana huyền thoại…..

Cái sự đi Ấn Độ của tôi nó cũng rất tình cờ, trong một lần lang thang lên FB thấy cậu em lên kế hoạch đi Ấn Độ, tôi rất muốn đi. Nhưng vừa đi Nam Mỹ mất gần 2 tháng về, phải thu xếp công việc đã. Sau một hồi đắn đo cuối cùng tôi cũng quyết tâm xin join cùng cậu bạn. Chúng tôi cùng lên các forum, FB tuyển thêm người. Sau một hồi cũng rủ rê được thêm 2 người nữa. Tổng cộng cả đoàn có 4 người mà toàn những phượt thủ chuyên nghiệp, vậy là quá hoàn hảo cho chuyến đi rồi. Offline, bàn bạc đương nhiên cũng mất khá nhiều beer rượu, cuối cùng chúng tôi cũng chốt được một chương trình cho 14 ngày bên đó


Có mấy cái ảnh ăn cắp trên mạng và chắc chắn là chưa có sự đồng ý của tác giả

image1
 
Khổ nỗi tất cả những ngừoi dân ở đâu cũng thế chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị của các nhà lãnh đạo. Bắt nguồn sự việc này là từ sự mâu thuẫn giữa Jinnah và Thánh Gandhi.
Đầu tiên hai người còn thống nhất phương pháp đấu tranh. Chính Jinnah đỡ thuyết phục được cả hai đảng lớn của Ấn độ đưa lên Đế quốc Anh một bản tập hợp các yêu sách chung và ông được ca ngợi là “Đại sứ của sự thống nhất Hindu-Hồi giáo.”
Nhưng vai trò của Jinnah ngày càng lu mờ trước Thánh Gandhi, chắc hôm nào đó say rượu trong cuộc họp của đảng Quốc đại ông gọi Gandhi là Mr Gandhi thay vì danh hiệu tinh thần của Gandhi là Mahatma có nghĩa là Linh hồn vĩ đại. Và hành động này bị la ó trong đảng Quốc Đại.
Trong những năm 1920 và 1930, sự thù ghét giữa hai người ngày càng gia tăng, và đến năm 1940 Jinnah đã dẫn dắt Đảng Liên đoàn Hồi Giáo đòi hỏi một quê hương riêng biệt cho người Hồi giáo thiểu số ở Nam Á. Đây là một lập trường mà chính Jinnah trước kia vẫn phản đối
Thế là bao nhiêu công sức xuống sông xuống biển hết và có khi chính Jinnah, Gandhi và Nehru cũng không lường trước được hậu quả nó xảy ra khủng khiếp đến mức nào






 
Bạo lực trong sự chia cắt Ấn độ có lẽ nó là một trong những sự kiện khủng khiếp nhất của thế kỷ 20. Tiếc rằng chẳng hiểu sao đài báo nhà ta chẳng mấy khi nhắc đến sự kiện này. Một số phóng viên quốc tế còn cho rằng nó còn khủng khiếp hơn cả sự kiện Holocaust của Đức quốc xã diệt người Do thái.
Những người dân thôn quê hay thành thị, mọi khi đang là hàng xóm tốt, tối lửa tắt đèn có nhau. Tự nhiên sáng hôm sau dậy trở thành kẻ thù của nhau. Ban đầu những người Hồi giáo bị kích động đập phá các cửa hàng của người Hindu, nhưng tình hình không được kiểm soát kịp thời nó trở thành Đại thảm sát Calcutta khiến 5.000 người chết
Bạo lực tiếp tục lan rộng ra tất cả các bang trên khắp cả nước, nhất là các bang giáp với đông và tây Pakistan. Những cảnh giết ngừoi kinh hoàng đã được mô tả lại
Một nhóm người Hindu lột truồng một cậu bé ra xem cậu này đã cắt bao quy đầu chưa? Thấy đã cắt rồi, à thì ra người đạo Hồi. Thế là họ ném cậu bé xuống ao và dùng những chiếc gậy tre dìm cậu bé cho đến chết. Một người Hindu khác đứng trên bờ bấm giờ xem mất bao nhiêu lâu thì dìm chết được một tên Hồi giáo.
Nạn bắt cóc, cưỡng hiếp phụ nữ, phóng hỏa, ép buộc cải đạo là những tội ác kinh hoàng của cả hai phía trong các vụ thảm sát này.

Năm 1947, người Hồi giáo tấn công và áp đảo người Sikh ở tỉnh Punjab. Tại Rawal Pindi, một ông bố người Sikh đã chặt đầu các con gái trong nhà để không cho người Hồi giáo cưỡng hiếp. Con trai ông, Bir Bahadur Singh, khóc nức nở khi kể với phóng viên của BBC về việc này.

Nhiều phụ nữ có thai bị cưỡng hiếp rồi cắt vú, mổ bụng, moi thai ra, nướng cháy đen thai nhi trên xiên sắt. Có lẽ trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ có những việc khủng khiếp, man rợ đến như vậy.

Đứng trước sự bạo lực ngày càng leo thang, người Anh cũng mệt mỏi không biết làm gì và quyết định cho sự chia cắt. Cyril Radcliffe một thẩm phán người Anh chưa từng đặt chân đến Ấn độ bao giờ được giao cho trọng trách vẽ đường biên giới đó.
Và đương nhiên nó sai nên sau này Cyril Radcliffe từ chối nhận lương và sống trong nỗi mặc cảm. Cái quái dị ở đây là Radcliffe chắc do nhìn thấy bạo lực leo thang nên ông vẽ vội vàng chia đất nước Pakistan làm 2 Tây Pakistan là nước Pakistan ngày nay và đông Pakistan là Bangladesh bây giờ cùng với khu vực Kashmir không rõ ràng nên bên nào cũng đòi chủ quyền. Nên nó còn đem lại hệ quả cho đến mãi sau này dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng Bangladesh của Ấn độ vào năm 1971. Nhưng đến tận ngày nay vùng Kashmir vẫn còn tranh chấp khi cả hai nước đều sở hữu vũ khí hạt nhân và chỉ chờ bùng nổ


Vụ thảm sát Calcutta ( ảnh ăn cắp trên mạng)


 
Đường ranh giới có rồi và bất ngờ hơn nữa, người Anh tuyên bố rút quân và trả lại quyền độc lập cho Ấn độ trước một năm. Nghe thì có vẻ người Anh hào phóng đấy. Nhưng thật sự người Anh cũng muốn rút khỏi cái hố lầy này càng sớm càng tốt và họ thiệt hại chỉ có 7 người khi rút quân. Nhưng chính vì việc họ đi quá sớm bỏ lại một Ấn độ đang hỗn loạn. Không tổ chức cho việc di chuyển dân chúng về hai quốc gia nên sự lộn xộn còn tăng lên nhiều nữa.
Có 15 triệu người Ấn độ di chuyển từ đông và tây Pakistan về Ấn độ và ngược lại. Những người đạo Hindu, đạo Silk di chuyển về Ấn độ còn những người đạo Hồi di chuyển về Pakistan. Nhưng khác với cuộc di dân ở VN năm 1954 được tổ chức khá tốt thì ở đây rất lộn xộn. Họ bám vào tàu, đi xe bò, đi bộ hay bất cứ gì có thể để về quốc gia của mình. Nhưng không có lính hộ tống nên những người dân bỏ cả làng mạc nhà cửa, nơi chôn rau cắt rốn của mình lạ là con mồi ngon cho bọn tấn công. Chỉ cần nghe có đoàn người Hindu đi qua là nhóm Hồi giáo có vũ trang ở đó ra tấn công ( và ngược lại). Lại cướp hiếp giết, rồi làm những trò man rợ....
Cho đến năm 1948 cuộc di dân kết thúc ngừoi ta tính ra có khoảng 1 triệu người bị giết mấy triệu người bị thương và hơn 10 triệu người không có nhà cửa... tạo nên một gánh nặng cho quốc gia cả hai phía
Người Ấn độ giành độc lập từ tay ngừoi Anh không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu đó là điều đáng mừng. Nhưng chính vì sự bất đồng của các lãnh đạo nên họ phải trả một cái giá quá đắt khi lãnh đạo ko đoàn kết và đến tận bây giờ vẫn chưa hàn gắn được


Đường biên giới Cyril Radcliffe và cuộc di dân (Hai ảnh này cũng ăn cắp trên mạng)






 
Em xin tiếp

Từ khu vực dinh Tổng thống, thủ tướng chạy dọc theo một đại lộ lớn với hai bên là thảm cỏ xanh mướt chúng ta sẽ đến India gate. con đường này đương nhiên nằm giữa trung tâm văn hoá, chính trị của Ấn độ rồi nên nó rất sạch. Hai bên những thảm cỏ khá rộng cùng với những cây cổ thụ che bóng mát cho mùa hè khắc nghiệt này, mọi người có thể vào chơi chụp ảnh... Em không rõ là có thể picnic ăn uống ở đây không. Nhưng hình nhưu những người nghèo rách rưới không được bén bảng đến đây thì phải








 
Rất nhiều các quốc gia em từng đi qua họ xây cổng để tưởng nhớ hay kỷ niệm sự kiện nào đó. Chuyện này có truyền thống từ thời La mã, khi các hoàng đế La mã đi chinh phục một quốc gia nào đó xong về để kỷ niệm chiến thắng và tưởng nhớ những binh lính đã hy sinh. Họ thường xây một chiếc cổng trên đó đề mấy dòng chữ vinh danh chiến công của họ. Và đồng thời họ cũng cho điêu khắc, mô tả lên trên cổng những hình ảnh nói về chiến công đó. Khi đoàn quân chiến thắng trở về, sẽ diễu hành đi qua chiếc cổng đó. Nên nếu như bác nào đã tới Roma thì thấy họ có rất nhiều chiếc cổng. Mỗi chiếc cổng là tôn vinh cho một chiến thắng.... Sau này Hoàng đế Napoleon của nước Pháp cũng cho xây Arc de Triomphe để vinh danh quân đội của ông ta. Ngay ở Lào cũng có Patuxay.... nhưng em thấy lạ là sao quân đội nhân dân VN mình anh hùng như thế lại không có cái cổng nào cho xứng tầm các bác nhỉ? Hình như ngày trước có cái cổng nho nhỏ ở phố Bắc Sơn, nhưng bây giờ họ không cho vào nữa thì phải








 
Chiếc India gate này cũng thế, trên đó có khắc tên 13.000 chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh Anh - Afghanistan năm 1919. Phía dưới cũng có ngọn lửa bất tử để vinh danh những liệt sĩ đã ngã xuống.
Xung quanh cổng là một khu vực khá rộng, nơi mọi người có thể dạo chơi, ăn uống và để cho nhưungx dịp lễ quan trọng người ta tổ chức những sự kiện quanh đó. Nó giống như trái tim của đất nước Ấn Độ vậy










 
Tôi lang thanh chụp ảnh nắm nghía chán chê, lúc đi ra gặp một cậu bé ngồi bán nước, tôi mua chai nước hết 25 Rupies. Như vậy là đắt hơn ở các khu khác 5 rupies, nhưng không sao, tôi sẵn sàng mua. Nhưng khi đưa đồng 50 rupies cậu bé nói với tôi không có tiền trả lại ( chắc là định ép tôi mua thêm 1 chai nữa) Nhưng tôi làm sao xách nổi hai chai? Tôi nói với cậu bé nếu thế thì tôi không mua nữa. Cậu bé cười và móc trong túi ra 25 rupies trả lại cho tôi





 
Bước ra ngoài, tôi gọi điện cho ông lái tuk tuk. Do phía trước India gate không được đậu xe nên ông này phải chui tít đi đâu đậu xe.
Tôi lên xe và chúng tôi đến điểm tiếp theo của hành trình đó là Purana Qila ( thành cổ của Delhi)











 
Ravi ( người tài xế tuk tuk) nói với tôi: " Bên trong đấy toàn phế tích đổ nát lắm, mày đừng có dại mà mất tiền mua vé vào thăm. Chỉ đứng ngoài chụp cái cổng thôi" Khổ ông này không biết tính tôi lại thích những gì nó đổ nát, phế tích nhưng mang đậm giá trị lịch sử nên tôi bảo: " Không ông cứ đợi ở ngoài, tôi sẽ vào trong xem nó ra sao"





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,563
Bài viết
1,153,710
Members
190,126
Latest member
ThanhDuyStore
Back
Top