What's new

[Chia sẻ] Hành trình qua Java-Bali, Indonesia 2011

Ánh nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên bãi san hô, biển xanh ngăn ngắt trong suốt như pha lê, gió biển thổi mát rượi lên làn da cháy nắng vì chặng phóng xe máy 250 km lên thăm hồ núi lửa Batur, trên mấy cây bàng Bali gần đó có tiếng đôi cu gáy đang gù nhau giữa mấy con chim sẻ tíu tít... Một đôi nam thanh nữ tú người Nga đang vờn nhau để chụp ảnh cưới...

Cảnh thiên đường này không một Đấng Chúa toàn năng nào, dẫu là Do Thái, Palestine hay Arab, hay Chí nồ mắt híp, dám hủy hoại hoàn toàn, vì ngay cả các ngài cũng cần đi du lịch tránh chốn thiên đàng cũ kỹ...


IMG_5554.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ một đêm khó ngủ chờ transit đi Rome ở một sân bay nhỏ gần Paris. Tôi lang thang giữa những hàng ghế chờ, mò vào các quầy quảng cáo, văn phòng du lịch... Hơ hơ, kẹt giữa một băng ghế là tấm vé đi Lyon của một du khách đãng trí nào đó. Ắt hẳn anh ta đã phát cáu, lục tung đồ đạc lên để kiếm nó, cuối cùng có thể đã lỡ chuyến bay để đi tới một hướng khác của số phận ... Bi kịch hay vận may?

Và rồi tôi tìm thấy cuốn cẩm nang du lịch bằng du thuyền vượt đại dương cruiser, hạng khách VIP. Cuốn tạp chí liệt kê hơn một ngàn điểm du lịch 5 sao bằng cruiser đi khắp thế giới. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có 2: Phuket, và Bali. Từ đó, tôi ước mơ về hòn đảo Bali thiên đường.
 
Ăn uống nghỉ ngơi chút xíu, tụi tớ lên đường đi quần thể Hindu giáo Prambanan, cách Yogyakarta 17 km về phía Tây


Lần này, chỉ cần ra Malioboro, mua vé xe bus 2.500 rph và lên xe số 18.

IMG_3661.jpg

Xe bus rất đông, đứng chen chúc với các bạn Indo ăn cà ri thật không thoải mái mấy. Trước mặt tớ có hai chị em đầu quấn khăn, mặt mũi xinh xắn, người nhỏ nhắn. Cô em liếc nhìn tớ mấy lần, nhưng chẳng nói gì. Đi được chừng 7km thì cô chị bất ngờ bắt chuyện. "Indonesian?" "No, I am Việt Nam!". "Ồ, tôi tưởng anh giống người Thái Lan!", "Không, Việt Nam đấy". "Anh đi đâu vậy?" "À, có phải chuyến bus này đi Prambanan không?" "Đúng rồi đấy, 5 phut nữa là tới". "Cô giỏi tiếng Anh quá". "Cám ơn, tôi cũng thường lắm". "Cô làm nghề gì?" "Dạy tiếng Anh tiểu học!" cô chị cười rất giòn, cô em cũng cười theo, nhưng không nói gì với tớ mà chỉ nói mỗi tiếng Indo với chị rồi hai chị em cùng cười. Nói chung câu chuyện tiến triển rất chi là thân mật.
Cả hai chị em cùng vợ chồng tớ đều xuống ở Prambanan. Chia tay trong những nụ cười và ánh mắt.


IMG_3663.jpg

Bọn tớ thuê một xe ngựa 20.000 để lên Prambanan.


IMG_3677.jpg

Vé vào đền khá đắt (125.000 rph), có lẽ là để đi tới nhiều đền khác trong cùng quần thể này.


IMG_3669.jpg

Quần thể Di sản Văn hoá Thế giới Prambanan gồm 3 đền chính thờ Shiva, Vishnu và Brahma, cùng 3 đền phụ và 224 tháp thờ nhỏ. Xây năm 900 SCN.

IMG_3678.jpg
 
IMG_3682.jpg

Tháng 5/2006, một trận động đất làm hư hại nặng quần thể này, và người Indonesia đã dựng lại nó.


IMG_3687.jpg



IMG_3704.jpg

Tháp lớn nhất của quần thể là Đền thờ Shiva, vị thần Hủy Diệt. Đang sửa chữa nên khách không vào được.


IMG_3717.jpg

Bên trong đền thờ Vishnu.


IMG_3714.jpg



IMG_3713.jpg



IMG_3712.jpg

Hai vị khách Trung Quốc, với máy ảnh chuyên nghiệp.
 
IMG_3750.jpg



IMG_3736.jpg

Điều thú vị nhất tớ nhận ra ở khu đền thờ này là hình ảnh các vị vua Java, thể hiện đúng khuôn mặt của những người Java mà tớ đang sống cùng - chòm râu dài và thưa, cặp mắt to đẹp. Khác hẳn với khuôn mặt người Khmer ở Angkor Wat không hề có râu (như Norodom Shihanuk). Và giống, rất giống khuôn mặt người Việt râu dài và thưa (mà người nổi tiếng nhất ngày nào chúng ta cũng gặp).


IMG_3762.jpg



IMG_3735.jpg
 
IMG_3769-1.jpg



IMG_3771.jpg



IMG_3783.jpg

Còn rất nhiều tháp nhỏ bị sụp khác chưa được khôi phục


IMG_3786.jpg

Như đã viết, ở Java không có chó và heo, nhưng lại rất rất nhiều mèo: ở sân bay, trên đường, trong hẻm, trong đền thờ...


IMG_3788.jpg

Như để tiễn chân tớ, đột nhiên vang lên lời tụng kinh Q'ran, phát ra từ các tháp Mushola xung quanh. Giống như tiếng chuông nhà thờ ở Venice hay các thành phố Châu Âu khác, các Thánh đường Hồi giáo ở Indo không đọc kinh đồng thời, mà lần lượt nối tiếp nhau lan đi khắp nơi, khiến cảm giác vô cùng thanh bình và thành kính.
 
IMG_3791.jpg

Đi bộ về ngang qua một quán bán hải sản ven đường - hải sản của họ ít, chế biến không đa dạng và không hấp dẫn, cũng không tươi sống. Gần như các quán cơm chỉ thấy bán có mỗi cá trê chiên bột.


IMG_3792.jpg

Ăn thử một ly chè khoai lang, họ dùng nhiều nước cốt dừa, ngọt nhẹ và mằn mặn, ăn cũng thú vị.


IMG_3793.jpg

Ghé tiệm điện thoại mua card gọi về nhà: giá khá đắt - 1 sim với 5.000 rph cước gọi giá đến 15.000 rph, cước phí gọi về VN là 10.000 rph/phút.


IMG_3794.jpg

Dân Indonesia bán rất nhiều pháo hoa, pháo bông và trong khi đi 9 ngày ở đây, rất nhiều lần thấy họ bắn chơi pháo hoa ban đêm, ngay giữa khu dân cư bằng những cây pháo như thế này, màu sắc đẹp và tạo cảm giác là lạ.
 
Tối hôm đấy tớ thỏa thuận với khách sạn cho thuê một xe 12 chỗ sáng hôm sau đi 50km tới Đền Borobudur, rồi từ Borobudur quay về trả phòng khách sạn ở Yogyakarta, rồi từ đó đi hơn 600 km tới núi lửa Bromo ở Đông Java, tổng cộng hơn 700 km. Bên khách sạn đưa giá 2,5 triệu rph, tức 6,25 triệu tiền Việt. Cuối cùng tớ đồng ý với giá 2 triệu rph, tức 5 tr VND. Hơi dễ dãi một chút để có thể ép họ phải chở đi tìm khách sạn ở chân núi lửa Bromo, vốn khá vất vả.


IMG_3812.jpg

Một cây xăng ở Indo


IMG_3814.jpg

Giá xăng rất rẻ, khoảng 11.000 VND/ lít. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy, và điều này chỉ khi đến Bali tớ mới phát hiện ra. Dù vậy, giá xăng thực sự vẫn rẻ hơn VN.


IMG_3827.jpg

Trên đường đi Borobudur


IMG_3832.jpg

Núi lửa ở đây thường phun tro bụi, có lần che kín cả mặt trời ở Sài Gòn (khoảng những năm 90)


IMG_3830.jpg

Một nghĩa địa ở Indo. Tớ để ý thấy mộ của họ kích thước rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng đất 0,8m-1m x 2,2 - 2,4 m. Phần mộ trên đất còn nhỏ hơn nữa, chỉ 0,5m x 1,8-2 m. Rất có thể họ hỏa táng rồi chôn tro. Các nghĩa trang luôn có trồng nhiều cây hoa sứ trắng, đôi khi cả hoa sứ mày xanh dương, màu hồng, màu vàng rất đẹp. Nghĩa trang cũng có tường rào khá nghiêm chỉnh.


IMG_3840.jpg

Cây trồng ven đường luôn được quét vôi chống sâu hại. Ở Sài Gòn trước đây vẫn có nhưng gần đây đã không còn dùng vôi mà hình như phun thẳng thuốc quanh thân. Ở Indo thì người ta thực hiện một cách thẩm mỹ và cầu kỳ: Một vành vôi trắng và hai vành vôi đen trên dưới. Nhân công và vật liệu tiêu tốn hơn hẳn kiểu Việt Nam, nhưng được cái đẹp hơn.
 
IMG_3837.jpg

Đến gần Borobudur đã thấy xuất hiện nhiều cửa hàng bán đồ chạm tác bằng đá, kỹ thuật tương đối tốt. Không thấy có sản phẩm Tàu, khác hẳn khu mỹ nghệ đá Non Nước ở Ngũ hành Sơn, Đà Nẵng toàn hàng Tàu.


IMG_3843.jpg

Nghỉ chân 5 phút ở Mendut, một ngôi đền Hindu giáo gần Borobudur. Hình ảnh cây đa thế này rất phổ biến ở Indo. Một bộ tượng gỗ 4 người đàn ông đàn bà giá khoảng 125.000 VND, có vẽ tay khá đẹp. Thế nhưng, giá cả vẫn chưa rẻ bằng Bali. Tay lái xe dẫn tới một cò mồi, chào bán vé vào Borobudur với giá 120.000 rph/ vé + giấy tax refund (hình như 5%) thay vì phải mua 125.000 ở tận nơi. Thấy không lợi nhiều, tớ từ chối vì không muốn hỗ trợ cho hoạt động ngoài luồng - nếu giá rẻ hơn nhiều thì tội gì không mua. Tớ nhân đây cũng khuyên những người du lịch không nên cho tiền người xin tiền (biểu diễn kiếm tiền lại khác), từ thiện cho trẻ em người già, hay dễ dãi khi mặc cả. Hãy để cuộc sống như nó vốn có, đừng hủy hoại nó và làm hỏng nhân phẩm của thổ dân.


IMG_3860.jpg

Ban quản lý Borobudur tổ chức rất tốt, bãi xe rộng rãi trật tự an ninh, không có cảnh chèo kéo khách bừa bãi. Tất cả việc mua bán lưu niệm sẽ thực hiện khi khách ra về theo lối riêng. Vé hơi đắt, 125.000 rph/ vé nhưng xứng đáng, có cà phê trà miễn phí. Bạn có thể lấy thêm nước đóng chai tùy ý. Khách vào Borobudur phải quấn xà rông (dân Indo thì không cần) do nhân viên phục vụ rất khéo.
 
IMG_3864.jpg



IMG_3872.jpg



IMG_3875.jpg



IMG_3879.jpg



IMG_3885.jpg

Borobudur là một quần thể stupa (tháp xá lợi) Phật giáo, mô phỏng núi vũ trụ Meru của Phật giáo Ấn Độ, xây dựng vào thế kỷ thứ 8 SCN và hoàn tất vào thế kỷ thứ 9. Một thời gian dài đã bị bỏ hoang và ngập trong tro núi lửa và rừng rậm, không rõ vì lý do gì - hoặc vì một cơn phun bụi của núi lửa, hoặc do Hồi giáo xâm lấn vào thế kỷ 15. Nó được người Anh tái phát hiện đầu thế kỷ 19 và đến năm 1885 được khai quật, dọn dẹp và khôi phục. Năm 2010, núi lửa Merapi gần đó lại phun tro, nhưng đã được mau chóng phục hồi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top