What's new

[Chia sẻ] Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Đường Trường Sơn Đông theo thiết kế có chiều dài 667,5 km, điểm đầu của tuyến đường là Thị trấn Thạnh Mỹ tỉnh Quảng Nam, điểm cuối của tuyến đường là cầu Suối Vàng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đường sẽ được nối vào QL 20 để có thể đến thẳng thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường với tiêu chuẩn kỹ thuật là đường Cấp 4 miền núi, có mặt cắt 8,00m chạy xuyên qua 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Phú Yên và Lâm Đồng. Đường đi qua các Thị trấn miền núi quan trọng là: Thạnh Mỹ, Tu-Mơ-Rông,Măng Đen, K’Bang, Ayun Pa, M'Drak, Đưng K'Nớ

Đường Trường Sơn Đông chạy song song với Quốc lộ số 1 ở phía đông và đường Hồ Chí Minh ở phía tây nhằm kích thích phát triển kinh tế ở các vùng mà con đường đi qua, vì những vùng đó còn khó khăn, nghèo đói, mặc dù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân ở đây đã đóng góp nhiều hy sinh to lớn cho cuộc kháng chiến. Toàn tuyến đường do lực lượng Quân Đội đảm nhiệm thi công.
Con đường này nhà nước mới quyết định xây dựng gần đây nên thông tin trên mạng chưa nhiều, tên đường cũng không thể hiện liên tục, đầy đủ trên Google Maps. Do vậy trong hành trình rất có thể có đoạn đường TSĐ đã làm xong vì chưa được cập nhật trên Maps nên chúng tôi không biết để đi qua.
Để chuẩn bị Leader thu thập thông tin trên mạng, dò tìm trên Maps những đoạn đường có tên TSĐ và các con đường khác kết nối các đoạn đường TSĐ với nhau thành cung đường hoàn chỉnh.
Tham gia hành trình này có 3 người: Leader của Goup Gắn máy - Dulichbui và tôi cùng 1 thành viên khác quen thuộc của Group. Hội quân vào giờ G ngày N tại ngã 3 QL1A giao nhau voi DT610, điểm đến đầu tiên là Thánh địa Mỹ Sơn.
Để đến điểm hội quân mỗi tv xp từ SG theo lộ trình riêng. Tôi gửi xe gắn máy theo xe đò từ SG đến Quy Nhơn (đoạn này tôi đã đi nhiều lần cả QL1A & đg ven biển), từ Quy Nhơn tôi bắt du lịch bui bằng xe máy.
Tôi chọn nhà xe Ngọc Thương đt 0922332222 do xe gắn máy đi cùng chuyến theo người; xe xp lúc 18h từ bến xe Miền Đông đến 6h30 sang hôm sau đã có mặt ở Quy Nhơn. Giá cướ cả người và xe là 500k.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của 2 bạn đồng hành.

IMG_6526 by Luc Sai Gon, trên Flickr


6h30 đến Quy Nhơn, 7h đã lấy được xe và ăn sáng. 1 dĩa bánh hỏi lòng lợn + 1 tô cháo huyết = 20k giá cũng mềm.

n1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Để đảm bảo đến Tam Kỳ trước 16h để có thời gian xem trận quyết định giành vé duy nhất bảng D tham dự vòng chung kết bóng đá nữ Asia Cub 2017 giữa tuyển VN & tuyển Myanma; tôi chọn ra ngã 3 Phú Tài đi QL1A.
Tp Quảng Ngãi nổi tiếng có cơm gà Nhung, ghé ăn trưa:
1 dĩa cơm nấu bằng nước luộc gà + 1 tỏi gà chặt miếng + 1 dĩa gà bóp gỏi + 1 lon ken = 125k.
Ưu điểm: mặt bằng rộng dãi, thoáng mát, chất lượng trung bình khá phù hợp cho giới công chức, trung lưu.

n2 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Dọc đường ghé thăm nhà lưu niệm, bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ bên Quốc Lộ 1a, đến 15h30 tới Tam Kỳ, lòng vòng tìm KS, nhà nghỉ. Sau nhiều lựa chọn, qđ chọn nhà nghỉ trên đường Trương Quang Giao giá 120k/p có đầy đủ máy lạnh, nước nóng lạnh, wifi và tương đối sạch sẽ.
17h bà chủ nhà nghỉ cho biết cơm gà nổi tiếng Tam Kỳ: Cơm gà bà Luận ở đường Phan Chu Trinh - cũng may quán này cách nhà nghỉ chỉ khoảng 1km.

n3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

1/4 con gà + 1 dĩa cơm nấu bằng nc luộc gà + 1 lon ken cao = 190k. Khuôn viên lịc sự, sang trọng; thịt gà thơm, dai, ngon hơn gà Quảng Ngãi.

n4 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Sáng hôm sau chạy thẳng theo đường Tôn Đức Thắng tôi đến thăm làng chài bích hoạ Tam Bình.
Tam Bình là làng chài cổ nằm ven biển thuộc tp Tam Kỳ, dưới bàn tay của cá tình nguyện viên Hàn Quốc, những bức tường của hơn 100 ngôi nhà ở làng chài nghèo tỉnh Quảng Nam trở thành những bức tranh sinh động. Nghe nói ở đây cũng có 1 số bức tranh của người VN vẽ nhưng người trong nghề dễ dàng phân biệt đâu là tranh Hàn Quốc, đâu là tranh VN.
Đây là ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.

n5 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n6 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n9 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n10 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Xin lỗi, không muốn làm mất hứng của các bác, nhưng dự án đường Đông Trường Sơn có thể gây ra hậu quả to lớn, lâu dài về môi trường, cụ thể là đối với Vườn quốc gia Chư Yang Sin (VGQ CYS). Vậy nên, nếu bác nào chưa đi CYS thì đi nhanh nhé, không thì chả còn gì mà ngó đâu.

ICEM – International Centre for Environmental Management đã có bản báo cáo “VQG Chu Yang Sin – Đánh giá các con đường dự kiến và việc phát triển các đường mòn trong vùng lõi”; báo cáo được thực hiện và hoàn thành vào 29/03/2010.

1. Dưới đây, mình xin trích đoạn báo cáo:


VQG CYS bị đe dọa bởi một số mối đe dọa trực tiếp như săn bắt, đốn gỗ trái phép, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Một nhà máy thủy điện (Krong K’mar) đã được xây dựng trong VQG, và một nhà máy thứ hai (Dak Tour) đã được hoãn trong giai đoạn lập kế hoạch cuối cùng. Kế hoạch dự kiến hiện nay là cho đoạn Đường Đông Trường Sơn chia cắt VQG nối M’Drack và Đan Kia Suối Vàng đến Đà Lạt. Đường Đông Trường Sơn là một đường cao tốc dài 700km cho mục đích chiến lược và quốc phòng quốc gia. Một đánh giá ngắn của một tuyến đường thay thế, thay vì tuyến đường đi xuyên VQG, đã được tiến hành bởi các chủ dự án, nhưng kết luận đưa ra là tuyến đi qua VQG là kinh tế hơn. Nghiên cứu này đề nghị hai tuyến khác mà có thể sử dụng những con đường hiện có, và tránh đi xuyên qua VQG. Mặc dù chỉ là ước lượng ban đầu, phân tích này đã kết luận rằng có những phương án chọn lựa khác, ngắn hơn, ít tốn kém xây dựng hơn, đi qua địa hình tốt hơn, kết nối các thôn, làng nghèo hơn, và có ít tác động môi trường hơn…


Hiện tại, các kế hoạch đang được chuẩn bị cho việc xây dựng một con đường cho mục đích an ninh/ quốc phòng trong VQG CYS. Đoạn đường dài 32km đi qua hướng bắc – nam đi qua góc đông nam của VQG, nối huyện Krong Bong của tỉnh Lâm Đồng (chỗ này bị nhầm) với phía Nam. 25km sẽ đi qua vùng lõi của VQG CYS, với phần 7km còn lại đi qua vùng đệm của VQG.

Đồng thời, nhưng riêng biệt, VQG CYS đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới tuyến đường mòn trong VQG để bảo vệ rừng và cho mục đích du lịch tiềm năng. Con đường dự kiến và việc nâng cấp đường mòn được trình bày trong Bản đồ 1 trong tài liệu hỗ trợ.


attachment.php


---------------------------------------------------------------------------
Toàn văn bản báo cáo xem tại đây:
http://www.icem.com.au/documents/envassessment/chu_yang_sin/cysnp_final%20report_vn.pdf

2. Trích đoạn một bài trên báo mạng baodaklak.vn, cập nhật lúc 06:27, Thứ Sáu, 05/02/2016:


Hiện tại đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Lắk cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn gói thầu D38, từ km 590 đến 601 do Tổng công ty 789 và Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 (Bộ Quốc phòng). Những ngày này, nhằm bảo đảm tiến độ nên các đơn vị đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và các đầu máy thiết bị để tổ chức thi công. Đại úy Lê Văn Hải, Đội trưởng Đội 7, Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 cho biết, việc thi công gói cầu và đường D38 tại xã Yang Mao (Krông Bông) là một trong phần việc khó nhất do địa hình phức tạp và thời tiết khắc nghiệt. Đại úy Hải cho biết: “Gói thầu D38 giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 6-2015 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2016. Tuy nhiên do xã Yang Mao nằm ở vùng giao giữa khí hậu Tây Nguyên và Nam Trung bộ, vì thế mùa mưa thường kéo dài hơn nên việc thi công gặp khó khăn. Thêm nữa đây lại là vùng có địa chất chủ yếu là đất pha cát, nền đất yếu; địa hình đi theo sườn đồi, đường chữ L, hiểm trở, ngang qua nhiều khe suối, trong đó có đoạn ngang qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Bên cạnh đó, do vị trí thi công nằm ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại không thuận tiện nên việc bảo đảm nhu yếu phẩm cho sinh hoạt hằng ngày của người lao động, cung cấp nhiên liệu cho máy móc rất khó khăn…”. Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 tâm sự: “Trước những khó khăn, thiếu thốn, nhất là những đòi hỏi gắt gao về tiến độ thi công nên ngay khi kết thúc mùa mưa, Công ty đã huy động tối đa nhân lực nhằm bảo đảm việc thi công con đường Trường Sơn Đông đạt và vượt tiến độ, dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành vào tháng 7-2016”…

Link bài báo: http://baodaklak.vn/channel/3483/201602/tren-duong-truong-son-dong-2423819/

3. Như vậy là, có thể có những phương án chọn lựa khác, ngắn hơn, ít tốn kém xây dựng hơn, đi qua địa hình tốt hơn, kết nối các thôn, làng nghèo hơn, và có ít tác động môi trường hơn…; nhưng phương án đi xuyên qua VQG CYS vẫn được triển khai.
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Xin lỗi, không muốn làm mất hứng của các bác, nhưng dự án đường Đông Trường Sơn có thể gây ra hậu quả to lớn, lâu dài về môi trường, cụ thể là đối với Vườn quốc gia Chư Yang Sin (VGQ CYS). Vậy nên, nếu bác nào chưa đi CYS thì đi nhanh nhé, không thì chả còn gì mà ngó đâu.

ICEM – International Centre for Environmental Management đã có bản báo cáo “VQG Chu Yang Sin – Đánh giá các con đường dự kiến và việc phát triển các đường mòn trong vùng lõi”; báo cáo được thực hiện và hoàn thành vào 29/03/2010.

1. Dưới đây, mình xin trích đoạn báo cáo:


VQG CYS bị đe dọa bởi một số mối đe dọa trực tiếp như săn bắt, đốn gỗ trái phép, và xây dựng cơ sở hạ tầng. Một nhà máy thủy điện (Krong K’mar) đã được xây dựng trong VQG, và một nhà máy thứ hai (Dak Tour) đã được hoãn trong giai đoạn lập kế hoạch cuối cùng. Kế hoạch dự kiến hiện nay là cho đoạn Đường Đông Trường Sơn chia cắt VQG nối M’Drack và Đan Kia Suối Vàng đến Đà Lạt. Đường Đông Trường Sơn là một đường cao tốc dài 700km cho mục đích chiến lược và quốc phòng quốc gia. Một đánh giá ngắn của một tuyến đường thay thế, thay vì tuyến đường đi xuyên VQG, đã được tiến hành bởi các chủ dự án, nhưng kết luận đưa ra là tuyến đi qua VQG là kinh tế hơn. Nghiên cứu này đề nghị hai tuyến khác mà có thể sử dụng những con đường hiện có, và tránh đi xuyên qua VQG. Mặc dù chỉ là ước lượng ban đầu, phân tích này đã kết luận rằng có những phương án chọn lựa khác, ngắn hơn, ít tốn kém xây dựng hơn, đi qua địa hình tốt hơn, kết nối các thôn, làng nghèo hơn, và có ít tác động môi trường hơn…


Hiện tại, các kế hoạch đang được chuẩn bị cho việc xây dựng một con đường cho mục đích an ninh/ quốc phòng trong VQG CYS. Đoạn đường dài 32km đi qua hướng bắc – nam đi qua góc đông nam của VQG, nối huyện Krong Bong của tỉnh Lâm Đồng (chỗ này bị nhầm) với phía Nam. 25km sẽ đi qua vùng lõi của VQG CYS, với phần 7km còn lại đi qua vùng đệm của VQG.

Đồng thời, nhưng riêng biệt, VQG CYS đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới tuyến đường mòn trong VQG để bảo vệ rừng và cho mục đích du lịch tiềm năng. Con đường dự kiến và việc nâng cấp đường mòn được trình bày trong Bản đồ 1 trong tài liệu hỗ trợ.


attachment.php


---------------------------------------------------------------------------
Toàn văn bản báo cáo xem tại đây:
http://www.icem.com.au/documents/envassessment/chu_yang_sin/cysnp_final%20report_vn.pdf

2. Trích đoạn một bài trên báo mạng baodaklak.vn, cập nhật lúc 06:27, Thứ Sáu, 05/02/2016:


Hiện tại đường Trường Sơn Đông đoạn qua địa phận tỉnh Đắk Lắk cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn gói thầu D38, từ km 590 đến 601 do Tổng công ty 789 và Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 (Bộ Quốc phòng). Những ngày này, nhằm bảo đảm tiến độ nên các đơn vị đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và các đầu máy thiết bị để tổ chức thi công. Đại úy Lê Văn Hải, Đội trưởng Đội 7, Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 cho biết, việc thi công gói cầu và đường D38 tại xã Yang Mao (Krông Bông) là một trong phần việc khó nhất do địa hình phức tạp và thời tiết khắc nghiệt. Đại úy Hải cho biết: “Gói thầu D38 giai đoạn 2 được khởi công từ tháng 6-2015 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9-2016. Tuy nhiên do xã Yang Mao nằm ở vùng giao giữa khí hậu Tây Nguyên và Nam Trung bộ, vì thế mùa mưa thường kéo dài hơn nên việc thi công gặp khó khăn. Thêm nữa đây lại là vùng có địa chất chủ yếu là đất pha cát, nền đất yếu; địa hình đi theo sườn đồi, đường chữ L, hiểm trở, ngang qua nhiều khe suối, trong đó có đoạn ngang qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin. Bên cạnh đó, do vị trí thi công nằm ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại không thuận tiện nên việc bảo đảm nhu yếu phẩm cho sinh hoạt hằng ngày của người lao động, cung cấp nhiên liệu cho máy móc rất khó khăn…”. Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 tâm sự: “Trước những khó khăn, thiếu thốn, nhất là những đòi hỏi gắt gao về tiến độ thi công nên ngay khi kết thúc mùa mưa, Công ty đã huy động tối đa nhân lực nhằm bảo đảm việc thi công con đường Trường Sơn Đông đạt và vượt tiến độ, dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành vào tháng 7-2016”…

Link bài báo: http://baodaklak.vn/channel/3483/201602/tren-duong-truong-son-dong-2423819/

3. Như vậy là, có thể có những phương án chọn lựa khác, ngắn hơn, ít tốn kém xây dựng hơn, đi qua địa hình tốt hơn, kết nối các thôn, làng nghèo hơn, và có ít tác động môi trường hơn…; nhưng phương án đi xuyên qua VQG CYS vẫn được triển khai.

Bù lại cung đường qua Vườn quốc gia Chư Yang Sin hy vọng sẽ có cảnh quan đẹp.
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Qua 1,5 ngày chúng tôi đã chạy trên đường Trường Sơn Đông dọc qua 5 tỉnh miền trung (từ cây số TSĐ 165 ở tt Sơn Tây, Quảng Ngãi đến cây số TSĐ 526 ở tt M'Drack, Đắc Lắc) với thiết kế đường cấp 4 miền núi mặt đường thảm nhựa áp phan, rộng 8m có làn sơn phân tuyến, đầy đủ bảng báo hiệu giao thông. Nhiều đoạn xe máy có thể chạy với tốc độ >80km/h, dù vậy nó chỉ được xếp là đường quốc lộ chứ chưa thể hội đủ điều kiện là đường cao tốc như trong bài bạn Sư Thầy đề cập ở trên. Đoạn qua, Quảng Ngãi, Kon Tum có nhiều đèo dốc, qua nhiều khu rừng nguyên sinh; qua Pleiku, Phú Yên địa hình bằng phẳng hơn, có đoạn thẳng tít tắp như tới tận chân trời. Đoạn cuối Kon Tum chạy vòng vèo men theo sườn núi đất nề yếu nên nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, đất ở đây giống như pha cát có màu nâu sẫm không đỏ như đất ba zan thường thấy ở Tây Nguyên.
Đường TSĐ có nét na ná như đường Hồ Chí Minh về kỹ thuật và chất lượng như nền đường bằng bêton cemant, hoặc beton nhựa; đường vắng xe cộ lưu thông. Theo cảm nhận cá nhân thì đường HCM hùng vỹ hơn do nhiều đoạn chạy trên đỉnh núi, với những đèo dốc khủng hơn nhiều.

Giữa trưa hè tháng 4, chạy qua rừng nguyên sinh Kon Tum cảm nhận được cái se se lạnh của núi rừng. Hít thở không khí trong lành, lắng nghe văng vẳng tiếng ve rừng kêu miên man mà thấy nhẹ nhàng làm sao Mới chạy qua vài con dốc quoanh co, hiện ngay ra trước mắt một cánh đồng lúa nước rộng lớn của người dân tộc Ba Na. Họ cày cấy canh tác như người đồng bằng châu thổ.

c6p by Luc Sai Gon, trên Flickr

c6q by Luc Sai Gon, trên Flickr

c6o by Luc Sai Gon, trên Flickr

Cột cây số TSĐ 505 nằm trên địa bàn huyện M'Đrack chỉ điểm đến tiếp theo của đường TSĐ là xã Yang Mao huyện Krong Pông cùng tỉnh Đắc Lắc.
Huyện Krông Pông có rừng quốc gia Chư Yang Sin, xã Yang Mao nằm trong rừng quốc gia tiếp giáp với địa phận tỉnh Lâm Đồng.
Dò trên Google Maps chúng tôi thấy từ tt M'Đrack có 2 đường đến Yang Mao: 1 là quẹo phải theo ql26 đến tt Phước An rồi theo tỉnh lộ 9, hai là quẹo trái theo ql26 đến ngã 3 M'Thi rồi quẹo phải đi 46km đường mòn. Tuy nhiên từ Yang Mao trên bản đồ khống có con đường nào dù là đường mòn, đường dân sinh đi qua vườn quốc gia Chư Yang Sin để sang địa phận Lâm Đồng.
Để đảm bảo an toàn chúng tôi quyết định chọn hướng đi về tt Phước An quẹo DT9 đến QL 27 tại ngã 3 Yang Reh để tham quan và nghỉ đêm
tại hồ Lak tt Liên Sơn, sau đó đi theo tỉnh lộ 722 tiếp cận xã Đa M'rông huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng.


c6x by Luc Sai Gon, trên Flickr


Dinh thự Bảo Đại nằm trên đỉnh đồi ven hồ Lak, dinh thự bao quanh bởi con đường nhựa lúc nào cũng râm mát bởi những cây cổ thụ hàng chục năm tuổi. Lúc 16h dinh vắng tanh chả có ma nào ngó, ngoài 2 đứa chúng tôi. Giá tham quan 20k/ng, phòng ốc hiện vật sơ sài. 20k để tham quan phòng khách và phòng ngủ với vài bức ảnh cũ và dăm ba hiện vật bằng gốm.
Ngoài hai phòng để khách tham quan, các phòng khác BQL sử dụng kinh doanh cho thuê nghỉ trọ và nhà hàng ở tầng trệt.


c6h by Luc Sai Gon, trên Flickr


c6i by Luc Sai Gon, trên Flickr


c6e by Luc Sai Gon, trên Flickr

Tại phòng khách sắp đặt sơ sài

c6j by Luc Sai Gon, trên Flickr


Trong phòng ngủ của Bảo Đại.


c6y by Luc Sai Gon, trên Flickr




Từ dinh nhìn ra hồ Lak bị những cây cổ thụ che khuất

c6f by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Đêm trước nghỉ ở thị trấn AYUN PA, đội vẫn đủ 3 người, chúng tôi vào google maps lên kế hoạch cho cung đường hôm sau. Toàn đội thống nhất:
- Từ tt Ayun Pa xuôi theo QL25 khoảng 25km đến ngã 3 R'Sươn thì quẹo phải theo đường TSĐ đến tt Hai Riêng, Sông Hinh, Phú Yên (ngã 3 giao tiếp TSĐ với QL29).
- Từ tt Hai Riêng quẹo phải theo QL29 khoảng 25km quẹo trái theo đường TSĐ để tới tt M'Đrack (ngã 3 giao tiếp TSĐ với QL26).
Do từ Yang Mao (M'Đrack) đến Lâm Đồng trên google chưa có đường đi qua vườn quốc gia Chư Yang Sin nên chúng tôi chọn hướng đi về hồ Lak trên QL 27 để sang Lâm Đồng theo tỉnh lộ 722.

Tối đó lên Youtub thấy tỉnh lộ 722 là đường rừng, nhiều đoạn phải lội qua suối, nhiều đoạn bùn lầy lội báo trước một cung đường đầy khó khăn phía trước. Một thành viên trong đội do có việc gia đình nên hôm sau theo ql26 chạy thẳng về Ban Mê Thuộc rồi theo quốc lộ 14 về Sài Gòn, còn lại 2 thanh niên U60 tiếp tục hành trình như đã định với phỏng đoán rằng tỉnh lộ 722 nguy hiểm do các bạn đó đi vào mùa mưa, còn bây giờ là mùa khô suối đã cạn, đường đã khô vả lại có thông tin nữ phượt gia U50 Kim Hoa Bà Bà đã từng chinh phục DT722 không lẽ 2 đấng nhiều râu này lại chịu bó tay.

Và thế là từ Ayun Pa đi theo đường TSĐ, QL26 đến tt Phước An chia tay người bạn trẻ đồng hành từ Thánh địa Mỹ Sơn để rồi ai lão gia quẹo vào tỉnh lộ 9 tới quốc lộ 27 để nghỉ đêm bên hồ Lak cho hôm sau trải nghiệm ĐẠI LỘ KINH HOÀNG 722.

Hồ Lak là hồ nước ngọt tự nhiên thuộc tt Liên Sơn có diện tích khoảng 5km vuông xung quanh là những ngọn núi cao, trên hồ có nhiều thuyền độc mộc của người bản địa chở du khách đi dạo. Bến đò nằm ngay đầu bản Jun với những căn nhà dài của người dân tộc Mường.
Đến bản Jun lúc 16h, chúng tôi kêu dịch vụ cho 1 thuyền đi dạo, đơn giá hơi chát 1 thuyền cho 2 khách thời lượng 60' là 200k.
Thuyền của người dân tộc là cây gỗ khoét rỗng dài khoảng 7- 8m, rộng khoảng 0,5m do người bản địa chống sào đẩy, độ sâu của hồ chừng 1,5-1,7m. Mặt nước lúc nào cũng đục ngầu, lăn tăn sóng. Hỏi chuyện chị lái thuyền cũng là chủ thuyền cứ mỗi chuyến như vậy chị được dịch vụ trả cho 50k. Nếu có khách quen liên hệ trực tiếp giá từ 120-150k/chuyến 60' nhưng hiếm lắm vì dịch vụ họ gom hết rồi.

Trên hồ Lăk lúc hoàng hôn.

Bến thuyền bên bản Jun
c6t by Luc Sai Gon, trên Flickr


Nước hồ lúc nào cũng đục ngầu.

c6u by Luc Sai Gon, trên Flickr


Chích điên bắt cá trên hồ.

c6v by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7d by Luc Sai Gon, trên Flickr


c6x by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Người ta dùng cây sào chống đẩy thuyền đi

c7a by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7b by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7c by Luc Sai Gon, trên Flickr


Bình minh trên hồ Lăk

c7e by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Kể về thuê thuyền du ngoạn trên hồ Lăk
Sau khi tham quan dinh Bảo Đại, chúng tôi chạy xe đến bản Jun nơi cho thuê thuyền du ngoạn trên hồ. Tại đây không có phòng vé, không có bảng hiệu, không có ban quản lý bến, hầu hết khách hàng do chủ các dịch vụ du lịch, chủ các nhà nghỉ dẫn tới rồi giao cho các thuyền viên chở đi.
Lần đầu tiên đến hồ Lăk, khi dừng xe trước cửa hàng bán đồ lưu niệm ở đầu bản Jun, chủ cửa hàng biết ý chúng tôi muốn du ngoạn trên hồ nên rất xởi lởi mời chúng tôi ngồi nói sẽ giúp chúng tôi điện cho htx du lịch phục vụ, đổi lại yc bọn tôi mua giúp họ chai nước suối 6k.
Trong khi ngồi chờ tôi mời anh bạn đi cùng ăn 1 cây kem và 1 chai nc suối. Anh bạn cầm cây kem cắn 1 miếng rồi nói: Kem quế đấy, mắc lắm đó 30k/cây lận, tôi mới ăn cách đây mấy ngày ở Huế.
Lúc mua bụng nghĩ thầm chắc chỉ 10k/cây là cùng mà không ngờ mắc thế. Nghe bạn nói vậy tôi vẫn nói cho bạn ăn ngon miệng: Đồ ngon mới mời bạn mà.
Người của dịch vụ du lịch đến, chúng tôi thống nhất giá cả dịch vụ: Du ngoạn trên hồ 1 thuyền 200k cho 60'. Nghỉ đêm 100k/phòng 2ng. Ăn tối 5 món 160k/2ng. Nơi ăn nghỉ cách bến thuyền khoảng 100m về phía thị trấn.
Sau khi du ngoạn trên hồ về thanh toán tiền kem và nước cho chủ quán hết 28k, trong đó kem chỉ 8k/cây. Sẵn có ác cảm khi thăm các lăng tẩm do bị lừa mua từng vé thăm 3 lăng hết 320k trong khi mua 1 vé thăm cho 3 lăng giá chỉ 180k. Anh bạn tôi liền chửi thề: Mẹ kiếp thế mà khi thăm lăng tẩm ở Huế nó bán 1 cây kem quế những 30k.
Tôi nghĩ chủ quán bán kem nước đúng giá và anh ta sẽ ăn hoa hồng môi giới từ cơ sở dịch vụ du lịch.
Khi trò chuyện người chở thuyền cho biết, họ rất ít trực tiếp nhận khách mà đều nhận qua các cơ sở dịch vụ du lịch. Đối với khách quen, khách biết thì điện thoại hẹn trước hoặc trực tiếp ra bến kêu họ chở giá chỉ từ 120-150k/thuyền/60'.
Do vậy để tiết kiệm các bạn có nhu cầu du ngoạn trên hồ có thể đến bến liên hệ trực tiếp với người chở thuyền đó cũng là cách giúp họ, người bản địa tăng thêm thu nhập từ sức lao động của mình.

Đây suất cơm 5 món cho 2 người: 160k, so với suất cơm chúng tôi đã ăn trên đường TSĐ thì giá này quá chát.

c7k by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7j by Luc Sai Gon, trên Flickr


Sáng hôm sau trước khi rời tt Liên Sơn, chúng tôi ra hồ Lắk làm mấy kiểu ảnh lúc bình minh.

c7i by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7h by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7g by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7f by Luc Sai Gon, trên Flickr


c7e by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,141
Members
190,104
Latest member
wynn09casino
Back
Top