What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Đứng trên cao, TH thế này.Nhìn các tòa nhà 5-6 tầng mái xanh xanh đỏ đỏ đẹp ghê:D
2711970709_76c9344455_b.jpg
Nhìn chú thợ leo kính vắt vẻo ngoài toà nhà ở bức ảnh này sợ nhỉ! Trả lương mình cỡ $10.000/tháng khéo mình cũng chả đủ gan đu ra ngoài thế này.
 
Rời Di Hoà Viên với cảm giác hẫng hụt vì chương trình Cty tour bố trí quá ngắn, quá chán...
Thôi, đành đi tiếp... nhà Tour lại dẫn cả đoàn tới thăm quan Tử Cấm Thành (Forbidden city).

20080502143232gz0.jpg

Tử Cấm Thành hay Cố Cung nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung. Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh.
Tử Cấm Thành được khởi công xây dựng vào năm 1406 dưới thời Vĩnh Lạc. Sau đó được Càn Long và Gia Khánh tu sửa lại. Các số liệu thực tế:
Diện tích: 250.000 m²
Số công trình: 800
Số phòng: 8.886
Số nhân lực ước tính: 1.000.000​
 
Last edited:
Cây ở Trung Quốc hơi bị đẹp, cái này ngay cổng sau của Tử Cấm Thành.

20080502144246tf4.jpg

Nhà tour dẫn cả đoàn đi vào từ phía cổng sau của Tử Cẩm Thành, như vậy khi ra đến cửa trước sẽ kịp đến Đại lễ đường Nhân dân xem cảnh chào cờ hàng ngày trên Quảng trường.​

20080502144621yv7.jpg
 
Công trình khởi công vào năm 1406, theo lệnh của hoàng đế Yongle, Zhy Di - một viên tướng quyền thế cũng là một chiến lược chính trị gian xảo, chiếm đoạt ngai vàng từ tay cháu trai của mình với chứng cứ giả mạo trong cuộc nội chiến đẫm máu. Ban đầu, hoàng đế Yongle vẫn giữ kinh thành hiện có ở Nam Kinh, nhưng ít lâu sau nhận thấy có khả năng miền Nam không trung thành nên phải dời đô lên miền Bắc đến Bắc Kinh gần căn cứ quyền lực của riêng mình. Cung điện mới xây dựng trên địa điểm các hoàng cung của nhà Nguyên trước đây đã bị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phá hủy - Hongwu trong lúc chinh phục người Mông Cổ.

Công trình nhìn thấy ngày nay phần lớn có niên đại từ thế kỷ 15. Vì công trình chủ yếu làm bằng gỗ, một vài trận hỏa hoạn tàn phá phải đại tu trong suốt 600 năm lịch sử của Tử Cấm Thành. Chẳng hạn, hoàng đế Càn Long (khoảng 1736 - 1796) tân trang, xây lại và mở rộng Tử Cấm Thành, xây dựng thêm các công viên diễm lệ và Bình phong Cửu Long, dài 27,5m x 5,5m cao; trang trí bằng ngói gốm màu. Con trai cũng là người lên kế vị ông, hoàng đế Gia Khánh từ năm 1797 đến 1799, cũng xây dựng lại 3 đại sảnh chính sau khi bị hỏa hoạn.

20080502144730rz3.jpg


Tử Cấm Thành

tucamthanh4802tj1.jpg
 
Last edited:
Toàn ảnh lưu niệm

20080502144804gs1.jpg

20080502153721wq1.jpg

Nói chung là chưa từng đi đến đâu nhiều cung điện như thế. Để đi đến tất cả các cửa chính của các nhà ở đây chắc cũng mất hơn 1 ngày mất. Nhiều khủng khiếp luôn...​

Tự nhiên thấy thất vọng mấy cái công trình cổ của nhà mình quá. Có chuyện kể rằng khi khách du lịch đến Việt Nam tham quan cái Chùa Một Cột, khi đến nơi rồi khách hỏi hướng dẫn viên "Thế cái chùa chính ở đâu?"... chẳng biết trả lời sao nữa, thì ra khách tưởng cái Chùa Một Cột nhót nhót bé xíu ấy chỉ là cái tiêu bản thu nhỏ của Chùa Một Cột thật... ặc ặc...​
 
Last edited:
Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 chi đến năm 1925, khi trở thành một bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh. Hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa, Aisin Gioro Phổ Nghi sống ở đây cho đến khi năm tuổi trong tư cách hoàng đế và bị quản thúc trong Tử Cấm Thành thêm một lần nữa sau khi thành lập nước Cộng hòa năm 1911. nhưng sau cùng bị các tư lệnh ép buộc phải chạy về Thiên Tân năm 1924. Năm sau, Tử Cấm Thành trở thành một bảo tàng viện.

Ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, thuộc về một quốc gia đông dân nhất thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc, cổ vật và hội họa, hàng năm có đến 10 triệu khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới.

20080503153948gz8.jpg

20080503151319kb0.jpg

20080503151224or3.jpg

20080503151215lm9.jpg
 
Công trình khởi công vào năm 1406, theo lệnh của hoàng đế Yongle, Zhy Di ...Cung điện mới xây dựng trên địa điểm các hoàng cung của nhà Nguyên trước đây đã bị hoàng đế đầu tiên của nhà Minh phá hủy - Hongwu ...

Yongle, ZhyDi nghe hơi mệt. Đó là Minh Thành Tổ - Chu Đệ, hay còn gọi là Vĩnh Lạc Đế (niên hiệu Vĩnh Lạc).
Hongwo là Minh Thái Tổ - niên hiệu Hồng Vũ nên còn gọi là Hồng Vũ đế.


Ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc, cổ vật và hội họa,

Theo tớ biết thì thực ra đồ cổ, bảo vật không quá cồng kềnh trong Cố Cung đã theo chân Tưởng Giới Thạch sang Đài Loan hết rồi. Khi rút sang Đài Loan, Quốc Dân đảng có mang theo 3000 (ba nghìn) hòm bảo vật, vàng bạc ngọc ngà châu báu, chủ yếu lấy từ Cố Cung. Mao Trạch Đông chỉ tiếp quản được một Cố Cung rỗng không. Những vàng ngọc hiện nay trong đó đều là làm lại hoặc làm mới.

Thậm chí lăng mộ Từ Hi, Càn Long cũng bị tướng QDĐảng khai quật lấy hết.

Nghe nói (toàn nghe nói thôi) bảo tàng Cổ vật ở Đài Bắc mới thật sự hoành tráng, với hàng trăm nghìn báu vật TQ, thậm chí không có đủ chỗ trưng bày.

Đó cũng một phần khiến dân TQ căm ĐL, vì cổ vật quốc gia đều nằm bên đó cả.
 
Ngoài cổ vật, người Đài Loan còn giữ nhiều tập quán truyền thống của TQ do không có cách mạng văn hóa và chế độ XHCN như lục địa.
Đài Loan cũng không áp dụng chữ giản thể.

Bởi vậy họ nói, Đài Loan trung quốc hơn cả Trung quốc.
 
Yongle, ZhyDi nghe hơi mệt. Đó là Minh Thành Tổ - Chu Đệ, hay còn gọi là Vĩnh Lạc Đế (niên hiệu Vĩnh Lạc).
Hongwo là Minh Thái Tổ - niên hiệu Hồng Vũ nên còn gọi là Hồng Vũ đế.
Hehe... Cái đoạn đó em cóp nhặt được nên đưa lên đây các bác còn phải dịch nhiều... hihi
 
Gần hết mấy cái đi được ở Bắc Kinh rồi đấy. Hôm sau em lên tầu đi Thượng Hải, ngủ đêm trên tàu.

Ăn tối ở Bắc Kinh xong nhà tour phát cho mỗi người 1 chai nước & 1 bát mì tôm... ặc ặc... lần đầu tiên em chứng kiến đi tour được ăn mì tôm, may mà em lại sở nghiện mỳ tôm chứ trong đoàn có bác nhìn thấy mì tôm thì thà nhịn đói còn hơn...

Nghĩ đến cảnh đi tàu choáng quá, cứ nhìn mỳ tôm mà ngán. Ăn cơm xong mọi người vội vàng tranh nhau vào toilet của nhà hàng đển đánh răng rửa mặt & lái vì sợ lên tàu nước bẩn với WC bẩn.

Cũng may mà tàu của Tàu chạy cũng êm, giường chiếu chăn đệm sạch sẽ, điều hoà mát rượi. Mấy anh em tranh thủ làm vài ván phỏm, đang chơi thì nhà tàu đến nhắc tàu chuẩn bị tắt điện... leo lên toa nhà hàng mua mấy chai bia để lấy cái bàn đánh phỏm tiếp thì nhà tàu lại nhắc ko chơi bài ở đây... đành uống nhanh hết bia rồi về toa đi ngủ.

Hôm sau trời chưa sáng nhưng cả đoàn đã bị đánh thức bởi các bạn Trung Quốc nói chuyện to như cãi nhau. Người Việt Nam mình nói chuyện đã to lắm rồi, nhưng gặp các bạn TQ nói chuyện thì mất điện toàn thành phố luôn, điếc hết cả tai, muốn ngủ thêm tí nữa cũng ko được...

Thôi, dậy đánh răng rửa mặt phát... đi xuống cái WC cuổi toa tầu thì ôi thôi... đã hết nước vì mình dậy quá muộn, định tè 1 phát chào buổi sáng rồi đi tìm chỗ có nước thì... ặc ặc... chả dám tả nữa kẻo các bác mất ăn cơm... đi tiếp sang toa khác tìm đường đánh răng và trút tí nước... đi mất khoảng 10 toa mới tìm được chỗ đạt TCVN để xè & đánh răng... Lần sau cạch mặt các tour có hành trình dính đến đi tàu...

Mãi thì cũng đến được Thượng Hải, hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy ở Thượng Hải nó như thế này:

20080503110851di0.jpg

Chú này là chuyên đi lấy thức ăn thừa, chắc nhà cũng làm VAC như ở Việt Nam mình.
Kết quả xe đạp máy quá! Ở Hà Nội mà có con xe đạp này đi thì phê phải biết.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,499
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top