What's new

[Chia sẻ] 2 ngày cuối tuần đi khỏi Sài Gòn

Có 1 nghịch lý thường thấy: những người thèm đi chơi nhất là những người có công việc văn phòng, ngày 8 tiếng ở cơ quan, mông dính với ghế, mắt dính với máy tính. Cứ đến cuối tuần không cafe thì lại đi nhậu, đi ngủ, nấu ăn... cũng hết 2 ngày, rồi lại quay về vòng xoay cũ.
Vì vậy những người này, mà điển hình là mình, rất thèm đi chơi dù chỉ là 2 ngày. Thấy thì ít mà nếu biết tính toán có thể đi rất nhiều nơi luôn ấy.
Mình sẽ kể cho mấy bạn nghe những nơi mình đã đi khi chỉ có 2 ngày, nhiều khi là 1.5 ngày vì công ty mình làm việc buổi sáng thứ 7 nữa. Nếu bác nào nghe kể đến đâu thấy hay thì cứ góp thêm vào cho sôi động. Để dành đi từ từ cũng hết.

Đầu tiên là Cần Giờ. Đi Cần Giờ không phải vì có biển đẹp, mà chỉ vì có biển. Đi sớm một chút, và về muộn một chút thì cứ hít no khí trời trong lành từ rừng cây 2 bên đường. Dạo này con đường xuống Cần Giờ kiểu như đã xấu đi nhiều rồi, đi xe ô tô hay xe máy đều sa ổ gà như chơi.
20170918_170602 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Hoàng hôn trên chuyến phà Bình Khánh nối Nhà Bè và quận 7
20170918_173841 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Đi đường Cần Giờ thì chỉ cần chạy đúng tuyến, không lấn làn và để ý tốc độ thôi, cuối tuần nào dân tình cũng kéo xuống đây khá đông nên CSGT cũng làm việc tích cực lắm.

Thích Cần Giờ vì có hải sản ở chợ Hàng Dương, nói cũng thách mà trả giá thì cũng cứ trả sát ván. Bạn có thể mua hải sản ở đây, họ chế biến tại chỗ, tính tiền công rẻ vô cùng, đựng trong hộp sẵn cho bạn.

20170918_122513 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Sau đó thì lượn xe ra con đường trước bãi biển, thuê ghế 10k/ cái nằm chơi, bày đồ ra ăn, nhìn biển tít xa chứ chẳng cần nhúng chân xuống biển.
z773400014087_64503011d033ff1e1fc8e00fbab6c29b by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20170918_154006 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20170918_151630 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
 
Xa khỏi Cần Giờ một chút là đảo Thạnh An - hòn đảo nhỏ cách Cần Giờ 30 phút đi thuyền, được biết đến nhiều trong thời gian gần đây. Mình đi Thạnh An từ những ngày đảo chẳng có bán gì tới ngày đảo nhộn nhịp hàng quán, xác định một điều, chỉ ra chơi rồi về chứ ở lại cũng chẳng biết bày trò gì chơi
Những người dân trên đảo thân thiện hiền lành
20160508_151651 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20160508_152218 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Đi bộ nửa tiếng là hết đảo
20160508_151702 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20160508_151722 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20160508_152441 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Biển không đẹp, hải sản cũng không rẻ lắm, nhưng đi vì có bạn bè rất vui
20160508_162210 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20160508_162356 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20160508_140827 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
 
Thế nhưng Thạnh An chưa phải hòn đảo xa nhất của Sài Gòn, từ Thạnh An bạn đi thêm 1 chuyến đò 1 tiếng nữa sẽ đến ấp đảo Thiềng Liềng - nơi được mệnh danh là đảo nằm trong đảo
1 tiếng thuyền len lỏi giữa những vạt rừng sác men theo cửa biển, chúng tôi nằm vật vờ mới đến được cù lao Thiềng Liềng, đò ra đây mỗi ngày chỉ có 2 chuyến đi lúc 11h trưa và 16h chiều. Chúng tôi may mắn vì đến đúng chuyến 11h trưa. Không khí mát lạnh của biển nước và màu xanh của vạt rừng 2 bên làm tất cả khoan khoái, dễ chịu hơn.
Ít ai biết rằng, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền nam 30/4/1975, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ hầu như hoàn toàn bị hủy diệt do chất độc khai quang và bom đạn trong chiến tranh lên tới 665.666 gallons chất độc màu da cam. Những vạt rừng mà hiện tại chúng tôi đang nhìn thấy là thành quả của hơn 30 năm khôi phục rừng không ngừng nghỉ của Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ.

Theo người dân nơi đây kể lại, cách đây hơn 40 năm, có một chàng trai vừa mới hơn 20 tuổi cùng gia đình đã lênh đênh khắp các kênh rạch miệt Soài Rạp, Vàm Sát, Đồng Nai,… trên chiếc xuồng nhỏ, để rồi khám phá ra một hòn cù lao, dừng chân nơi đây lập nghiệp. Còn theo tư liệu chính xác thì đảo Thiềng Liềng được thành lập năm 1976. Thời gian dần trôi, bây giờ trên đảo đã có hơn 200 hộ gia đình với gần 1 ngàn người sinh sống.

Giữa lúc chúng tôi chưa biết sẽ ở lại đảo bằng cách nào thì tình cờ gặp lại nhóm sinh viên đi cùng 2 chuyến đò vừa rồi. Khi biết chúng tôi ra đây không quen biết ai, họ rất ngạc nhiên và nói chúng tôi đi cùng về thăm nhà một người bạn trên đảo. Thiềng Liềng không phải hòn đảo du lịch, đến nay vẫn rất ít người biết tới. Để lưu trú lại đảo, cách duy nhất là xin ở lại nhà dân hoặc trạm y tế, đồn biên phòng, vì Thiềng Liềng không có nhà trọ.

Không gian của đảo trong lành và yên bình đến lạ, chỉ thỉnh thoảng vẳng lại tiếng tàu chạy ngoài sông và lâu lâu mới có tiếng một chiếc xe gắn máy nào đó chạy qua. Trên đảo số xe gắn máy đếm được chưa đầy bàn tay vì đảo không có cây xăng, mua xe là phải mua xăng trữ, hơn nữa đảo không quá lớn nên phương tiện phổ biến vẫn là xe đạp hoặc đi bộ, có lẽ một phần nhờ vậy mà không khí ở đảo vẫn cứ trong lành, chưa bị khói bụi của đô thị hóa chạm tới. Năm 2017 đảo Thiềng Liềng đã có điện lưới quốc gia, chứ hồi tụi tôi đi thì chưa
img_0104 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Với 400 hécta diện tích làm muối, mỗi năm Thiềng Liềng sản xuất 20 ngàn tấn muối. Mùa làm muối bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Nghề làm muối ở đây có truyền thống từ những người đi khai đất. Muối ở Thiềng Liềng có chất lượng cao do độ mặn của nước biển cao hơn nhiều nơi khác ở thành phố, nhưng giá bán lại thấp hơn bởi bị thương lái ép giá vì tốn thêm chi phí vận chuyển, trong khi diêm dân đa phần đều không có phương tiện vận chuyển để có thể chủ động mang muối tìm mối bán.

Dân gian vẫn bảo chẳng nghề gì khổ như nghề làm muối. Nghề này hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, muối sắp thu hoạch chỉ một trận mưa nhỏ cũng trôi hết công sức. Cái nghề mát thì ở trong nhà, nắng chang chang, gay gắt thì phải ra đồng và làm 6 tháng nhưng để dành ăn 12 tháng.Khi trời mưa người ta tìm chỗ trú thì mình lại phải chạy ra cứu muối. Thiềng Liềng là một trong những vùng hiếm hoi còn lưu giữ cách làm muối truyền thống của vùng như dùng lăn và guồng tát nước bằng gỗ và quay tay.
img_0144 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Đến Thiềng Liềng vào những ngày cuối vụ muối, không khí nơi đây không còn cảnh tất bật như một số bà con chia sẻ. Họ nói với chúng tôi bằng vẻ tiếc nuối “Phải chi các cô cậu ra đây vào gần Tết mà coi, cả cánh đồng tấp nập người. giờ cuối vụ, mưa tới rồi, họ về dưới làm ruộng hết rồi”. Nghe ra thì mới biết, về dưới là về quê ở Long An, Tiền Giang trong thời gian mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 9 để làm công việc khác như làm ruộng, trồng cây ăn trái, một số hộ khác đi biển, chuyển sang nuôi tôm… Vì vậy có thể nói, Thiềng Liềng chỉ thực sự đông vui vào mùa muối.

img_0153 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

img_0159 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Trên hòn đảo này không hề có bóng dáng của cây lương thực: Gạo, ngô, khoai sắn, đậu, đỗ… Đất với độ mặn cao và chủ yếu là đất cát nên cây ăn trái và rau rất khó để sinh trưởng, loài cây trồng rất nhiều là cây me, chủ yếu để lấy bóng mát. Hàng ngày tất cả thực phẩm của ấp đảo trông vào 1 chiếc ghe chở rau củ, thịt, cá từ đất liền ra. Mọi thứ ở đây, trừ muối, đều đắt gấp rưỡi, gấp 2 lần đất liền nhưng thực phẩm vẫn rất khan hiếm. Người dân trên đảo, quanh năm chỉ có đậu hũ và rau muống. Thịt heo, thịt gà còn có, nhưng thịt bò là thứ thực phẩm xa xỉ với người dân đảo. Những khi biển động dài ngày, người dân chỉ có cơm với cá khô. Chẳng trách người dân ở đây vẫn đùa “Ở đây thứ gì cũng thiếu, trừ muối”.

Buổi tối ở Thiềng Liềng yên tĩnh lạ thường. Phương tiện giải trí của người dân là chiếc ti vi nhỏ. Chúng tôi tiếc mãi vì không ra trúng ngày thứ 7- ngày mà người dân sẽ tập hợp lại nhà ai đó trong xóm để cùng nhau hát đờn ca tài tử nam bộ và lai rai vài chén rượu, chuyện trò sau một tuần lao động vất vả.
Lần đó (năm 2013) chúng tôi may mắn làm quen một nhóm bạn có nhà trên đảo, và họ mời chúng tôi về nhà ăn uống nghỉ ngơi chứ không thì cũng chẳng biết tá túc đâu. Món ăn ngày ấy giản dị mà khiến chúng tôi nhớ mãi vì tấm chân tình của người ở đảo
img_0097 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
 
Cái tên B’lao trở đi trở lại trong tôi nhiều lần khi đọc Thư tình gửi một người của Trịnh Công Sơn. Người nhạc sĩ ấy chỉ ở B’lao 3 năm nhưng đã viết cho Dao Ánh – tình yêu đầu tiên của ông cả 300 lá thư tình. “Có điều anh không ngờ là vùng đất này buồn đến thế. Những ngày đầu lên đây anh ngỡ là mình vừa mang một bản án treo đày về miền hoang đảo. Anh chưa bao giờ đối diện với một dáng buồn lạ lùng và bi thảm thế này. Buổi sáng thức dậy sương muối xuống đầy cả một vùng trước mặt , cây cỏ trắng xóa và những người Thượng đi lấy củi sớm ở những đồi chè xung quanh không còn nhìn thấy gì nữa”.

20161113_054658 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_054754 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
Tôi trở lại thành phố sương ấy vào tháng 11, cái tên B’lao giờ chỉ còn gợi nhớ kí ức xưa. Thành phố Bảo Lộc đã nhiều đổi khác nhưng người ta vẫn đặt tên một phường ở đây là phường B’lao.

Với nhiều người, Đà Lạt vẫn là lựa chọn hàng đầu cho một chuyến nghỉ dưỡng, du lịch mà bỏ qua Bảo Lộc. Nhưng nếu có dịp dừng chân nơi đây, tôi tin bạn cũng sẽ yêu quý thành phố này, nhịp sống và khí hậu nơi đây.

Buổi sáng hãy thức giấc thật sớm, dù trời khá lạnh cũng cố gắng tạm biệt chiếc giường ấm áp để đi bộ lên một ngọn đồi nhỏ ở Bảo Lâm, nơi tọa lạc của Linh Quy Pháp Ấn – ngôi chùa nhỏ nổi tiếng nhờ vị trí ngắm mặt trời tuyệt đẹp. Từ đồi chè dẫn lên đồi bạn sẽ có những phút chìm vào khung cảnh thanh tịnh, bình yên ngắm cả thành phố chuyển từ sắc xám lạnh lẽo, u buồn sang sắc vàng rực rỡ dưới ánh bình minh.
20161113_055026 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_055224 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_055625 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Linh Quy Pháp Ấn hồi Sơn Tùng chưa đến
20161113_064006 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
Bảo Lộc tháng 11 là mùa của trời xanh, nắng vàng, sắc hoa dã quỳ vàng phủ kín những triền đồi, những con đường, mùa café chín đỏ mọng.

20161113_083633 by Tran Huyen Tran, trên Flickr20161113_084312 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
 
Vào thăm đồi chè Tâm Châu tôi ngỡ ngàng trước sắc đỏ của cây sò đo cam nở rộ cả đồi chè.

20161113_085720 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_090555 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
Nông trường chè Tâm Châu sáng Chủ nhật không một bóng công nhân. Lúc đó chỉ muốn ngồi mãi ở gốc cổ thụ, ăn bánh bò, uống nước, nhìn mây bay, nhặt lá trên tay.

20161113_091020 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_093109 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

Không biết vì sao tôi thấy Bảo Lộc thân thuộc như một thị trấn. Thị trấn của Từ Hiền Trang ấy. “Lấp lánh mặt trời giữa núi cùng đồi. Mặt người lặng lẽ vẫn thấy quen thật quen”. Những ngọn đồi bạt ngàn chè và cafe. Những con đường đất đỏ quanh co trong sương sớm. Những ngôi nhà gỗ cửa sổ mở toang và gió tha hồ đi lạc.

Tôi có một người bạn ở Bảo Lộc bảo với tôi rằng “năm 40 tuổi, nếu cô vẫn còn thích Bảo Lộc thì lên mua đất cạnh nhà tôi, chúng ta làm hàng xóm”. Tôi không chắc năm 40 tuổi mình còn lãng mạn không, còn thích Bảo Lộc không, nhưng không phải nơi này cũng sẽ là một nơi khác, một vùng đồi núi khác. Chỉ có ở đó tôi mới có cảm giác mình thuộc về.

Bảo Lộc dù thế nào cũng sẽ vẫn là một thành phố nhỏ không vội vã, ít ồn ào, một B’lao trầm buồn trong kí ức xưa, một nơi để lánh xa tạm quên đi bao nhiêu bộn bề cuộc sống.

1. Quán ăn ngon: Bún bò Bảo Lộc có từ hơn chục năm trước, rất đông người ăn, 30k/tô. Đ/C: Đường Bế Văn Đàn đi vào 50m. Từ Hồ nước trung tâm thành phố đi ngược về hướng Sài Gòn khoảng 100m, nhìn tay trái thấy giáo xứ Bảo Lộc, kế bên là đường Bế Văn Đàn.

2. Đi Linh Quy Pháp Ấn nên đến thật sớm để ngắm mặt trời mọc và vắng người, yên tĩnh thưởng thức cảnh vật.

4. Đường TL725 và QL28 rất vắng xe và nhà dân, nên đổ đầy bình xăng và kiểm tra xe kĩ
20161113_102737 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20161113_102855 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_102912 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_103053 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
20161113_111320 by Tran Huyen Tran, trên Flickr

20161113_112713 by Tran Huyen Tran, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,182
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top