What's new

Backpacking Stove - Cùng đun nấu trên đường phượt.

Cái đấy ngoài chức năng để nạp nhiên liệu, còn là cái van an toàn cho trường hợp áp suất quá cao. Thế nên đừng vít chặt.

Em không sure lắm vì xung quanh đã có một hàng lỗ đục, thêm 1 cái ở giữa thiết nghĩ cũng không cần thiết với lý do sợ áp suất cao phỏng bác.
Nhìn cái bếp của body em liên tưởng đến cái lõi bếp dầu hỏa ngày xưa.

@ cám sao nóng vậy :
- Trên đường thì độ tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Bác xem tha theo can cồn tốt hơn hay tha theo bịch cồn khô?
- Bếp có thêm bộ phận tiếp cồn để làm gì hở bác. Nếu đang đun nấu mà bác tiếp thêm cồn thì khả năng cháy mặt cực cao. Còn nếu đợi bếp tắt rồi mới thêm cồn thì cần gì bộ tiếp cồn, cần 2 cái bếp là ổn.
 
Em thì chả biết gì về bếp nhưng hôm qua thấy bạn Body mới thử nghiệm quả bếp mới không cần tiếp cồn cũng chả cần cồn mồi... chỉ cần 1 thằng đứng bên cạnh cầm cái tui cồn giống cái tiếp đạm í :))

Cái thú chắc là hì hụi thử nghiệm cho vui chứ ngồi chê bai điểm yếu thì dễ ợt
 
Không phải là chê bai điểm yếu mà là đặt ra các tình huống để góp phần cải tiến sao cho có sản phẩm tiện lợi và an toàn nhất.
 
Em thấy cái bếp này mang đi cũng tiện bình thường vì giải pháp đun cồn nước là khó nếu để đi Phượt

Có cái bếp mới đun được cồn khô, nhưng chả thấy bạn ấy post.

Còn đi Phượt em khoái cái bếp đun xăng ( body dùng xăng trắng) đong đầy 1 cái chai cồn bé bé ( hay bán ở hàng thuốc) là đun sôi được 1 nồi nước to
 
Bếp và nhiên liệu còn tùy thuộc vào địa điểm sẽ đến.
Nơi có ánh sáng văn minh đô thị: bếp điện hoặc ra chợ ăn cho nhanh!:)
Địa hình hoang vắng, không có vật liệu làm nhiên liệu đốt: mọi loại bếp có thể!
Rừng rú (từ rừng thưa, lùn, lá thấp, đa tầng....): xẻng cá nhân+bật lửa+2 vỉ chữ nhật+vài viên cồn khô, thế là giải quyết xong. Tụi mình chuyên trị rừng rú, nên đây là "bếp" hiệu quả nhất!
Mình thích lọ mọ làm cái bếp của bạn Bodyparty, mình cũng cải biên một cái gạt tàn thuốc inox mỏng của bọn "lạ" thành cái bếp! hôm nào sẽ post hình!
 
Tớ nghĩ bếp cồn nước cũng hay chứ. Rất nhiều nơi (vùng sâu vùng xa) muốn kiếm cồn khô là không thể, nhưng cồn nước thì dễ hơn nhiều.

Như bác gì nói là lúc đi quên mất bịch cồn khô, mà nơi đến kiếm không ra. Cồn nước thì chắc chỗ y tế, hoặc ngay cả nhà dân nào cũng có.
 
Tớ nghĩ bếp cồn nước cũng hay chứ. Rất nhiều nơi (vùng sâu vùng xa) muốn kiếm cồn khô là không thể, nhưng cồn nước thì dễ hơn nhiều.

Như bác gì nói là lúc đi quên mất bịch cồn khô, mà nơi đến kiếm không ra. Cồn nước thì chắc chỗ y tế, hoặc ngay cả nhà dân nào cũng có.

Cồn nước hay cồn khô xử lý đều dễ cả. Cồn khô tiện lợi thì khỏi nói làm gì. Cồn nước cũng dễ. Kiếm lon nước ngọt cắt 1/2, đổ cồn vào, đào 1 cái lỗ nho nhỏ đặt lon cồn vào đó. Xong kiếm 3 viên đá nhỏ làm 3 ông đầu rau đặt xung quanh là ổn.

Đây là cách tùy biến tiện lợi, dựa trên cái có sẵn. Còn cầu kỳ thì làm cái bếp cẩn thận vào, thêm một số tính năng như tự động đánh lửa, cánh che gió, gắn liền với nồi bên trên, dùng xong tự rửa đít nồi, ... :LL

=))
 
Ngày trước dân bụi già vẫn truyền lại cách nhóm lửa với củi là dùng nến, cơ mà khi củi ẩm ướt thì kể cả có nến vẫn rất mệt, cách dễ nhất bây giờ là cứ quẳng cục cồn khô vào thanh củi to nhất, châm lửa, chắc chắn cháy ;-)

Cách của các bạn dân tộc đốt cháy củi ướt đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần quấn nilông vào đầu các thanh củi là ổn. Nilông cháy tạo nhiệt làm khô củi và làm các thanh củi cháy đều cùng lúc. Các bạn ấy vẫn làm vậy để đun nấu cho khách trên Fan đó. :)
 
Em xin tiếp chuyện từng bác:

Em không sure lắm vì xung quanh đã có một hàng lỗ đục, thêm 1 cái ở giữa thiết nghĩ cũng không cần thiết với lý do sợ áp suất cao phỏng bác.
Nhìn cái bếp của body em liên tưởng đến cái lõi bếp dầu hỏa ngày xưa.

@ cám sao nóng vậy :
- Trên đường thì độ tiện lợi được đặt lên hàng đầu. Bác xem tha theo can cồn tốt hơn hay tha theo bịch cồn khô?
- Bếp có thêm bộ phận tiếp cồn để làm gì hở bác. Nếu đang đun nấu mà bác tiếp thêm cồn thì khả năng cháy mặt cực cao. Còn nếu đợi bếp tắt rồi mới thêm cồn thì cần gì bộ tiếp cồn, cần 2 cái bếp là ổn.

Theo em thì cồn khô mang vác dễ hơn. Lý do em làm thử cái bếp cồn kiểu như trên, 1 phần cũng là để các bác tranh luận cho xôm. Bản thân em, ban đầu lúc làm cái bếp, như đã nói không phải tự nhiên em nghĩ ra, thế nên cũng có nhiều câu hỏi, tại sao thế này tại sao thế kia. Như ban đầu em có trình bày: Tại sao không đơn giản là chỉ cắt cái đít lon không thôi, rồi bỏ cồn vào cho nó gọn nhẹ, mất công đục lỗ này lỗ nọ, để cho nhiều người phải thắc mắc ( như anh Nambu chẳng hạn ).

Còn nếu muốn tiếp cồn nước, cũng đơn giản thôi. Thế này nhé:
1. Kiếm 1 cái bơm kim tiêm như hình:
3855496070_445fd2be63.jpg


2. Kiếm nó ở đâu, xin thưa rằng rất dễ. Thậm chí chẳng mất tiền mua. Tìm chỗ nào mà các bạn off xôm tụ như thế này :

3854706187_872a8fa92f.jpg


Đợi các bạn đi xong, đến chỗ đấy nhìn xuống sẽ thấy :

3854706163_54c847918c.jpg

Ôi chao vô vàn là kim tiêm, tha hồ mà nhặt.

3. Còn cách dùng bơm cồn vào bếp như thế nào, tốt nhất là nhờ tới 1 người chuyên nghiệp :

3854706041_7f1f3664d8.jpg


Cứ thế là Cắm-Bơm, Bơm-Cắm thôi.

Đơn giản có phải không !


Bếp và nhiên liệu còn tùy thuộc vào địa điểm sẽ đến.
Nơi có ánh sáng văn minh đô thị: bếp điện hoặc ra chợ ăn cho nhanh!:)
Địa hình hoang vắng, không có vật liệu làm nhiên liệu đốt: mọi loại bếp có thể!
Rừng rú (từ rừng thưa, lùn, lá thấp, đa tầng....): xẻng cá nhân+bật lửa+2 vỉ chữ nhật+vài viên cồn khô, thế là giải quyết xong. Tụi mình chuyên trị rừng rú, nên đây là "bếp" hiệu quả nhất!
Mình thích lọ mọ làm cái bếp của bạn Bodyparty, mình cũng cải biên một cái gạt tàn thuốc inox mỏng của bọn "lạ" thành cái bếp! hôm nào sẽ post hình!

Những chia sẻ về kinh nghiệm rừng rú của bác rất hay. Đúng như bác nói, bếp hiệu quả nhất vẫn là bếp củi. Nếu rừng đi đông người, thì chẳng gì có thể so sánh được bếp củi. Chỉ có củi mới có thể cùng lúc nấu cho cả chục người ăn. (ko tính vụ vác bình gas 12Kg như leo phan nhá). Và chỉ có bếp củi mới có chỗ cho chục mạng hong khô đồ đạc nếu bị ướt.

Nhưng vấn đề là đôi lúc trong những trường hợp quá khó khăn, ví dụ đi ít người, hay mưa quá to, ngồi trong lều, trong hốc đá (đấy là đi rừng) hay đơn giản là đi xe máy gặp mưa, ngồi trú mưa bên lề đường, ướt như chuột lột, củi cũng không thể kiếm được, lúc đó chỉ cần có cái bếp nho nhỏ đốt lên, đun ít nước sôi pha cafe hay ngâm gói mỳ tôm, hoặc chí ít cũng để hơ cho ấm tay, cũng đáng giá biết bao.

Cồn nước hay cồn khô xử lý đều dễ cả. Cồn khô tiện lợi thì khỏi nói làm gì. Cồn nước cũng dễ. Kiếm lon nước ngọt cắt 1/2, đổ cồn vào, đào 1 cái lỗ nho nhỏ đặt lon cồn vào đó. Xong kiếm 3 viên đá nhỏ làm 3 ông đầu rau đặt xung quanh là ổn.

Đây là cách tùy biến tiện lợi, dựa trên cái có sẵn. Còn cầu kỳ thì làm cái bếp cẩn thận vào, thêm một số tính năng như tự động đánh lửa, cánh che gió, gắn liền với nồi bên trên, dùng xong tự rửa đít nồi, ... :LL

Cách làm bếp của bác đúng là rất đơn giản. Đây cũng là cách dễ làm nhất như e nói ở trên. Tuy nhiên, đó không phải là cách hiệu quả nhất. Tại sao thì em cũng đã giải thích rồi.

Tuy nhiên, ý tưởng về cái bếp tự động liên hoàn như bác nói, đúng là g-rít Ai-Đia.


Cách của các bạn dân tộc đốt cháy củi ướt đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần quấn nilông vào đầu các thanh củi là ổn. Nilông cháy tạo nhiệt làm khô củi và làm các thanh củi cháy đều cùng lúc. Các bạn ấy vẫn làm vậy để đun nấu cho khách trên Fan đó. :)

Chính xác bác ạ
Em cũng từng sử dụng cách này, khác 1 chút là dùng săm xe máy xe đạp (trong nam gọi là ruột xe). ướt đến mấy cũng cháy được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,184
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top