What's new

Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy.

Thân chào năm mới 2017 tới toàn thể ACE,

Cảm giác của bạn sau khi kết thúc một hành trình thường là gì? Phải chăng mỗi hành trình kết thúc thường để lại một khoảng trống, một cảm giác trống trải trong bạn? Và để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn đó bạn lại lên đường tìm kiếm thêm một cuộc phiêu lưu khác, trải nghiệm khác?

Cách đây không lâu, các chuyến đi của HDD82 bắt đầu từ sự thôi thúc đam mê miền đất mới, tâm trạng đầy háo hức và kích thích. "Thôi thúc + Đam mê" là công thức dẫn tới các cuộc hành trình khám phá trước đó. Tuy nhiên theo thời gian mọi chuyện đã có sự đổi khác: Đam mê thì vẫn còn nhưng thôi thúc thì giảm xuống. Tâm trạng cao trào bốc đồng ngày trước đã không còn nhiều nữa, thay vào đó là bình tĩnh tự tại, bình thản đối diện với mọi việc hơn. Và do không còn nhiều thôi thúc nên HDD82 từng suy nghĩ nhiều về lý do tại sao mình lại "phải" tiếp tục lên đường nữa? Nếu đi thì đi đâu? Nước nào? Lý do tại sao? Có nhất thiết phải đi? v.v và v.v.

Không còn là để củng cố cái Tôi bản thân nữa, không còn muốn được nhiều người biết tới, muốn tự hào, muốn chinh phục tự nhiên, chinh phục cái này cái kia... Các chuyến đi "khám phá" trong dấu ngoặc kép thật ra giống cảm giác về lại tự nhiên, về nhà, về lại con người xưa của ta. Được đi đã là niềm hạnh phúc rồi. Còn đi đâu mà không được? Và cần gì phải có lý do?
Đi để làm giàu trải nghiệm cuộc sống, làm mới cảm xúc, làm phong phú cảm nhận để rồi liên tục cho đi, liên tục chia sẻ với mọi người mà không mong được nhận lại.

"Nhật ký hành trình Kenya bằng xe gắn máy" xin phép được ra đời!
 
- Này Danish, những con heo rừng kia xa vậy thì làm sao cậu có thể bắn tới? Tôi hỏi với mục đích "khích tướng" Danish để hắn phô diễn vài kỹ thuật bắn cung.
- Ồ, đơn giản mà. Tôi có thể bắn xa ở khoảng cách 200m. Danish trả lời.
- Cái gì? 200m à? Tôi không tin...

Tay Danish cười hì hì lấy cây cung cầm trên tay ghì xuống đất để chỉnh lại độ căng của dây cung. Cây cung rất nhỏ và nhẹ nhưng độ đàn hồi tốt. Sau khi uốn cong cây cung thêm một phần, Danish bắt đầu ngắm ngắm vào một gốc cây cách đó chừng 100m. Không như kiểu bắn cung thường thấy là đứng yên một chỗ rồi ngắm bắn, tay Danish vừa ngắm vừa chạy lấy đà rồi thả tay bật cung tên... Véo... Mũi tên cắm phập dưới đất ngay dưới gốc cây. Rất chính xác!

Chỉnh lại độ căng của cung tên:

32890494046_aee0147e9f_c.jpg


Chuẩn bị...

32087613354_d218634a2d_c.jpg


32890493416_fa091eeb55_c.jpg


Và bắn...

32806955741_c1c099e54b_c.jpg
 
Anh Hùng Xạ Điêu có nhân vật Triết Biệt. Triết Biệt là cung thủ hạng nhất trong các tướng lĩnh của Thành Cát Tư Hãn, có tài cưỡi ngựa bắn cung bách phát bách trúng vô địch thiên hạ. Vốn say mê Kim Dung nên tôi cũng muốn thử bắn mấy phát cho biết. Cái cung thì nhẹ, dây cung rất căng cũng có thể ráng sức được, nhưng hai ngón tay kéo dây cung thì không đủ lực. Vai và tay thì đủ lực nhưng mấy ngón tay của tôi lại quá yếu, không đủ để kéo căng sợi dây. Kết quả là "Phụp"... mũi tên bay được 30m thì rớt xuống đất. :lol:

32087878984_bdcac15f38_c.jpg


Trên đường đi chúng tôi phát hiện thấy dấu vết của một đàn voi rừng. Phân voi rải rác quanh khu vực gần thôn làng và còn mới. Lũ voi tiện đường "phăng" luôn hàng loạt cây gãy đổ nằm rạp xuống đất. Đúng là khỏe như voi: những gốc cây to bằng bắp đùi người lớn bị chúng quật cho "phăng" hết. Gần đây ở Việt Nam báo chí có đăng một đàn voi rừng xuất hiện gần bản làng và chính quyền đang tìm phương án di chuyển đàn voi này về khu bảo tồn. Nếu không di chuyển đàn voi về khu bảo tồn kịp thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đàn voi bị tiêu diệt hay con người bị tiêu diệt? Với dân số 100 triệu dân đang ngày càng phát triển và suy nghĩ "gặp con gì ăn con nấy", thú rừng liệu có còn đất để sinh sống trong tương lai?

32807320191_f97847eb5d_c.jpg


32807320371_b6f98251d5_c.jpg


"Này Dong! Đừng tưởng rằng Châu Phi chỉ toàn nghèo nàn và lạc hậu nhé. Họ còn văn minh hơn chúng ta đấy! Chính chúng ta mới là những người lạc hậu: Lạc hậu từ ý thức kém cỏi trong việc bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn môi trường."

32807320851_0f39e0c5a9_c.jpg
 
Trong dịp đi Giang Nam, Hoàng đế Càn Long đến chùa Kim Sơn ở Trấn Giang, ông hỏi cao tăng Pháp Bàn:
- Thuyền bè xuôi ngược dòng Trường Giang tấp nập, vậy rốt cuộc một ngày có bao nhiêu chiếc qua lại?
Pháp Bàn đáp:
- Chỉ có hai chiếc thuyền.
Càn Long hỏi:
- Sao lại chỉ có hai chiếc?
Pháp Bàn đáp:
- Một chiếc là danh, chiếc kia là lợi, ngày đêm ngược xuôi trên dòng Trường Giang thực ra chỉ có hai chiếc thuyền này mà thôi.
Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết: "Thiên hạ hy hy giai vị lợi lai, thiên hạ nhướng nhướng giai vị lợi vãng" (Thiên hạ tấp nập đều là vì lợi mà đến, thiên hạ nhộn nhịp đều vì lợi mà lại). Ngoài lợi ra, người đời coi trọng nhất là danh. Bao nhiêu người vất vả bôn ba, danh và lợi chính là điểm cơ bản nhất chi phối cuộc sống của họ. (Trích "Trang tử tâm đắc")

Dưới ánh lửa trại bập bùng lúc cháy mãnh liệt lúc bị gió thổi bạt, tôi hỏi Joshep - người quản lý và là người lập ra dự án Semade này:
- Joshep, tại sao ông lại quyết định lập ra dự án phi lợi nhuận giúp đỡ người Maasai trong bản của mình?
Đôi mắt sáng quắc lên trong bóng đêm, Joshep - người đàn ông năm nay đã hơn 50 tuổi - thành lập dự án từ năm 1997, nói:
- Tôi cảm thấy sứ mệnh của mình là phải giúp đỡ nâng cao đời sống người dân trong cộng đồng Maasai.
Mặc dù là cư dân định cư ở đây từ hàng trăm năm, người dân Maasai lại nhận được rất ít lợi ích từ hoạt động khai thác du lịch. Các tour du lịch được điều hành bởi các công ty có trụ sở tại Nairobi thuê mướn hướng dẫn viên ở Nairobi. Các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp ở Maasai Mara do các tập đoàn lớn hoặc cá nhân nhiều tiền của đầu tư vào, nhân công địa phương được trả công rẻ mạt. Do thiếu nguồn lực, người Maasai đang phải làm thuê làm mướn ngay trên mảnh đất của mình. Cái nghèo, cái dốt, cái đói vẫn cứ đeo đẳng họ...
- Tổ chức của anh lập ra là phi lợi nhuận đúng không?
- Đúng rồi !
Tôi hỏi lại thêm một lần nữa:
- Vậy tại sao anh lại quyết định thành lập dự án này? Anh biết rõ là mình sẽ không thể trở nên giàu có bằng công việc tình nguyện cộng đồng này đúng không?
Nhìn thẳng tôi Joshep đáp không chút do dự:
- Trái tim tôi mách bảo sứ mệnh của mình là như vậy!

Mấy người chúng tôi đều ngồi nhìn ngọn lửa nhảy múa trên mấy cây gỗ khô, mỗi người theo đuổi một suy nghĩ riêng. Tôi rất thích đốt lửa trại. Ở thành phố và nông thôn hiện đại ngày nay hiếm khi người ta có cơ hội đốt lửa trại như thế này. Ngọn lửa mang đến cảm giác ấm cúng trong tâm hồn. Khác hẳn với ánh đèn neon nhợt nhạt lạnh lẽo ở thành phố. 10h đêm. Tiếng cười đùa của bọn con nít vẫn còn văng vẳng trong bản. Tôi chui vào lều ngủ. Những cơn gió lạnh bắt đầu thổi mạnh... "Châu Phi quả là đất nước có nhiều điều để suy nghĩ". Trong đầu nhớ lại câu chuyện về Thiên đàng và Địa ngục. Thiên đàng là nơi mọi người dùng những cây đũa rất dài gắp thức ăn cho vào miệng nhau. Địa ngục là nơi mọi người dùng những cây đũa rất dài gắp thức ăn cố đưa vào miệng mình. Giấc ngủ kéo tới mà tai vẫn còn nghe tiếng hú của linh cẩu đâu đây...

32090393584_b29a10f845_c.jpg
 
Maasai Mara National Reserve (Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara) diện tích 1,500km2 nằm ở Tây Nam Kenya. Nó là một phần của hệ sinh thái Mara - Serengeti bao trùm khu vực 25,000km2 của Tanzania và Kenya. Khu vực được đặt tên theo người Maasai (có tổ tiên từ xưa định cư tại đây) và theo thổ ngữ địa phương "Mara" khi nhìn khu vực này từ đằng xa. Mara (trong ngôn ngữ Maasai) có nghĩa là "Đốm", ám chỉ tới các đốm cây, "đốm" cây bụi hoặc bóng mây in trên nền đất là đặc trưng của vùng đồng cỏ này.
Maasai Mara được biết tới nhiều trong các bộ phim về thiên nhiên hoang dã NGC với sự di cư của các loài động vật như linh dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương Thomson đến và đi từ Serengeti hằng năm từ tháng bảy tới tháng mười, còn được biết tới với cái tên Đại di cư (Great Immigration).
Sông Talek và Mara là hai con sông chính chảy qua khu bảo tồn. Các con vật khi di cư phải vượt qua hai con sông này để tới được vùng đồng cỏ xanh tốt có nhiều thức ăn. Kẻ thù của chúng ở dưới nước là cá sấu, hà mã... Nhưng thôi, còn quá sớm để kể...

- Hihihi... Chuẩn bị được đi chơi rồi !

Mới sáng sớm mà thằng bé Châu Phi - con út của Joshep - cứ chạy khắp sân mừng rỡ vì bố nó mới quyết định là số lượng thành viên sẽ đi vào khu bảo tồn hôm đó sẽ gồm tôi, Joshep, Danish và nó. Thằng bé là con thứ 8 trong gia đình gồm 4 con gái, 4 con trai của Joshep. Bọn con nít ở đây hằng ngày phải đi học nhưng hôm nay là ngày cuối tuần nên nó được phép chơi thả ga. Không giống đứa chị hơi rụt rè, thằng em quậy như quỷ sứ và là thành viên được cưng chiều nhất trong gia đình Joshep.

32836499491_2ec24cb807_c.jpg


32920335366_210aa03a21_c.jpg


Sau khi ăn sáng và mua thêm rất nhiều nước uống đủ dùng cho một ngày trong khu bảo tồn, chúng tôi leo lên chiếc xe Toyota 4x4 không cửa kính, cửa rỉ sét của nhà Joshep. Tôi ngồi trước chụp ảnh, Joshep lái xe, Danish ngồi ghế sau có nhiệm vụ "trinh sát" thú rừng nhờ đôi mắt tinh anh. Lái xe được chừng... 10p thì tới cổng kiểm soát. Vé vào cổng cho du khách là $80/ người. Dân địa phương thì được miễn phí. Có ba cổng chính để vào tham quan Maasai Mara và Sekenani là nơi lớn nhất. Tuy là cổng chính nhưng khung cảnh xung quanh khá vắng vẻ vì cuối tháng 1 không phải là mùa du lịch. Không giống như hình dung của tôi khi ở nhà lướt internet: Sekenani chỉ là một cái cổng dựng lên ở giữa con đường đầy bụi đất sỏi đá, xung quanh trống trơn không có bất kỳ hàng rào được dựng lên. Trước đó tôi cứ nghĩ phải có hàng rào gỗ, sắt hay hàng rào điện tử nào đó bao quanh khu bảo tồn để ngăn thú rừng xổng ra ngoài mới phải? Nhưng không, Sekenani như một nấm bia lẻ loi do con người dựng lên để đánh dấu sự kiểm soát của mình với không gian bao la.

32580309960_cacac8b7ab_c.jpg


Trong khoảng thời gian uống cạn một... ly nước thì cơ man nào là lợn rừng, ngựa vằn, linh dương Thomson xuất hiện trước mũi chúng tôi. Là dân thành phố chính hiệu con cò: sinh trưởng ở thành phố, học tập ở thành phố, lớn lên ở thành phố nên khung cảnh thú rừng hoang dã này thực sự là điều kì lạ chưa từng thấy trong đời (ngoài mấy bộ phim NGC).

32920524656_2c70021596_c.jpg


32807185352_fba20a1220_c.jpg


32961302535_4ff2abe041_c.jpg
 
Với diện tích rộng 1,500km2 thì vé vào cổng chỉ mang tính chất... tượng trưng, minh họa. Việc du khách có gặp được các con vật hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm tài xế! Và tôi rất may mắn khi đi cùng tay tài xế là Joshep - người sinh ra và lớn lên tại Maasai. Ngoài ra Danish cũng là một tay lão luyện trong việc định vị khu vực sinh sống của từng loại động vật. Từ con đường đầy bụi và đất ban đầu, Joshep bắt đầu lái xe theo các vệt mòn vô định trên đồng cỏ bao la. Lúc ngoặt trái, lúc ngoặt phải trong không gian bao la, việc định phương hướng lúc này chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm mà thôi.

Trong các loại động vật trên đồng cỏ Châu Phi thì hươu cao cổ dường như thân thiện nhất. Chúng vẫn thản nhiên gặm lá cây khi chúng tôi tiến lại gần... rất gần... rồi không phải một con hươu trưởng thành mà cả một bầy gồm cả mấy con non hiện lên dưới đám cây quanh một con suối nhỏ.

32580308390_847ac97816_c.jpg


32807182872_141f91f87a_c.jpg


32146998093_847532231a_c.jpg


Kenya và nhiều khu vực bảo tồn khác tại Châu Phi là nơi sinh sống của "Big Five", tức là năm loài động vật lớn, gồm có: Voi, Sư tử, Báo, Bò rừng, Tê giác. Maasai Mara là nơi tập trung đông thú rừng nên xác suất để gặp được "Big Five" sống trong tự nhiên là khá cao. Trong khi tôi đang mắt chữ I, miệng chữ O không ngậm lại được từ đầu chuyến đi đến giờ thì tay Danish liên tục lia "máy quét" là đôi mắt tinh anh của hắn khắp mọi hướng.

"Rẽ trái, rẽ phải... Dừng lại... Đằng kia...". Danish nói.
"Gì vậy, có gì à?". Tôi hỏi.
"Trên tán cây kia có cái gì động đậy".
"Đâu?". Tôi nheo đôi mắt cận thị hết cỡ mà cũng chẳng thấy gì. Nhưng Danish đã đánh hơi thấy cái gì đó thú vị trên cành cây...

32961494935_dbecd5a01d_c.jpg


32146997453_7200de8607_c.jpg


32961496615_ac0f6db6e0_c.jpg


32961495795_454274c6a9_c.jpg
 
Đó là một con báo leopard, nó đã phát hiện thấy sự có mặt của chúng tôi... Nhưng vẫn vắt vẻo trên cây một cách lười nhác...

32836904731_4b41d3eff6_c.jpg
 
Cả khu vực bao la này trông như một cái bánh vàng ươm, cháy nắng. Màu xanh của cỏ, của cây rất hiếm hoi. Các con suối nhỏ gần như cạn nước. Tất cả các con vật phải đấu tranh vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong năm: Thời tiết khô hạn, thức ăn khan hiếm. Khó khăn nhất có lẽ là các con non, cuộc chiến đấu tranh sinh tồn quả là khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu vượt qua được thời khắc này cho đến khi mùa mưa tới, cả đồng cỏ sẽ phủ một màu xanh tươi mát, rồi sự sống ngập tràn.

Voi là những con vật không thể sống xa nguồn nước. Cơ thể to lớn đòi hỏi chúng phải ăn và uống rất nhiều nước. Voi tập trung đông nhất quanh các khe suối nhỏ, nơi có nhiều cỏ xanh và thức ăn. Kích thước khổng lồ của voi Châu Phi và cặp ngà rất đẹp. Không hiểu sao người ta lại săn bắn giết hại loại động vật hiền lành đẹp đẽ này. Nhu cầu ngà voi thật ra không phải tại thị trường Châu Phi, mà tại một số nước Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam. Với niềm tin thâm căn cố đế rằng ngà voi và sừng tê giác có thể chữa được một số bệnh, bên cạnh mục đích trang trí nhà cửa của các trọc phú, bọn săn trộm đang giết voi Châu Phi để vận chuyển qua Châu Á. Nhưng nếu quan sát chúng ngoài tự nhiên, bạn sẽ thấy "Big Five" này rất đáng yêu.

32171568173_22f3a95f2f_c.jpg


32171567413_a909d64f3e_c.jpg


32171567873_937eba2a02_c.jpg


32171567153_35a4ddf256_c.jpg


32831558042_227c6d167f_c.jpg
 
Tôi ngạc nhiên thấy rằng trong thế giới động vật hoang dã, chỉ có những con thú gầy ốm chứ không có béo phì. Rất nhiều loài động vật gầy còm, nhưng không có loài nào trong tự nhiên có chứng "bụng bia", béo phì như con người. Tôi cũng không rõ trong thế giới tự nhiên có loài vật nào có thói quen, hay nói cách khác là "lòng tham", tích trữ thật nhiều thức ăn, của cải vật chất như con người hay không? Hay là chúng chỉ ăn một lượng vừa đủ, cùng lắm là như loài báo để dành thức ăn vài ngày khi thật sự cần thiết mà thôi? Con người từ lâu đã được dạy rằng nếu sống mà không "tích lũy", nếu không có nhà lầu xe hơi, không có địa vị, không có tài khoản ngân hàng kếch xù v.v... thì cuộc đời xem như là thất bại. Đơn giản là họ không thể chịu đựng nổi "thất bại". Thế nên con người dành cả đời để không ngừng "phấn đấu", để không ngừng tích lũy. Nhưng càng tích lũy càng nảy sinh tham lam, mà tham lam thì không có điểm dừng. Thế nên con người hiện đại càng ngày càng béo phì - hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng - bên cạnh đủ thứ bệnh tật sinh ra từ lối sống xa rời tự nhiên, xa rời nguồn gốc tổ tiên.

Xã hội hiện đại là xã hội tiêu dùng, xã hội hiện đại tìm mọi cách kích thích bản năng ham muốn sở hữu của con người. Để làm gì? Để để từ đó kéo theo các ngành công nghiệp sản xuất khác phát triển! Nếu nhà nhà, người người hạn chế mua sắm lại thì kinh tế rơi vào suy thoái. Đó là điều đã và đang diễn ra. Lý thuyết tư bản cho rằng như vậy là nguy hiểm, chính phủ nhiều nước do đó đưa ra nhiều kế hoạch "kích cầu" để thoát khỏi suy thoái. Bởi nếu không thoát khỏi suy thoái thì "sinh mệnh chính trị" của một ai đó có thể bị nguy hiểm. Nhưng liệu hiện tượng này xảy trong xã hội loài người có mặt tốt cho thế giới hoang dã không? Nếu có một nghiên cứu khoa học hẳn hoi về tác động của suy giảm kinh tế tới đời sống của động vật hoang dã thì tôi cho rằng nhiều loại động vật có thể thoát khỏi vòng diệt chủng do sự sụt giảm nạn săn bắn lấy ngà, sừng, da... động vật hoang dã!

32171566493_5b1479dca0_c.jpg


32171566413_31ec55ae4a_c.jpg


32945316076_0dc09e952a_c.jpg
 
Chiếc xe Toyota 4x4 đời Napoleon cởi truồng đột nhiên dừng lại bên cạnh một con sông. Joshep nói:
- Dong! Đây là sông Mara. Đoạn sông này là một trong các điểm vượt sông di cư hằng năm.
Tôi bật ngay dậy:
- Thế à? Có phải mấy đoạn phim cá sấu rình dưới nước đớp linh dương vượt sông là tại mấy điểm này phải không?
- Đúng rồi. Joshep đáp.
Thấy tôi cứ nhấp nha nhấp nhổm, lòng bồn chồn như có kiến cắn, tay Joshep dường như hiểu ý, nói:
- Dong! Quy định của khu bảo tồn là khách du lịch phải ngồi trong xe oto, anh cũng biết rồi đấy. Nhưng bây giờ tôi tắt máy xe nằm ngủ một lát, coi như không biết có chuyện gì xảy ra trong xe nhá...

Tay Danish nãy giờ ngồi sau nhá mắt với tôi một cái rồi hai thằng mở cửa xe nhảy xuống lò dò tới bờ sông. Danish dặn tôi đi sau lưng, hắn đi trước bước từng bước cẩn thận đi xuống phía bờ sông. Tay Danish cứ lấm la lấm lét liếc mắt vào hết bụi rậm này tới bụi rậm khác trong khi vẫn không ngừng quan sát dấu chân hà mã, cá sấu dày đặc trên cát. Dưới dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối của phân hà mã, phân hà mã nhiều vô số kể và nổi lềnh bềnh trên mặt nước y chang... phân heo. Chưa thấy con cá sấu hay hà mã nào nhưng thấy nhiều cột bong bóng khí sôi lên từ dưới mặt nước. Nhìn thái độ của tay Danish không thể xem thường, nên nhớ tốc độ chạy của hà mã rất nhanh...

32832429212_a23d33c723_c.jpg


32172379173_9e9e669db4_c.jpg


Danish nói:
- Dong! Đây là đoạn vượt sông di cư. Chúng ta lên xe thôi...

32172379843_98b45dfc89_c.jpg


Nhưng đời nào tôi có thể lên xe dễ dàng như thế? "Năm phút nữa thôi...". Tôi nói. "Ok, 5p thôi nhé!". hehe. 5p cuối cùng thành 30p đi dọc bờ sông... Bắt đầu... Phải để ý kĩ một chút mới thấy dưới dòng nước đen, hôi thối này có cái gì chuyển động:

32946109336_3085ce1ea4_c.jpg


Một con hà mã con đứng trên lưng một con mẹ đang chìm dưới nước:

32172377903_53a74276c9_c.jpg


Rồi cả bầy xuất hiện:

32172377073_2b02f459c9_c.jpg


Nghe rõ tiếng chúng thở phì phì trong không khí. Bầy này chắc phải ba bốn chục con...

32172376293_2b7e12eed8_c.jpg


Lớn bé đầy đủ. Ban ngày chúng đầm mình dưới sông tránh nắng, ban đêm chúng sẽ lên bờ kiếm cỏ.

32172375143_a2a987380d_c.jpg
 
Một con cá sấu từ đâu xuất hiện bên kia bờ sông hẹp:

32606139690_0fe4c13c24_c.jpg


32172373583_ec802421ea_c.jpg


Da của chúng đen như than, cảm giác lớp da rất dày và cứng, thân hình lực lưỡng ác chiến khác hẳn với cá sấu nuôi trong trại.

32172372573_e082ac36f6_c.jpg


Thôi rút quân...

32172376213_e8d81d89db_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,484
Bài viết
1,153,161
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top