What's new

[Chia sẻ] Đường xưa mây trắng, Tibet 2015

Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi một dải núi tuyết trắng xóa lần trong các đám mây, một sân bay nằm giữa thung lũng xung quang là núi, là những con đường xa tít tắp với màu trắng của mây, màu xanh của trời và màu vàng của nắng lẩn giữa những hàng cây đã chuyển màu.
Tây tạng chào đón chúng tôi bằng cái đầu nhâm nhẩm đau, bằng trái tim đập thình thịch vì shock độ cao.
Tây Tạng chào đón chúng tôi bởi đôi má hồng của các em bé, bởi mùi gây gây của thịt bò Yak, bởi mùi nồng đậm của mỡ cừu...
DSC_9614 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7571 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8042 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_8582 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7143 by pinklotussummer, on Flickr

DSC_7847 by pinklotussummer, on Flickr
 
DSC_9656 by Dang Thao, on Flickr
Một chú bò tạng đang nhẩn nhơ dạo chơi khi không phải làm nhiệm vụ chụp ảnh với khách du lịch

DSC_9668 by Dang Thao, on Flickr
Một bác chủ bò đang chải lông cho con bò của mình bóng mượt đảm bảo rằng nó sẽ thu hút các khách hàng tiềm năng
DSC_9688 by Dang Thao, on Flickr

Một chú bò đang lao xuống dòng tắm táp, các chú bò Tạng đều rất thích dầm mình dưới nước
DSC_9694 by Dang Thao, on Flickr
 
Hồ Namtso ngoài cảnh đẹp còn là nơi cầu nguyện rất thiêng liêng, từ sáng sớm lúc đi săn bình minh đã thấy người dân dạy để đi cầu nguyện xung quanh khu trại (khá rộng đấy ạ)
DSC_9743 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9756 by Dang Thao, on Flickr

DSC_9772 by Dang Thao, on Flickr
Các bạn có nhìn thấy dây Trắng trắng ở trên hòn trống mái phiên bản Tàu này không ạ (Cái góc mình đứng nó không tạo hình được hòn trống mái nhưng vội quá sắp đến giờ hẹn với Ný ma rồi mà vẫn lang thang ở chỗ này)
DSC_9751 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9763 by Dang Thao, on Flickr
Các cái trắng đó là họ lấy một dải lụa buộc viên đá ở đáy xong ném lên như ném còn í. Giống như nạn thả đồng tiền cầu nguyện nếu bác ném được dải lụa lên trên hai hòn này là các bạn đã cầu nguyện thành công
 
Last edited:
Cái ảnh này là giống một cái ảnh bưu thiếp nhưng không đẹp được bằng cái bưu thiếp. Những dải phướn cầu nguyện bạn có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi ở Tây Tạng, thực ra có rất nhiều quan điểm phướn cầu nguyện có thể xuất phát từ đạo Bon hay từ Nepal. Nhưng trên các phướn viết kinh phật khi các phướn bay trong gió cũng chính là bạn đang cầu nguyện. Phướn cũng là công cụ để chông lại các thế lực tà ác một cách hòa bình. Theo truyền thống, phướn cầu nguyện gồm năm màu sắc được sắp xếp từ trái sang phải theo thứ tự: xanh lục, trắng, đỏ, xanh lá cây, và màu vàng. Năm màu sắc đại diện cho năm yếu tố: Màu xanh tượng trưng cho bầu trời và không gian, màu trắng tượng trưng cho không khí và gió, màu đỏ tượng trưng cho lửa, xanh lá cây tượng trưng cho nước, và màu vàng tượng trưng cho đất. (thuyết Ngũ Hành :D).
DSC_9755 by Dang Thao, on Flickr
Trung tâm của các phướn cầu nguyện là một Lungta, các Lung ta được tạo thành bởi các mantra (các hòn đá khắc kinh Phật gồm các thần chú trong ba bộ kinh phật của Phật Bồ tát, Quán thế âm bồ tát và phật Văn thù. Bác này đang bán các mantra
DSC_9768 by Dang Thao, on Flickr
Thôi tạm biệt Namtso chúng tôi phải tiếp tục hành trình
DSC_9793 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9805 by Dang Thao, on Flickr
Nhìn từ xa Namsto như dải lụa màu xanh ngọc bích nổi bật giữa những đồng cỏ vàng mêng mông
DSC_9818 by Dang Thao, on Flickr
 
Điểm tiếp theo của hành trình là tu viện Tsurpu là tu viện của các Karmapa Lama, là người đứng đầu của giáo phái Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Các tu viện trước bọn em đến thăm đều thuộc về tông phái Guelugpa- Hoàng Mạo Phái.
Nó nằm ở Gurum cách Lasa tầm 70 km nằm ở độ cao 4.300 mét (14.100 ft) trên mực nước biển. Nó được xây dựng ở giữa thung lũng hướng về phía nam với những ngọn núi cao xung quanh.

Tsurphu rộng tầm hơn 3000 m2 với những bức tường dày 4 mét và dài 300 mét mỗi bên. Nó được xây bởi vị Karmapa Lama (1110-1193) đầu tiên vào năm 1159, tu viện này lúc đầu có đến 1000 sư. Nhưng nó đã bị phá hủy vào năm 1966 trong cuộc cách mạng văn hóa nhưng được xây dựng lại vào năm 1980 bởi vị Karmapa Lama thứ 16.
DSC_9828 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9823 by Dang Thao, on Flickr
Các bạn sư ở đây rất thân thiện cho nên cứ nhìn thấy máy ảnh là tươi như hoa
DSC_9830 by Dang Thao, on Flickr
 
Karmapa Lama thứ 17 sinh năm 1985, từ năm 7 tuổi đã được xác nhận là Karmapa Lama đời kế tiếp sau sự qua đời của Karmapa Lama thứ 16 vào năm 1981. Karmapa Lama thứ 17 tên là Ogyen Trinley Dorje, sinh ra trong một gia đình du mục, khi ra đời nghe đâu có chim đậu trên nóc nhà rồi tiếng động vang cả thung lũng. Karmapa Lama thứ 17 được phát hiện bằng bức thư mà Karmapa Lama thứ 16 để lại ở đó có chứa các thông tin về nơi ra đời, cha mẹ của vị Karmapa Lama kế tiếp. Karmapa Lama thứ 17 chính thức được sắc phong ở Tsurpu vào năm 1992, ông nhận được sự công nhận của cả Dala Lama thứ 14 và chính quyền Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã mong muốn đưa Karmapa Lama thứ 17 lên làm lãnh đạo tinh thần tôn giáo cho Mật tông Tây Tạng thay thế cho các Dalai Lama, tuy nhiên vào năm 14 tuổi ông đã vượt biên sang Nepal rồi sau đó đến Ấn Độ.
DSC_9860 by Dang Thao, on Flickr
DSC_9843 by Dang Thao, on Flickr
Đây là dòng chữ cầu nguyện nổi tiếng "ám ba ni bát mi hồng"
DSC_9874 by Dang Thao, on Flickr
 
Các bạn có thể nhìn lại cái cửa sổ của bức hình này
DSC_9843 by Dang Thao, on Flickr
Đây là loại họa tiết trang trí được sử dụng phổ biến ở các cửa sổ, cửa ra vào hay trần nhà ở Tây Tạng, đây chính là 1 trong 8 biểu tượng trong Phật Giáo Tây Tạng, mình xin giới thiệu sơ qua về 8 cái biểu tượng,

876_8auspicioussymbolephoto700x384 by Dang Thao, on Flickr
Hình đầu tiên: Nút thắt vô tận Kết cát tuờng (chính là cái biểu tượng trên cánh cửa) nó được vẽ cách điệu từ biểu tượng của 2 con rắn naga cuộn vào nhau, biểu trưng cho sự cát tường

Hình thứ 2 :Bánh xe Pháp (Dharmachakra): Đây là bánh xe thể hiện cho Công Lý. Bánh xe được chia thành 8 phần thể hiện cho Bát Chính Đạo : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

Hình thứ 3: Hoa sen (Padma): Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng tất cả các màu sắc, trừ màu xanh da trời.

Hình thứ 4: Song ngư (suvarnamatsya) nó là 2 con các cuộn đầu vào nhau biểu trưng cho 2 dòng sông thiêng đó là sông Hằng và sông Yanuma ở Ấn Độ. Biểu tượng này tượng trưng cho sự sinh sôi và phong phú.

Hình thứ 5: Vỏ ốc xà cừ có vân cuộn bên phải tượng trưng cho âm thanh sâu, rộng và du dương của giáo lý Phật Pháp, nó đánh thức các môn đệ khỏi giấc ngủ sâu của sự thiếu hiểu biết và thúc giục họ làm các việc thiện

Hình thứ 6: Chattra: Đây là cái lọng (Chattra còn nghĩa là cái nấm) thể hiện cho sự che chở của bầu trời, cho sự che chở khỏi mọi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc lọng này cũng thể hiện cho hoàng gia, cho những thứ có giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng của Phật trong tranh vẽ cổ thường có người che lọng đi kèm.

Hình thứ 7: Tháp xá lợi (Stupa -nidhana kumbha): Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng.

Hình thứ 8: Lá cờ Dhvaja: Trong lịch sử Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc chiến tranh. Tuy vậy, đạo Phật coi đây là lá cờ thể hiện cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ và cám dỗ. Tại Tây Tạng, Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên nóc của các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.
Cái hình này chụp ở Nepal
DSC_8593 by Dang Thao, on Flickr
 
Chi phí chuyến đi cụ thể như sau
Vé Hà Nội - Thành Đô VNA là 4t1
Vé Thành Đô - Lasa của Air China là 8t4
Giá Tour Tây Tạng là 790 Usd cho 12 ngày
Tiền ăn chơi nhảy múa 12 ngày ở Tây Tạng và 3 ngày Thành Đô là 2200Y bao gồm tip cho Lái xe và guide, vé thắng cảnh
Visa VN-TQ 65usd làm dịch vụ
khách sạn Thành Đô 3 đêm 750k
Các chi phí lặt vặt như đồ ăn, đồ đoàn, taxi ...1000k
Quy đổi tất cả ra VND là tầm 42000k không kể tiền shopping và quà cáp ạ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,193
Bài viết
1,150,465
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top