What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Đã nghe nói nhiều về Điện Biên nhưng chưa đặt chân đến bao giờ nên cũng muốn đến lắm nhưng chưa tiện để đi, lần này lên kế hoạch trước với xã. Đến lúc thuận tiện là...lên đường!

Bước chuẩn bị thì cũng ko có gì nhiều, chủ yếu gói ghém sao cho hành lý gọn nhẹ chút như vây sẽ tiện hơn cho 1 chuyến đi...hơi bị xa!

Thật ra đây là chuyến đi thứ ba bằng xe máy ra các tỉnh miền Bắc. Chuyến trước thì gởi xe ra Hà Nội rồi sau đó chạy về Sài Gòn, vì vậy chuyến này sẽ làm ngược lại là chạy ra rồi khi về sẽ gởi xe về.

Hành trình có thể chia ra thành 3 phần: 1- Sài Gòn ra Hà Nội. 2 - Hà Nội đi Điện Biên. 3- Một vòng qua vài tỉnh đồng bằng miền Bắc trước khi trở về Hà Nội.

Nhìn lại thì chuyến đi này đã được 2 năm nhưng cảm giác thì vẫn còn nguyên đó.
 
Last edited:
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Hôm nay được thời tiết ưu đãi, buổi trưa nhưng giống như trời buổi sáng, ko nắng, ko nóng, trời thì râm râm. Lý tưởng! Nhưng đường đẹp thì cảm giác qua rất lẹ, còn đường xấu thì cảm giác dài lê thê. Chút sau thì đến ngã 3 này, quẹo phải là vô Tp. Hòa Bình, đi thẳng là theo QL6 đi Sơn La. Mình quẹo!
IMG_6024_zpsmjmyrs9b.jpg
[/URL][/IMG]
Rồi qua cầu Hòa Bình - ngang qua sông Đà, đây là nhìn về hướng hạ lưu. Vậy là đã đến Tp. Hòa Bình!
IMG_6030_zpsul9e96wq.jpg
[/URL][/IMG]
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Từ trên cầu Hòa Bình nhìn về hướng thượng nguồn, nơi có đập thủy điện Hòa Bình
IMG_6033_zpscujjhx5b.jpg
[/URL][/IMG]
Thẳng qua cầu thì gặp 1 vòng xoay thế này
IMG_6038_zps9s2znqhq.jpg
[/URL][/IMG]
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Chúng tôi lấy phòng nghỉ ở 1 ks trên đường Lê Thánh Tông. Vì còn tràn đầy năng lượng nên cất hành lý tại phòng xong thì đi xem đập và nhà máy thủy điện Hòa Bình. Công trình này đã từng gây tiếng vang 1 thời và hoàn thành khoản 1994 với sự giúp đỡ của Liên Xô.
Đi theo đường Lê Thánh Tôn rồi vô đường dẫn lên đập thủy điện. Đường đi lên đập dĩ nhiên là rất dốc, bò từ từ lên...
IMG_6041_zpsymfc9wov.jpg
[/URL][/IMG]
Từ trên nhìn xuống, từ đây nhìn thấy cầu Hòa Bình phía dưới
IMG_6047_zpsujcvrcmx.jpg
[/URL][/IMG]
Cổng xả nước
IMG_6048_zps1wg8v4os.jpg
[/URL][/IMG]

Tản mạn chút - Có 1 chuyện mà ít khi nhắc đến về cái đặc biệt của công trình này: "Bức thư gởi thế hệ 2100". Cho đến nay thì nội dung bức thư cũng chưa được công bố nhưng chắc chắn phải có vài người biết vì phải soạn thảo trước mới hoàn thành được bức thư này và phần soạn thảo chắc chắn phải còn lưu ở đâu đó. Người thì nói thế nào người thì nói thế kia về nội dung. Nhưng thôi, cứ để nó bí mật đến năm 2100, lúc đó anh em ta ai biết được thì biết...hehe

Xin trích 1 đoạn mà mình đọc được như sau:
Bí mật lá thư gửi thế hệ năm 2100 ở thủy điện Hòa Bình
Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau.
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bôgôchencô - Tổng chuyên viên, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô, có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, khi xây dựng những công trình lớn hoặc hạ thủy một con tàu, người ta thường hay có những nghi lễ. Với hạ thủy tàu thì đập chai rượu sâm banh, còn những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào chai thủy tinh chôn vào lòng đập và gọi là “lá thư gửi hậu thế”. Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu... huyền thoại nên lãnh đạo tổng công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo tổng công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ vào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.
Nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ theo đề nghị của đoàn chuyên gia Liên Xô, trong đó khó khăn nhất là việc lựa chọn... bốn người để bắt 4 con vít gắn tấm biển với khối bê tông.
Bốn người được lựa chọn theo tiêu chuẩn như sau:

Phải có già, có trẻ.

Phải có nam, có nữ.

Phải có Việt Nam và Liên Xô.

Và phải có người... trên trời và người... dưới đất.

Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là đồng chí Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn và đồng chí V.M.Misien, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô.

Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai? Chị Lê Thị Ngừng, công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng Lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới môn cờ vua người Gruzia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu.

Nhưng còn... người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là tổng giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng.

Nhưng còn người trên giời? Nghĩ mãi, cuối cùng, mọi người chọn nữ phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia.

8 giờ 30 phút ngày 30-1-1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm, một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn cán bộ, công nhân cùng hàng trăm chuyên gia Liên Xô.

Đồng chí Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, đồng chí Zasepilin đọc bằng tiếng Nga.

Sau đó, hai lá thư được cho vào một thỏi đồng khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông.

Tiếp theo, các đồng chí Vũ Mão, Misien; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia, mỗi người một chiếc tuốcnơvít bắt vít tấm biển thép vào khối bê tông.

Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại.
Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?

Về việc này, có hai ý kiến giải thích.

Thứ nhất, đã là thư gửi « thế hệ mai sau” thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư... tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người “thiên cổ”.

Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56 mét, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy... Mà để làm được công việc đó thì phải mất hàng năm trời. Và lúc đó mới mở lá thư cho “thế hệ mai sau” biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.

Chúng ta hãy chúc cho nhau sống đến năm... 2100 để được xem lá thư đó.
 
Last edited:
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Thông tin thủy điện HB này của pác hay quá, nghe nói thủy điện này thủy điện kia mà ko biết mấy cái ttin này mà hổng biết có cơ hội biết cái ndung bức thư này k nữa. Tiếp đi pác ơi, e ngóng pác đi tiếp(c)
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Hôm nay là ngày di chuyển ngắn nhất trong các chặn với thêm đường tốt nên cũng nhàn. Chẳng lâu sau cũng đã đến khu vực H. Lương Sơn của Hòa Bình. Từ đây cảnh vật thay đổi rõ rệt, xuất hiện nhiều núi đá vôi nho nhỏ nằm ven theo con đường.
IMG_6010_zps4misg9ze.jpg
[/URL][/IMG]
IMG_6011_zpsp8revnjs.jpg
[/URL][/IMG]
Đang có cảm giác đượ̣c bù đắp cho ngày hôm qua!
IMG_6009_zpso2q15mbx.jpg
[/URL][/IMG]

đẹp đến bất ngờ luôn pác
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Hồ tích nước -
IMG_6056_zpsrwl09smk.jpg
[/URL][/IMG]
Từ đây thấy được độ cao của con đập - chiếc xe phía dưới nhìn còn nhỏ xíu
IMG_6060_zpsc1gvklnz.jpg
[/URL][/IMG]
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Có 1 con đường dẫn lên núi, vậy là chạy lên luôn. Chụp ngược xuống cho thấy toàn cảnh
image-52a8911864d60ea536fe0590b9e905feb3637a747fde4339d7ec5a6d7fc782d2-V_zpsneviv28c.jpg
[/URL][/IMG]
Từ trên núi nhìn về phía Tp. Hòa Bình
IMG_6073_zpsg19oywtn.jpg
[/URL][/IMG]
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Lên xong thì phải xuống...đây là con đường hơi thấp phía dưới
IMG_6088_zps6o6hwdbf.jpg
[/URL][/IMG]
Nhà máy
IMAG0440_zpstftggeaz.jpg
[/URL][/IMG]
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Lên xong thì phải xuống...đây là con đường hơi thấp phía dưới
IMG_6088_zps6o6hwdbf.jpg
[/URL][/IMG]
Nhà máy
IMAG0440_zpstftggeaz.jpg
[/URL][/IMG]

nhờ bài của pác chủ mà e biết thêm nhiều thứ về thủy điện Hòa Bình này. Hoành tráng và ấn tượng.
 
Re: Chuyến đi từ Sài Gòn đến Điện Biên và vài tỉnh đồng bằng miền Bắc

Lót dép hóng vụ này, mình có nhiều cảm hứng với các chuyến xuyên Việt
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,543
Bài viết
1,153,579
Members
190,114
Latest member
vaota88
Back
Top