What's new

Lan man miền Bắc

Tháng chín.

Hà Nội vào Thu, những cơn gió nhẹ đầu mùa xua đi cái nóng oi bức cùng những cơn mưa nặng hạt. Không rộn rã như đầu Xuân, hanh hao uể oải như mùa Hạ, lạnh cắt da với những cơn mưa muộn mùa Đông, Thu Hà Nội đằm thắm với nắng vàng hoe lúc đầu ngày, ấm áp cuốn mọi người cùng ra phố.

Vào những năm 90, mình đến Hà Nội lần đầu cũng mùa Thu với hoa sen trắng đẹp đắm lòng, sen được bày bán trên những chiếc xe đạp cũ, vắt đầu quang gánh của bà cụ bán trà, trong quán nước đến các nhà hàng fine dining cùng các khách sạn boutique nhiều sao hiếm hoi thuở ấy; vậy mà không hiểu sao Hà Nội vẫn chỉ được nhắc đến với hoa xoan, hoa gạo, hoa sữa và nhiều loài hoa khác nữa nhưng lại không bao giờ đi cùng sen. Những năm đó Hà Nội hãy còn nghèo lắm, nét lam lũ, bươn chải in hằng trên phố xá, trên cốt cách, khuôn mặt, dáng người. Dễ dàng bắt gặp những hàng sửa giày dép, hàng bán các món đồ mây tre thủ công; không để chưng bày như bây giờ mà để dùng hàng ngày với đúng công năng mà những món hàng được tạo ra. Những chiếc xe mây trẻ em, những chiếc gối đan gối đầu buổi trưa Hè cùng chiếc quạt lá phe phẩy trên tay, những chiếc điếu cày như bóng dáng của người đàn ông trong mỗi ngôi nhà; những hàng nước cơ động với một hai ấm nước, vài chiếc ghế gỗ con con quanh hồ; khách ghé lại uống chén chè be bé, kéo nhanh hơi thuốc lào với mức giá rẻ không tưởng rồi vội vã ra đi.

Giờ Hà Nội hiện đại, nhộn nhịp, ồn ào, sôi động chẳng khác Sài Gòn và cũng xô bồ, bụi bặm như thế nhưng trong mình Hà Nội vẫn như ngày nào, chậm rãi, hiền hòa, rợp bóng cây.

Mình đã viết rợp bóng râm rồi sửa lại là rợp bóng cây vì sợ nhầm sang bóng râm của những tòa nhà đồ sộ, những căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại đang ngày càng nhiều ở Hà Nội để rồi một ngày, chắc cũng không còn xa lắm đâu muốn ngắm chút trời xanh sẽ phải ngước thẳng cổ như khi đi trên những con đường đánh số ở Newyork.
 
Đến Lạng Sơn thì phải thử qua món bánh cuốn trứng, dù món này còn có thể thấy ở nhiều địa phương khác như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang… và ngay cả ở Sài Gòn! Nhưng ăn bánh cuốn trứng tại Lạng Sơn thì lại khác, nó như cảm giác ăn phở Bắc ngay tại hàng phở Đán ở Nam Định, ăn chả cá trên căn gác xép ở đúng quán Lã Vọng với pho tượng ngư ông phía trước nhà, trên phố Chả Cá, Hà Nội.Thực sự thì món ăn địa phương đặc trưng khó mà làm vừa lòng khách du lịch ngay những lần đầu, như món bánh cuốn mình đang nói thì qua mỗi địa phương lại mang một hương vị, một “biến tấu” mà chưa thử thì khó mà nghĩ ra được; như cuốn trứng và chấm " nước kho” ở Lạng Sơn hoặc với nước dùng thật nhạt ở Hà Giang cùng cách ăn như bún chả Hà Nội, rồi thành bánh mướt để ăn chung với món vịt xáo măng ở Nghệ An, Hà Tỉnh. Một lần đứa bạn ở Hội An hỏi mình bánh đa cua Hải phòng ngon không anh G., mình trả lời cũng cỡ như cao lầu Hội An của “nó” vậy thôi và hai đứa cùng cười, kết cuộc cũng chẳng biết là ngon hay dở.?. Một món nên thử nữa ở Lạng Sơn là Khau Nhục, món này gốc là từ Trung Quốc; đại loại giống một lớp thịt kho tàu phủ lên trên mặt, bên trong là thịt băm trộn nấm mèo, mình nghĩ là có khoai sọ hay khoai môn gì đó và các gia vị khác, trong đó có một vị khá lạ mà mình không biết là gì. Một phần này khá lớn nếu đi hai người chắc chắn không nên gọi.

Cột cờ ở thành phố Lạng Sơn nhìn từ xa thấy na ná như cột cờ Lũng Cú.







Buổi tối ở Lạng Sơn của mình kết thúc như vậy với hai chiếc bụng no căng vì món khau nhục và mấy món khác bởi cái tật kêu chẳng hỏi trước lại thêm các món xào, canh không kêu mà tự có (Dĩ nhiên là những món tự có này được tính tiền “nghiêm chỉnh” như các món “không tự có” :).). Và Chỉ đêm nay nữa thôi, ngày mai đã lại là Sài Gòn.
 
Đến Lạng Sơn thì phải thử qua món bánh cuốn trứng, dù món này còn có thể thấy ở nhiều địa phương khác như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang… và ngay cả ở Sài Gòn! Nhưng ăn bánh cuốn trứng tại Lạng Sơn thì lại khác, nó như cảm giác ăn phở Bắc ngay tại hàng phở Đán ở Nam Định, ăn chả cá trên căn gác xép ở đúng quán Lã Vọng với pho tượng ngư ông phía trước nhà, trên phố Chả Cá, Hà Nội.Thực sự thì món ăn địa phương đặc trưng khó mà làm vừa lòng khách du lịch ngay những lần đầu, như món bánh cuốn mình đang nói thì qua mỗi địa phương lại mang một hương vị, một “biến tấu” mà chưa thử thì khó mà nghĩ ra được; như cuốn trứng và chấm " nước kho” ở Lạng Sơn hoặc với nước dùng thật nhạt ở Hà Giang cùng cách ăn như bún chả Hà Nội, rồi thành bánh mướt để ăn chung với món vịt xáo măng ở Nghệ An, Hà Tỉnh. Một lần đứa bạn ở Hội An hỏi mình bánh đa cua Hải phòng ngon không anh G., mình trả lời cũng cỡ như cao lầu Hội An của “nó” vậy thôi và hai đứa cùng cười, kết cuộc cũng chẳng biết là ngon hay dở.?. Một món nên thử nữa ở Lạng Sơn là Khau Nhục, món này gốc là từ Trung Quốc; đại loại giống một lớp thịt kho tàu phủ lên trên mặt, bên trong là thịt băm trộn nấm mèo, mình nghĩ là có khoai sọ hay khoai môn gì đó và các gia vị khác, trong đó có một vị khá lạ mà mình không biết là gì. Một phần này khá lớn nếu đi hai người chắc chắn không nên gọi.

Cột cờ ở thành phố Lạng Sơn nhìn từ xa thấy na ná như cột cờ Lũng Cú.





Cột cờ Phai Vệ lừng danh :D mà em chưa đến lần nào. Với em, Lạng Sơn là điểm có độ ưu tiên thấp nhất để thăm thú.
 
Mình không biết cột cờ Lạng Sơn lại có cái tên đẹp vậy. Mình cũng như bạn, mà chắc ai cũng vậy thôi thường sắp “độ ưu tiên” cho các điểm đến, nhưng nhiều khi các điểm có độ ưu tiên rất kém lại “thăng hạng” bất ngờ sau một hai lần đến. Với mình thì đó chính là Côn Đảo hoặc mới đây là tràm chim Tam Nông mà mình có gửi vài tấm hình sau khi đi về vào một bài của anh duonghai.
 
Đường về.

Buổi sáng khởi hành sớm để xem về Hà Nội rồi có đi quanh chút không và trên đường về có ghé đâu không nữa.

Kể thì cũng có thể ghé qua Mẫu Sơn vào chiều hôm qua nếu bỏ giấc ngủ trưa, đoạn đường chỉ vài chục cây số đi về nhưng gấp quá cũng không hay. Đường đi Lạng Sơn cũng chẳng quá xa lại tiện khi sang Hạ Long nên hẹn lại Mẫu Sơn mùa tuyết tới.

Đầu tiên là theo quốc lộ 1A mới, đoạn này thì tốt khỏi nói nhưng cứ quốc lộ thẳng láng chạy hoài cũng buồn ngủ nên đến ngã rẽ vào Đồng Mỏ thì chạy vào cho đỡ chán. Mình vào đây còn vì muốn cho ôm xem di tích ải Chi Lăng trên tỉnh lộ 234B. Sau này người ta còn xây một khu di tích ải Chi Lăng trên quốc lộ 1A như các tấm hình bên dưới.

Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan!

Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.


Di tích ải Chi Lăng trên tỉnh lộ 234B. Cứ theo hai câu trên thì có thể tưởng tượng lịch sử hào hùng của vùng đất này.


















 
Chạy khỏi Lạng Sơn sang Bắc Giang thì 1A trở thành cao tốc mình cũng chạy vào một đoạn vì không để ý. Sau đó thì theo đường dẫn thoát ra vào thành phố Bắc Giang. Đoạn cao tốc Bắc Giang này hỏi thăm thì người nói cho xe máy chạy, kẻ bảo không cho nhưng chạy cũng chẳng ai làm gì. Kiểu nói nước đôi này làm mình hơi hồi hộp nên theo đường qua thành phố cho chắc ăn. Hơn nữa ôm mình cũng muốn ngó nghiêng xem hai thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh nó như thế nào.


 
Vào thành phố Bắc Ninh còn sớm, không biết làm gì thì ghé vào cafe và sẵn tiện bỏ rửa xe cho sạch sẽ một chút trước khi vô Hà Nội.

Tiếp tục chạy sang địa phận Bắc Ninh qua cầu Đáp Cầu thì rẽ trái rồi cập bờ sông Cầu theo đường Như Nguyệt để vào đền Bà Chúa Kho. Như các ngôi đền lớn phía Bắc; dịch vụ khấn, viết sớ thuê, đổi tiền lẻ để nhét vào mọi ngóc ngách có thể trong đền phát triển rất rầm rộ.Từ ngoài vào là một đoạn dài các hàng dịch vụ và bán vàng mã. Tuy vậy, giờ không là mùa lễ, đền vắng lặng khác thường. Không như trong Nam, đền chùa ngoài này là nơi đến cầu xin cho những “lĩnh vực chuyên sâu”. Đền để đến cầu tài lộc, đền dành cho công danh sự nghiệp và để lời nguyện cầu đạt kết quả cao không chỉ một mà là một nhóm đền, chùa được đưa vào danh sách cho một mục tiêu cầu nguyện!


Có chỗ không một sợ dây điện căng ngang.








Nhưng có nơi nhiều hơn khuôn nhạc.







Đường vào đền Bà Chúa Kho.



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,474
Members
189,950
Latest member
tentacoin11
Back
Top