What's new

[Chia sẻ] Everest Base Camp 2016 và cuộc tình dang dở với Island Peak 6173m

Khác với mọi lần, chuyến này chỉ mới vừa đi về được 1 ngày, đã lò dò vào mở topic ngay vì cái độ gây thương nhớ của vùng này khủng khiếp quá.
Mình sẽ chia sẻ từ từ trong topic này về hành trình chuyến đi.

Lịch trình sơ bộ - có thay đổi chút ít theo tình hình thực tế của nhóm

Day 01 (30/09): Fly Kathmandu to Lukla and start walking to Phakding 2610m
Day 02 (01 Oct): Walk from Phakding to Namche Bazaar 3440m
Day 03 (02 Oct): Acclimatization in Namche (3440)
Day 04 (03 Oct): Walk from Namche Bazaar to Tengboche (3860m.)
Day 05 (04 Oct): Walk from Tengboche to Dinbuche (4410m)
Day 06 (05 Oct): Acclimatization in Dingbuche
Day 07 (06 Oct): Walk from Dinbuche to Lobuche (4940m)
Day 08: (07 Oct) Acclimatization in Lobuche
Day 09 (08 Oct): Walk from Lobuche to Gorakshep (5180m) Lunch at Gorekshep and trek to Everest Base Camp (5365m) back to Gorakshep, Overnight at hotel.
Day 10 (09 Oct): Morning hike to to Kala Pattar (5554m) back to Gorakshep and trek down to Lobuche.
Day 11 (10 Oct): Walk from Lobuche to Chhukung 4750m
Day 12 (11 Oct): Walk from Chhukung to Island Peak base camp 5240m and general training for climbing. Overnight at Camp.
Day 13 (12 Oct): Climb from Island Peak BC - High Camp. Overnight at Camp.
Day 14 (13 Oct): Climb from High Camp to Island Peak summit (6173m) and back to Chhukung.
Day 15 (14 Oct): Chhukung to Deboche
Day 16 (15 Oct): Deboche to Namche
Day 17 (16 Oct): Namche to Lukla
Day 18 (17 Oct): Lukla to Kathmandu
Day 19 (18 Oct): Back home

Đích đến - Everest Base Camp

30150453380_5c4ebb8696_b.jpg


Cờ nhóm đã đính lên trần nhà 1 cái tea house ở Gorakshep

29817541994_a0c3e897ce_b.jpg


Thành viên tham gia: 11 người.
Nhóm lẽ ra có 12 người mà 1 em gái xinh đẹp quên đem passport khi ra sân bay và chỉ phát hiện ra khi đã quá muộn, các chuyến bay tới Kathmandu mùa này lại quá đông cho 5 ngày liên tiếp. Vậy nên đành hủy toàn bộ chuyến đi trong sự tiếc nuối của toàn đoàn :(
Chi phí:
Vé khứ hồi promotion của Malindo Air: 250USD
Guide, porter, ăn uống, ngủ nghỉ khi trekking: 1190USD
Climbing Island Peak ( bao gồm guide, permit, tổ chức): 700USD
Các chi phí ăn ở tại Kathmandu tự lo, giá phòng khoảng 10-15USD/ người.
Bảo hiểm mức cao nhất của AIG: 1,183 triệu đồng.
Các chi phí chuẩn bị đồ dùng: 15 - 25 triệu ( tùy mức độ đồ dùng bạn mua ).

Công ty tổ chức tour tại Nepal: Himalaya Trekking Team Pvt.Ltd, với anh bạn mình biết đã khá lâu https://www.facebook.com/uttam.adhikari.5203?fref=ts
 
Last edited:
@koziol: Uttam cũng vui tính quá chừng chừng hen, mà đoàn mình đông nên thường tụi mình đi trong nhóm đầu cùng Ob, sau còn mấy bạn đi chậm nữa cùng Uttam chốt đoàn. Đi cùng Ob mình biết được thêm kha khá thứ từ lịch sử đến văn hóa đến con người Nepal đó mà. Ổng có vốn kiến thức phong phú koziol nhỉ.
Rồi, mình vừa qua đợt bận rộn chút, giờ quay lại sẽ cặm cụi 1 lèo cho xong nhanh đây. Cám ơn bạn đã cổ vũ nhen <3
 
Ở VN mình có bán nhiều nhãn đồ outdoor khác nhau, các bạn tha hồ lựa chọn: Mammut, Lafuma, The North Face, Fjällräven, Salomon, Columbia, Keen, La Sportiva, Merrel, .... Có mắt kính đi tuyết là hơi khó tìm, tuy nhiên dùng mắt kính mát là được ( Oakley, Nike, ...). Mắt kính bắt buộc phải là loại chống tia cực tím tốt vì trên núi nắng trực tiếp cực kỳ hại mắt và cứ mỗi 3 -4 tiếng nên xức chống nắng ở những chỗ hở da ra 1 lần, chỉ cần 1 lần quên sẽ bị cháy da/ bỏng da nặng ngay mặc dù trời có thể âm u nhưng tia cực tím không buông tha da các bạn đâu :D

Hầu hết hình ảnh đẹp của nhóm là từ tay máy này ra ;)

30840835700_4f1f49f379_b.jpg


View ăn trưa bên cây cầu và vách núi

31064833802_809ebff165_b.jpg


Cực kỳ ghét mùi tỏi, tuy nhiên cảm nặng nên đã ráng uống chén súp tỏi - Món này mình chỉ mong đừng phải thử lại 1 lần nào nữa trong đời.
Mình ghét vậy thôi chứ các bạn khác thì vẫn uống vô tư, cảm sốt nên cứ chỗ nào có súp tỏi là chén tới tấp

31064856192_455740c22f_b.jpg


Bữa trưa chỉ đơn giản có nui và cheese của bò Yak.

30387146634_da2136e5d0_b.jpg


Chủ 1 tea house kể nghe câu chuyện của ông ấy, cả gia đình mở tea house này ra phục vụ khách du lịch trong vài tháng mỗi năm, rồi lại đi qua Nhật mở cửa nhà hàng khác của họ ở đó làm mấy tháng mùa du lịch ở đó. Xong thì đóng cửa cả nhà cùng đi ngao du thiên hạ. Đây đúng là cuộc sống đáng mơ ước mà <3 Trong đoàn cũng có nhiều bạn thuộc dân xê dịch nhiều, muốn mỗi năm làm ở 1 nước khác nhau, 1 nơi chốn khác nhau nên cả đám cứ bàn mải miết về công việc kiểu này.

1 tea house dừng chân nghỉ ăn trưa

31111834011_3061b7cbfb_b.jpg


Lại 1 chóp núi hiện ra - cứ như những cô gái còn tuổi e ấp, lúc ẩn lúc hiện vậy mới hấp dẫn biết bao nhiêu

30962815470_7608c2186b_b.jpg


1 thùng rác trên đường lên núi

30840966360_9cd0dc7484_b.jpg


Chặng đường bên sườn núi đang được sửa chữa, có cái bảng quyên góp tiền ở bên lề đường

31172530296_784f2f7ced_b.jpg
 
Last edited:
Ngồi bệt xuống các bệ đá, nhìn bên tay phải là tu viện lớn dưới nắng chiều rực rỡ

31064880892_2f304d4929_b.jpg


Trước mặt là ngọn núi không rõ tên

31331551235_d8f2ec3d94_b.jpg


Tay trái là Taboche 6542m

31187576212_0b9212a715_b.jpg


1 bạn trong đoàn lấy máy quay ra đặt quay timelapse video, mình nhẩn nhơ qua tu viện chơi sau khi ngắm no con mắt các đỉnh núi và cảm thấy nghỉ ngơi đã đủ rồi

Cổng tu viện

31216694201_302d00fb1e_b.jpg


31187748082_d257a12398_b.jpg


31187741062_899a77495b_b.jpg


30524214553_11390cea91_b.jpg


Mây tìm về núi ngủ, không còn nhìn thấy tầm cao nữa

30509406374_db74750082_b.jpg
 
Last edited:
Chuyến đi này, cuốn sách gối đầu giường của mình là Vùng đất thiêng Tây Tạng. Cũng chỉ như 1 duyên cơ tình cờ mà mình tìm đọc cuốn sách có thể nói là khá khô khan nhưng lại đầy đủ thông tin chi tiết nhất về Tây Tạng. Cứ mỗi ngày tại trạm dừng chân buổi trưa hay buổi tối trước khi đi ngủ, đeo đèn pin lên đầu và lại đọc vài trang sách. Có những khi đọc đến đoạn 2 nhà leo núi bỏ trốn khỏi trại tù lần thứ 2, đi ròng rã 3 tháng hơn giữa trùng điệp dãy Himalaya trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ, nhằm tiến sâu vào đất Tây Tạng mà thấy ý chí con người là thứ duy nhất làm nên nhiều điều kì diệu. Cái quyết tâm, tinh thần khám phá của nhà leo núi người Áo Heinrich Harrer cứ thế truyền từ từ mình thấm dần thấm dần, để rồi có lẽ chuyến đi tới sẽ là đỉnh Mera Peak chăng?
Còn với Nepal lại chỉ mới đọc cuốn hành tinh cô đơn Trekking in the Nepal Himalaya trong suốt vài tháng trước khi đi, cứ lâu lâu lại giở sách ra đọc vài trang để có thêm chút thông tin sơ khởi, còn tìm hiểu thêm thì mình không muốn. Bởi nếu được bơm quá nhiều thông tin, khi đi sẽ cảm thấy nhàm chán vì đâu đâu cũng có cảm giác như đã gặp lại rồi.

Nằm ngả lưng 1 chút đọc vài trang sách rồi tiếp bước. Ngoài kia nắng vàng rực rỡ, suối chảy trong lành

31311180396_b0b0c0697e_b.jpg


Sưởi nắng thôi, đầu thả suy nghĩ đi hoang

31203381282_f41753655d_b.jpg


1 đoạn đường đã qua

30802783150_ab4ab123c6_b.jpg


30362902983_80a5814087_b.jpg


31055949821_aa26d84354_b.jpg


Sau bữa ăn tối chờ đợi khá lâu, như cũ lại chọc ghẹo nhau cười rôm rả, rồi nuốt vội mấy miếng đồ ăn cùng với chà bông, thịt hộp mang theo. Miệng đã không còn cảm giác ăn ngon gì nữa, chỉ là ăn khi đến bữa mà thôi. Xung quanh các đoàn đi trekking & climbing luôn chật kín chỗ ngồi, bàn tán nói cười luôn miệng. Nước uống đã là khoảng 2,5 đôla chai 1 lít. Khi lên cao hơn, nước uống có khi là 3,5 đô/ 1 lít.

Tối hôm đó chứng cảm cúm của mình đã nặng hơn, cả đoàn có 5 bạn bị cảm ho, nhức đầu, bắt đầu uống thuốc loạn xạ lên hết.
Samie đã bắt đầu bị mất ngủ - triệu chứng của sốc độ cao, nhức đầu đến nỗi dập panadol liều cao liên tục mới chịu nổi. Trong đoàn đã có nhiều bạn cũng mất ngủ liên tục nhiều đêm như vậy kể từ độ cao này.
Mình quyết định dừng thuốc chống sốc độ cao từ đây, chỉ uống thuốc cảm ho mà thôi vì lạm dụng thuốc mình hoàn toàn không muốn, và cũng muốn thử xem cơ thể có thích ứng được độ cao tiếp theo hay không. Cũng chẳng hiểu do thuốc cảm hay do thời tiết, mình cứ buồn ngủ li bì, đặt lưng xuống mắt chỉ chực díp lại và ngủ suốt. Làm nhiều đêm Samie kể chỉ muốn đạp mình xuống giường vì mình ngủ ngon lành trong khi Samie không thể chợp mắt được chút nào :(

Phòng ngủ luôn lạnh ngắt kể từ độ cao này, túi ngủ cũng đã sẵn sàng cùng miếng dán giữ nhiệt dán vào cho ấm dễ ngủ.

30525188434_4cb2656fe9_b.jpg


Chia tay Tengboche với view nhìn ngọn Kangtega 6782m để đi lên tiếp độ cao 550m nữa gặp Dinbuche

30524998914_636b2db83d_b.jpg


// Đèn trong phòng chỉ đủ sáng le lói mờ nhạt, đeo đèn pin lên trán và viết vài dòng nguệch ngoạc trước khi ngủ 1 giấc thật sâu đêm nay //
 
Last edited:
Nghỉ ngơi

31233556871_15a7c769c9_b.jpg


Trên mỗi chặng hành trình dài mình luôn nghĩ ra thứ gì đó để 'giải trí', dù đang là đi chơi cũng cần 'take a rest'. Cần 1 cuốn sổ, 1 cây viết hay 1 cuốn sách hoặc như Huệ, sẽ luôn là bắt chuyện với những người bạn mới gặp rất thú vị trên đường đi hay hỏi han dân bản địa về tập tục địa phương.
Và đợt này trong điện thoại có bản nhạc duy nhất này, mỗi khi nhớ con gái, nhớ nhà lại mở ra nghe mặc dù tiếng đàn của con còn ngây ngô lắm, non nớt lắm. Tuy nhiên nghe nhạc vẫn cảm giác như đang được cùng con gái đồng hành vậy. Rồi biết đâu sắp tới cũng sẽ có ngày đồng hành như vậy chứ nhỉ.

[video=youtube;r1fIe1Ak8Qo]https://www.youtube.com/watch?v=r1fIe1Ak8Qo&t=55s[/video]
 
Ngày thứ 5 từ Tengboche tới Dinbuche (4410m)

Trải qua 1 ngày dài xuyên qua ngọn đồi phủ cây lá mùa thu đổi màu rực rỡ

30545368834_edc0d56367_b.jpg


Có những lúc như đi trong vườn quýt, vườn hồng ở Jeju vậy

31330251556_71261f7cda_b.jpg


31366489115_123cdda011_b.jpg


Thảm thực vật có sự thay đổi rõ rệt, bắt đầu ít dần các cây cao to, chỉ còn các loại cây cối nhỏ xíu

30558812713_e4a2d32f63_b.jpg


31366482905_ac602d559b_b.jpg


31366499255_ac9f5d2e43_b.jpg


31366511085_a96afdfd78_b.jpg


30544932924_d8545c7cc4_b.jpg


Phân bò, ngựa được dùng phơi khô làm chất sưởi ấm

30997881530_51c7748bb9_b.jpg


31366611875_e09991eebe_b.jpg
 
Cung đường ngày hôm nay quá đẹp, vậy nên các tay máy của nhóm đi rất chậm, chủ yếu lo nhẩn nhơ chụp choẹt trong những khu rừng lá cây cực kỳ rực rỡ, rêu phong phủ lối. Những đứa đi đầu như mình là những đứa chụp hình chỉ để giữ lại làm kỉ niệm.
Khi vượt qua 1 con suối, leo lên vách đá bên kia mình đã bị trượt chân vì lối lên thẳng đứng, không có thế bám vách leo lên, đành kiếm lối khác đi qua 1 vách đá cheo leo vênh ra ngoài không trung. Hưng qua trước rồi lôi mình qua, máy chụp hình đập vào vách đá méo mó đi chút ít nhưng vẫn chụp hình được.

31366544635_32935231f2_b.jpg


30997507450_f25d66e7f1_b.jpg


Rêu phong

30559417583_522fcf5f13_b.jpg


31252151711_900d971140_b.jpg


30545562604_0f5e91aeec_b.jpg


Ngẩng đầu lên vẫn thấy còn xa, đồng bọn đã vượt lên phía trên kia

31223120382_04fae63f4e_b.jpg



Thường là các thương nhân ở Kathmandu đầu tư nhiều đàn bò Yak cho thuê chuyên chở hàng lên núi. Mỗi chú bò Yak có giá khoảng 15 ngàn đô Mỹ. Chúng được nuôi nấng huấn luyện từ khi còn nhỏ, bẻ bớt 1 bên sừng để dễ điều khiển.
Hình ảnh đẹp đẽ vầy mà Mạnh cứ luôn bảo ước gì được thịt mấy chú này, thế thì tối nay chúng ta sẽ có món bít tết bò Yak tuyệt vời :D

30997536420_d0bb4c4f7c_b.jpg
 
Sắc thu trên dãy Himalaya

Đoạn đường của ngày hôm nay quá tuyệt vời, làm cho đến khi lên đến Everest Base Camp và hướng đến Island Peak đã có lúc mình mệt đến mức muốn gọi SOS để xuống bằng trực thăng. Tuy nhiên nghĩ quá tiếc cho những đoạn đường đã đi qua, muốn quay lại ngắm nghía 1 lần nữa. Đời biết đâu không có dịp nào lặp lại cung đường này nữa.
Cả ngày dài đi dọc ngọn đồi lá cây đổi màu, ngẩng đầu 3 phía còn lại là những đỉnh núi tuyết sừng sững. Tuy nhiên thời tiết dãy Himalaya vô cùng đỏng đảnh khó chiều, vừa thấy nắng đó đã thấy mây đen kéo đến lơ lửng nuốt chửng cả dãy núi.

31447930715_b1b09e5725_b.jpg


Có chút buồn tàn thu

30522457826_05ae201e21_b.jpg


Cảnh sắc thu tràn ngập không gian khoáng đạt rộng lớn cho nên cây cối cũng như nhỏ xíu lại vậy

31332140101_674cdd61ae_b.jpg


Những bụi cây dại cũng đổi màu xinh xắn

30620468283_ddc47c8240_b.jpg


31447948085_8fa6945211_b.jpg


31332116501_9b5f175abe_b.jpg


1 chiếc trực thăng cứu hộ quạt cánh phành phạch giữa không gian nhuốm sắc thu này, phá vỡ không khí trong phút chốc rồi bay mất hút, rồi vài chục phút sau lại 1 chiếc khác tiếp nối. Càng lên cao, tiếng trực thăng cứu hộ đưa người xuống càng dày hơn. Có ai thấy trực thăng đỏ đỏ bé bé xinh xinh không

31058551530_fc5e66bd54_b.jpg


Tớ phát hiện hình tớ chụp hầu hết toàn lưng của cậu với Mạnh thôi Huệ ạ. Các cậu xéo khỏi hình đi cho tớ nhờ ;)

31317103851_2b3215688e_b.jpg


30620472923_bd6bfb8a6a_b.jpg
 
Last edited:
Núi tuyết, trời thu

30559270863_52327691a7_b.jpg


31330620546_733668afd4_b.jpg


31330579326_df12f12d8b_b.jpg


31251973541_fae252960b_b.jpg


30559218323_d26ae85171_b.jpg


Cây cối có 1 lớp cây như rêu dây leo bám vào, phủ lên chúng 1 lớp màu bàng bạc phất phơ trong gió

30545004424_e9f2dfbb4a_b.jpg


Cả đám đứng xem 1 đàn bò Yak thồ hàng cồng kềnh leo núi

30559653783_82ae35f02f_b.jpg
 
Last edited:
Đỉnh K2 huyền thoại độ cao 8.611m - Đỉnh cao thứ 2 sau Everest, tuy nhiên về độ hiểm trở thì K2 là đỉnh khó nhằn hơn cả Everest.
Đỉnh này thuộc dãy Baltoro Karakoram nằm giữa biên giới Pakistan và Trung Quốc. K2 là điểm cao nhất trong dãy Karakoram và cũng là điểm cao nhất ở Pakistan. Ngọn núi này được bao bọc bởi các trầm tích Tarim Basin về phía Bắc và dãy Himalaya phía nam. Ngọn núi cũng được gọi là núi man rợ vì cực kỳ khó khăn mới có thể lên tới đỉnh núi.
Do địa thế hiểm trở với các sườn đá dốc đứng, trơn trượt và thời tiết khó dự đoán, nên rất nhiều nhà leo núi đã thiệt mạng trong khi cố chinh phục đỉnh núi này chứ không phải là Everest, tỷ lệ tử vong cao nhất nhì ở các đỉnh độ cao trên 8000m.

Đỉnh K2 nhìn từ Tengboche. Còn xa hơn nhìn thấy thấp hơn đó chính là Everest.

31312916921_e814d71d8d_b.jpg


Giới thiệu luôn với mọi người câu chuyện về chinh phục đỉnh K2 có nhắc đến trong cuốn "Ba tách trà". Vào năm 1993, nhà leo núi Greg Mortenson nỗ lực leo lên đỉnh K2 nhưng bất thành - 1 cuốn sách hay đáng để đọc nữa về hành trình chinh phục độ cao, về những biến đổi tâm tư, bước ngoặt cuộc đời qua lối rẽ mới trong quá trình chinh phục độ cao. Ngoài ra chắc mọi người cũng biết cuốn Into thin air quá nổi tiếng đã chuyển thể thành phim Everest, do nhà báo, nhà leo núi Jon Krakauer tường thuật lại như là hồi ký về thảm họa Everest năm 1996. Hoặc là cuốn The Climb do nhà leo núi Anatoli Boukreev viết cũng nằm trong những cuốn sách leo núi rất đáng để đọc.

31081294750_1698cb9d31.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top