What's new

Hồi ức Tây Tạng và những con đường mây trắng

Mồng 2 Tết Nhâm Thìn - 24/1/2012

[video=youtube;5Vmtvpk2zU4]http://www.youtube.com/watch?v=5Vmtvpk2zU4[/video]

Nửa đêm nghe Lina hát bài Tibetan Plateau (Qing zang gao yuan) muốn ứa nước mắt.

Bài hát hát về những con đường vắt vẻo trên mây trắng
Về những đỉnh núi tuyết phủ ngàn năm nối tiếp nhau
Về những đôi má cô gái Tạng đỏ ửng
Về mùi trà bơ nóng hổi không cưỡng lại được.
Về cả món ăn nấu bằng phân bò phơi khô không nuốt nổi.
Về một mảnh đất xa lắm ... nơi tận cùng trái đất.
....

Tây Tạng, mảnh đất thật kỳ lạ. Khi ở đó khổ cực chỉ muốn về ngay, khi về rồi lại nhớ quay quắt.

Tôi cũng không rõ rồi mình có đủ dũng khí để xách ba lô quay trở lại những con đường đó hay không nữa bởi đó là cả một hành trình khổ cực, có khi nguy hiểm cả đến tính mạng. Nhưng một điều tôi biết chắc là ngay cả sau này, trong mơ tôi lại thấy mình bồng bềnh trên những con đường mây trắng nơi xa.

Tôi xin bắt đầu câu chuyện hành trình 27 ngày Tây Tạng - Nepal của mình và những người bạn bằng hình ảnh con đường ấy.

attachment.php
[/IMG]
 
Last edited:
Thủ phủ Lhasa là một thành phố sôi động. Ngoài khu trung tâm quanh Bakor Square vẫn còn giữ được nét hoang dã bản địa (Chắc dành cho khách du lịch), phần lớn thành phố đã bị Trung Quốc hóa.

Bức hình đầu tiên được chụp từ cung điện Potala xuống cái cục gọi là TƯỢNG ĐÀI GIẢI PHÓNG TÂY TẠNG TRONG HÒA BÌNH (Dịch từ tiếng Hán). Để có tượng đài này họ đã lấp đi hồ nước đẹp thiên thần trước mặt cung điện Potala và hai chữ hòa bình được vẽ bởi mạng của 200.000 Tạng dân.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Một câu hỏi ai cũng phải đặt ra khi lên kế hoạch đi Tây Tạng đó là CHỌN TOUR AGENT nào?

Số là chính phủ Trung Quốc không cho khách du lịch được đi lang thang một mình. Hay nói cách khác dân phượt không có cửa tự xưng "tao là ... phượt tử" mà bước chân vào đất Tạng. Mọi nơi đi đều phải có hướng dẫn viên đi kèm và xin phép trước. Hành trình của chúng tớ phải xin tới 6 loại giấy phép trong đó có những giấy phép du lịch do quân khu cấp.

Lâu lâu mấy anh béo có điều gì đó không vui lại ... cấm cửa không cần báo trước. Thế là bao nhiêu công sức chuẩn bị, xin nghỉ phép, mua vé đều đi toi.

Chúng tớ may mắn suốt chuyến đi không lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười đến vậy.

Đôi khi có những giấy phép được phiên dịch một cách "linh hoạt":

Như mọi đoàn du lịch khác, địa điểm Khyung Lung Valley nơi có Bon School, Thorling Monastery và Qulong Silver City là cấm cửa khách du lịch. Giấy phép ghi rằng TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NGỦ LẠI Ở KHYUNG LUNG VALLEY.

Chúng tớ phiên dịch là: TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NGỦ LẠI NHƯNG ĐƯỢC VÀO CHƠI TRONG NGÀY rồi biến ra. Thế là cả bọn có một ngày vui trong thung lũng đẹp tuyệt vời này.

Cũng may đoàn tớ có anh Guide tên John rất chịu chơi và chiều khách. Anh chàng nhất định bắt gọi là John chứ không phải tên Tạng cúng cơm của anh ta là Pema. Chân dung anh ấy đây

attachment.php


Và văn phòng du lịch của anh ấy

attachment.php


Khi liên lạc với FIT Snowland tớ thấy cảm giác họ rất chuyên nghiệp, Website lại hoành tráng thì cứ tưởng là Công ty to lắm. Ai dè có vài ba anh chàng lèo tèo ngồi trong cái văn phòng bé như tổ chim.

Nhưng sau toàn bộ chuyến đi kết luận là công ty này làm ăn uy tín. Quan trọng là họ đã dẫn nhiều khách Việt rồi nên biết chúng ta thích tắm và ăn nhiều rau.

Highly Recommended!
 
CHUYỆN BÊN LỀ SÔ 1: HỘI CHỨNG AMS VÀ TOILETE

Tớ đứng trên tầng 2 của cầu thang của Yak Hotel với ba lô trên vai và thở phì phò, mắt hoa lên, chân tay bủn rủn.

Đó là ấn tượng đầu tiên về AMS (Hội chứng sốc độ cao).

Độ cao của Lhasa là 3700m. Chưa quá cao nhưng đủ làm cho những người bay lên đấy như tớ có bài học đầu tiên về việc thiếu Oxy.

Bài tập leo 100 tầng mỗi ngày ở nhà bắt đầu phát huy tác dụng. Tớ chỉ cần leo chậm lại một chút là có thể thích nghi.

Yak Hotel là khách sạn 3 sao khá tươm tất. Nhưng chúng tôi lại phải ở phòng Dorm, không có toilet riêng. Và câu chuyện dài kỳ về phòng ốc bắt đầu từ đây.

HỠI NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM SẠCH SẼ, HÃY KIÊN QUYẾT YÊU CẦU TOUR AGENT ĐẶT PHÒNG CÓ TOILET RIÊNG BẤT CỨ KHI NÀO CÓ THỂ

- Bởi một người Tạng có thể tắm 1 năm một lần, đôi khi có người cả đời không tắm
- Bởi họ có thể cầm 2 cục gạch đi bất cứ núi đồi, xó xỉnh, thậm chí góc đường nào để làm Toilet. Tớ đã tận mắt chứng kiến các cô đang đi giữa đường ngồi thụp xuống lấy lấy váy chùm xung quanh và ... làm một cái
- Bởi nước nơi này quý đến nỗi đánh răng còn phải tiết kiệm (Dù nơi đây bắt nguồn 5 con sông lớn nhất thế giới) nên mùi hương của cái WC khiến ruồi cũng đã tuyệt chủng.

Những nhu cầu cá nhân rất tối thiểu trên tháp nhu cầu của Maslow đã làm chúng tôi cãi vã không ít lần và tốn nhiều tiền cho việc nâng cấp phòng lên loại có thể ở được hơn.

Tất nhiên sẽ có rất nhiều đêm không có lựa chọn khác. Hãy tưởng tượng chuồng bò ở quê bạn thế nào thì cái phòng nó cũng tựa như vậy (Đúng theo cả nghĩa đen và bóng vì người ta cứ ... ấy bừa xung quanh phòng luôn).

Chân dung cái WC siêu kinh điển kiểu Tạng đại loại thế này:

attachment.php
 
Last edited:
Ngày thứ 3 trên đất Tạng: Chúng tớ đi thăm Cung điện Potala và Đền Jorkhang.

Chuyến đi đúng vào lễ hội sữa chua nên người thăm rất đông. Cung điện Potala chỉ cho phép khách du lịch tham quan đúng 60 phút và không được phép chụp hình. Nhóm nào chậm 1 phút bị phạt 100 tệ (Tệ thật)

Cung điện Potala ("tiếng Tạng:པོ་ཏ་ལ།" ) nằm ở Lhasa, Khu Tự trị Tây Tạng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã là nơi ở của Đạt-lại Lạt-ma (Dalai Lama) cho đến Dalai Lama thứ 14 chạy qua Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Ngày nay, Cung điện Potala là một viện bảo tàng ở Trung Quốc. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới

Chủ thể của cung Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645 thời kỳ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5. Phải mất hơn 50 năm mới hình thành quy mô công trình như hiện nay.


Người ta cho rằng Potala là nơi quan trọng và đáng xem nhất trong một chuyến đi Tây Tạng. Riêng tớ không khoái mấy tòa nhà to hay mấy cái tượng lớn lắm nên cũng thấy ... thường thường.

Potala nhìn từ lối đi lên

attachment.php


Lại gần hơn một chút

attachment.php


Cận cảnh

attachment.php


Những bức tường cổ kính

attachment.php


Lối lên cao vút

attachment.php


Mái hiên làm bằng gỗ và đất

attachment.php
 
Một chú mèo đang lim dim tận hưởng nắng sớm trên thềm cung điện

attachment.php


Và một cô mèo khác đến tán tỉnh, phá bĩnh

attachment.php


Gần đấy có một anh đang làm đỏm

attachment.php


Một chú mèo con cực kỳ dễ thương đang chơi đùa với cái đuôi của mẹ

attachment.php


Đôi vợ chồng Tạng đang nghỉ mệt

attachment.php


Và băng đảng của tớ cũng tranh thủ uốn éo

attachment.php
 
Cung điện cổ kính cũng có rất nhiều hoa. Những bông hoa li ti xinh xắn mọc trên tường cũ rêu phong làm tớ bắt đầu mơ tưởng đến cả một thảo nguyên đầy hoa ngoài kia.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Nụ cười bé cũng xinh như hoa

attachment.php


Cả bông hoa này cũng đang làm dáng trước ống kính.

attachment.php


Em Trung Quốc này cười với tớ mấy lần làm tớ bủn rủn cả chân tay. Đang định chạy lại làm quen thì một gã Zhong Guo khác chạy đến xì xồ làm tớ tưởng là chồng em ấy nên rút luôn. Ai dè sau này mới phát hiện ra chỉ là tay Photographer, tiếc ơi là tiếc.

attachment.php
 
Last edited:
CHUYỆN BÊN LỀ SỐ 2: KORA, "CHUYỂN LUÂN CHUNG" VÀ "NGŨ THỂ NHẬP ĐỊA"

Khó có thể tìm thấy một tộc người nào trên thế giới lại có niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ như vậy. Niềm tin mãnh liệt vào đạo Phật này có thể khiến những Tạng dân bình thường làm được những điều phi thường.

- Kora: Là một động tác đi trọn một vòng quanh một điểm linh thiêng để thể hiện sự thành kính.
Một số người đi một vòng quanh bửu tháp.
Số khác đi vòng quanh lâu đài
Số khác đi vòng quanh hồ chu vi gần 100km
Vài người đi liên tục 13 vòng quanh núi Kailash, mỗi vòng 52km ở độ cao trung bình 5000m

Cụ già này đang thực hiện Kora quanh Potala

attachment.php


- Ngũ thể nhập địa hay còn gọi là "Tam Bộ Nhất Bái": Người Tạng tin rằng sự thành kính của họ sẽ được chứng giám hơn nhiều lần nếu họ đi Kora kiểu "Ngũ thể nhập địa". Tức là cứ 3 bước lại nằm rạp xuống đất và vái một cái sao cho cả tứ chi và đầu đều chạm đất.

Một số người Tạng nói rằng trong cuộc đời họ phải thực hiện Ngũ thể nhập địa đủ 100.000 lần mới làm tròn trách nhiệm của họ với đạo pháp. Lịch sử Tây Tạng viết về vị Thánh tăng Hư Sơn đã thi triển Ngũ thể nhập địa từ Phổ Đà Sơn về Ngũ Đài Sơn với quãng đường 2500km

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


- Chuyển luân chung: Chuyển luân chung là một vật đúc bằng đồng có thể cầm tay và xoay được. Trên chuyển luân chung có khắc những bài kinh phạn.
Chuyển luân chung luôn đồng hành với tràng hạt và thần chú “Om mani padme hum” (úm ma ni bát mê hồng). Người Tạng tin rằng Chuyển luân chung chính là bánh xe chuyển kinh đến cho đức Phật chứng giám. Một người Tạng sinh ra từ bé đến khi chết xoay Chuyển luân chung bao nhiêu ... tỉ lần chắc cũng chỉ Đức Phật có thể biết được.

Một chiếc Chuyển luân chung

attachment.php
 
Last edited:
Great! Tuyệt! Mình cũng đi Chái nà vài chục chuyến nhưng lại rất sợ lên Tibet vì sợ độ cao.
Bạn có thể thông tin chi tiết thêm về cái vụ acute mountain sickness kia nhé. Có tăng huyết áp và nhức đầu không?
Chờ đọc bài của bạn.
 
Bài viết rất chi tiết và nhiều thông tin, dẫn chứng cụ thể, hấp dẫn. Thực sự quan tâm đến Tây Tạng và đọc về Tây Tạng bắt đầu từ bài viết này của bạn. Cảm ơn bạn chủ thớt và chờ những bài viết tiếp theo cũng như những hình ảnh đẹp của bạn.

p/s: Nếu không tập luyện leo cầu thang như bạn trước thì khi lên đó tình trạng sẽ thế nào? Liệu có trụ nổi và vẫn vui vẻ xinh tươi không? Đặc biệt là với các bạn nữ vốn không có sức vóc và không thể dục thể thao gì như các bạn nam?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,494
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top