What's new

Hai lần hành xác ở mũi Đôi

FBI cảnh báo: bài viết mang nặng tính thành tích, nên cân nhắc trước khi xem ;)

Đó là hai lần tôi đi tới mũi Đôi bằng cách nhảy đá men bờ biển và cũng là hai lần độc hành tới mũi Đôi. Lần thứ nhất vào tháng 3/2014 mất bốn ngày, lần thứ hai vào tháng 4/2017 mất hai ngày.

Để tới mũi Đôi, có nhiều cách đi; bạn có thể chọn cách đi tàu; có thể băng rừng, qua những đồi cát nắng cháy, luồn dưới rừng cây bụi đầy gai góc; hoặc có thể nhảy đá. Tôi thì chẳng chọn gì cả, đơn giản nó đến thì làm thôi (just do it). Con đường tôi đi đã được người trước đó gọi là đường ghềnh, tôi thấy chữ “ghềnh” ở đây có vẻ không đúng lắm nên tạm gọi là nhảy đá; có thể đi theo nhánh phía Bắc hoặc đi theo nhánh phía Nam. Nhánh phía Nam xuất phát từ bãi Na. Nhánh phía Bắc có thể xuất phát nhà chú Ba Thanh, dài hơn thì từ nhà chú Hai Châu, hoặc có thể dài hơn nữa.

Nhóm đầu tiên khai phá theo nhánh phía Bắc là nhóm fatjoe92 (Hoàng Minh Khôi) vào năm 2012, nhóm này đi nhảy đá và về bằng đường rừng. Sau đó, một số nhóm có khai phá theo nhánh phía Nam nhưng thông tin không công khai. Năm 2013, nhóm 7 người có nick facebook là Trung Pham, Chu Du (Nguyễn Tiến Hùng), Tuấn Lê, Rồng Ẩn Mình, Thích Ăn Chay (Tân Thanh Lê), Panda Panda (nữ duy nhất), Đỗ Lạ đã đi trọn hai nhánh trong ba ngày: đi nhánh Nam, về nhánh Bắc. Sự thành công của nhóm này đã khởi nguồn cho phong trào đi mũi Đôi toàn nhảy đá.

Mũi Đôi đến với tôi hoàn toàn tình cờ, khi tranduykts (Trần Duy) tạo topic “Cực Đông nhảy ghềnh, vờn sóng đêm trăng”; trước đó, tôi đã nghe qua về địa danh này nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Để luyện tập cho chuyến đi, Trần Duy đã khai phá ra cung leo Bà Đen mà bây giờ gọi là Đá Trắng. Trong chuyến luyện tập này, tôi vừa đi vừa ngủ do tối hôm trước phải làm việc đến gần 2 giờ sáng, sau đó chạy đi đón ôm rồi phi lên Tây Ninh, tới nơi là 5 giờ sáng, chỉ kịp chợp mắt chút. Vừa tự ái do bị Trần Duy nghi ngờ về sức khỏe, vừa để tranh thủ đi sớm để cuối tháng 4 tham gia chuyến leo Fansipan từ Lai Châu (chuyến này cuối cùng tôi không đi được) nên tôi quyết định nhảy đá một mình vào tháng 3/2014.

Tháng 9/2015, nhóm Tran Minh Tuyen (mrlonely909) mất một ngày để nhảy đá từ bãi Na ra mũi Đôi nhưng sau đó không đủ sức phải về bằng đường rừng. Nghe nói đầu năm 2016, nhóm Tran Minh Tuyen đi trọn 2 nhánh trong 15 giờ, xuất phát từ bãi Na, không rõ điểm kết thúc ở nhánh phía Bắc. Tin này đến khiến tim tôi lại rộn ràng, lại muốn thử sức một lần nữa. Nhưng cũng phải hơn một năm, tôi mới có thể thu xếp cho chuyến đi thứ hai này, tháng 4/2017.
 
Sau bữa trưa đầu tiên, tôi tiếp tục công cuộc hành xác, lúc đó khoảng 1 giờ chiều. Lại một chuỗi các bước đắn đo tìm lối đi, lấy đà, nhảy, đắn đo tìm lối đi, bám đá, đu lên, đu xuống. Thời điểm nghỉ ngơi luôn là lúc sảng khoái nhất của hành trình.

attachment.php


Đằng xa có phiến đá thật bằng phẳng, tôi zoom ống kính lại gần. Có vẻ như khối đá không cùng loại granit với các khối đá khác. Ngủ ở đây thì thật là tuyệt, nhưng có vẻ còn quá sớm để nghĩ đến điều đó; lúc này chắc khoảng 2 giờ chiều hoặc cũng có thể là trước giờ nghỉ trưa.

attachment.php


Không gian thật khoáng đạt, đê mê.

attachment.php


Đôi khi, lối đi của tôi lại là một khe hẹp thế này.

attachment.php


Trên đầu nắng, dưới chân sóng đánh liên hồi như trống trận. Các tảng đá ướt là ngôi nhà lý tưởng của cơ man nào cua và cá lác (cá thòi lòi).

attachment.php


attachment.php


Nhìn những chú cá này tôi lại nhớ đến những ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng được ra sông chơi. Nhà tôi ngay sát sông nhưng bố mẹ hạn chế cho ra, vì sợ chết đuối; mãi cuối năm lớp 8 mới được đi tập bơi ở bể bơi có huấn luyện viên. Thế giới ở bờ đê ngăn con sông với khu dân cư thật là thú vị. Những lúc nước sông xuống thấp, bùn nhiều là lúc cá lác đua nhau nhảy nhót trên bùn hoặc bám vào những cây cói. Chúng tôi thường rón rén, cố gắng chụp chúng nhưng thường là không thành công, chúng rất tinh, phóng ngay xuống nước hoặc đi chỗ khác. Người lớn thì bắt chúng bằng bẫy bằng tre, cắm xuống bùn. Tôi thì chưa được tận mắt chứng kiến chúng đánh nhau nhưng được nghe nói giữa chúng thường xuyên xảy ra chiến trận để tranh giành lãnh thổ, nên mới có câu “võ mồm con cá lác”. Tôi không hiểu sao, câu đó lại biến thành “vỡ mồm con cá lác” để chỉ tình huống không đỡ được. Hồi nhỏ, chúng tôi chỉ bắt chúng để chơi hoặc làm mồi câu cáy, ếch nhái, chão chuộc. Giờ thì chúng trở thành đặc sản rồi đó.
 
Nói chung, trong ngày đầu của chuyến đi lần đầu, đường đi không có quá khó. Chỉ thi thoảng có những chỗ, tảng đá tiếp theo hơi cao, bề mặt lại dốc, tôi phải quăng ba lô lên trước, rồi rướn người bám lên sau. Lúc này nếu lựa chọn một đường đi khác thì mất khá nhiều thời gian để cân nhắc, đi vòng lại mà chưa chắc đường khác lại dễ hơn. Cứ tiến lên thôi, sẽ có đường đi, leo lên hoặc chui xuống. Cũng có đôi khi, bạn chỉ cần đi lệch cao hơn hay thấp hơn một tảng đá thì đã dễ hơn hay khó hơn rất nhiều.

attachment.php


Mặt trời ngả dần về hướng Tây, tôi nhìn lại con đường mình đã vượt qua, lúc này khoảng 4 giờ chiều ngày thứ nhất.

attachment.php


Phía trước có vật lạ, sản phẩm của nền văn minh trên con đường hoang sơ này.

attachment.php


Hình ảnh khi đến gần.

attachment.php


Những gì còn sót lại của một chú cua, không rõ sao chú ta lại có mặt ở đây được. Ở đây khá cao so với mực nước biển để chú có thể bị đánh văng lên đây. Có thể chú là nạn nhân có liên quan đến sản phẩm của nền văn minh kia.

attachment.php


Đã khoảng 5 giờ chiều, mặt trời hạ xuống sau rừng cây bụi cùng những tảng đá lô nhô, tôi tạm dừng chân trên một phiến đá đủ rộng, dựng lều và nghỉ ngơi. Phiến đá không bằng phẳng lắm nhưng chả biết phía trước có được chỗ nghỉ tốt hơn không nên thôi thì cứ hưởng thụ cái đã. Trong lều, tôi trải tấm chiếu du lịch nằm cho đỡ đau lưng, rồi bắt đầu thoát y. Buổi tối trong lều khá oi bức, tôi tháo hẳn miếng che mưa trên mái lều ra, mở cửa lều, chỉ để cửa chống muỗi, mà vẫn thấy khó chịu. Chui ra khỏi lều, tôi hứng lấy từng cơn gió biển nhưng cũng chẳng ngồi được lâu, lũ muỗi vo ve bắt đầu chuẩn bị buổi đại tiệc mà lâu ngày chúng mới được thưởng thức. Từ khi đi biết đi bụi đến tối hôm đó, tôi khá xa lạ với các loại kem chống muỗi và côn trùng, luôn coi việc sử dụng chúng là yếu đuối, chỉ dùng cho chị em phụ nữ, giờ mới thấy việc cần thiết của những sản phẩm đó. Lại chui vào lều nằm, tôi treo chiếc đèn pin đội đầu lên đỉnh lều. Một mình ở không gian thế này, con người ta cảm thấy thực là cô đơn. Đây là chuyến đi bụi độc hành đầu tiên của tôi.

Khoảng 8 giờ tối, có tiếng ca nô ngay gần bờ, tôi vội tắt đèn pin. Khẽ nhìn ra, một vầng sáng quét qua quét lại trên mặt biển. Chiếc ca nô đảo qua đảo lại vài vòng. Tự dưng, tôi nghĩ đến hải tặc. Đó cũng có thể là một chiếc tàu đánh cá đêm. Hoặc, có khả năng hơn là tàu của bộ đội biên phòng hay cảnh sát biển. Dù thế nào, tôi nghĩ tốt hơn hết là giữ yên lặng. Tôi thấp thỏm lo ánh đèn không mời kia quét lên trên phiến đá nơi tôi dựng lều, màu sắc chiếc lều khá sặc sỡ để nhận thấy qua ánh đèn. Tôi cứ nằm thao thức, chập chờn rồi ngủ lúc nào không hay. Đến khoảng nửa đêm, cảm thấy gió lạnh, tôi trở dậy mặc quần áo vào rồi quất một giấc luôn tới sáng.
 
Ngày thứ hai của chuyến đi thứ nhất bắt đầu khá trễ, đâu như gần 6 giờ sáng. Rục rịch chui ra khỏi lều ngồi một lúc mới quen được chỗ tá túc tạm thời. Thử ngắm nghía chỗ tá túc đêm qua nào.

attachment.php


Sau khi làm xong những thủ tục đầu ngày, tôi lại lôi lương khô ra nhá với nước. Khẩu phần một phong lương khô mỗi bữa không được sử dụng hết, tôi bỏ trở lại ba lô, phần bụng lẽ ra lấp đầy bằng đồ ăn thì tôi thay nó bằng chút đỉnh nước. Mặt trời đã không còn ở đường chân trời nữa mà nhô lên khá cao, các tàu cá đã ra trở lại nhịp điệu hàng ngày từ lâu.

attachment.php


attachment.php


Thử độ đen tối của bạn: hãy nói cho tôi biết, các bạn nhìn thấy cái gì ?

attachment.php


Liệu đây có phải là sản phẩm của nước ? Nếu đúng thì chắc chắn phải trải qua một thời gian rất rất dài. Nhưng nếu nước bào mòn, hòa tan đá thì các cặn lắng sau khi nước bốc hơi biến đi đâu ?

attachment.php


Thu dọn xong lều, gần 7 giờ sáng mới xuất phát được.

attachment.php
 
Nhìn lại lần nữa về phía bãi Na.

attachment.php


Lại vẫn là sản phẩm của nền văn minh. Trong chuyến đi thứ hai, tôi cũng gặp lại hình ảnh này; đã ba năm qua, chúng nằm ở đây và không biết còn đến bao giờ nữa.

attachment.php


Sóng dưới chân vẫn đánh thùm thụp dưới chân.

attachment.php


Tôi đang nhảy trên những tảng đá dưới thấp. Tại đây, nước biển theo từng con sóng đánh tung lên, gây ướt bề mặt đá. Con đường đang êm dịu bỗng trở thành đường cụt, tảng đá phía trước khá cao so với tảng đá tôi đang đứng. Đang chưa biết làm thế nào, tiến một chút nữa, tôi thấy phía bên trái có một khe hẹp. Khe này chỉ vừa người đi khiến cả ba lô lẫn chiếc lều giắt ngang ba lô của tôi bị giắt lại. Buộc lòng tôi phải sử dụng dây, một đầu cột vào ba lô, đầu kia cột vào thắt lưng. Theo khe hẹp đó, tôi đi lên trước rồi dùng dây kéo ba lô lên sau.

attachment.php


Nhìn kỹ lại khe hẹp.

attachment.php


Trong chuyến đi lần thứ hai, tôi không gặp chỗ này, có lẽ do đã đi ở những tảng đá cao hơn. Tảng đá chỗ tôi trèo lên khá lớn nhưng hơi dốc, trơ trọi dưới ánh nắng gay gắt gần trưa, lúc đó gần 11 giờ ngày thứ hai. Nhìn ra một con tàu gần bờ với hai ngư dân trên boong, tôi ngẫm nghĩ, không biết họ có thấy tôi hay không, nếu có thấy không biết có nghĩ cái thằng khùng này đang làm gì lúc nắng gay gắt thế này không.

Thu dây về, bỏ vào ba lô, nhảy được vài bước thì tôi lại phải sử dụng đến nó. Tảng đá tôi đang đứng khá cao so với tảng đá phía trước. Độ cao khoảng 1,6 – 1,7m vốn chả có gì ghê gớm, hoàn toàn có thể phi xuống được nhưng tình huống này lại không được như thế. Tảng đá phía trước có bề mặt dốc, tôi e ngại nhảy xuống có thể gây trật khớp. Lại cột dây, tôi thả ba lô xuống trước. Không dám nhảy, tôi tì lưng vào tảng đá rồi từ từ tụt xuống. Phần gấu áo thun ngoài tuột ra khỏi lưng quần, may mắn là còn lớp áo ba lỗ bên trong giữ cho lưng khỏi chà xát trực tiếp với đá, nếu không tất sẽ có đổ máu.

attachment.php


Sau hai lần phải sử dụng dây liên tiếp, tôi quyết định không tháo đầu dây cột ba lô, chỉ thu đầu kia lại, nhét vào ba lô rồi cứ thế tiếp tục hành trình.
 
Một bãi cát dài bỗng xuất hiện, thay thế cho con đường đá lô nhô. Phía bên trái, một ngôi miếu ẩn hiện sau những hàng cây thấp. Phía sau đó là một ngôi miếu nhỏ hơn. Tôi quăng ba lô ra cửa miếu chính, tranh thủ nghỉ ngơi. Lúc đó khoảng 11 giờ 15 phút sáng ngày thứ hai.

attachment.php


Ngôi miếu phía đằng sau.

attachment.php


Còn quá sớm để nghỉ trưa nên tôi lại tiếp tục lên đường.
 
Trong chuyến đi thứ hai, tôi đến miếu lúc khoảng 11 giờ 30 phút. Tôi quyết định nghỉ trưa ở đây nên nghiêng ngó đôi chút.

attachment.php


Trong miếu, vương một mẩu da rắn lột, trông còn khá mới.

attachment.php


Đồ vật ở miếng trông khá hoang tàn. Nải chuối trên bệ thờ đã bị ăn gần hết; phần bóc vỏ chắc chắn do người ăn, còn phần nguyên vỏ, có thể do rắn ăn.

attachment.php


Trước cửa miếu trông cũng chẳng khá hơn. Cốc đựng hoa đổ nghiêng, bát nhang không còn nằm đúng vị trí của nó nữa.

attachment.php


Dựng đứng lại mọi thứ, tôi thắp ba nén nhang cho cho ba bát nhang, hai trước cửa và một ở trong mà quên béng cái miếu phía sau. Bát nhang chính, tôi đốt thêm một điếu thuốc lá, cắm vào chân nhang cũ. Phủi cát trên nền xi măng, tôi nằm dài trước cửa miếu, mặc kệ con rắn nào đó có thể lảng vảng quanh đây. Nỗi sợ lớn nhất trong các chuyến đi vào nơi hoang dã của tôi là rắn cắn và ong đốt. Vì vậy, trong các chuyến đi, tôi thường mang theo hùng hoàng để trị rắn cắn; nhưng chuyến này, để tiết giảm trọng lượng hành lý, tôi đã mạo hiểm để nó ở nhà.

Mái của ngôi miếu.

attachment.php


Zoom gần hơn.

attachment.php


Nằm một chút, tôi nhỏm dậy, đi ngó nghiêng. Phía hông của miếu có một vệt trông như đường mòn nhưng tôi không có thời gian để kiểm tra kỹ hơn. Phía trước của miếu nhỏ, có một cây bàng với thân rất kỳ dị. Nó có hình chữ H với một bên thân có gốc khô héo nhưng phía trên thân đó vẫn đầy những cành cây với lá xanh um.

attachment.php


Hồi còn đi học phổ thông, trong sân trường tôi cũng có vài cây bàng và rất nhiều cây phượng vỹ, cây ba đậu/ bã đậu (mà khi đó, chúng tôi thường gọi là cây gạo). Chúng tôi hay lấy lá bàng làm mũ cánh chuồn, đội lên đầu, bắt chước các quan văn ngày xưa. Cột cuống hai lá với nhau, lá thứ ba cột cuống vuông góc; rồi uốn phần mũi của cả ba lá lại, dùng que tăm xỏ lại, thế là có phần mũ chính. Thêm hai lá nữa, thế là đã có một chiếc mũ cánh chuồn vô cùng oai vệ. Trên cây bàng, rất nhiều sâu róm đáng sợ nhưng quả bàng thì lại vô cùng tuyệt vời; chúng tôi hay nhặt quả bàng chín vàng rụng, ăn phần thịt quả bên ngoài, lấy gạch ghè vỡ hạt, ăn phần nhân bên trong.
 
Tản mạn một chút về rắn.

Như đã nói ở trên, trong các chuyến đi vào nơi hoang dã, tôi sợ nhất là bị rắn cắn và ong đốt. Với ong đốt, tôi chưa đọc được biện pháp chống chọi nào khả thi. Còn với rắn cắn, tôi thường mang theo một bịch hùng hoàng.

Hùng hoàng là một loại khoáng vật tự nhiên, ở dạng bột hoặc cục, có màu sắc từ đỏ, da cam đến vàng, là hợp chất của asen và lưu huỳnh. Hùng hoàng độc, khi gặp nhiệt độ cao, giải phóng chất độc thạch tín (ngày xưa hay dùng để đầu độc). Khi bị rắn cắn thì bôi bột hùng hoàng vào vết cắn, tài liệu y học chỉ nói vậy, không rõ còn thêm thao tác gì không. Hùng hoàng cũng có thể dùng để đuổi rắn rất công hiệu. Để mua hùng hoàng, có thể đến các tiệm thuốc bắc, hỏi “hồng hoàng”. Một số thông tin trên mạng cho rằng lưu huỳnh có thể đuổi rắn, tôi nghĩ đó là nhầm lẫn.

Tôi không nhớ rõ đã đọc ở đâu là có thể dùng thuốc lào trị rắn cắn. Nhai một nắm thuốc lào, nuốt lấy nước, bã đắp vào vết cắn.

Một số loại cây cũng áp dụng tương tự thuốc lào, chẳng hạn cây đơn kim. Cây đơn kim, còn gọi là đơn buốt, quỷ châm thảo thuộc họ cúc; bị rắn cắn thì nhai lá, nuốt nước, bã đắp. Khi tôi còn nhỏ, thường cùng bọn trẻ trong xóm ra bờ đê chơi, ngắt phần có gai móc (mà tôi chả biết gọi là gì) đem ném nhau như phi tiêu. Chúng có gai móc nên bám chặt vào quần áo, chúng tôi nói bậy là quần áo mày dính toàn lông l*n.

Trong cuốn Sinh tồn nơi hoang dã của Phạm Văn Nhân có đề cập đến vài phương thuốc ngoại khoa trị rắn cắn. Bắt 7 – 9 con rệp nuốt sống với nước sôi để nguội, đồng thời, bóp nát vài con bôi vào vết cắn. Hoặc dùng dịch âm đạo của phụ nữ bôi vào. Tác giả khẳng định đã tận mắt thấy 3 người được cứu bằng những phương pháp này. Phương pháp sau xem chừng không khả thi; chả lẽ dắt theo cô bồ, đến lúc bị rắn cắn thì bảo: em cho anh ấy ấy hay em ấy ấy để anh chữa rắn cắn à :D
 
Rời miếu, tôi tiếp tục lên đường. Trong chuyến thứ hai, đó là lúc 1 giờ chiều. Tôi băng qua một bãi rộng những đá nhỏ, sỏi, cây bò trước khi tiếp bước công cuộc nhảy đá. Trong chuyến đầu tiên, tôi nhảy đá chừng 30 phút nữa rồi nghỉ trưa dưới bóng một tảng đá lớn. Lột hết quần áo ra, chỉ để lại cái quần xì cho khỏi nóng bức, việc quái gì phải ngại, có ai đâu nhỉ.

Ăn trưa, xong, tôi vừa nằm nghỉ, vừa ngắm mấy chú cá lác nhảy nhót dưới nắng. Thật kỳ lạ, những tảng đá ở nhánh phía nam hoàn toàn không có hà bám; trong khi đó, nhánh phía bắc thì có vô số vỏ hà bám vào, sẵn sàng cứa đứt chân bất cứ kẻ bạo gan nào.

attachment.php


Trời biển xanh, mây trắng, nắng vàng.

attachment.php


Một ngư dân cưỡi thuyền thúng vào bờ. Anh nhìn tôi; tôi, lúc đó có độc chiếc quần xì trên người, nghĩ không biết anh cho tôi là một thằng điên không.

attachment.php


Zoom gần một chút. Không rõ anh vào bờ làm gì, lúc đó tôi không để ý lắm. Giờ mới nghĩ, có thể anh vào lấy nước ngọt; nếu vậy thì thật tiếc là tôi đã không để ý, bởi tôi vẫn chưa biết điểm có thể lấy nước ngọt ở nhánh phía nam.

attachment.php


Toàn cảnh (panorama lỗi).

attachment.php


Cố gắng chống lại cám dỗ của nền đá ẩm ướt, từng cơn gió mát rượi, tôi lại phải lên đường. 2 giờ chiều.
 
Last edited:
Nhánh phía nam có một nút thắt dễ làm nản lòng chiến sỹ. Một khe nước rộng, sóng đánh ầm ầm bên dưới. Cả hai lần đi, tôi đều không lưu lại tọa độ chỗ này, nhưng coi trên Google Maps thì có lẽ ở vị trí này.

attachment.php


Tảng đá này trông giống một chú cá hề ghê.

attachment.php


Phía đuôi của chú cá hề chính là đường thoát, trước đó cần đi theo đúng hình chữ U của khe nước.

attachment.php


Một hình ảnh thật không đẹp mắt chút nào. 01 vỏ chai trà Dr Thanh, 01 vỏ chai trà xanh 0 độ, 01 vỏ chai Revive của nhóm nào đó bỏ lại (hình chụp trong chuyến đi lần hai).

attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,565
Bài viết
1,153,733
Members
190,127
Latest member
roihoivaytay12
Back
Top