What's new

Bạn có bình chọn cho bài viết dự thi của ovuong không?

  • Votes: 10 100.0%
  • Không

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    10

ovuong

Người con xứ Nghệ
Nick thành viên: Ovuong
Địa chỉ email: [email protected]
Điện thoại: 0915.532.111
Tên bài dự thi: Hành trình kết nối đam mê

Những “chú ong già cỗi” đã hoàn thành hành trình nước Việt, mang hơi ấm tình người miền xuôi lên miền ngược lạnh giá.

Đánh thức đam mê

Đang cặm cụi làm việc, nghe tiếng “pạch pạch” của ai đó chạy vèo dưới đường, thò cổ ra nhìn thấy cậu bạn lướt vội qua để lại mùi khói “thơm lừng”, lại hí hoáy gõ bàn phím lách cách. Chuông điện thoại reo, cậu em vốn là dân “mê ong” hạng nặng ở Sài Gòn alô hỏi thăm tình hình và rụt rè xin ý kiến tư vấn về chuyến đi xuyên Việt kết nối bốn điểm cực đất nước, vượt tứ đại đỉnh đèo bằng chính chiếc Vespa cổ đã mấy chục năm tuổi. Mất gần 30 phút để nói cho nó hiểu cần chuẩn bị những gì, tình hình đường sá ra sao, lo sợ những trục trặc hỏng hóc dọc đường thế nào để rồi chốt lại câu cuối cùng nhỏ nhẹ “mày cho anh đi theo với”.

IMG_9256-001.JPG


Ba chú ong nhỏ cùng 5 thành viên đã đắm mình vào mùa xuân miền núi

Đã từng đi qua hết những địa danh trong kế hoạch cậu em đưa ra, lúc thì bằng xe máy, lúc bằng ôtô mà gần đây nhất là chuyến Autocar Roadtrip 2012 mà vẫn rất muốn đi, vẫn rất muốn được lên với núi rừng miền sơn cước xa ngái. Ngồi mơ màng nghĩ ngợi, ba chiếc Vespa mà vượt được dốc Bắc Sum lên miền cực bắc Lũng Cú rồi lại chinh phục Mã Pì Lèng huyền thoại, cố gắng nốt Ô Quy Hồ, qua luôn Khau Phạ, Lũng Lô nữa thì tuyệt quá chừng. Dáng vẻ cổ lổ sĩ mà điệu đà của các “em ong” khi khoe sắc giữa trời xuân miền núi, tiếng “pạch pạch” thong dong thả nhẹ giữa những con đường tít tắp, rồi những em bé miền biên giới, những phiên chợ, những mái nhà và con đường qua nơi xa đó, chỉ nghĩ đến thôi đã thấy nóng rực trong người dù ngoài trời, Hà Nội đang chịu đợt lạnh nhất trong năm.

IMG_9169.JPG


Từ miền đá Hà Giang qua miền Tây Bắc trùng điệp, liệu chúng tôi có hoàn thành hành trình...

Khi tôi đang ngồi gõ lạch cạch những dòng chữ này thì đâu đó trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, chiếc Sprint đang chinh phục nốt những cung đường cuối cùng. Ba kẻ hám xê dịch lại thêm hám “ong” đã không xuất phát cùng nhau, đã không cùng kết thúc, chỉ đi chung chặng đường chừng 2.000km của nước Việt mà thôi. Ba kẻ đó đã dùng 3 chiếc xe của mình, kẻ thứ nhất sử dụng chiếc PX 200E của thập niên 80 thế kỷ trước, kẻ thứ 2 sử dụng chiếc Sprint 1967, kẻ thứ 3 dùng chiếc Super 1966. Với hành trình lần lượt là kẻ thứ nhất và hai chạy từ Sài Gòn ra Hà Nội, hội ngộ kẻ thứ ba, rồi cùng nhau đi hết một vòng Đông Tây Bắc, chia tay tại Mộc Châu để kẻ thứ 2 tiếp tục một mình một ngựa ngược dốc chinh phục A Pa Chải, rồi xuôi về Sài Gòn đi miền Tây sông nước. Tổng quãng đường đi ít nhất là kẻ thứ 3 với 2.000km, kẻ thứ 1 là 4.000km, và kẻ thứ 2 là 8.000km. Tất thảy đều bằng những “chú ong” già cỗi đã mấy chục tuổi đời. Điều mà ở Việt Nam có lẽ chưa có bất cứ chiếc Vespa cổ nào chạy một hành trình dài, vượt qua nhiều kiểu địa hình, thời tiết, vùng miền như thế. Tôi vẫn hay nói với hai người bạn đồng hành đó là: Hành trình kết nối đam mê. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi muốn chia sẻ với độc giả một chặng ngắn trong suốt cả chuyến đi còn dang dở ấy. Đó là chặng đường 2.000km vòng quanh miền Đông Tây Bắc.
 
Ngày đắm say đêm căng mỏi...

Chúng tôi say đắm vẻ đẹp của mùa xuân vùng cao và căng mỏi khi đổ đèo đêm trong thời tiết mưa mù.

Chính thức khởi hành

Ngày 19/2/2013 đoàn chúng tôi chính thức khởi hành đi ngược dốc lên miền đá Hà Giang. Hà Nội tiễn chúng tôi bằng những cơn mưa phùn của mùa xuân. Ba chiếc xe nối đuôi nhau nhanh chóng qua cầu Thăng Long rồi lên Việt Trì và hội ngộ cùng một đoàn bạn ở Tuyên Quang.

Cung đường Hà Nội – Hà Giang đã quá quen thuộc, chúng tôi mải miết chạy theo quốc lộ 2 vốn đã xuống cấp do phải oằn mình chịu nhiều xe trọng tải lớn. Là con đường huyết mạch ngắn nhất để lên miền đá. Mặt đường xấu, nhiều ổ gà, có những đoạn gần như là bùn lầy làm tốc độ di chuyển của đoàn chậm lại khá nhiều, đến mức một thành viên của đoàn đã phải thốt lên rằng đi đường quốc lộ mà cứ như đi offroad vậy.

IMG_8953.JPG


Từng khúc cua dần bỏ lại

Qua thành phố Tuyên Quang chừng dăm chục cây thì đường đẹp hơn rất nhiều, lưu lượng người và phương tiện ít hơn. Con đường uốn mình qua từng sườn núi, hai bên là những cánh rừng với đủ màu của cây cỏ. Có những cây đã rụng hết lá chỉ còn trơ trụi lại cành gốc, có cây lại lên lộc non xanh mơn mởn, cũng có cả đào, mận nở rực cả một góc rừng. Khi gần đến Hà Giang, phía bên trái là núi, bên phải là dòng Lô lịch sử chảy chậm qua từng con thác nhỏ. Mùa này nước sông trong xanh đến lạ kỳ, một màu xanh ngọc bích của miền núi.

GOPR2182.JPG


Chúng tôi đi cao dần về phía Bắc của nước Việt

Hơn ba trăm ki lô mét đã bị chinh phục bởi vệt bánh của những “chú ong pạch pạch”. Thành phố Hà Giang đón chúng tôi bằng trận mưa rào thật lớn vào đêm khuya, cơn mưa như rửa sạch mọi thứ. Sáng thức dậy, đường phố trở nên sạch hơn, cây cối xanh non hơn. Không khí lạnh ùa về làm chúng tôi thêm phấn chấn, sau chầu ăn sáng bằng món bánh cuốn trứng đặc sản nơi đây. Ba chú ong lại nổ máy ngược dốc lên Đồng Văn.

Xuân miền núi

Mặt đường ẩm ướt bởi sương mù, những khúc cua tay áo, những con dốc cao dài mang lại nhiều phấn khích cho đoàn chúng tôi. Vespa cổ vốn sinh ra không phải để leo núi, để ôm cua đổ đèo. Nó sinh ra để đi đường phố, cũng dễ nhận ra điều đó bởi dáng vẻ cổ điển mang chút màu sắc quý tộc của nó. Bánh xe nhỏ, hệ thống phanh tang trống kiểu cũ, điều chỉnh số ở tay và đặc biệt không dùng xích đai truyền động làm cho mọi người nghĩ rằng nó không thể leo nổi những con dốc đầu tiên của miền cao nguyên là Bắc Sum. Nhưng thực tế, chúng tôi đã leo lên khá dễ dàng, sử dụng số hợp lý, cùng với xử lý côn đúng lúc làm cho chiếc xe lướt đi một cách êm ái. Tất nhiên, không thể so sánh tốc độ lên dốc của dòng 2 thì cổ lỗ sĩ này với dòng 4 thì như cào cào hay các dòng xe phổ thông hiện nay được.

IMG_8911.JPG


Hà Giang chào đón chúng tôi bằng những màn sương mù dày đặc

Từ dốc Bắc Sum ngược lên cổng trời Quản Bạ thực sự là thử thách lớn nhất của đoàn sau chặng đường hơn 2000km từ miền Nam ra đất Bắc. Suốt hành trình đó, hai thành viên đã chọn cho mình con đường Hồ Chí Minh lịch sử để di chuyển, cung đường khá đẹp với mặt đường nhựa phẳng mịn, không có quá nhiều khúc cua hay lên dốc. Trên lộ trình đó, hai chú ong đã rẽ vào đường tây Trường Sơn để thử sức mình một chút, xem như là “đề mô” cho những ngày sau. Gặp nhau ở Hà Nội, tôi hỏi hai thành viên rằng đi đoạn đó thế nào, họ nói rằng thích lắm vì được lên đèo xuống đèo. Để hôm nay, tôi vẫn hỏi hai bạn đó cảm giác ngược đèo thế nào thì nhận được câu trả lời là “phê quá anh ơi, bọn em say đèo mất rồi”.

IMG_8982.JPG


Chuẩn bị leo dốc Bắc Sum

Cổng trời Quản Bạ mù sương trong khi thung lũng núi đôi Tam Sơn lại hửng nắng nhẹ, điều đó làm cho tầm nhìn xuống thung lũng được xa hơn. Từ điểm dừng chân nơi lưng chừng đèo, có thể ngắm được cả thị trấn Tam Sơn nằm lọt mình giữa những triền núi đá bao quanh. Nổi lên rõ nhất là núi đôi cô tiên được tôn lên bởi xung quanh là những ruộng cải vàng trắng tím sặc sỡ. Có lẽ, ở miền xuôi. Xuân đến khi mưa bụi bay lất phất, chồi non bắt đầu nhú sau kỳ ngủ đông dài, lòng người khoan khoái hơn. Thì ở đây Xuân là những sắc màu đắm say của núi rừng.

IMG_9488.JPG


Hoa Gạo đâu đó đã nở sớm khi trời còn lạnh giá

Nếu như ở đoạn Quyết Tiến (Quạn Bạ) cả đoàn đã reo vang khi gặp bên đường là những cây đào cổ thụ nở đầy hoa thắm, trên đó còn động lại sương của buổi sớm mai thì đoạn đường từ Tam Sơn lên Đồng Văn làm cho chúng tôi khi khi nào “ngậm chặt miệng” lại được. Bởi một lẽ rằng, dường như cả mùa xuân đàng ùa về và đi theo ba chiếc vespa pạch pạch này vậy.

Từ Phố Cáo lên Sùng Là rồi qua Sà Phìn hai bên đường được tô màu sặc sỡ bởi sự đỏ thắm của đào rừng, trắng tinh khôi của mận, vàng rực rỡ của đám cả cánh đồng cải, và thật thiếu sót nếu không thêm vào đó là những ngôi nhà trình tường với hàng rào đá đã rêu phong theo tháng ngày. Có lúc tôi đã ngỡ rằng mình đang đi lạc giữa rừng hoa Anh đào của đất nước Nhật Bản vậy. Nhưng không phải, đó hoàn toàn là Hà Giang, là miền sơn nước nơi địa đầu cực bắc tổ quốc. Người dân tộc Mông cũng thật khéo léo và tài tình thật.

dyHrIgh6K-4_1yYsalxdbRo2hiy0Npu-7RyKHZPPJ6U=w600-h400-no


Chúng tôi cứ ngỡ mình lạc vào xứ sở thần tiên nào đó

Nếu họ chỉ trồng đào xung quanh nhà mình thôi thì cũng đã đẹp lắm rồi, bởi màu đỏ của sắc đào quyện với màu vàng của tường nhà, thêm chút khói bếp bay lên thật nhẹ trong sương mù nữa. Chừng đó thôi cũng đã khiến những kẻ lãng du qua đây phải ngã gục. Nhưng thật “ác” là anh họa sĩ người Mông này lại “vẩy bút quá tay” khi xen vào đó là những cây mận trắng, cả vườn cải vàng, cải trắng, cải tím nữa. Thử hình dung mà xem. Đỏ thắm của đào xen lẫn trắng tinh khôi của mận, sắc vàng tím của cái trước nhà…có anh họa sĩ nào vẽ nổi lên giấy những gam màu đó không? Dường như cả mùa xuân đất nước đang nằm hết ở đây vậy.

Từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, từ trầm trồ này đến hết lời khen khác. Chúng tôi đi qua những thung lũng đào mận như thế mà chẳng vội vã. Thả mình thật chậm, nghe rõ tiếng “pạch pạch” của những chú ong già cỗi, để cảm nhận rằng đất nước mình thật đẹp. Miền đá Hà Giang luôn là nàng tiên bí ẩn nằm nép mình nơi đây. Từng con dốc, cung đèo được vượt qua không khó khăn. Có lẽ liều thuốc cảnh sắc thiên nhiên đã làm chúng tôi phấn khích đến tột cùng mà quên đi rằng dốc lên Đồng Văn là quá sức với vespa cổ.

Đêm căng mỏi

Trời tối dần khi chúng tôi qua Sủng Là, bỏ lại đằng sau những thung lũng hoa sặc sỡ mà thanh tao, bỏ lại đằng sau những xúc cảm đến tột cùng khi cảm nhận về mùa xuân vùng cao. Trước mắt chúng tôi là hơn 20km đường đèo dốc trong đêm tối. Đã thế, Sà Phìn còn tặng chúng tôi màn sương mù dày đặc kèm theo mưa nhỏ. Dường như không ai chớp mắt nổi trong điều kiện thời tiết và đường xá như thế. Bên trái là núi đá cao dựng đứng, bên phải là vực sâu hun hút, chỉ còn con đường bé nhỏ ở giữa vắt vẻo theo từng triền núi. Và chúng tôi đã đi giữa con đường đó, đã ngược dốc lên Đồng Văn với sương mù dày đặc, với những cơn gió lạnh đến rung người vẫn thổi đều lên từ khe núi, với mưa nhỏ và cả đèn không quá sáng nữa.

IMG_1148.JPG


Dăm ba chiếc kẹo, cái bánh chia vội cho lũ trẻ bên đường

Quả thật, giờ thì ai cũng ngẫm ra rằng, vespa không dành cho đi đèo đêm chút nào cả. Đèn tối do sử dụng điện “ma vít” đã cổ lổ sĩ, bánh xe nhỏ, lại chở thêm nhiều đồ đạc, giảm xóc sau đơn đã cũ, máy lệch bên…tất thảy những điều đó làm cho việc điều khiển chúng trong tiết trời mưa mù rét trở nên “thú vị” hơn rất nhiều. Mắt căng mỏi, tay gì chặt, chân luôn thường trực đạp phanh, số đảo liên tục, côn cắt nhả liên hồi, toàn thân xóc nẩy khi qua ổ gà, đường rãnh…Để khi thấy ánh đèn vàng vọt nơi thung lũng Đồng Văn hắt lên thì cả đoàn chúng tôi vỡ òa sung sướng.

IMG_9579.JPG


Những chiếc khăn ấm cho lũ trẻ miền Đá

Chặng đường đèo dốc, mưa mù đã hằn vệt bánh vespa của chúng tôi. Ngoái lại nhìn, trời một màu đen của đêm miền núi nhưng ai trong chúng tôi cũng thấy cả thung lũng hoa đào mận trước mặt. Có lẽ nó đã quá in sâu vào tâm trí mỗi người mất rồi. Xuân vùng cao là như thế đó…

IMG_9612.JPG


Phố Cáo vẫn đẹp như mơ, mong những chiếc khăn sẽ làm mùa đông bớt lạnh

Đồng Văn đón chúng tôi bằng thời tiết hanh khô, không có mưa nhưng vẫn có một chút mù. Gió lạnh vẫn thổi từng cơn qua kẽ ngói còn hở của phiên chợ cũ đã nhuốm màu thời gian. Cả đoàn ngồi đó nghĩ về ngày tháng cũ với phiên chợ đã trở nên một phần của miền sơn cước này. Giấc ngủ không mộng mị sẽ là sức mạnh để ngày mai chúng tôi chinh phục cực bắc Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng huyền thoại…
 
Những chiếc khăn ấm

Những chiếc khăn, dăm ba chiếc kẹo từ cuộc hội ngộ ba miền đã đến được tay lũ trẻ miền đá.

Hướng về cực Bắc

Đồng Văn hôm nay lạnh hơn thường ngày do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. Sáng thức dậy, mở toang cửa sổ phòng mà ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì lạnh thì ít mà ngỡ ngàng vì sắc xuân nơi đây thì nhiều. Những cành đào, cành mận nở hoa rực rỡ tràn vào cả cửa sổ như muốn nói với chúng tôi rằng, còn rất nhiều ở ngoài kia nữa, còn cả mùa xuân biên giới đang căng tràn sức sống nữa.

IMG_9557.JPG


Miền Đá có bao giờ là chán?

Thả bộ chậm rãi dạo quanh thị trấn Đồng Văn nhỏ nhắn và yên bình. Rất dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà với cả vườn đào nở hoa đỏ thắm, mận nở trắng tinh khôi, còn cả trạng nguyên góp sắc chung hòa, thêm chút hoa đá và cải vàng nữa. Tất cả những điều đó chúng tôi bắt gặp ở mọi ngõ ngách nơi đây. Lên nghĩa trang liệt sỹ thị trấn viếng những anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất phên giậu nơi địa đầu tổ quốc này, những người bạn miền Nam của chúng tôi mới ngỡ ra nhiều điều về cuộc chiếc tranh biên giới 1979.

Hành trình hôm nay sẽ ngược lên Lũng Cú, nơi có cột cờ và cột mốc đánh dấu chủ quyền đất nước, nơi mà mọi người vẫn gọi bằng cái tên thiêng liêng là cực Bắc tổ quốc. Từ Đồng Văn chúng tôi lên đó bằng con đường tắt qua Ma Lé sau đó lại xuôi về Sà Phìn rồi trở lại.

GOPR2071.JPG


Những góc cua tròn xoe là đặc sản nơi đây

Con đường Đồng Văn – Ma Lé nhỏ nhắn nằm uốn mình qua sườn núi, qua những rừng thông xanh ngắt vẫn “hát” đêm ngày. So với đoạn đường từ Sủng Là lên Đồng Văn thì đường hôm nay không quá dốc, vì thế 3 chú ong chúng tôi thong dong thật chậm để có thể cảm nhận phần nào cảnh sắc nơi này. Phía bên trái là những mảnh rừng đầy màu sắc bởi màu đỏ vàng của mùa đông, màu xanh non mơn mởn của mùa xuân, xen vào đó cơ man nào vườn cải củ của bà con nơi đây tạo nên bức tranh sơn dầu tuyệt sắc. Phía bên phải là thung lũng, từng gợn mây trắng xóa bay qua làm ẩn hiện những ngôi nhà nhỏ được làm theo kiểu trình tường với mái ngói kiểu cổ.

IMG_0162.JPG


Nơi phố cổ Đồng Văn

Gần đến Lũng Cú thì chúng tôi thực sự cảm nhận được cái lạnh của phương Bắc, từng đợt gió thổi vù từ thung lũng thổi ngược lên kèm theo sương mù dày đặc với tầm nhìn chỉ dưới 5m, đâu chỉ dừng lại đó, con đường được làm ướt trở nên trơn trượt với nhiều khúc cua tay áo ngặt và gấp. Chúng tôi mò mẫm trong sương mù để tới cột mốc 419 đánh dấu chủ quyền lãnh thổ nước nước Việt. Ai trong đoàn cũng đứng nghiêm mình trước cột mốc thiêng liêng của tổ quốc. Từ đây, chúng tôi đi thêm chừng 5km nữa thì tới cột cờ Lũng Cú.

IMG_0104.JPG


Nhọc nhằn con đường lên miền cao nguyên

Lũng Cú hôm nay mờ sương, đứng trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đã không còn thấy những bản làng, nương cải, con đường lên mốc 422 như những ngày trời nắng nữa. Thay vì đó là cảm giác châng lâng khó tả khi chúng tôi đứng trước cột cờ với lá cờ thật to. Như một thành viên của đoàn đã phải thốt lên, từ bé tới giờ mới thấy lá cờ tổ quốc to như vậy. Cả đoàn làm lễ chào cờ rồi đứng lặng nhìn về bốn phía. Thi thoảng có cơn gió thổi mạnh gạt đi đám mù dày đặc kia để chúng tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp của miền đất nơi địa đầu này.

IMG_9929.JPG


Mùa xuân, mùa của hoa cải trên núi

Thời gian dường như trôi chậm lại bởi sự xúc động đến reo vang của những người bạn miền Nam lần đầu lên đây. Với tôi, dù đã lên đây đến cả hơn chục lần, song lần nào cũng mang lại cho tôi những cảm giác rất khác nhau. Dường như chẳng ai muốn xuống phía dưới kia để tiếp tục hành trình mà đều muốn ở lại đây lâu hơn nữa. Mãi đến hơn 2h chiều, tôi mới lên tiếng thúc giục mọi người xuống núi để về Sà Phìn kẻo trời tối.

Hội ngộ những người bạn Mỹ

Con đường từ Lũng Cú xuống Ma Lé rồi Sà Phìn thật đẹp, chúng tôi dự tính chỉ đi hết 1 giờ đồng hồ vậy mà cuối cùng phải đi mất 3 tiếng, bởi chốc chốc lại phải dừng lại vì vẻ đẹp của con người, cảnh sắc, cây cỏ nơi đây. Phần cũng vì dừng lại nhiều để chia kẹo cho lũ trẻ chúng tôi gặp ở vệ đường. Cứ như thế, khi đến được Sà Phìn cũng là lúc mà dinh vua Mèo họ Vương sắp đóng cửa tham quan.

IMG_0077.JPG


Chợ Sà Phìn ngày không phiên vắng lặng

Cô hướng dẫn viên Vương Thị Chở là hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo năm xưa đưa chúng tôi đi tham quan một vòng dinh thực này. Giọng nhỏ nhẹ, cùng cách thuyết minh khéo léo, mô tả rõ từng chi tiết và hiểu kỹ về lịch sử nơi này, tất thảy những điều đó làm cho cả đoàn say mê lắng nghe mà quên hết thời gian. Ai cũng ồ à lên vì những hiểu biết lịch sử ít ỏi của mình, vì những gì mảnh đất, con người và cả dinh thự này đã trải qua suốt chiều dài lịch sử của chúng.

Về tới Đồng Văn khi trời đã tối hẳn, cất vội đồ đạc chúng tôi đi tìm quán ăn. Ở đây, chúng tôi có cuộc gặp gỡ thú vị với hai người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi. Hai cô gái mới chỉ 23 tuổi sang Việt Nam du lịch lần đầu. Bắt gặp họ đang gặp khó khăn khi đứng trước quầy thức ăn, chúng tôi đã giúp đỡ và mời họ ăn cùng. Câu chuyện trở nên rôm rả hơn khi họ kể về hành trình đầy liều lĩnh của mình. Ai trong đoàn cũng ngạc nhiên và thán phục.

IMG_0114.JPG


Con đường chúng tôi đã đi qua

Trước khi đến Việt Nam, họ đã đi qua các nước khác là Lào, Campuchia, Thái Lan mà không hề dùng điện thoại, không dùng bản đồ, không dùng sách hướng dẫn du lịch, và không định hướng trước bất cứ điểm đến nào. Qua nước ta cũng vậy, xuống sân bay họ lang thang khắp Hà Nội để tham quan phố phường. Rồi nhảy lên xe bus ra bến xe Mỹ Đình, thấy chiếc xe khách đề tên Hà Giang vậy là họ lại lên xe. Cứ như vậy, lên Hà Giang lại mò mẫm bus để đến Đồng Văn.

Hai cô gái nhỏ nhắn với cách nói chuyện hóm hỉnh, nụ cười thật tươi. Một trong số họ là giáo viên dạy Yoga. Chúng tôi lắng nghe mà không biết chán về hành trình, về công việc thường ngày, về những điều họ trải nghiệm được trên nước Việt mình. Dường như thời gian của bữa cơm là không đủ để nói hết chuyện. Chúng tôi mời họ ghé quán cà phê Phố cổ, nơi mà dân du lịch lên đây thường ngồi.

IMG_9807.JPG


Có đủ cả mây trời và con trẻ

Ở đây, chúng tôi nghe họ reo vui khi nhìn thấy cảnh tượng trẻ em Việt Nam vẫy chào “hê lô” khi họ gặp chúng trên đường đi, nghe kể về cảm giác sợ hãi bởi con đường quanh co uốn mình hiểm trở, nghe kể một chút về cuộc sống, về con người và về cả quan điểm không ưa đất nước China của nọ nữa. Thật vui và thú vị, hết câu chuyện này lại đến câu chuyện khác được kể, được trao đổi đến khi cậu bé chủ quán nhắc nhở chúng tôi về vì quán phải đóng cửa. Tới tận lúc đó ai cũng giật mình bởi chưa biết tên của nhau. Vội vã ghi lại thông tin cá nhân như email, địa chỉ facebook… chào tạm biệt hai cô gái đến từ bên kia trái đất.

Những chiếc khăn ấm

Trải qua suốt hành trình từ Hà Giang ngược lên miền địa đầu cực Bắc, chúng tôi gặp rất nhiều lũ trẻ. Gặp cả lúc chúng ngồi bên vệ đường chơi, gặp cả khi chúng tôi đi vào bản, vào trường học nữa. Người bạn miền Nam của chúng tôi đã không biết nói như thế nào để diễn tả nổi cảm xúc khi gặp trẻ em miền cao này ngồi bên vệ đường suốt cả ngày, khi trên người chỉ một cái quần cộc và cái áo phông mỏng manh trong thời tiết giá lạnh của miền Bắc.

IMG_9852.JPG


Mong mùa đông bớt lạnh cho những nụ cười còn mãi tươi

Chúng tôi, ai cũng đủ quần áo ấm, giày tất, mũ bảo hiểm kín đầu, găng tay chống lạnh. Dừng lại chia kẹo cho chúng mà không khỏi chạnh lòng. Một túi khăn thật to mà chúng tôi chuẩn bị từ trước đã được chia đều cho chúng. Cái cảm giác run run vì bắt gặp những cái rung bần bật bởi trời lạnh của chúng khi tôi choàng chiếc khăn vào người cho lũ trẻ có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên. Từng bàn tay nhỏ xíu đầy bùn đất giơ ra với giọng nói tiếng kinh chưa rõ “cháu xin” khi hứng lấy nhúm kẹo nhỏ mà chúng tôi chia. Từng câu nói bập bẹ khi được hỏi về việc đi học, việc làm ở nhà, về cuộc sống hàng ngày. Tất cả những điều đó làm cho ai trong chúng tôi cũng nghẹn ngào.

IMG_9847.JPG


Chút tình người miền xuôi lên miền ngược

Giá mà xe của chúng tôi chở được nhiều đồ hơn để có thể phát hết cho toàn bộ lũ trẻ miền sơn cước lạnh giá này. Giá mà chúng tôi có hẳn một tháng trời chỉ để đi phát quà cho chúng. Giá mà có nhiều hơn nữa, những tấm lòng hướng về nơi đây, thì có lẽ trẻ em miền núi sẽ ấm lòng hơn rất nhiều.

Tạm biệt lũ trẻ, những ngoái đầu nhìn lại, chúng tôi lại lên đường…
 
Đắm Mã Pì Lèng say Lũng Phìn

Đắm Mã Pì Lèng say Lũng Phìn


Một trong tứ đại đỉnh đèo là Mã Pì Lèng đã được những chú ong chinh phục thành công.

Ngược dốc “lên trời”

Theo lộ trình của đoàn thì Mã Pì Lèng sẽ được chinh phục vào ngày hôm qua, nhưng do thời tiết sương mù cộng đêm tối làm chúng tôi quyết định chờ đến tận sáng hôm nay mới “dám bước chân vào”. Từ độ cao hơn 1000m tại Đồng Văng lên độ cao gần 2000m tại đỉnh đèo Mã Pì Lèng chỉ trong khoảng 10km đường quả thật là một thử thách nặng nề đối với dòng xe “sờ cút tơ” hai kỳ cổ lỗ sĩ này.

IMG_0290.JPG


Dốc Pải Lủng

Côn được cắt nhả liên tục, số phải đảo liên hồi bởi rất nhiều khúc cua tay áo rất ngặt, chênh lệch về độ cao giữa 2 góc cua rất lớn. Ai trong chúng tôi cũng căng mình ghì chặt tay lái để có thể điều khiển được chúng. Đã có không dưới một lần, chiếc Super của tôi lên đến nửa dốc, gặp ổ gà thế là “tụt hơi” luôn, phải dừng lại một lúc rồi mới tiếp tục hành trình.
Đối với những kẻ chạy xe 2 kỳ hoặc 4 kỳ dùng côn tay thì việc điều khiển nhịp nhàng côn và số là yếu tố quyết định thành công khi chinh phục những cung đường ngược dốc như thế này. Việc làm ngược lại có thể làm tổn hại nặng nề đến chiếc xe, đầu tiên là xe sẽ không đủ khỏe để lên dốc, thứ 2 là côn có thể bị cháy nếu độ tăng ga không đi cùng với độ nhả của côn, thứ 3 nữa là hộp số có thể bị hỏng do việc cắt côn sang số không chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ kinh nghiệm đi xe côn tay thì quả thực chúng là những “chú ngựa hoang” đã được thuần phục.

IMG_0280.jpg


Tôi yêu những hình ảnh như thế này

Chúng tôi chậm rãi nhích từng mét một để lên dốc, con dốc lớn nhất theo chiều từ Đồng Văn qua có lẽ là dốc Pải Lủng, dốc khá dài, uốn mình gấp khúc theo triền núi, xen qua cả những bản làng với đào mận nở rực. Bên cạnh là hồ treo nước dùng cho toàn xã. Ở xứ cao nguyên đá này, nước ăn uống và sinh hoạt luôn khan hiếm, bình thường bà con phải đi xuống tận các dòng sông, suối gùi nước lên. Nhưng sau này, nhà nước mình tiến hành xây các hồ treo trên núi thì việc tích trữ nước và cấp nước cho bà con được dễ dàng hơn rất nhiều. Từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy hồ treo trong xanh như những viên ngọc bích giữa lòng núi đá.

IMG_0451.JPG


Năm kẻ chúng tôi trên điểm dừng chân Mã Pì Lèng

Dừng chân tại điểm nghỉ giữa lưng chừng đèo. Nơi có thể nhìn bao quát xuống dòng sông Nho Quế và hẻm vực Tu Sản. Con đường đèo chạy dọc lưng chừng núi, khi nhìn chúng bạn có thể thấy chúng như là những sợi chỉ vắt ngang lưng trời vậy, bé nhỏ và vắt vẻo. Bên phải là những vách đá dựng đứng tạo nên cảm giác hùng vĩ. Phía dưới là sông Nho Quế như một dải lụa xanh uốn lượn qua từng kẽ núi tạo nên một bức tranh tuyệt sắc. Tô điểm thêm cho bức tranh thủy mặc tuyệt đỉnh đấy là những ngôi ngà nằm lưng chừng núi tạo thành điểm nhấn vô cùng ấn tượng, vẫn còn thiếu, những người phụ nữ đang “treo mình” làm nương rẫy giữa triền núi cheo leo.

IMG_0431.JPG


Dòng Nho Quế trong xanh

Từ nơi đó bạn có thể nhìn thấy cả con đường đi Xín Cái để xuống tận dòng sông. Bạn có thể thấy hẻm vực Tu Sản, là hẻm vực cao nhất và thẳng đứng nhất ở Việt Nam. Với chiều dài chừng hơn 1,7km và chiều cao khoảng 800m, chúng tạo nên vẻ hùng vĩ hiếm có cho vùng đất nơi đây. Có chăng vì thế mà khi xưa, bà con của hơn 16 dân tộc đã mất đến hơn 11 tháng treo mình nơi vách núi cheo leo để mở được con đường qua đèo Mã Pì Lèng này. Và như lời một người bạn là dân chuyên chụp ảnh trong đoàn nói rằng khi nhìn những bức ảnh tôi cho xem trước chuyến đi đã thấy hùng vĩ lắm rồi, vậy mà khi đến đây cảm nhận được bằng chính đôi mắt mình. Bạn nói rằng, vẻ đẹp ngoài đời thực của chúng còn gấp chục lần trong ảnh, máy ảnh không thể nào lột tả nổi nét đẹp của miền dốc ngược này.

Chậm rãi Lũng Phìn

Ngẩn ngơ bởi vẻ đẹp của cung đèo Mã Pì Lèng đã chiếm của chúng tôi mất hẳn cả buổi sáng chỉ đi được có hơn 20km. Còn cả chặng đường rất dài phía trước khi dự tính đêm nay sẽ nghỉ lại ở Hà Giang để ngày mai sang Bắc Hà (Lào Cai). Ngoái lại nhìn thêm nhiều lần nữa với những lời trầm trồ và tự nhủ sẽ đi lại nhiều nhiều lần nữa để khám phá hết những con đường nơi đây.

Chúng thôi nhích nhẹ ga cho xe trôi chậm về Mèo Vạc. Trên chặng đường đó, luôn thấy những em bé còn rất nhỏ ngồi chơi bên vệ đường vẫy tay chào “bai bai” mỗi lần chúng tôi đi qua. Hoặc những đứa trẻ chỉ 7,8 tuổi gùi trên lưng cả bó ngô to đùng. Dừng lại, chia cho chúng một ít kẹo, dăm ba cái bánh, cái khăn. Tôi đã thử nhấc bó ngô của một em gái học lớp 3 đang gùi, quả thực nó khá nặng, nếu là tôi mang trên lưng thì chắc cũng chỉ được chừng 100m là mỏi gục. Vậy là em phải đi theo sườn nương ngô để chặt, sau đó buộc chúng lại, men theo những con đường mòn ngược dốc lên đèo chính rồi lại leo dốc trở về nhà. Khi tôi hỏi nhà em đâu, em chỉ nhà em là cái nhà trắng trắng ở trên đỉnh phía bên kia ngọn núi. Cả đám chúng tôi nhìn theo tay em chỉ mãi mới thấy có một ngôi nhà như thế. Thấy xong ai cũng bảo rằng làm sao để lên được đó khi chả nhìn thấy đường đâu cả, và làm sao mà làm được ngôi nhà như thế chứ. Vậy là tý nữa thôi, sau khi chúng tôi đi, em lại mang trên mình cả bó ngô leo lên đó để kịp có chất đốt cho buổi chiều. Chỉ kịp dúi thêm cho em một nhúm kẹo nữa, chúng tôi lại lên đường…

IMG_0547.jpg


Đường về nhà

Qua thị trấn Mèo Vạc với đào nở thắm hai bên lối đi. Đổ đầy xăng, căn đúng tỷ lệ nhớt cho con dốc qua Lũng Phìn để về Yên Minh. Chúng tôi chậm rãi tiến về nơi đó. Qua Sủng Trà vẫn với rất nhiều những đào mận nở rực, chúng tôi tiến về Lũng Phìn nơi có món rượu ngô đặc sắc. Đã đi qua nơi đây bao lần, là chừng ấy lần tôi ghé vào một quán nhỏ nơi đầu chợ để ngồi giữa những nồi rượu đang tỏa mùi thơm ngào ngạt. Rượu là thức uống quen thuộc nơi miền núi đá lạnh giá này. Có lẽ, trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể nói hết được về phong tục uống rượu của đồng bào Mông nơi đây. Tôi chỉ nói một chút về rượu Lũng Phìn mà thôi.

IMG_0550.JPG


Món quà nhỏ

Khi bắt đầu bước vào địa phận xã Lũng Phìn là bạn đã có thể ngửi thấy thoảng trong gió mùi rượu ngào ngạt. Rượu ở đây được nấu từ loại ngô trồng trên núi đá và ủ với men lá bí truyền mà chỉ ở đây họ mới có. Hai thứ đó kết hợp với tài nấu rượu của bà con nơi đây đã cho ra thứ rượu ngô Lũng Phìn đã trở thành nổi tiếng khắp vùng. Tôi không phải là kẻ ham uống rượu và tuyệt đối không bao giờ uống rượu khi đang chuẩn bị điều khiển xe máy. Nhưng đi qua đây hơi rượu làm cho tôi chấng lấng đến lạ kỳ. Không làm cho tôi say mà lại say. Bóp nhẹ côn, trả về số thấp, tôi chậm rãi nhâm nhi cái hương thơm ngào ngạt đó. Hương của rượu quyện với hương của núi rừng làm cho ai trong chúng tôi cũng “chuếnh choáng”.

IMG_0561.JPG


Chú ong nhỏ của tôi

Dừng lại nơi dốc chữ M quen thuộc, ngắm nhìn cả con đường quanh co chạy men theo sườn núi. Con đường tạo thành hĩnh chữ M rất đẹp, chọn cho mình một mỏm đá khá bằng phẳng, tôi ngồi lên đó nhìn xuống cả thung lũng. Dăm ba ngôi nhà đang nhả khói lên trời, chắc họ đang nấu ăn cho bữa tối. Đằng kia là sặc sỡ váy áo của bà con người Mông đang cuốc nốt khu đất để kịp trồng ngô cho vụ sắp tới. Những đứa trẻ vẫn nô đùa bên đường và trước hiên nhà, trò chơi nhảy dây, chơi cù, cả những trò mà chúng tôi chẳng biết gọi tên là gì nữa…

IMG_0975.JPG


Đặc sản vùng biên viễn

Tất thảy những điều đó, làm chúng tôi chậm rãi hơn, một chút nghĩ suy về cuộc đời, về niềm hạnh phúc và sự yên bình. Mong cho ngô luôn tốt tươi và nhiều hạt, mong cho món rượu luôn đượm nồng, mong cho những đứa trẻ nơi đây được đến trường với đầy đủ quần áo ấm, mong cho…
 
Last edited:
Qua miền Tây Bắc

Tạm biệt cao nguyên, chúng tôi lên đường qua miền Tây Bắc với tham vọng chinh phục 2 đại đỉnh đèo.

Chào Đồng Bắc…

Theo lộ trình thì ngày hôm qua đoàn chúng tôi sẽ tới được Hà Giang. Nhưng do thời tiết sương mù và trời tối khá nhanh nên đoàn phải nghỉ lại ở Quản Bạ. Sáng thức dậy, ngó ra cửa sổ thấy những ánh nắng mặt trời đầu tiên ló ra sau ngọn núi. Đã mấy ngày rồi, chúng tôi mới được nhìn thấy ánh mặt trời rực rỡ như vậy. Như tiếp thêm sinh lực cho cả đoàn, vội vã tạm biệt cô chủ khách sạn tốt bụng với những câu chuyện lịch sử về vùng đất này, chúng tôi vượt cổng trời rồi xuôi dốc Bắc Sum tiến về Hà Giang.

Dốc Bắc Sum hôm nay khá quang đãng, có lẽ do trời nắng đã xua tan hết mây mù. Đứng trên đỉnh dốc ngắm xuống, cả con dốc dài chừng gần 10km này như một chú rắn khổng lồ đang nằm vắt mình qua triền núi. Người Hà Giang xưa có câu: “Dốc Bắc Sum, hùm Cán Tỷ, phỉ Đồng Văn” để nói về ba sắc thái của ba miền đất cao nguyên. Gài số thấp, thả lỏng tay ga, đoàn chẳng vội vã mà cứ từ từ thả mình theo “con rắn” khổng lồ ấy cho tới khi xuống tận xã Minh Tân nơi kết thúc con dốc. Những đứa trẻ vẫn ngồi vắt vẻo trên thành ta luy đường, những phút giây dừng lại chia cho chúng dăm cái kẹo, chúng tôi lại xuôi về…

IMG_8883.JPG


Chào tạm biệt Hà Giang

Từ Hà Giang, đoàn đi theo quốc lộ 2 ngược hướng về phía Hà Nội, đến ngã ba Bắc Quang thì rẽ phải theo quốc lộ 279 qua Yên Bình rồi ra Phố Ràng. Từ đó ngược quốc lộ 70 lên Lào Cai rồi Sa Pa. Dự tính ban đầu của đoàn là sẽ nghỉ lại Bắc Hà để ngày hôm sau đi một vòng đông bắc Lào Cai qua Si Ma Cai, Pha Long, Mường Khương nhưng khi chúng tôi hỏi những người dân nơi đây rằng đoạn đường từ Si Ma Cai lên Pha Long đã làm xong chưa thì nhận được câu trả lời là vẫn còn đang làm, xấu lắm. Tôi biết con đường đó bởi vì cách đây không lâu tôi đã có dịp qua. Đường đất gồ nghề, với nhiều ổ gà ổ voi rất lớn, cộng thêm trời hôm qua vừa mưa sẽ làm cho mặt đường trơn trượt, nhiều hố lầy. Điều này hoàn toàn không thích hợp cho những chú ong của chúng tôi, chúng chỉ thích hợp cho dòng cào cào địa hình mà thôi.

IMG_9512.JPG


Chào những con đường như sợi chỉ vắt ngang lưng trời

Quốc lộ 70 vẫn đông đúc xe cộ và người qua lại. Từng đoàn xe siêu trường siêu trọng, xe công ten nơ nối đuôi nhau ôm cua đổ đèo làm ai trong đoàn chúng tôi cúng kinh sợ. Không thể vội vã được, đoàn chúng tôi đi thật chậm, sát lề bên phải đường, và phải luôn giơ tay làm hiệu cho các bác tài lái xe tải đi chậm lại khi qua chúng tôi. Bởi con đường khá hẹp, lại có rất nhiều khúc cua liên tiếp nhau. Ai đó có dịp đi qua quốc lộ 70 nối từ Đoan Hùng lên Lào Cai thì chú ý thật kỹ nhé, luôn quan sát thật rộng để đảm bảo không có xe phía trước mỗi khi vượt, tuyệt đối không vượt ở các góc cua, gặp các xe siêu trọng thì luôn làm hiệu để họ nhường đường hoặc đi chậm lại. Nếu phải đi đêm con đường này thì luôn sử dụng đèn pha, cốt để ra tín hiệu cho họ không bật đèn pha khi đi đối diện mình. Tất thảy những điều an toàn nhất của việc di chuyển bằng xe máy phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhất khi qua con đường này.

IMG_9118.JPG


Chúng tôi qua miền Tây Bắc

Sa Pa chào đón chúng tôi bằng những cơn gió lạnh buốt thổi lên từ khe núi. Từ lúc còn cách đến cả 20km đã cảm nhận được một Sa Pa lạnh giá. Trời tối dần, trăng đã lên lưng chừng núi. Trăng của ngày rằm sáng trong soi đường cho chúng tôi lên đèo được dễ dàng hơn, và hơn thế chúng là người bạn đồng hành cho đoàn bớt cô quạnh. Cài số 3, ba chiếc xe nối đuôi nhau ngược dốc lên trong đêm. Không quá vội vã, từng cột mốc chỉ số km còn lại được đếm lùi dần cho đến khi đoàn nhìn thấy ánh đèn hắt lên từ thung lũng xuyên qua màn sương mỏng, ai cũng reo mừng vì đã chinh phục thành công. Đoạn đường của ngày hôm nay dài đến hơn 280km, đa phần trong đó là đèo dốc là một điều “phi thường” với những chú ong của chúng tôi.

GOPR4431.JPG


Tây Bắc nắng vàng rực rỡ

Quả thật, sau chặng đường Hà Giang, rồi qua Tây Bắc. Trong 3 chiếc xe của đoàn thì chiếc PX 200E tỏ ra là một đấng “đàn anh”. Với dung tích đến 200 phân khối, máy được làm lại mới hoàn toàn, cộng thêm sử dụng lốp bánh 10 (đường kính bánh xe là 10 inch) làm cho nó mạnh mẽ khi vượt dốc và êm ái khi lướt trên đường bằng phẳng. Thứ 2 có lẽ là chiếc Sprint đời 1967, không thua kém PX là bao nhiêu, cỗ máy của chiếc xe được mệnh danh là “vua nước rút” này đã giúp chúng bám đuổi PX một cách quyết liệt. Thứ ba là tôi với chiếc Super đời 1966. Sử dụng bánh 8 nhỏ nhắn, cộng thêm phải chở thêm người ngồi sau và hành lý khá nặng nề làm cho chú ong nhỏ nhắn này luôn là kẻ xếp thứ 3 trong hành trình. Nhưng cả đoàn cũng phải bất ngờ với việc leo dốc của nó, dù chở nặng như thế mà vẫn bám đuổi rất sát hai đối thủ hơn hẳn về mọi thứ kia. Tất cả những điều đó đã làm cho 3 chú ong luôn sát cánh bên nhau cùng vượt qua miền Đông bắc bí ẩn.

Hội ngộ những người bạn

Trên suốt hành trình hơn 5 ngày vừa qua, đoàn đã có dịp hội ngộ những người bạn cùng niềm đam mê “xê dịch”. Không hề quen biết, gặp nhau giữa đường, đôi khi là đang đi ngược chiều nhau, vẫy tay chào, ngoái lại nhìn biển số xe rồi gọi lên một tiếng. Thế là dừng lại, là bắt tay, là những câu chuyện rôm rả kể cho nhau nghe. Tôi vẫn nhớ rõ anh bạn tên là Thạnh khi đoàn gặp trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng. Anh là người con của đất Khánh Hòa, hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Khi tôi gặp, là lúc thấy anh một mình, một xe với biển số 65 đang lúi húi dừng lại để chụp ảnh hẻm vực Tu Sản. Dừng lại và hỏi chuyện. Anh kể tôi nghe về chuyến đi, xuất phát từ quê nhà hôm mồng 2 tết, một mình anh một xe chạy dọc miền đất nước từ miền Nam nắng ấm ra miền Bắc giá lạnh, rồi ngược lên miền Cao Bằng có thác Bản Giốc nổi tiếng, anh vòng theo đường Bảo Lạc rồi qua Mèo Vạc để lên Lũng Cú. Vội vã chi cho chúng tôi những chiếc kẹo gừng còn lại của mình anh bảo ăn đi cho ấm, ở đây lạnh quá. Lại chậm rãi bởi chất giọng miền Nam, anh kể về ước mơ suốt hàng chục năm ấp ủ của mình, từ khi còn là cậu thanh niên đến giờ đã có gia đình và con cái, đến khi tuổi đã ngấp nghé 40 anh mới thực hiện được chuyến đi xuyên Việt thực sự của riêng anh. Vội vã ghi lại thông tin cá nhân, chỉ cho anh tình hình đường xá và lộ trình tiếp theo, cái bắt tay nồng ấm thật chặt, chúng tôi tạm biệt anh và hẹn ngày gặp lại giữa Sài Gòn nắng ấm.

IMG_0490.JPG


Gặp gỡ những người bạn đến từ phương Nam xa xôi

Hay như cuộc hội ngội với người bạn trong hội Jeep Sài Gòn. Khi dừng chân tại Quản Bạ, lúc đang ngồi vệ đường để chờ nhận phòng khách sạn, thoáng nghe tiếng “pạch pạch” đâu đó vọng lại, rồi gần hơn là hai người trên chiếc xe Acma vụt qua, chỉ kịp gọi một tiếng thế là quay lại. Cùng ăn cơm và kể cho nhau câu chuyện về hành trình. Tôi mới biết rằng, bằng chiếc Acma “giả cầy” (thân xe Acma, máy xe Super) của mình, họ cũng xuất phát từ Sài Gòn hôm mồng 4 tết, chạy cùng đoàn Sidecar Sài Gòn ra đến tận Văn Bàn (Lào Cai) thì tách đoàn để chạy Hà Giang, do việc đoàn Sidecar chạy lên Bắc Hà rồi qua Xín Mần, đoạn đường đó là đoạn đường offroad nên Acma không chạy được. Tôi nghe họ kể về việc phải thay vài chiếc lốp trong suốt hành trình ra đây, việc họ phải dự trữ xăng như thế nào, việc phải điều khiển chiếc Acma giả cầy này làm sao để có thể leo được dốc Bắc Sum, cả việc họ sung sướng biết chừng nào khi chạm ngõ Hà Giang, chạm ngõ được Quạn Bạ và sắp tới là Yên Minh, là Lũng Cú, là Mã Pì Lèng, là còn nhiều hơn nữa những địa danh họ sắp đi qua. Trao đổi cho nhau những kinh nghiệm chạy dòng xe “sờ cút tơ” bánh nhỏ này cho chặng đường phía trước, những chỗ nào cần dừng lại, cần chú ý điều gì khi đi sương mù, đường trượt… chúng tôi lại tạm biệt nhau để kẻ ngược người xuôi.

Đã có lúc tôi nghĩ rằng hành trình của chúng tôi là hành trình kết nối đam mê…
 
Xuôi về xứ Mù

Ba chú ong nhỏ chinh phục thành công cung đèo cao nhất và dài nhất của nước Việt

Đuổi nắng Ô Quy Hồ

Sa Pa chào chúng tôi bằng phiên chợ buổi sáng chủ nhật rất riêng của miền Tây Bắc, phiên chợ được họp ngay trước khoảng sân nhà thờ đá. Từng đoàn người váy áo sặc sỡ, từng món hàng nhỏ được trao đổi, thật đúng như ai đó đã nói. Ở miền cao này, người ta đi chợ phần vì buôn bán thì nhỏ mà phần vì gặp gỡ trao đổi tâm tình thì nhiều.

Chúng tôi lên đường thẳng tiến Ô Quy Hồ. Là cung đèo thứ 2 trong tứ đại đỉnh đèo, với chiều dài gần 50km nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, là cung đường cao nhất của Việt Nam với độ cao trên 2000m. Lúc đoàn chuẩn bị xuất phát, Sa Pa bắt đầu mù sương, từng đợt sương từ các khe núi thổi hắt về thị trấn bé nhỏ, trong chốc lát người đã không thấy mặt người. Cả không gian chìm trong làn sương mờ ảo tạo nên cảnh sắc thú vị.

IMG_0142.jpg


Chào Sapa lạnh giá, chúng tôi về miền nắng ấm

Thác Bạc dần hiện ra trong sương, đoàn vẫn chậm rãi lên đèo, đoạn đường không quá dốc và chỉ cần dùng số 3 là đủ. Tuy thế màn sương vẫn bao phù dày đặc, ai cũng hi vọng khi qua cổng trời thì sẽ bớt để có thể ngắm trọn cả cung đèo phía dưới. Ai cũng mong nắng để nhìn thấy đỉnh Fan Si Păng cao 3143m được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương. Có nhiều lúc, mong ước có thể trở thành sự thật, qua thêm vài khúc cua nữa, chúng tôi thấy những tia nắng đầu tiên ló ra sau dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Nhưng dường như mây và nắng đang có một cuộc chiến, cuộc chiến dành quyền kiểm soát cả vùng đèo dốc này. Nắng được một chút mây mù lại sà đến làm âm u, nắng lại chiếu sáng hơn để đuổi mù đi, cứ vậy, “cuộc chiến” kéo dài cả ngày.

Vậy là công cuộc đuổi theo ánh nắng trên Ô Quy Hồ của đoàn bắt đầu. Bởi tôi hiểu rõ rằng, để ngắm được cả cung đèo tại điểm ngắm cách cổng trời chừng 500m thì phải thật nhanh và cần có chút may mắn nữa, nắng chỉ xua tan mây chừng 15 đến 20 phút rồi lại phải nhường chỗ. Vì thế mà đoàn phải cố gắng đến được đó đúng lúc nắng lên rực rỡ.

IMG_0311.jpg


Ba chú ong vẫn rất khỏe khi đưa chúng tôi vượt Ô Quy Hồ

Từng khúc cua được chinh phục, từng đoạn đèo dần bị bỏ lại đằng sau. Ba chú ong nhỏ tiến về phía trước một cách mạnh mẽ. So với cung đèo từ Lào Cai lên Sa Pa thì đèo Ô Quy Hồ có độ dốc như là cao hơn, đoàn đã phải dùng đến cả số 2 để leo dốc trong khi đêm qua chỉ dùng số 3 cho cả chặng đường, thật xứng danh là một trong tứ đại đỉnh đèo. Chúng tôi đến cổng trời thì sương dần tan, từ đây có thể thấy được đỉnh Fan Si Păng được bao phủ bởi một lớp mây trắng xóa tựa như bông. Cách đó 500m là điểm dừng chân, trời đang nắng dần, càng tiến lại gần thì mây mù càng tan ra, gió thổi mạnh từ khe núi phía dưới làm đám mù phải bay đi chỗ khác. Hiện lên trước mắt chúng tôi là cả cung đèo tuyệt đẹp phía dưới. Công cuộc đuổi nắng đã thành công.

Xuôi về xứ Mù

Chinh phục thành công đèo Ô Quy Hồ đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn tiếp tục hướng về xứ Mù Cang Chải. Chúng tôi rẽ trái ở ngã ba Bình Lư theo quốc lộ 32 về Than Uyên rồi từ đó xuôi xuống Mù. Phần đèo bên phía Lai Châu đang được sửa chữa lại nên khá xấu, lại có dịp để những chú ong già cỗi được offroad. Giảm xóc trước dạng “nhún kéo đẩy” tỏ ra rất hiệu quả nhưng không thể bù lại cho bánh sau với giảm sóc đơn kiểu cũ, chỉ cần qua ổ gà nhỏ mà tốc độ không được điều chỉnh đúng thì cả chiếc xe có thể nẩy tung lên. Cộng với việc đường kính bánh bé, diện tích bề mặt bánh lớn, cùng côn số ở tay làm cho chúng thực sự không phù hợp với địa hình này chút nào cả.

IMG_0258.jpg


Ô Quy Hồ - Cung đèo cao và dài nhất nước Việt

Sau chặng đường offroad đó, chúng tôi được bù lại bằng cung đường Bình Lư – Tân Uyên – Than Uyên – Mù Cang Chải là nơi để những chú ong thể hiện. Mặt đường nhựa phẳng mịn, không quá đèo dốc, mật độ phương tiện giao thông thấp, tất thảy những điều đó là điều kiện lý tưởng để thong dong. Trời về chiều, nắng vàng nhuộm cả con đường, nhuộm cả những cánh đồng, ngọn núi vừa mới được vỡ đất chuẩn bị cho vụ mới. Chúng tôi đi giữa thênh thang nắng, gió mát rượu thổi táp cả vào mặt như luồn hết vào người để lôi hết mọi mệt nhọc ra ngoài. Không quá vội vã, thả từng tiếng “pạch pạch” rất giòn vào không gian, từng tiếng một rất chậm và đều nhau tạo nên bản hòa ca của một chú “siêu ong Super”, một “chàng hoàng tử PX” và một “vua nước rút Sprint”.

IMG_0309.jpg


Còn gì tuyệt vời hơn là rong ruổi trên khắp nẻo đường đất nước

Mù Cang Chải mùa này đang đổ nước, từng thửa ruộng bậc thang đang được ngâm ải chuẩn bị cho mùa cấy mới. Nếu như mọi người chỉ chú ý đến xứ này vì những thửa ruộng vàng óng ánh trĩu nặng bông lúa mỗi mùa gặt về mà quên đi rằng, mùa đổ nước cấy lúa cũng là mùa rất đẹp. Do việc canh tác dựa chủ yếu vào nước trời nên có nương chỉ làm được một vụ trong một năm, chỗ nào nhiều nước thì có thể làm hai vụ. Nhưng đa phần, ruộng ở đây chỉ là được một mà thôi. Từ tháng 1 đến khoảng tháng 3 là thời điểm chờ mưa để có nước ngâm ruộng, cứ khoảnh nào có nước là cày là bừa để cấy lúa luôn chứ không chờ cho đủ nước tràn hết rồi mới gieo. Vì thế mà khi bạn đi qua đây vào mùa tháng ba, bạn sẽ thấy có những nương mạ non xanh mởn xen kẽ cả nương đang còn ngâm nước. Bạn sẽ thấy từng dáng người đang khom mình cấy lúa, cấy màu xanh, cấy sự no ấm cho mảnh đất gian khó này.

IMG_0567.jpg


Than Uyên nắng vàng như mùa thu

Lũ trẻ bên đường vẫn vẫy tay chào “hê lô” mỗi lần đoàn đi qua, dường như chúng nhầm tưởng chúng tôi là người “tây”. Những đứa bé hồn nhiên như cỏ cây, chúng có thể ngồi chơi cả ngày bên đường để nghịch đất, nghịch cát mà không khóc quấy đòi bố mẹ bế. Chẳng đủ quần áo mặc, cũng không đủ no ngày ba bữa mà sao chúng vẫn đẹp, nét đẹp thánh thiện. Mắt tròn to, má hây hây hồng, nụ cười tươi vô tư lự… dường như tất thảy mọi nét đẹp miền sơn cước này đã ẩn mình vào hết chúng rồi.

1013791_671925742823676_548645848_n.jpg


Xứ Mù chuẩn bị mùa đổ nước

Để hôm nay, chúng tôi đi, đi khắp mọi miền đất nước, đi để có thể tự hào nói rằng: Tôi yêu Việt Nam…
 
Đi về phía dòng sông

Vượt “sừng trời Khau Phạ”, qua Lũng Lô chúng tôi đi về phía dòng Đà giang huyền thoại.

Đại đỉnh đèo thứ 3

Chào tạm biệt xứ Mù đang mùa đổ nước với bức tranh ruộng bậc thang hai màu xanh vàng. Không phải là màu vàng của cả thảm lúa mùa gặt, mà chỉ là chấm xanh chấm vàng xen kẽ nhau. Chấm xanh là những nương lúa đang cấy dở, chấm vàng là thửa ruộng đang đổ ải chờ được tô thành màu xanh. Đứng trên đỉnh đèo Khau Phạ nhìn xuống cả cánh đồng Cao Phạ bạn sẽ thấy thật bình yên.

IMG_0708.JPG


Cánh đồng Cao Phạ đang vào mùa đổ nước

Bình yên trên những nương lúa mùa cấy, phía xa mờ kia con đường vào Lìm Mông cheo leo chạy vắt qua cả thung lũng rồi vút thẳng lên trời như con rắn khổng lồ nằm trên triền núi. Chạy dọc cánh đồng là dòng suối vẫn chảy bốn mùa, có cả những cây gạo đỏ rực hoa tô điểm thêm cho màu xanh của nương mạ. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy lom khom dưới kia là những chấm nhỏ với nhiều màu sắc khác nhau. Màu đỏ tím trắng của người phụ nữ cấy lúa thật nhanh, màu đen nâu của anh người Mông đang cày ruộng và be bờ giữ nước. Cả bức tranh mùa cấy hiện lên trước mắt chúng tôi, không cầu kỳ tô vẽ, không như bức ảnh đã xem trong bao cuộc triển lãm. Bức tranh thật của cánh đồng Cao Phạ đang hút hết ánh nhìn và dán chặt cặp mắt của mỗi ai qua đây.

IMG_0648.JPG


Ba chú ong chinh phục thành công đại đỉnh đèo thứ 3

Cung đèo thứ 3 trong tứ đại đỉnh đèo đã được chúng tôi chinh phục thành công. Khau Phạ trong tiếng Mông có nghĩa là “sừng trời” (chiếc sừng nhô lên tận trời) để chỉ độ hiểm trở của chúng. Đèo nằm giữa hai huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái với chiều dài chừng 30km trên độ cao hơn 1200m, vì thế khí hậu trên đỉnh đèo luôn mát mẻ, thường có sương mù dày đặc. Ngày đoàn qua đây chỉ kịp nhìn thấy biển mây trắng xóa từ đỉnh đèo phía xứ Mù, từng áng mây trắng tựa bông bồng bềnh dưới thung lũng. Nhưng khi lên đến đỉnh đèo và xuôi xuống phía Tú Lệ thì sương giăng kín, mù đến nỗi ba chiếc xe phải nối sát đuôi nhau để đi, bởi một lẽ rằng xe sau nhìn theo vết đèn hậu xe trước mà đi sẽ dễ hơn rất nhiều.

IMG_0668.JPG


Mây vờn người trên đỉnh Khau Phạ

Con đường qua đây thường xuyên bị sạt lở tạo nên nhiều ổ gà, bùn đất trơn trượt. Kỹ thuật để di chuyển những dòng xe côn tay bánh nhỏ trên địa hình này là đi thật chậm, sử dụng cả phanh bằng số và phanh trước sau, tuyệt đối không được cắt (bóp chặt) hết côn để xe trôi tự do khi xuống đèo. Sử dụng bóng đèn vàng để đi sương mù, sử dụng phanh sau theo kiểu “nhấp thả” mà không đạp hết phanh và giữ. Bằng những cách đó, đoàn chúng tôi xuống hết đèo một cách nhàn nhã.
Thả mình thật chậm, xuôi theo đèo Khau Phạ xuống Tú Lệ, rồi Nghĩa Lộ để từ đó theo quốc lộ 37 vượt đèo Lũng Lô qua miền Phù Yên. Con đường từ Tú Lệ về Nghĩa Lộ khá đẹp, đường nhựa phẳng mịn, góc cua không qua gấp, ít phương tiện qua lại. Một không gian tuyệt vời để ba chú ong của chúng tôi trình diễn. Lúc vút lên thật nhanh lấy đà lên dốc, lúc xuống lại thật chậm, côn không được cắt hết mà giữ ở mức vừa phải, đủ để thả vào khoảng lặng đất trời tiếng “pạch pạch” đặc trưng. Mùi khói thơm từ xe phía trước do anh bạn trong đoàn sử dụng loại nhớt thơm, mùi cỏ cây hoang dã, mùi của gió thoảng lên từ thung lũng đang cấy tạo nên chất kích thích kỳ lạ giúp cho ai trong đoàn cũng tỉnh táo và phấn chấn.

Đi về phía dòng sông

Đèo Lũng Lô bây giờ ít người qua lại, tại đỉnh đèo giáp ranh giữa Yên Bái và Sơn La chỉ còn lại một con đường đá cấp phối khá nhỏ được làm lại với độ dốc lên đến 16% bởi con đường chính đã bị sạt lở hết rồi. Không quá vội vã, dừng chân nơi đỉnh để có thể ngắm cả vùng đồi núi trùng điệp trong buổi chiều muộn, khi ông mặt trời đang ngấp nghé đi ngủ. Lũng Lô khi xưa là con đường huyết mạch trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng vạn người hành quân, hàng tấn gạo, vũ khí được vận chuyển qua đây để lên Sơn La rồi Điện Biên chi viện cho những trận đánh làm nên chiến thắng lịch sử 1954.

GOPR5187.JPG


Đèo Lũng Lô lịch sử

Đến ngã ba Mường Cơi, không rẽ theo lối về Thu Cúc mà đoàn lại đi theo hướng về Phù Yên, nơi có dòng sông Đà đi qua. Để có thể chạy hết con đường Phù Yên – Vạn Yên, con đường uốn mình theo từng vách núi của sông, phía bên phải là núi là nhà cửa của bà con người Thái, người Mường, phía bên trái là dòng Đà giang xanh ngắt một màu.

IMG_0783.JPG


Độ dốc lên đến 16%

Đã có nhiều dịp đi qua đây cũng như đi dọc dòng sông này, nhưng lần nào cũng đưa lại cho tôi cảm giác mới lạ. Con đường vắng lặng, chỉ có ba chú ong nhỏ “bay” thật chậm, gió từ sông thổi lên mát rượi, từng ngọn núi cao ngất khi xưa nay đã trở thành những hòn đảo nhỏ bởi sự dâng nước lúc ngăn đập thủy điện Hòa Bình. Toàn bộ nhà cửa, làng mạc sát dòng sông cũ đã được di chuyển lên tận đỉnh núi nhường chỗ cho nước. Đâu đó, trên dòng sông là những bè cá, là những ngôi nhà nổi, là con thuyền ngược xuôi chở gạo muối nhu yếu phẩm. Có khá nhiều bản làng hiện nay chỉ có phương tiện duy nhất để đi lại là thuyền. Thuyền đánh cá, thuyền chở hàng, thuyền chở người qua sông. Tất cả tạo nên bức tranh sông nước sống động nơi đây.

IMG_0791.JPG


Chào Lũng Lô, chúng tôi về xứ Mộc

Vạn Yên vẫn chưa có cầu, ước mơ về một chiếc cầu nối hai bờ quốc lộ 43 của người dân nơi đây vẫn phải chờ, phải đợi. Chẳng biết đến bao giờ mới có thể đi liền một mạch từ Phù Yên qua Mộc Châu mà không phải dùng đến những chiếc phà qua sông. Chúng tôi chạy miết theo con đường men men núi cho đến khi hết đường để đi, đó cũng là lúc đến bến Vạn Yên. Bến là nơi tập trung của thuyền bè qua lại hai bên sông hay đi ngược đi xuôi. Bến là nơi những lái thương dùng thuyền để mua nông sản của bà con.

IMG_0803.JPG


Dòng Đà giang huyền thoại

Chiếc phà cũ đã hoan rỉ theo năm tháng đưa ba chiếc vespa cùng chúng tôi qua sông. Từng đợt sóng vẫn vỗ ì oạp vào mạn phà tạo nên âm thanh thú vị, gió từ sông vẫn thổi mát lành. Trên cao, trăng của đêm 16 đã lên cao quá ngọn núi. Trăng soi sáng cho chúng tôi trên chặng đường từ đó về miền cao nguyên Mộc Châu. Con đường dài hơn 50km với nhiều góc cua tay áo khá ngặt, đi qua nhiều bản làng của người Mông, người Thái, người Mường. Từng ngôi nhà sàn đã đỏ đèn, bếp nhà ai cũng đang đỏ rực chuẩn bị cho bữa tối. Mùi khói bếp quyện mùi sương núi làm ai trong chúng tôi cũng lâng lâng.

IMG_0846.JPG


Chúng tôi đi về phía dòng sông

Những guồng quay cuối cùng dưới ánh trăng, đưa ba chú ong nhỏ về miền cao nguyên của đồi chè, của xứ hoa đào, hoa mận đang mùa khoe sắc.
 
Người về xuôi – kẻ ngược dốc

Hai trong ba chú ong xuôi về Hà Nội, kẻ “vua nước rút” còn lại lên đường chinh phục A Pa Chải.

Mộc Châu – cao nguyên thơ mộng

Trong suốt chặng hành trình qua miền Đông tây bắc, Mộc Châu là điểm dừng chân cuối cùng của ba chú ong trước khi về lại Hà Nội. Sau chặng đường gần 4000km, ba chiếc xe đã chứng tỏ được thực sức mạnh của mình. Leo đèo, vượt dốc, ôm cua, chạy đường trường, tất thảy đều đã in lằn vết bánh vespa cổ của chúng tôi. Không có quá nhiều hành trình như thế này được thực hiện, và cũng quá may mắn trong suốt chặng đường rất dài đó, ba chú ong không xẩy ra bất cứ trục trặc nào.

IMG_0919.JPG


Xứ Mộc Châu với những đồi chè xanh mượt

Mộc Châu đón chúng tôi bằng những cơn gió mát lành, bằng trăng 16 sáng vằng vặc soi suốt chặng đường từ bến phà Vạn Yên về thị trấn Nông trường. Để rồi từ đây, sáng mai thôi, ba chú ong sẽ tách làm hai. Chú Sprint (vua nước rút) cùng một thành viên của đoàn sẽ lên đường đi ngược Sơn La rồi vượt Pha Đin, lên Điện Biên, từ đó bắt đầu hành trình chinh phục cực tây A Pa Chải của đất nước. Chú PX và Super sẽ xuôi Thung Nhuối Thung Khe về thủ đô yêu dấu.

IMG_1002.JPG


Chúng tôi đi trong niềm vui tuổi trẻ

Đón như thế nào thì tiễn đi như thế, sáng cao nguyên bầu trời dường như trong hơn mọi ngày, từng đám mây nhỏ điểm tô cho nền trời xanh ngắt. Nắng lên không quá vội, nhẹ nhàng chiếu sáng cả vùng bình địa rộng lớn này. Chiếu cả những đồi chè đang vào vụ thu hoạch, đâu đó những anh chị công nhân đang khom mình hái những búp chè ngon nhất trước khi trời quá trưa. Không xa là từng nông trại bò sữa với những “cô bò” đang ngày đêm cho dòng sữa mát lành. Từng khu vườn mận đào nở muộn tô điểm thêm bức tranh thơ mộng của miền núi xứ lạnh.

IMG_1080.JPG


Những vườn mận, vườn đào trong nắng xuân

Con đường quốc lộ 6 chạy dọc miền cao nguyên như vết bút ai đó vẩy tay hơi quá, quanh co uốn mình qua từng sườn núi. Bên phải, cánh đồng cải đủ sắc màu trắng tím, bên trái là đồi chè xanh ngút tít tắp đến tận chân trời. Xa hơn nữa, bạn sẽ thấy những vườn mận đã bắt đầu cho quả. Cái thứ mận Mộc Châu rất ngon và ngọt, quả không quá lớn màu nâu đỏ sẫm. Thử một lần đứng giữa vườn mận đang mùa trĩu quả, bạn sẽ hiểu niềm vui của những con người đôn hậu quanh năm chăm sóc loài cây đặc trưng miền cao nguyên này. Hay khi bạn lạc vào cả rừng đào cổ thụ với gốc cây to xù xì mốc thếch, rêu bám đầy từ chân đến ngọn đang mùa nở hoa, bạn sẽ biết mùa xuân đang đến như thế nào.

IMG_1066.JPG


Sẽ chỉ có 1 chiếc lên miền cực Tây đất nước

Chia tay nhau tại ngã ba thị trấn nông trường, cái bắt tay thật chặt, những dặn dò, lo lắng xen lẫn cả niềm tự hào. Cung đường sắp tới của chiếc Sprint sẽ còn rất dài, dài bằng cả chặng đường vừa qua. Từ đây, Hiền (chủ chiếc xe Sprint) sẽ ngược lên chinh phục cực tây tổ quốc, rồi lại xuôi theo đường Hồ Chí Minh trở vào miền Nam, dạo chơi hết miền Tây sông nước rồi trở lại Sài Gòn. Tôi nhẩm tính, cả chạy ra, chạy vào, cả Đông tây bắc, cả miền Đông tây nam bộ, cả Tây nguyên nữa là gần 8000km. Từng ấy ki lô mét đã in hằn vệt bánh 10 nhỏ bé của chú ong cần mẫn này. Còn tôi và chiếc PX sẽ xuôi theo quốc lộ 6 mới để về Hà Nội kết thúc chuyến đi.

Vượt Thung Nhuối, thong dong Thung Khe

Từ Mộc Châu về Hà Nội chúng tôi còn phải vượt qua hai ngọn đèo khá hiểm trở là Thung Nhuối và Thung Khe. Hai cung đèo được xem là nỗi khiếp sợ với cánh xe tải chạy tuyến đường 6 lên Sơn La, bởi sương mù gần như luôn giăng kín. Là con đường độc đạo nối liền các tỉnh Tây Bắc nên lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, đặc biệt là xe khách và xe tải đường dài. Bù lại, đường được mở rộng ôm mình theo sườn núi, mặt đường nhựa phẳng mịn, vạch kẻ đường rất rõ ràng, điều đó làm chúng tôi yên tâm hơn khi leo dốc ngược ở các khúc cua tay áo.

IMG_1202.JPG


Đèo Thung Nhuối

Lên đến đỉnh đèo, dừng lại nơi cột cờ, toàn cảnh thung lũng Mai Châu hiện lên trước mắt như mê hoặc lòng người. Từ trên cao nhìn xuống cả cánh đồng đang mùa đổ ải, đâu đó những mảng màu xanh ngắt bởi dăm ba thửa ruộng đã được cấy. Con đường 15A chạy dọc xuyên qua cả thị trấn, từng mái nhà ngói đỏ tươi xen lẫn cả những ngôi nhà sàn của bà con dân tộc Thái tạo nên cảnh thanh bình, khiến bao du khách qua đây chỉ muốn ngồi mãi mà ngắm cho thỏa lòng. Chúng tôi dừng lại tại chân cột cờ khá lâu, phần vì để hai chú ong nghỉ ngơi sau chặng đường leo dốc chinh phục Thung Nhuối khá dài, phần vì cảnh sắc nơi đây hiện rõ trong ngày nắng đẹp hiếm hoi này.

IMG_1201.JPG


Thung lũng Mai Châu

Sau khi đã kiểm tra chắc chắn phanh, côn, lốp, đoàn lại tiếp tục đổ dốc về Thung Khe. So với Thung Nhuối thì đèo Thung Khe chủ yếu là xuống dốc theo chiều chúng tôi trở về. Chính vì thế mà hai chiếc xe chỉ việc ôm núi mà đổ cua mà tận hưởng không khí mát lành của miền núi. Ông trời cũng thật khéo, tại nơi lưng chừng đèo lại tạo nên mảnh đất bằng phẳng làm nơi dừng chân cho lữ khách xuôi ngược qua đây.

IMG_1204.JPG


Vượt Thung Khe, chúng tôi về miền xuôi

Từng quán hàng nhỏ mái lá đơn sơ, chẳng che chắn bốn phía, dăm cái ghế băng dài làm nơi ngồi nghỉ cho du khách. Từng món ăn dân dã của miền núi này được đưa ra, phải kể đến hai món đặc trưng nhất là ngô nếp luộc và cơm lam. Dường như ngô được trồng trên núi đá, ăn sương đêm nên bắp to, hạt đều và chắc, ăn lại rất ngọt và bùi. Cơm lam phải được nấu từ loại nếp nơi đây, được cho vào các ống tre hoặc nứa, đổ lượng nước vừa đủ, và nấu trên bếp. Cứ như thế cho đến khi nào lớp vỏ bên ngoài đã cháy sém, mùi thơm của nếp thành cơm bốc lên nghi ngút là lúc cơm đã chín. Món cơm này rất hợp với anh muối lạc, muối vừng. Vị thơm của nếp, vị béo ngậy của lạc vừng, vị nồng của than củi ám lên từng đốt nứa làm nên món cơm hấp dẫn bất kỳ ai mỗi khi qua đây.

IMG_1211.JPG


Hà Nội chào đón chúng tôi sau những ngày lãng du

Chọn cho mình những bắp ngô non nhất, chúng tôi cho vào nồi luộc ngay tại chỗ. Mùi ngô mới thơm ngọt tỏa ra lan kín cả không gian như sương mù, mùi khói bếp cay cay, tiếng lép bép của củi cháy đượm, chất giọng ấm của bác chủ quán già kể về lịch sử vùng đất này, tất cả như xua đi cái giá lạnh của gió đang thổi lên từ khe núi. Mọi người ngồi xích lại gần nhau hơn bên bếp lửa hồng, chờ ngô chín, cơm chín mà câu chuyện thêm rôm rả.

Phút nghỉ ngơi làm đôi chân hết mỏi, tay đã bớt căng cứng vì bóp côn quá nhiều, bụng đã bớt sôi lên vì đói, chúng tôi đổ xuôi đèo về Hòa Bình rồi rẽ hướng Bãi Chạo, Bãi Lạng để về Hà Nội. Trời về chiều, sương núi giăng giăng bảng lảng, đường đèo không quá gấp, hai chú ong nhỏ cứ “pạch pạch” mà thong dong như thế cho đến khi ánh đèn phố thị đã sáng trưng báo hiệu một kết thúc tuyệt vời cho hành trình xuôi ngược...


By: Ô vuông
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,181
Bài viết
1,150,390
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top