What's new

Putaleng 9.2013 - Cuộc chơi không dành cho những tay mơ!

Mưa, lạnh, đói, khát, vắt cắn, đo đường, húc đá, ngã suối, mất ngủ, thở không ra hơi, cơ mỏi dừ và những đôi chân tập tễnh sau chặng đường dốc, trơn, và dài đằng đẵng…

Đó là những trải nghiệm khó khăn đối với bất cứ ai. Nhưng với dân leo núi, đó là những trải nghiệm rất khó quên và đầy sức hút, và cùng với những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ và huyền ảo, những bản làng, đồng quê và gương mặt trẻ thơ bình yên, những phút cảm nhận vinh quang của kẻ chinh phục và vượt lên chính mình, chạm tới những giới hạn... , tất cả trở thành những men say, ngây ngất. Đó cũng là sự rèn giũa cho một thể chất và tinh thần dẻo dai, bền bỉ, cho tư duy hành động, và nuôi dưỡng những giá trị nhân bản, vốn không dễ tìm trong cuộc bon chen.

Và dù có gian nan mấy, sẽ không có nước mắt và thở than, vì đó đã là y/c tối thiểu đối với những người dám dấn mình vào cuộc chơi này.

Đoàn quân với 12 phượt tử, mang theo hành trang là những cuộc chinh phục Fansipan, Tà Sùa.. khá nhẹ nhàng, đã kiêu hãnh dấn thân.

Và đối mặt giờ đây là ngọn Putaleng đầy ngạo nghễ.

Putaleng là núi cao thứ 2 Việt Nam sau Fansipan, với đỉnh 3.049m (thông tin khác là 3.096m, tên gọi khác là Phutaleng, hoặc Pú Tả Lèng có lẽ chính xác hơn). Ngọn núi cheo leo, hiểm trở, vắng dấu chân người, và không biết bao nhiêu đoàn đã phải ngậm ngùi dừng bước.

18234410200372077807365_zps8c76d3a6.jpg

Núi Putaleng

Các thành viên đều đã có kinh nghiệm. Đoàn chuẩn bị khá nhanh, đơn giản, và đầy tự tin. Tôi và có lẽ nhiều thành viên khác chỉ dành vài tiếng trước lúc khởi hành để gói ghém mọi thứ cho vào balo, vì hầu hết đã có sẵn. Một số đồ chung của đoàn đã phân công chuẩn bị. Lên lịch, xách ba lô và đi, đơn giản và quyết liệt bằng tư duy hành động, nhưng không kém phần bài bản và chuyên nghiệp, như phong cách dân phượt.

Và chúng tôi đã được 1 bài học quý về sự tôn trọng núi rừng.

Đoàn chia đôi.
Một nhóm đi xe máy để trải nghiệm hết các cung đường không kém phần mê hoặc, vượt qua 2 trong tứ đại đỉnh đèo: 30km đèo Khau Phạ ở độ cao 1200-1500m qua Mù Cang Chải, và 50km đèo Ô Quy Hồ hoang dại ở độ cao trên 2000m khi rẽ về Sapa.

Nhóm còn lại đi xe khách từ Mỹ Đình.
Đèo Khau Phạ đã nhắc nhở cả những người đang ngon giấc trên xe khách về sự hiện hữu và vị thế của nó. Dù đêm tối mịt mùng, đoạn đường qua đèo không lẫn vào đâu được, với những cú lắc, giật, quay ngoắt của xe liên tục qua những góc cua, đoạn dốc. Khó có thể giữ không văng khỏi giường nếu không bám chặt vào thành xe.
 
Hai nhóm hẹn nhau đầu giờ sáng tại UBND xã Hồ Thầu, gặp các porter, ăn sáng với bát mì tôm trứng ở quán bên đường, rồi nhanh chóng thu dọn đồ đạc lên nhà của các porter ở bản Pho, tít trên sườn núi.
4 porter người Dao: 2 anh Páo, 1 anh Pao, và 1 anh nữa quên mất tên, đều có vóc dáng nhỏ, hiền lành, nhưng sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ như các vận động viên chuyên nghiệp.

IMG_2594_zps8aba61be.jpg

Điểm tập kết

IMG_2632_zps886bbeb9.jpg

Sẵn sàng hành quân

IMG_2643_zps81e88bcc.jpg

Với trẻ thơ vùng cao
 
SUỐI PUTALENG

9h30, đoàn từ nhà anh Páo men theo lối mòn tiến bước, và nhanh chóng choáng ngợp trước vẻ hùng vĩ, lung linh của núi rừng và mây miền Tây Bắc, cùng với ruộng bậc thang và những căn nhà nhỏ cheo leo vách núi.

IMG_2649_zps3dcc8785.jpg

Bắt đầu hành quân

IMG_2653_zps71a2823c.jpg

IMG_2657_zps311205ec.jpg

IMG_2658_zps07d3c369.jpg

IMG_2665_zpsbdbcab7c.jpg

IMG_2667_zps0945181a.jpg


Và cảm nhận sự khác biệt ở cung đường này so với những ngọn núi khác đã trải qua. Đó là những con suối khá lớn và chảy xiết, qua rất nhiều thác, thành những dải dài trắng xóa. Dấu ấn của suối và những tảng đá trơn ở đây sẽ in suốt chặng đường và in cả vào ký ức của từng phượt tử.
 
Sau đoạn đường đất, đoàn men theo 1 máng dẫn nước để đi ngược lên, rất dài. Nước trong máng chảy xiết không kém, thành máng rất trơn, chỉ đủ 1 bàn chân, luồn trong rừng cây và được tô điểm thêm bởi những bụi hoa rừng.

IMG_2669_zps98d3dde4.jpg

Men theo máng nước

IMG_2673_zps1cd23976.jpg

IMG_2677_zpsf1a7591b.jpg

IMG_2681_zpsf2c5c5ec.jpg

IMG_2685_zpsd2dfd642.jpg

IMG_2699_zpsbf185ec0.jpg


Hết máng nước, đến những đoạn suối, trông còn khá dịu dàng, hiền hòa và xúc cảm.

IMG_2715_zps95efe99c.jpg

IMG_2718_zps3b98e087.jpg

IMG_2725_zpscb254809.jpg
 
Đoạn vượt suối đầu tiên cũng vậy, là một cây gỗ chênh vênh bắc qua suối, trông đẹp gợi cảm và cuốn hút. Nhưng cũng từ đây, đoàn cảm nhận được những thử thách phía trước sẽ không giống những cung đường khá nhẹ nhàng như ở Fansipan.
Dưới cây gỗ này nước chảy mạnh và rất xiết, ầm ào. Rón rén qua khúc giữa, sẽ phải trượt xuống 1 tảng đá lớn rất trơn, 1 chút sơ sẩy có thể đập mặt vào đá và cây gỗ. Đoàn hì hục mất một lúc chỗ này, nhờ các anh porter xách balo sang trước, chỉ đi người không cho dễ xoay xở.
Tôi thích 1 chút thử thách, nên vẫn đeo cả balo và chiếc máy ảnh lủng lẳng, kềnh càng trước ngực để vượt suối. Mấy lần sau cũng vậy. Cũng may, chỉ bị vài nhát va máy ảnh vào đá, xây xước nhẹ :).

IMG_2731_zpsbafdade8.jpg

IMG_2742_zpsc4f8222c.jpg

[video=youtube;_KW9S9e0MMM]http://www.youtube.com/watch?v=_KW9S9e0MMM[/video]

Thử thách nối tiếp. Qua chiếc cầu gỗ này và vài đoạn suối cạn, lại đến khúc suối khá sâu, buộc phải chặt cây làm cầu tạm.

IMG_2761_zps605c1bed.jpg

IMG_2767_zpseffdb943.jpg
 
Núi rừng Tây Bắc cũng bao dung và công bằng.

Dấn mình chinh phục ngay giữa mùa mưa, để đối mặt với những đoạn suối sâu chảy xiết, dốc đá trơn, và dầm mưa đến thối chân trong đám tất và ủng nilon ướt choẹt, thì đổi lại là vô vàn những cảnh thác nước gặp suốt chuyến đi. Chưa thấy đâu nhiều thác như thế, to nhỏ, cao thấp, mộng mơ và hùng vĩ, đủ cả.
Nước suối thì trong vắt và mát lạnh, bỏ giày đi dép, lội và rửa mặt với làn nước đó sảng khoái vô cùng.

IMG_2784_zps7458152a.jpg

IMG_2789_zps454a3f26.jpg

IMG_2790_zpsd4dc5487.jpg

IMG_2791_zps4e2db02b.jpg


Tiếp tục là những đoạn suối đầy thách thức. Các porter vẫn khéo léo, thoăn thoắt và dứt khoát với những đôi ủng, vượt suối nhẹ nhàng. Nhưng với người khác, chỉ 1 bước sơ sẩy là tuột chân, ngập trọn trong nước đến thắt lưng, và tệ hơn là ngã. Vì dòng nước chảy rất xiết, nhiều mỏm đá trơn, bước chân vừa đặt xuống đã bị dòng nước đẩy lệch đi. Tôi phải học cách bước dứt khoát và nhúng thẳng mũi chân xuống, bấm chân ngay vào đá, dần dần mới thấy phần nào làm chủ bước chân.

IMG_2799_zpsbb77bb04.jpg

IMG_2803_zps545a03f8.jpg
 
Lại thêm 1 đoạn đường chỉ có ở Putaleng: vượt suối bằng cách ngồi chống tay, dạng chân và vừa đẩy vừa lết dần theo thân gỗ qua bờ bên kia. Các bạn nữ vượt đoạn này khá khó khăn. Và một thành viên nam kém may mắn hơn đã tuột tay ngã nhào xuống suối. Cũng may, cú ngã không va vào đá, được chiếc ba lô đỡ sau lưng, và không rơi vào giữa dòng chảy xiết, chỉ ướt hết balo và quần áo.

IMG_2810_zps5ddbde88.jpg

[video=youtube;fvMRpXznJM4]http://www.youtube.com/watch?v=fvMRpXznJM4[/video]

IMG_2811_zps349df307.jpg

Một bạn ngã suối

IMG_2815_zpsc6749817.jpg

IMG_2819_zpse43984f8.jpg


Đến 1h30 mới có chỗ bày bữa trưa đầu tiên, bên các tảng đá cạnh suối, với bánh mì kẹp và xúc xích. Bữa trưa thật ngon với đoàn quân đã thấm mệt sau mấy tiếng ì ạch vật lộn với những tảng đá trơn, các cầu gỗ và những đoạn suối sâu, dù chặng đường chưa thật dài.

IMG_2834_zpsf99895b8.jpg

IMG_2836_zpsa0c67cf4.jpg

IMG_2839_zpsa921bb7f.jpg
 
VƯỢT DỐC

Hết đoạn đường men theo suối, đoàn rời suối, tiến vào rừng cây, và chợt nhận ra rằng đoạn đường dọc suối vừa qua thật êm ái, nhẹ nhàng.

Vì từ đó đến tận điếm cắm trại nghỉ đêm ở mốc 2.300m chỉ là dốc và dốc. Những con dốc nhiều đoạn thẳng đứng, phải bám đá, bám cây mà leo. Lối đi rất nhỏ, thực ra nhiều chỗ không có lối mòn vì quá ít dấu chân qua lại, cứ thẳng hướng, men theo sườn núi mà đi.
Đoạn này cây che phủ, không nhìn được cảnh, và nhất là mệt và luôn phải dùng tứ chi để leo, không thể đeo máy ảnh trước ngực, nên cứ cắm đầu mà đi, không mấy ai chụp ảnh.

IMG_2842_zps893da6d4.jpg

Bắt đầu lên dốc

IMG_2843_zps8994df04.jpg

IMG_2846_zpsc055261f.jpg

IMG_2852_zps98bf5ae7.jpg


Nếu khúc này xem là thôn lộ, thì các dốc của Tà Sùa vẫn là tỉnh lộ, rộng rãi, dễ đi. Còn các đường của Fansipan là quốc lộ, đại lộ, riêng các đoạn như Trạm Tôn có thể gọi là đường cao tốc!
Nói như vậy để thấy độ khó của Putaleng, nhất là đúng mùa mưa.
Leo Fansipan và Tà Sùa, tôi dùng mỗi ngày không đến 1 chai nước, 2 ngày mới bẩn 1 đôi găng (thực ra vẫn có thể dùng tiếp), và ăn uống ung dung. Còn với Putaleng, ngày đầu buộc phải dùng hết 3 chai nước, đôi găng nát bét, và cứ phải tìm schocolate và lương khô tiếp viện vì đói.
Nhiều đoạn hiểm trở, cheo leo, chỉ có vài điểm đặt chân, bên dưới là vực thẳng đứng. Các porter mặt vẫn tỉnh bơ, cười hiền khô, thỉnh thoảng lại chỉ: "chỗ này đoàn trước có người rơi xuống, may bám vào gốc cây", "chỗ kia có người trượt chân, may vẫn đi được"!!
 
MƯA RỪNG

Đường về điểm cắm trại 2.300m cũng rất dài, và phải leo xuống khá lâu, đến tận hơn 8h mới tới. Hì hục dựng lều, rửa tay chân, giặt ít đồ và hơ lửa cho khô dùng lại. Các porter nhóm bếp nấu ăn, cũng khá vất vả vì gỗ đều ẩm ướt, rất khó cháy.

Nước suối lúc này lạnh buốt cả chân tay, nếu ngâm lâu có thể run cầm cập.
Bữa tối có cơm với susu luộc và thịt kho, đơn giản mà ngon với đoàn quân háu đói. Thêm ít rượu cho đêm rừng thi vị.

IMG_2859_zpsc638692e.jpg

IMG_2864_zps2b2357f8.jpg

1176170_10201963817083512_536671762_n_zpsdee18fdb.jpg


Một số người mệt đã tranh thủ đi ngủ trước.
Còn lại cũng rục rịch đi ngủ sớm sau khi dọn dẹp mọi thứ, cố nhanh chóng hồi phục sức lực chuẩn bị cho cuộc chinh phục đỉnh ngày hôm sau.

Đêm rừng yên ả, không say sưa như Fansipan, cũng không có những cơn gió giật gầm rú quanh lều như Tà Sùa, tất cả dường như ngon giấc.

Và câu chuyện lãng mạn đã chuyển sang hướng khác vào thời điểm tưởng chừng như êm đềm đó.

Mưa!

Một tiếng nhẹ nhàng, êm ái, tưởng rất bình thường nhưng không ngờ đã chặn lối đoàn phượt tử.
Mưa bắt đầu khoảng 1h đêm, mới ngủ chưa được 2 tiếng. Chỉ sau 1 lúc, cả đoàn đã phải tỉnh giấc, và đối mặt với thực tế là nước bắt đầu chảy vào lều, từ trên xuống và ngang dưới chân. Những chiếc lều nhỏ và mong manh, chưa được chuẩn bị cho những cơn mưa rừng như vậy. Mưa càng lúc càng lớn hơn. Mái dột, nền thấp, không dùng túi ngủ, không có các phương tiện chống mưa hữu hiệu, rút cục, cả đoàn chỉ còn cách ngồi bó gối, thức đến sáng, nghe tiếng suối bắt đầu gầm gào, đe dọa.

Cùng với mưa, bạn nhóm trưởng/lead bắt đầu bị sốt, biểu hiện trúng gió, khó thở. Phải đến gần sáng mới uống thuốc được vì balo để hết ngoài lều, che lại, mưa to không ra ngoài lấy được.

Đoàn buộc phải hội ý, và gần sáng trao đổi thêm với porter, và quyết định tạm rút lui, bảo toàn lực lượng. Đó là một quyết định rất khó khăn, nhưng về sau đã được chứng tỏ là chính xác.
Các thành viên đã mất nhiều sức sau ngày đầu tiên, cộng thêm 1 đêm ngồi bó gối thức gần trắng đêm, ý chí phần nào đã xẹp.
Mưa to sẽ nhanh chóng làm suối dâng cao, còn khó vượt hơn nhiều so với ngày đầu vốn đã vất vả, thậm chí có thể sẽ bị kẹt lại. Và với thời tiết như các ngày qua, đêm thứ 2 nếu ở rừng sẽ tiếp tục chịu mưa tương tự (và thực tế ngày sau vẫn mưa như vậy). Thêm nữa, lead và một số bạn không thể đi tiếp, nếu tiếp tục chinh phục đỉnh sẽ phải tách đoàn, 1 nhóm ở lại chờ, cũng sẽ không về trước được vì chỉ có một porter nắm rõ đường. Đồ ăn cũng đã hụt quá nhanh vì ăn nhiều và không tính chuyện porter không chuẩn bị đồ ăn riêng (như leo Fansipan). Và cuối cùng, với tất cả những trở ngại đó, nếu đi thêm 1 ngày thì ngày thứ 3 có thể không về kịp giờ xe khách (7h tối).

Trời gần sáng ngớt mưa, tạnh được 1 lúc. Đoàn tranh thủ ăn sáng với mì tôm, làm cốc cafe sáng lẫn với nước mưa.

Đường về có hai lựa chọn: một là về theo đường cũ, hai là theo lối vòng, đi ra bản Tả Lèng thoải hơn, dễ đi nhưng xa hơn.
Theo các porter, đã có đoàn khởi hành 7h thì về đến nơi là 6h theo đường này, tuy vậy cũng sẽ gặp suối nước sâu nếu tiếp tục mưa lớn. Đoàn không băn khoăn nhiều, chọn đường Tả Lèng, vì về đường cũ với những dốc cao liên tục và trơn, trong điều kiện trời mưa không ai dám nghĩ đến.

1175139_607102199341703_1552336667_n_zpsbbe104cd.jpg

Cafe sáng trong mưa
 
LUI QUÂN

Đường về Tả Lèng ngoằn ngoèo đi lên tiếp 1 lúc lâu rồi mới bắt đầu đi xuống, rồi bắt đầu thoải, bước khá nhẹ nhàng. Nhưng mưa càng lúc càng to, cứ cắm mặt mà đi trong mưa. Quần áo và balo dù được che chắn cũng ướt hết. Bù lại, tiếp tục chào đón đoàn là những thác nước đẹp như dải lụa, và những chiếc cầu gỗ chênh vênh cuốn hút.

IMG_2868_zpsdb7f88aa.jpg

IMG_2882_zps74747035.jpg


Qua chiếc cầu gỗ khá lớn, tôi chợt để ý trên mặt bạn lead có vết đen gần tai là lạ, thò tay chạm thử mới giật mình té ngửa.

Vắt!

Con vắt to, dài bằng đốt ngón tay, yên vị ở đó tự bao giờ. Cậu lead cũng hoảng, nhờ bạn khác soi quanh đầu, tai, chộp thêm 1 con nữa đang bám ở da đầu. Và từ đó hết cả ốm!!
Tôi hơi chợn, để ý trong người chỗ nào ngưa ngứa, gờn gợn, thò tay khám thử, và chộp được 1 chú vắt ở.. mông! Khiếp qúa!
Chắc nó nhảy bám vào áo mưa, rồi lần vào trong, tranh thủ lúc mình xốc lại cái quần chun hơi lỏng, yên vị ở đó!

Tiếp tục hành quân, gặp cặp đôi thác như mơ, mỏng manh, đổ xuống từ độ cao choáng ngợp, máy ảnh không sao thu trọn cả thác vào được.

IMG_2909_zps4c173aa7.jpg


Cũng phải ngồi chống tay, lết qua một cầu gỗ như lúc đi. Qua đoạn này, đến điểm nghỉ chân ăn trưa, khá tươm tất vì có sẵn lều của các porter trông coi thảo quả.
Đoàn tranh thủ giặt rửa, phơi đồ trên bếp, và ra suối... cởi hết đồ soi vắt! May không còn chú nào trốn vào các điểm nhạy cảm!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,575
Bài viết
1,153,783
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top