What's new

[Chia sẻ] Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

(bài viết này được dành chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm phượt ở Nam Phi. Mọi trích dẫn hoặc sử dụng tài liệu hình ảnh phải được sự đồng ý của tác giả)

Ngày thứ nhất !

Đam mê với công việc nghiên cứu đa dạng sinh học nên tôi có những dịp được khám phá nhiều vùng đất mới ở Việt Nam. Được thưởng lãm nhiều phong cảnh tươi đẹp và những nét chấm phá trong bức tranh thiên nhiên của chúng ta. Nếu ai đó hỏi tôi rằng đâu là nơi đẹp nhất, tôi sẽ hãnh diện và tự hào trả lời về hai chữ Việt Nam. Với hơn 15.000 loài thực vật có hoa và hơn 2.200 loài động vật, hàng triệu loài côn trùng. Trải dài theo bờ biển 3.260 km không kể các đảo cùng nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Việt nam xứng đáng là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học đứng đầu trên thế giới. Hiện nay rất nhiều loài mới đang được các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố, điều đó đủ để minh chứng cho Việt Nam đáng để không chỉ người Việt mà còn cả thế giới quan tâm tới thiên nhiên hoang dã của chúng ta.
Tuy nhiên được khám phá thêm nhiều vùng đất mới trên thế giới, tìm hiểu về con người, nền văn hóa, phong tục tập quán và những phong cảnh đẹp tự nhiên lãng mạn để ta ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, để cảm nhận chắc chắn là những ước mơ cháy bỏng trong trái tim không của riêng ai dù bạn là ai và tôi cũng vậy, ước mơ đó đang thành hiện thực trong một chuyến hành trình khám phá Nam Phi hoang dã sau những kết quả nỗ lực không mệt mỏi. Tôi sẽ chia sẻ với các thành viên website PHƯỢT những chuỗi ngày thú vị và hạnh phúc đó.
Sau 2 lần đổi máy bay từ Hà Nội trên hãng hàng không quốc gia Singapor (Singapor Air). Chúng tôi đến sân bay International Tambo Airport vào lúc 6:30 phút sáng. Sân bay này thuộc thành phố lớn nhất Cộng hoà Nam phi – thành phố Johannesburg - thuộc tỉnh Gauteng với diện tích nhỏ nhất Nam Phi 18.178km2 nhưng lại là thành phố đông dân nhất Nam phi với dân số là 11.191.700 người.

Xin chào đất nước Nam Phi xinh đẹp – Welcome to South Africa !
sa1.jpg


Ở cửa khẩu sân bay làm thủ tục nhập cảnh vào Nam Phi, một anh chàng Hải quan sân bay to béo hỏi mình khá nhiều câu hỏi đại loại như: “Ông đến Nam Phi làm gì ?, Ở lại bao lâu ? Ông đi cùng ai …" tóm lại là những câu hỏi có vẻ không thân thiện lắm khi nhìn tấm hộ chiếu của mình. Hơi bất ngờ vì thái độ thiếu thiện chí của anh chàng vì qua ảnh mắt mình có thể đoán được. Nhưng có lẽ chỉ vài ngày sau khi khám phá ra được nhiều điều lạ lẫm ở Nam Phi thì mình mới hiểu được nguyên nhân của những ánh mắt thiếu thiện cảm ấy. Mình cũng lịch sự trả lời là tôi đi Nam Phi thông qua một chương trình nâng cao việc bảo tồn Tê giác do Traffic và các tổ chức khác của Nam Phi tài trợ. Thế là hắn vui vẻ và có vẻ thân thiện hơn.

sa3.jpg


Nam Phi, là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa Châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Swaziland, và bao quanh toàn bộ đất nước Lesotho. Nam Phi là thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Nam Phi có tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi. Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của Con đường Biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu đã bắt đầu tới đây ngay sau khi Công ty Đông Ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú (sau này sẽ trở thành) Cape Town năm 1652. Việc đóng cửa Kênh đào Suez trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày đã cho thấy tầm quan trong của nó. Nước này có cơ sở hạ tầng khá phát triển giúp trữ lượng tài nguyên khoáng sản phong phú và có giá trị cao tiếp cận tới thị trường phương Tây, đặc biệt trong suốt thế kỷ mười chín, khi cuộc cạnh tranh diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, với các cộng đồng da trắng, Ấn Độ, và người lai lớn nhất tại Châu Phi. Người da đen Nam Phi, nói chín ngôn ngữ được công nhận chính thức và nhiều thổ ngữ khác, chiếm gần 80% dân số. (Nguồn wikipedia.org)

sa2.jpg


Dưới sự hướng dẫn của bà Dr Rynettn là thành viên của Traffic Nam Phi chúng tôi nhận vé để đến sân bay Duban thuộc tỉnh KwaZulu-Natal (Nam phi là một quốc gia rộng lớn với 1.220.813km2 và dân số chỉ có 50 triệu người được chia làm 9 tỉnh, đợt này dưới sự tài trợ của Traffic + WWF và một vài tổ chức khác chúng tôi chỉ đến 1 tỉnh là KwaZulu-Natal- KwaZulu-Natal, cũng được đề cập đến là KZN hoặc Natal) là một tỉnh của Nam Phi. Trước năm 1994, lãnh thổ mà nay là tỉnh KwaZulu-Natal vốn là tỉnh Natal và batustan (khu cách li chủng tộc) của người Zulu. Vào những năm 1830, khu vực phía bắc của tỉnh từng tồn tại Vương quốc Zulu và phần phía nam trong một thời gian ngắn từng là một Cộng hòa Boer gọi là Natalia (1839–1843). Năm 1843, cộng hòa trở thành Thuộc địa Natal của Anh; người Zulu vẫn duy trì độc lập cho đến năm 1879. KwaZulu-Natal là nơi sinh sống của người Zulu. Hai khu vực tự nhiên trong tỉnh là: Công viên đầm lầy iSimangaliso và Cộng viên uKhahlamba Drakensberg, và đã được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO. Nằm ở đông nam của đất nước, tỉnh nằm bên bờ Ấn Độ Dương. Tỉnh có ranh giới với ba quốc gia khác là Mozambique, Swaziland, và Lesotho. Thủ phủ của tỉnh là Pietermaritzburg, và thành phố lớn nhất là Durban). - (Nguồn wikipedia.org)

sa20.jpg


Sau hơn 3 giờ làm thủ tục nhập cảnh, ngồi ở sân bay uống café Capuchino, bánh Honey bee (có lẽ là loại cafe chán nhất trên đời mà tôi được nếm thử). Ngắm nhìn cuộc sống nhộn nhịp của một sân bay hiện đại để cảm nhận những gì trước đây mình chưa có dịp trải nghiệm cũng là một điều thú vị. Chúng tôi làm thủ tục bay đến Duban bay đến sân bay Duban để tiếp tục hành trình và được ra ngoài ngắm nhìn đất nước Nam Phi. Càm giác đầu tiên là sạch sẽ, thân thiện, rất ít tiếng ồn, hiện đại và tươi đẹp.

sa4.jpg


sa5.jpg


Cô bạn người Nam Phi xinh đẹp Becky đón chúng tôi tại sân bay và giới thiệu vài nét cũng như lịch trình khoảng 4 tiếng xe chạy trên xa lộ. để đến Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên Nambiti. Chiếc xe chạy với vận tốc 110km nhưng hình như vân cảm thấy chậm vì cơ sở hạ tầng rất tốt. Những chiếc cầu vượt nhiều không đếm xuể, ở Nam Phi theo hệ thống giao thông kiểu Anh nên các tay lái xe đều nằm bên phải, còn ở Việt Nam thì luật giao thông theo kiểu … "khó nói". Nhiều lúc ngồi ở phía trước xe cùng với Becky chạy vào con đường hẹp cứ giống như nó sắp đâm vào mình … hehehe. Các tài xế rất tôn trọng luật giao thông và không thấy bóp còi, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ. Rất có thể dừng lại khi đèn đỏ ngoài việc tôn trọng luật giao thông còn thể hiện sự văn minh của con người … Bất chợt tôi chạnh lòng nghi về nơi xa ấy …
Trên quãng đưởng gần 400km tôi không phát hiện ra bất cứ “Đồng chí” cảnh sát giao thông Nam Phi nào núp sau cột điện bắn tốc độ, hay chặn xe giưa đường để kiểm tra “Bằng lái và giấy tờ xe, bảo hiểm” cả và cũng không thấy nhiều Camera giám sát giao thông ngoại trừ những ngã 4-5-6… Cô bạn người Nam Phi cho biết việc vi phạm giao thông bị phạt rất nặng và có thể bị truy tố, hơn nữa chả ai muôn vào sổ đen (Blacklist) để bị chú ý, bị tốn thời gian vô bổ vào việc bị thẩm vấn hay làm việc với nhà chức trách. Nhưng theo suy nghĩ cá nhân tôi có lẽ để tạo cho mình một nhân cách, sống có văn hoá sẽ quan trọng hơn những gì mà Becky chia sẻ. Thế mới thấy rằng Cảnh sát giao thông Nam Phi kém xa các Đồng chí cảnh sát của chúng ta với nhiều chốt chặn, bắn tốc độ, kiểm tra liên tục các phương tiên giao thông ở quê nhà nhằm giúp cho giao thông của con dân Việt tốt hơn và an toàn hơn. Những nỗ lực đầy trách nhiệm ấy của các anh người dân chúng tôi cho rằng không phải nước nào cũng có.

sa6.jpg


sa7.jpg


(CÒN TIẾP ...)
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Mùa này đã vào những ngày đầu xuân ở Nam Phi, hầu hết các loài thực vật đang trổ hoa rực rỡ hai bên đường với nhiều sắc màu trông giống như một bức tranh đầy sắc màu bất tận. Những loài thực vật như muốn đua nhau khoe sắc trên các con đường nhỏ, lối đi và các triền đồi thoai thoải xanh biếc một màu cỏ non mới. Những đàn gia súc đông đúc đang bình yên gặm cỏ trên đồng cỏ xanh mượt, trài dài nhiều cây số vuông. Thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài lâu đài cổ nằm giữa sườn đồi thoai thoải cùng tháp chuông nhà thờ, được bao quanh bởi những đám lá cây xanh rì. Đúng là bọn giãy chết, những tay chủ đồn điền giàu có, họ phải sống một cuộc sống thật khó khăn, cô độc vì phải mất 10 phút lái xe họ mới có cơ hội đi thăm bạn bè hàng xóm. Hàng vài tiếng đồng hồ để đi siêu thị mua sắm hay cả 3 giờ bay bằng máy bay riêng để thăm thủ đô … Hazzza họ chả được sống hạnh phúc như dân xứ Việt ta, nhà cửa san sát, hay sát sàn sạt chỉ vài bước là đã gặp nhau, con gà còn chung sân, con chó còn chạy từ đầu làng đến cuối xóm, con người suốt ngày giáp mặt nhau đến phát chán ngấy… thế còn gì bằng mà người Việt cứ kêu, ca, than, oán.

sa8.jpg


sa9.jpg


sa10.jpg


sa11.jpg


sa12.jpg


(CÒN TIẾP ...)
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Càng đi sâu vào trong đất liền càng cảm nhận thấy đất đai khô cằn và sa mạc hoá do thiếu các làn gió biển đưa những đám mây hơi nước vào. Cây côi chuyển dần từ màu xanh xang màu đỏ, các khu vực dân cư cũng thưa dần, đồng cỏ cũng trở đồng nhất một màu vàng. Thỉnh thoảng một mảng xanh tô điểm trên nền màu cỏ úa rực rỡ là những bụi cậy bên hồ nước nhỏ. Người dân tích nước từ những cơn mưa để làm nước uống cho đàn gia súc. Tôi không hiểu người dân Nam Phi sao không tiết kiệm vùng nước ít ỏi này để nuôi cá như xứ ta. Chắc là họ không thích ăn cá nên tuyệt nhiên không thấy bất cứ bảng “Hồ nuôi, thả các cấm đánh bắt, hay Ao cá bác Nelson Mandela” nào được dựng lên giữa hồ … hehehe.

sa13.jpg


sa14.jpg


sa15.jpg


sa16.jpg


Sau 3 tiếng đồng hồ chạy xe, chúng tôi đến thị trấn LadySmith thuộc tỉnh KwaZulu- Natal. Một phần thị trấn nhỏ với cộng đồng dân cư chủ yếu là người Zulu, một bộ tộc lớn và nổi tiếng của Nam Phi. Những toà nhà dân cư được xây dựng trên một quả đồi rất đẹp, bao quanh bằng hàng rào thép chắc chắn. Mọc sát bên lề đường là một loài thực vật chưa biết tên thuộc họ Tuế Cycadaceae đang trổ những bông hoa màu vàng rực rỡ. Dưới bóng cây là một chỗ đủ mát để người dân bán buôn một số những sản phẩm mỹ nghệ và có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời nghiên cứu tôi được chiêm ngưỡng một cây thuộc họ này to khủng đến vậy.
Ở ngay ngã 6 đầu đường vào thị trấn người ta dựng 4 chiếc tháp hình trụ khổng lồ, như là một biểu tượng của thị trấn chăng ???. Tôi đã chụp hình và hỏi rất nhiều người dân ở đây họ cũng đếch biết nó là cái quái quỉ gì cho nên tôi cũng bó tay chấm com luôn. Có lẽ đây là biểu tượng của bà LadySmith thì hơi khủng quá ... LadySmith là một thị trấn nghèo nên không có nhiều nhà cao tầng và các toà nhà lớn của hội đồng quản lý. Tuy nhiên đường phố khá gọn gẽ, sạch sẽ và không thấy bao nilon, chai nhựa .... Đúng là cái xứ Da đen này người ta không biết tạo điểu kiện cũng như công ăn việc làm cho nhân dân bằng cách xả rác để có nhiều người thất nghiệp đi gom về bán kiếm sống. Đấy thảo nào dân ở đây hễ thất nghiệp là xếp hàng dài nhận trợ cấp thất nghiệp để sống. Than ôi đúng là tư bản nó hà hiếp, bần cùng hoá người dân đến thế là cùng. Để cho họ chơi bời, lêu lổng, rồi ngửa tay nhận trợ cấp thất nghiệp hơn 350$ một tháng. Chắc là họ chưa học thuộc câu khẩu hiệu của ai đó mà tôi không nhớ lắm "Lao động là Vinh quang" ... nên mới cám chịu đến thế chứ.

sa17.jpg


sa18.jpg


sa19.jpg
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Đành bỏ lại sau lưng thị trấn LadySmith với nhiều điều bí ẩn rất cần khám phá. Chúng tôi mất gần 30 phút xe chạy trên con đường đất thảo nguyên đầy bụi, qua các trang trại chăn nuôi của người thổ dân Zulu, những ngôi nha bằng đất hình tròn lợp cỏ và vài ngôi nhà tạm lợp tôn để trông coi gia súc. Cuối cùng là khu nghỉ dưỡng Springbok Lodge của Khu bảo tồn tư nhân Nambiti (Private Game Resever) – (Sau này tôi mới hiểu nghĩa chữ Game ở đây đồng nghĩa với Wildlife và cho phép săn bắn các loài thú hoang dã có kiểm soát với chi phí khủng).

sa21.jpg


sa22.jpg


Khu bảo tồn tư nhân Nambiti là một khu bảo tồn thuộc về tư nhân, ở Nam Phi có rất nhiều khu bảo tồn tư nhân nếu bạn có đủ tiền thuê một vùng đất đủ lớn để bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã từ 10 -15.000ha (các loài động vật hoang dã được kiểm soát chặt chẽ bời các tổ chức bảo tồn như WWF, Traffic, kiểm lâm và nhà nước thống nhất quản lý). Khi được hội đồng người bản địa đồng ý thì toàn bộ chi phí thu hồi từ du lịch, nhà hàng khách sạn (tiền lời)… sẽ được chia đều cho người dân trong vùng sau khi chứ đi các khoản phí, khấu hao và tái sản xuất. Người dân sống lân cận được cùng tham gia vào tổ chức quản lý, bảo vệ, bảo tồn … và được trả lương (dĩ nhiên sự minh bạch luôn được đề cao hàng đầu). Nếu nhà đầu từ sau khi quản lý nhiều năm ông ta có đủ tiền muốn mua lại khu vực này thì hội đồng người bản địa sẽ họp lại và thống nhất bán hay không bán. Nếu bán thì người chủ đất vẫn phải đảm bảo công ăn việc làm cho những người bản địa. Thông thường những khu bảo tồn tư nhân ở Nam Phi thì việc quản lý bảo vệ rừng sẽ tốt hơn so với khu BTTN của nhà nước (đồng tiền đi liền khúc ruột).

sa23.jpg


sa24.jpg


sa25.jpg


Một khái niệm khác mà lần đầu tiên tôi được biết đến là ở Nam Phi người ta không dùng từ forest (rừng) mà chỉ hiểu rừng có nghĩa (bush) vì rừng ở Nam phi hầu hết ở độ cao thấp (hill) chứ không phải dạng (mountain) nên tổ thành các loài thực vật ở đây chủ yếu là cây bụi dạng thấp (các loài thuộc họ Đậu Fabaceae chiếm 60%) có gai, lá nhỏ, cứng, dễ rụng nhằm tránh thoát nước vì lượng mưa trung bình hàng năm dang rừng bán sa mạc rất thấp. Kế đến là các savan (trảng cỏ) (grasslands) là thành phần đặc trưng loài chiếm ưu thế hầu khắp các khu rừng hay thảo nguyên. Vì dạng cây bụi thấp, ánh sáng rất tốt nên việc quay phim, chụp hình ở đây rất dễ và thú vị.

sa26.jpg


sa27.jpg
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Sau bữa trưa, chúng tôi được Tiến sỹ Simon (một thành viên thuộc tổ chức Wildlife ACT Fund và là chuyên gia về chương trình bảo tồn tê giác đen. Simon phấn khích giới thiệu về Khu bảo tồn và giúp đỡ chúng tôi 2 ngày thăm quan nơi đây). Một chiếc xe chuyên dụng chở người đi xem các loài động vật hoang dã đang nổ máy, đứng chờ. Vì lần đầu tiên được thưởng lãm phong cảnh Nam Phi hoang dã nên ai cũng háo hức và phấn khích. Nhưng điều làm chúng tôi háo hức nhất vẫn là chuẩn bị xem thả những con tê giác đen vào khu bảo tồn tối nay mà Simon bật mí trước khi lên xe. Do đã tìm hiểu khá kỹ về thời tiết Nam Phi trước chuyến đi nên tôi cố tình cầm theo chiếc áo lạnh rất dày để phòng thân và chiếc đèn đi rừng, vật bất ly thân của tôi mỗi khi đi nghiên cứu đâu đó vào ban đêm.

Trước khi vào rừng chúng tôi được hướng dẫn một số nguyên tắc cơ bản mà bất cứ ai muốn đi xem thú phải thuộc bài gồm: “Không bước xuống xe và ra khỏi xe khi chưa được người hướng dẫn viên cho phép. Không được phấn khích la to mỗi khi nhìn thấy các loài động vật hoang dã khiến chúng bị giật mình. Không được chụp anh các loài voi nếu dùng đèn flash vì khiến chúng bực mình và trở nên hung bạo. Chỉ được phép toilet khi các nhân viên hướng dẫn đồng ý và có canh gác vì rất có thể đám cỏ khô lúp xúp trước mắt bạn đang có một con sư tử rình mồi …” Tóm lại vì sự an toàn của bạn nên chúng tôi buộc bạn phải tuân thủ những yêu cầu mà chúng tôi đề ra. Simon cũng nói đùa với tôi là : “Trung, bọn tao mua bảo hiểm cho mày hơn 50.000USD đấy nhé” … Ơ thế hoá ra cái mạng mình cũng cả tỷ đồng kia à ???...hehehe. Đúng là cái bọn giãy chết nó quan tâm đến mình thế chắc có âm mưu diễn biến hoà bình gì chẳng ???.

Đón chào các vị khách từ phương xa đến là đôi vợ chồng nhà Đà điểu châu phi Struthio camelus đang hồn nhiên dùng bữa. Chắc chúng đã quá quen thuộc với tiếng động cơ xe hơi nên chẳng thèm ngước mắt lên nhìn cái bọn gì mà khác lạ đến thế.

sa28.jpg


sa29.jpg


Bầy Linh dương đầu bò Connochaetes taurinus đang nhởn nhơ gặm cỏ trong khu bảo tồn, chúng lặng lẽ cùng nhau vượt qua những con đường nhỏ mặc cho chiếc xe chúng tôi phải giảm tốc độ mà không thèm quan tâm đến luật giao thông hehehe.

sa30.jpg


sa32s.jpg


sa31.jpg


sa32.jpg


Lũ Trâu rừng Syncerus caffer kéo dài hàng trăm mét với hàng vài trăm cá thể đang di chuyển để tìm kiếm vùng đồng cỏ mới và tìm chỗ qua đêm. Tất cả những con trâu khoẻ mạnh đểu đi đầu và cuối, những con non, con cái được đi giữa bầy theo một trật tự theo kiểu rất Trâu chứ không giống như giao thông xe máy của chúng ta. Đó là điều ngay bản thân tôi, chuyên viên nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học cũng cần phải suy ngẫm đến nát óc để hiểu được … hehehee

sa33.jpg


sa34.jpg


sa35.jpg


sa36.jpg
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Huhu ! Sao không thấy ai vào ken, chê hay là comment phát để biết mà viết tiếp chứ hè. Để tui cô đơn thế này thì không biết có nên viết tiếp nữa không bà con ơi ...
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Bạn viết rất hay và dí dỏm, tiếp đi bạn để mọi người biết cái bọn tư bản giãy chết này nó bảo tồn thiên nhiên hoang dã như nào. Cám ơn bạn, chúc bạn có sức khỏe và hứng thú viết tiếp.
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Cám ơn bạn Quatra đã động viên tình thần và tôi sẽ tiếp tục hành trình 12 ngày đêm cơ bạn à còn dài lắm. Tuy nhiên nói nhỏ bạn muốn xem trước thì VÀO ĐÂY nhé cũng giống như trên trang này thôi nhưng trang cá nhân mình phải ưu tiền trước mà bạn.
Chúc vui
 
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Từng bầy Linh dương sừng xoắn (Impala) Aepyceros melampus tung tăng vui đùa và gặm những mầm cỏ non mới nhú ở khu vực trảng cỏ bị đốt cháy có kiểm soát của kiểm lâm. Đưới thung lũng xa xa một bầy linh dương khác cũng đang tắm mình dưới vạt nắng chiều vàng nhạt. Chiều đã tàn, những tia nắng cuối ngày như dát vàng trên từng mảng rừng cây bụi, savan của Khu bảo tồn tư nhân Nambiti tao nên một phong cảnh ấn tượng đến ngỡ ngàng không chỉ với tôi mà hàng trăm du khách đến từ khắp châu Âu, Nam Mỹ.

sa37.jpg


sa38.jpg


sa39.jpg


Hàng trăm chiếc máy ảnh của nhiều thương hiệu nổi tiếng và dàn ống kính khủng của du khách đua nhau bắn hết cỡ tạo nên một thứ âm thanh pha trộn cùng gió hoang mạc đã làm lũ chim đất giật mình vụt bay… Tất cả đều muốn ghi lại những khoảnh khắc khó quên trong đời vì biết đâu đây là cơ hội có một không hai. Tôi cũng vậy, cố gắng bấm thật nhanh, thật nhiều mặc cho nút đọc ghi của thẻ nhớ sáng lên liên tục. (Cuôc đời ta cứ rong chơi, Vui... thêm chút nữa, Buồn ... thôi quay về)
Hàng tuần lượng khách đến đây xem thú tới vài ngàn người từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù giá phòng ngủ một đêm bằng cả vài tháng lương còm cõi của tôi, chưa kể ăn uống và các dịch vụ khác. Nhưng do được tài trợ của Traffic, WWF nên cứ “welcome đi nhé Mr Trung và tối nay Khu bảo tồn sẽ đãi ngài món thịt Kudu nổi tiếng cùng với vợ chồng ông bà tộc trưởng, đại diện khu vực, sau khi đi xem thả Tê giác đen về” - anh bạn Simon hồ hởi thông báo.

sa40.jpg


Vượt qua một quả đồi khá cao, khi chiếc xe vừa chớm đỉnh thì cũng là lúc hoàng hôn bắt đầu xuống núi. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến vẻ đẹp rực rỡ đến nao lòng của ánh hoàng hôn trên hoang mạc Nam Phi. Đúng như lời Simon đã nói: “Có lẽ không đâu trên thế giới hoàng hôn đẹp tuyệt với như ở Nam Phi” Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ rực rỡ và rất gần khiến cho tôi cảm giác như bàn tay mình khẽ chạm vào từng tia nắng cuối ngày. Những quầng sáng xung quanh mặt trời rực rỡ đến nỗi gần như nó chiếm 1 nửa không gian bao la rộng lớn của nơi đây. Từng đám bụi sa mạc bốc lên ở phía chân trời làm cho sự tán sắc của ánh sáng càng thêm phần ... lan toả. Hoàng hôn hoang mạc cũng xuống rất nhanh, giống như thời tiết nơi đây. Nó thay đổi nhanh đến nỗi khi bóng nắng cuối cùng vụt tắt lthì chiếc áo lạnh không thể không khoác lên người. Chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua cũng đủ để khiến ta nhận ra rằng hình như mùa đông miền bắc Việt Nam đã về tự bao giờ.

sa41.jpg


sa42.jpg


sa43.jpg


Từng đàn thú hoang rủ nhau kiếm tìm nơi trú ẩn qua đêm sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Dưới ánh hoàng hôn chói lọi bầy Linh dương đầu bò Connochaetes taurinus, Ngựa vằn đồng bằng Equus quagga …cất cao tiếng gọi bầy. Một vài con non dường như lạc mẹ đang kêu la inh ỏi làm nảo động cả một khu vực đồng cỏ cao đến ngập đầu.
Bóng tối đồng nghĩa với những nguy hiểm bắt đầu rình rập và là cơ hội của nhiều loài thú ăn đêm bắt đầu thức giấc kiếm ăn. Cuộc đấu tranh sinh tồn của muôn loài như một qui luật của tạo hoá. Để loài này tồn tại, phát triển thì chắc chắn một số cá thể của loài khác sẽ phải chết đi. Những loài có sức mạnh, khả năng sinh tồn cao thì ít sinh đẻ, còn những kẻ yếu đuối phải sinh đẻ nhiều để bù đắp một phần thiếu hụt do bị ăn thịt hay bệnh dịch. Chỉ có con người với bộ não thông minh đã đi ngược với qui luật của tạo hoá bằng cách nghĩ ra dụng cụ và phương cách giết chóc tàn bạo và hung hãn nhất...

sa44.jpg


sa45.jpg
 
Last edited:
Re: Nam Phi - Nước mắt của loài Tê Giác và sự tàn ác của con người !

Hôm trước trên facebook thấy PVNguyen chia sẻ việc bạn đi Nam Phi, bây giờ đã thấy report rồi; đang hóng để đợi thấy cái gọi là "Nước mắt của loài tê giác và sự tàn ác của con người"!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top