What's new

[Chia sẻ] cách lựa chọn mũ bảo hiểm full face an toàn khi đi phượt.

lambanghieu

Lão Lang Băm
Sau một thời gian Lão lang Băm nhận được khá nhiều câu hỏi quan tâm đến việc chọn mũ bảo hiểm full face đi phượt, nay lão viết bài này gởi tới anh chị em & mong các bạn sẽ tìm được cho mình một người bạn đồng hành tuyệt vời nhé!

Mũ bảo hiểm đã không còn là đề tài hot trong bản tin thời sự hay các trang báo mạng. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quên đi việc lựa chọn chiếc mũ bảo hiểm an toàn hơn khi tham gia giao thông cho bạn, người thân và cho cả những người xung quanh.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau, cùng với đó là những mẫu mã vô cùng đa dạng và phong phú. Nếu không biết cách lựa chọn, bạn khó mà chọn được cho mình được chiếc mũ bảo hiểm full face vừa đúng phong cách mà lại an toàn. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn có thể lựa chọn được chiếc mũ kín đầu (Mũ full face) vừa ý cho chặng đường xa hoặc những chuyến đi phượt dài ngày. Một mũ bảo hiểm an toàn phải đủ các cấu tạo sau: Lớp vỏ nhựa cứng, lớp xốp chống rung động khi va chạm mạnh.

Vỏ mũ bảo hiểm (Mũ full face):
Vỏ mũ bảo hiểm là vấn đề rất quan trọng và quyết định tới sự an toàn của bạn khi mua nón bạn nên chú ý phần sơn phải là mũ có màu sơn còn mới, hoa văn rỏ nét, không trầy xước thành vệt dài, có dấu hiệu bong tróc, nếu có có vết nứt thì không nên mua. Đừng vì tiếc tiền mà mua mũ rẻ, không an toàn để rồi tiền mất tật mang mà lại gây họa cho người khác. Trên phần thân mũ thường sẽ được nhà sản xuất thiết kế thêm các hốc thu gió giúp mũ không bị hôi, thoáng mát khi di chuyển đường dài. Các hốc hút gió phải có nắp trượt để đóng lại khi chạy trời mưa, không có các gờ sắc nhọn, đề phòng gây tổn thương cho đầu khi không may xảy ra sự cố.
Nn_full_face_nn_bo_him_m_kn_u_m_trm_u_m_li_motor_nn_xe_my_m_bo_him_an_ton_nn_chy_xe_ng_trng_2.png


Lớp xốp bên trong mũ bảo hiểm (Mũ full face):
Lớp này thường được cấu tạo gồm 2 lớp: lớp trong cùng là EPS-lớp xốp cứng màu trắng lớp này có cấu tạo giảm lực va đập khi có chấn động. Khi lựa mũ nên dùng tay bấm vào lớp sốp nếu không thấy lỏm xuống là tốt.
Lớp thứ 2 của mũ là xốp loại mềm và được bọc trang trí bằng lớp nỉ hoặc vải thấm hút tốt. Lớp vải bên trong không xù lông, các đường chỉ may thẳng hàng...Lớp này giúp cho phần đầu và nón được ôm khít vào nhau hơn, phần dưới sẽ tràn mạnh bao lấy cằm nhằm chắn gió lùa vào mũ khi di chuyển.
Nn_full_face_nn_bo_him_m_kn_u_m_trm_u_m_li_motor_nn_xe_my_m_bo_him_an_ton_nn_chy_xe_ng_trng.jpg

Kính và lớp xốp phải là loại tốt nhất

Kính mũ bảo hiểm (Mũ full face):
Kính có nhiều loại màu cho bạn chọn lựa vì tùy vào sở thích và cá tính của mỗi người, tuy nhiên nhiệm vụ quan trọng nhất của một chiếc kính cần có là cản gió, che mưa và chắn bụi khi di chuyển trong thời tiết không tốt. Nhựa của kính phải là nhựa dẻo vì mũ thường xuyên chịu va đập nên khảng năng vỡ là rất lớn. Nếu bạn bị cận thì nên chọn kính sáng và trong, nhìn được hình ảnh bên ngoài rõ nét. Bạn có thể chọn mũ có kính màu trà nếu bạn ít khi di chuyển ban đêm, ngoài ra còn có kính phản quang để bạn dùng trong trường hợp đi cả đêm và ngày. Loại này cản ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt trong trường hợp di chuyên ban đêm kính giúp bạn không bị chói mắt bỡi ánh sáng của đèn xe chiếu ngược lại mà vẫn cho bạn cảm giác không bị tối khi di chuyển.
Một lưu ý khác khi mua mũ bảo hiểm trùm đầu là phần kính của mũ khi gấp xuống che kín đầu thì phần tiếp giáp phải kín để khi đi trong trời mưa nước sẽ không chảy xuống mặt, việc chọn kính kín với nón còn giúp bạn giảm tiếng rít gió khi chạy với tốc độ cao.
Nn_full_face_nn_bo_him_m_kn_u_m_trm_u_m_li_motor_nn_xe_my_m_bo_him_an_ton_nn_chy_xe_ng_trng_3.jpg


Quai mũ bảo hiểm (Mũ full face):
Quai mũ cũng vậy, lựa chọn quai có khóa mũ nhạy cả khi đóng và mở, có độ chắc chắn khi đóng. Độ giãn không được quá 25 mm để giữ quai đeo không bị trật khỏi cằm. Quai mũ nên dùng loại có khoen móc để gắn vào yên xe mỗi khi dừng hay gởi ở bãi để tránh "cầm nhầm".
Nn_full_face_nn_bo_him_m_kn_u_m_trm_u_m_li_motor_nn_xe_my_m_bo_him_an_ton_nn_chy_xe_ng_trng_4.jpg


Cách đội thử mũ bảo hiểm kín đầu (Mũ full face).
Dùng hai tay cầm quai mũ, đưa mũ lên quá đầu thì kéo căng hai quai nón để lớp xốp đệm cằm ép lại, sau đó đội vào đầu, việc kéo quai mũ như vậy sẽ khiến bạn không bị đau tai do cọ sát vào xốp đệm. Sau khi đội xong nên dùng tay lắc mũ qua lại để xem độ hở của mũ với đầu đã thoải mái chưa. Tiếp sau đó bạn dùng điện thoại đưa lên tai nghe, nếu khoảng hở đủ đền nhét điện thoại vào nghe là mũ đó vừa với bạn. Bạn đừng ngại khi có cảm giác chật chội vì chắc chắn một điều khi đội mũ mới lớp xốp và vải chưa có sự đàn hồi nên bạn có cảm giác chật. Sau khoảng 20 giờ đội lớp xốp dãn ra, bạn sẽ có cảm nhận khác về độ chật của mũ.
Không nên chọn mũ quá chật vì nó sẽ làm cho bạn mõi cổ và bị đau 2 hàm, việc chọn mũ rộng nguy cơ mất an toàn sẽ cao hơn nhiều.
Nn_full_face_nn_bo_him_m_kn_u_m_trm_u_m_li_motor_nn_xe_my_m_bo_him_an_ton_nn_chy_xe_ng_trng_5.jpg

Mũ bảo hiểm - Bạn đồng hành trên mọi cung đường của bạn

Thêm một vấn đề nữa cần nhắc đến là mũ bão hiểm dù có tốt tới đâu, dù bạn có đội đến như thế nào thì cũng không thể che chở cho bạn hết mọi chuyện. Tốt nhất bạn nên chấp hành tốt luật lệ giao thông và đi đúng tốc độ vì phía sau bạn còn có biết bao nhiêu người thân khác đang đợi chờ. Lão lang Băm chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ & đầy may mắn...
 
Last edited by a moderator:
Nhắc nhở bác lambanghieu là Box này không phải là nơi để quảng cáo rao vặt! Tôi xóa hết các link ẩn dẫn sang trang Web bán mũ kia, nếu bác vẫn còn vi phạm topic sẽ bị xóa và nick bị xử lí!
 
Nhắc nhở bác lambanghieu là Box này không phải là nơi để quảng cáo rao vặt! Tôi xóa hết các link ẩn dẫn sang trang Web bán mũ kia, nếu bác vẫn còn vi phạm topic sẽ bị xóa và nick bị xử lí!

Thank mod Thien Son đã nhắc nhỡ, sau này có dịp gặp bác chuộc lỗi vài ly vậy. :))
 
Bộ tranh vui về chiếc mũ bảo hiểm vật luôn luôn gắn liền với chiếc xe. Những hình ảnh vui nhưng khiến ta suy ngẫm nhiều. Là những người văn minh, sinh viên các trường không nên mượn mũ bảo hiểm khi chủ nhân chưa đồng ý - đó là thông điệp bộ tranh này.

hinh-anh-vui-va-dang-suy-ngam-ve-chiec-mu-bao-hiem-2267-1394387465-531caa0902214.jpg


Bộ ảnh "7 tác hại khi mượn mũ bảo hiểm không xin phép" của Đức Đạt, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng bởi lối minh họa dí dỏm và bài học hữu ích tác giả nhắn gửi đến người xem. Đây là hoạt động nằm trong chiến dịch nâng cao lối sống văn minh do Ban Truyền thông – Đối ngoại Đoàn Thanh niên học viện phát động.

hinh-anh-vui-va-dang-suy-ngam-ve-chiec-mu-bao-hiem-2267-1394387465-531caa09383b3.jpg


7 lý do bạn không nên đánh cắp mũ bảo hiểm tác giả bộ ảnh đưa ra.

hinh-anh-vui-va-dang-suy-ngam-ve-chiec-mu-bao-hiem-2267-1394387465-531caa095c575.jpg

Cách nói dí dỏm của Đức Đạt về thực trạng đánh cắp mũ bảo hiểm hiện nay.

hinh-anh-vui-va-dang-suy-ngam-ve-chiec-mu-bao-hiem-2267-1394387465-531caa098017e.jpg


hinh-anh-vui-va-dang-suy-ngam-ve-chiec-mu-bao-hiem-2267-1394387465-531caa098017e.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,575
Bài viết
1,153,782
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top