What's new

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Brief về chuyến đi bụi như điện xẹt vừa rồi mình vừa thực hiện trên đất Nepal và India.
Bên dưới là lịch trình cơ bản nhóm mình gồm 4 Mems vừa mới thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/7/2014 đến 15/7/2014.
Nói chung, đây là chương trình đi bụi kiểu cưỡi gió bắt mây, đi còn hơn ăn cướp nữa, :Dít thời gian lại tham nơi đến, nên có thể coi là cưởi tên lửa ngắm hoa.=))

1/7: Bay từ Sài Gòn qua KL, Malaysia, lưu đêm ở KL

2/7: Bay từ KL qua Kathmandu, thủ đô của Nepal, lưu đêm ở Kathmandu

3/7: tham quan thung lũng Kathmandu, lưu đêm Kathmandu

4/7: đón xe bus đi Pokhara (gần 8 tiếng), lưu đêm Pokhara

5/7: dạo chơi Pokhara, chơi các trò chơi mạo hiểm, lưu đêm Pokhara

6/7: đón bus từ Pokhara đi Lumbini (8,5 tiếng), Lưu đêm trên đường vượt
biên giới Nepal - India

7/7: đón xe lửa từ Gorakhpur đi Lumbini (8 tiếng), lưu đêm Lumbini

8/7: tham quan Lumbini, tối khuya thuê car đi Varanasi (ngủ trên xe)

9/7: tham quan Varanasi, tối đón train đi Agra (dự định ngủ trên xe lửa), ai dè bể tour do missed train. đành phải thuê private car đi Agra trong đêm (10 tiếng)

10/7: tham quan Taj Mahal. lưu đêm Agra

11/7: tham quan buổi sáng ở Agra, chiếu thuê car đi về Delhi (3 tiếng), lưu đêm Delhi.

12/7: Tham quan Delhi, lưu đêm Delhi

13/7: đáp chuyến bay từ Delhi đi Bangalore (2 tiếng 45 phút), lưu đêm Bangalore.

14/7: tham quan Bangalore, nữa đêm đáp chuyến bay về KL, Malaysia (4,5 - 5 tiếng)

15/7: sáng đáp KL, đón MRT đi Putrajaya, tham quan buối sáng, trưa quay về sân bay KL đáp chuyến bay về XÌ GÒN.

Home Sweet Home

Nhóm 4 người, tính tổng chi phí cho 15 ngày đi cho một người là 1200$ ăn xài + 530$ vé máy bay. Tổng chi phí đâu đó khoảng 1750$, chưa kể quà lưu niệm hay shopping.
từ mai sẽ úp lên thông tin chi tiết cho mọi người theo dõi và rút kinh nghiệm nếu có ý định đi bụi Nepal, India.

G9 all. To be continued....
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Bụi Nepal - India

Và thế là giờ xuất phát cho chuyến đi đầy mong đợi cũng đã đến. Hôm nay, 1/7/2014, nhóm tụi mình gồm 4 mems (3b-1g) với các ngành nghề khác nhau đã hẹn nhau đi khám phá vùng đất mới - vùng đất của Đức Phật và các vị thần và cũng là nơi được mệnh danh là nóc nhà thế giới - đỉnh Everest và dãy linh sơn HY MÃ LẠP SƠN.
Kỳ thực, nhóm chúng tôi với sự chuẩn bị ban đầu gồm có 5 thành viên - 3 nam & 2 nữ. Tuy nhiên, vào phút cuối thì 1 trong 2 thành viên nữ đành phải tiếc nuối huỷ bỏ chuyến đi cùng nhóm do bận công việc riêng đột xuất. Thôi đành phải chờ đến dịp khác để khám phá 2 đất nước đầy mê hoặc này.
Và rồi, nhóm còn lại 4 thành viên tiếp tục hành trình đã vạch ra. LÊN ĐƯỜNG!!!

Lộ trình đi của chúng tôi ngược với các lộ trình truyền thống mà nhiều người đã từng trải nghiệm. Thay vì bay từ Sài gòn đền Bangkok, rồi tiếp tục bay tới Ấn độ - New Dehli. Sau đó đi Agra - Varanansi - Bodh Gaya - Lumbini - Kathmandu rồi sau đó đáp chuyến bay về Bangkok - Sài Gòn, thì nhóm chúng tôi quyết định đi ngược với lộ trình trên và đổi nước quá cảnh. Dưới đây là lộ trình tham khảo mà nhóm chúng tôi vạch ra cho chuyến đi của mình với tiêu chí ít thời gian, khám phá trọn vẹn.

1/7/2014: đáp chuyến bay SG - KL, ở 1 đêm ở KL để chờ chuyến bay tiếp theo vào ngày hôm sau, do Airasia chỉ có chuyến bay đến Kathmandu vào lúc 11:50 am mỗi ngày.

Với tâm trạng háo hức khám phá miền đất linh thiêng đầy lạ lẫm, chúng tôi lên đường. Sau 1 tiếng 45 phút bay từ Sài Gòn, chúng tôi đã đặt chân lên xứ sở dầu cọ (được biết Malaysia là đất nước xuất khẩu dầu cọ thứ nhứt trên thế giới nên từ trên máy bay trước khi hạ cánh xuống sân bay KLIA2 chúng tôi đã thấy bạt ngàn các cánh rừng cọ mà ban đầu tôi thầm nghĩ đó là Bến Tre xứ dừa của Việt Nam mình).
Mà thôi xin cả nhà cho mình bỏ qua khúc dạo Malaysia, để đi vào trognj tâm Nepal – India hen. Do Malaysia - KL chỉ là 1 stopover trong lịch trình, nên tụi mình chỉ dành 1 đêm để khám phá thành phố này.

2/7/2014: rời KL đến Kathmandu, thủ đô hiện thời của Nepal.
Sáng sớm cả đám đã phải lục đục sửa soạn ăn sáng để ra sân bay cho kịp chuyển. Sau mọi thủ tục, nhóm chúng tôi đã vào cổng đợi để lên đường qua Nepal. Và lúc này, những tưởng tượng về Nepal, một quốc gia huyền bí lại ẩn hiện trong đầu óc tôi.
Chuyến bay từ KL qua Kathmandu kéo dài tầm 4 tiếng rưỡi.
Có nhiều đường bay đến với Kathmandu từ ĐNA chẳng hạn bay từ Bangkok, Singapore hay từ Yangon hoặc KL. Theo tìm hiểu thì hầu như dân bụi thường bay tới kathmandu từ Bangkok. Sau 1 thời gian tìm kiếm giá tốt, chúng tôi chọn chặng KL - KTM vì chi phí thấp nhất (120$).

P/S: bà kon nào biết cách attach hình vào bài viết trên diễn đàng chỉ mình với, như thế này thì không share được gì rùi.
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Chugiahy vào mục tạo album, upload hình vào, rồi sau đó vào bài viết chọn nơi cần post hình click vào biểu tượng chèn hình phía trên sẽ xuất hiện 1 ô, Chugiahy cứ copy past link vào đó là xong.
 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật





Đang loay hoay mần thủ tục thi bị chụp lén, quay qua đứng hình keke. Nói chung, quầy check-in của Airasia khá dễ tìm ở KLIA2 và mọi thủ tục hoàn thành nhanh chóng. Thui, Lên đường.
Sau giấc ngủ tầm 4 tiếng trên máy bay, chợt tỉnh giấc thì đã sắp đáp sân bay Tribhuvan – Kathmandu. Mà phải nói, mấy cố tiếp viên người Nepal của AirAsia chặng KL – KMT đẹp dã man lại dễ thương nữa chớ.
2h30pm: máy bay đáp xuống sân bay Tribhuvan.



Phía dưới là thung lũng Kathmandu đó cả nhà, nhìn nó giống giống cảm giác đầu tiên đáp sân bay Yagon, Myanmar – 2007.

Nói thiệt là trước giờ mình đi khá nhiều sân bay mà chưa thấy sân bay nào nhỏ và hơi hơi dơ và cùn như sân bay Tribhuvan này á. Bonus cả nhà them vài tấm bên trong nha.







Đây là cận cảnh con xe trung chuyển trong sân bay nè. vừa thả khách xuống là nó chạy liền vả lại mấy anh lính nói đi nhanh, ko kịp chụp toàn cảnh.



Lối dẫn vào cổng hải quan, mới đàu nhìn khá sạch sẽ tinh tươm. Mà hả, càng tiếp lối càng thấy khác, càng lúc càng dơ hơn.







Ngay lối vào, tự sướng phát nà. Đó là 4 con mắm Sài Gòn mới đặt chân lên xứ Nepal.
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Lối vào nhìn có vẻ rất tinh tươm các bạn à. Tuy nhiên, càng đi sâu vào càng nhếch nhát nha.



Sau khi mọi người đã vào bên trong, mình còn nán lại để chụp cái này để cho thấy swj tinh tướm ngăn nắp này.



Không ngờ ở cái xứ tách biệt này, ngta cũng quan tâm tới World Cup và bóng đá hen. Từ cái bảng này bạn chỉ cần quẹo trái là tới quầy làm thủ tục hải quan và đăng ký VOA.



Đứa bạn trong nhóm cũng táy máy chân tay chụp hình lia lịa để rồi 1 phút lơ đãng đưa ống kính vào quầy cảnh sát anh ninh ngay công vào khu vực hải quan. Zậy là anh chàng bị chặn lại và ... điều tra. nào là đến từ đâu, làm gì, tại sao chụp hình ổng??? nó quíu quá nói tiếng Anh hông được luôn. :gun Lát sau mình quay lại thấy anh bạn gặp vấn đề, tụi mình giải thích với anh cảnh sát là đâu có chụp gì đâu hông tin mở ra xem nà? ... sau một hồi giải thích hông biết ổng có hiểu mình nói gì hông mà chỉ ra hiệu " hey, hok chụp lung tung nhen cưng!!" cái quầy này nè!



Từ đây quẹo trái là tới khu vực điền form xin Visa on Arrival



Bên góc trái của hình các bạn thấy nhóm người đang loay hoay hông? Đó là nơi người ta đặt form xin Visa đó. lấy mỗi người mỗi bản và điền form sau đó chỉ cần đính kèm 1 hình 4x6 là ok, có thể tới xếp hàng ngay quầy thu lệ phí Visa. Lưu ý là tùy theo số ngày lưu trú, phí Visa cũng thay đổi nha. và có hai ba quầy đóng tiền. các bạn nếu tq 15 ngày thì xếp hàng ở quầy của mình, đừng xếp hàng nhầm những hàng khác coi chừng mất phí lãng xẹt nha.



Bên dưới là 2 form nhập cảnh nha các bạn. mình chỉ cần điền cái form lớn màu trằng thôi, cái kia đựoc phát trên máy bay, dành cho những khách đã có Visa trước khi tới Nepal. khi điền chỉ cần điền cái lớn nha.



À, lưu ý là đổi tiền luôn ở sân bay nha bạn. tranh thủ đổi sau khi điền xong form Visa luôn cũng được. ngay kế bên có cái quầy money ex, tiện quá trời luôn mà còn có máy lạnh. nên đổi lúc này cho khỏe. chứ lát ra ngoài bạn phải lỉnh kỉnh hành lý, đổi tới lui cũng hơi phiền. nên làm trong này lát khỏe hơn.

Mình đi vào tháng 7 nên là mùa thấp điểm, không phải đợi lâu. các bạn đi mùa cao điểm thì lưu ý, sau khi xuống máy bay thì chạy nhanh tới lấy cái form điền liền trong 30 giây rùi đóng tiền lẹ khỏi phải chờ hen. chớ lần đầu tới Nepal mùa cao điểm thì chờ làm visa chỉ có khóc tiếnh Miên thôi.

ah, phải nói tới cái Visa Nepal nữa. (lười quá, côpy tu bài của mình bên FB qa :)))

Với du khách nước ngoài và Việt Nam, chúng ta phải xin visa Nepal khi đáp sân bay vì ở Việt Nam vẫn chưa có Đại Sứ Quán Nepal. Thủ tục xin visa on arrival khá đơn giản và gọn lẹ. Chỉ cần điền thông tin cá nhân vào form xin thị thực để sẵn ở 1 góc ở sân bay như mình nói ở trên. Sau khi điền form xong thì chỉ cần kẹp theo 1 hình 4x6 theo cùng, rồi xếp hàng ở quầy Visa fee collection counter. Cũng khá nhiều người nước ngoài như tụi mình phải xin visa như thế nên chúng tôi phải đợi khoảng 20 phút để đến lượt đóng phí visa rồi lấy hoá đơn đóng tiền, lại chạy qua quầy hải quan kế bên để làm thủ tục thông quan. Chi phí Visa vào Nepal cũng không quá cao tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú. Cụ thể là 15$/15 ngày, 25$/1 tháng, 45$/3 tháng (chỉ nhớ man mán, các bạn check lại nha). Visa Nepal là một trong những visa xấu nhất mà tôi từng được cấp. Tờ Visa nhìn giống như 1 tờ giấy dùng làm bìa sách mà Việt Nam xài thời 1990. Nhìn Visa ta có thể đoán được phần nào trình độ phát triển của đất nước này. Khi làm thủ tục thông quan, tôi để ý là họ không dùng máy vi tính để nhập thông tin, mà tất cả các thao tác đều được thực hiện bằng tay. Thậm chí thông tin trên visa cũng được điền bằng tay.

 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Hải quan của Nepal khá thân thiện và dễ bắt chuyện. Thông quan xong, tụi mình đi xuống cầu thang bộ chuyển xuống băng chuyền hành lý. Cũng từ đây, mình cảm nhận được cái nóng khô của mái nhà thế giới vì từ đoạn này của sân bay tới cửa ra ko có máy lạnh.





mình đã cố tình đếm xem có bao nhiêu băng chuyền hành ký ở sân bay quốc tế này để ước lượng xem khối lượng chuyên chở của sân bay này. Thì hơi thất vọng là toàn bộ sân bay chỉ có 5 băng chuyền trong đó có 2 băng đang được sửa chữa.




Sân bay bám đầy bụi, kiến trúc nghèo nàn, đơn điệu phản ánh phần nào sự lạc hậu của đất nước này. Sau khi lấy hành lý cho qua máy soi an ninh, cả bọn mới quyết định đi đổi tiền Nepal Rupee để tiêu xài ăn chơi. 1 $ = 90 NR. Mình đưa họ tiền 100$ mới cong, nhận lại là một xấp tiền cũ mèm đến độ không thể cũ hơn.





Chưa kịp ra khỏi cổng sân bay, tụi mình liền bị bao vây bởi rất nhiều tài xế taxi lẫn tuk tuk. Người đầu tiên đưa ra đề nghị 300NR để đưa chúng tôi về khách sạn. Thật ra, sân bay cách trung tâm thành phố khu Thamel khoảng 5km thôi. Người thứ hai đưa giá 100 NR, người thứ 3 đưa giá 200 NR. Nói chung là tình hình khá là lộn xộn nhưng cả đám cũng kịp nhẫm xem giá có hợp lý không. Rốt cuộc giá cả họ đưa ra lại qua thấp so với mình mong đợi. Vậy là quyết định chọn anh đưa giá 200 NR.







Chiếc xe taxi đưa cả bọn vào trung tâm thành phố là một chiếc xe đã qua không biết bao nhiêu đời chủ. Chiếc xe vừa đủ chỗ cho 5 người kể cả anh tài xế và đống hành lý 4 valy và 2 túi xách cỡ trung. Cũng may là 4 đứa đều khiêm tốn về cân nặng nên chiếc xe có thể lăn bánh. Cái nóng 46 độ C lúc 3:00 chiều cộng với sự ngột ngạt của chiếc xe không máy lạnh càng làm mong muốn về nhanh tới khách sạn càng tăng cao. Ở sân bay, không thể kiếm được một chiếc xe đời mới nào, không xe nào có hệ thống máy lạnh. Có rất nhiều xe quanh sân bay, tuy nhiên hầu hết là xe cỗ lỗ xỉ được nhập vào từ các nước khác. Trên quảng đường về trung tâm, mình không thấy được bất kỳ chiếc xe đời mới nào. NÓNG QUÁ, BỤI QUÁ, DƠ QUÁ là mấy từ để cảm thán cảm xúc của mình lúc bấy giờ.



Kathmandu hiện ra trong mắt mình là một thanh phố còn đang mơ ngủ trong giấc mộng dài. Cố gắng phóng tầm mắt thật xa và thật rộng để có thể với tới một căn nhà hay một toà nhà mang hơi thở hiện đại, nhưng kết quả là con số không. Tất cả ngôi nhà trông nhếch nhát, cũ kỹ với màu vôi đỏ càng làm tăng thêm cái nóng ở đây. Nhìn quang cảnh ở đây, trong tôi gợi lên hình ảnh Việt Nam mình thời tôi còn nhỏ xíu, thời hậu bao cấp.



Sau 40 phút thì tới khách sạn. Và anh tài xế lại đòi 500 NR. Ok, 500 thì 500 nhưng phải nói cho anh ta biết về sự rõ ràng và tính trung thực. Anh ta nói là, thông lệ là sau khi đưa khách về khách sạn, thì khách sạn phải trả cho cánh tài xế 1 khoảng tiền nữa. Nhưng do tụi mình đặt khách sạn qua Agoda nên ko có việc khách sạn trả 1 phần phí. Cuối cùng nhóm đồng ý trả 500 NR. Một ấn tượng hem tốt lắm khi mới đặt chân vào thành phố
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Bụi Nepal & India

Chiếc xe ngột ngạt cũ kỹ càng đem lại cho mình cảm giác của sự xa cách nơi xứ người. Xe chạy qua nhiều cung đường hẹp đầy bụi và rác. Kathmandu hiện ra trước mắt là một anh chàng bụi bặm, nghèo nàn, chậm chạp nhưng đầy mê hoặc và cuốn hút. Thành phố này mang đến cho du khách một cảm giác vừa gần vừa xa, vừa thân quen lại có một chút xa lạ. Đoạn từ sân bay tiếp dẫn vào trung tâm thành phố khá nghèo nàn. Các phương tiện đi lại của người dân cho thấy rõ sự kém phát triển của đất nước bị tách biệt với thế giới bên ngoài bởi các ranh giới tự nhiên. Người dân thường chủ yếu sử dụng xe gắn máy, đa số là các dòng xe như Minsk do địa hình đồi núi chiếm đa số. Giá xe máy ở đây tầm khoảng 1000$, rẽ hơn khá nhiều so với Việt Nam với cùng loại xe. Phương tiện công cộng chủ yếu là xe tuk tuk, xe bus không có AC, trông rất tồi tàn, cũ nát và hành khách có thể ngồi trên nóc xe hoặc bám theo xe đem lại cho tôi cảm giác về một Việt Nam thập niên 90.

xin lỗi bà kon, mình cụp ảnh xấu qá













Con đường dẫn đến khách sạn khá nhỏ nhưng rất sầm uất với lượng xe cộ dày rất đông. Con đường chỉ có 2 làn xe không có lối cho người đi bộ. Dọc hai bên đường là các cửa hàng bán quà lưu niệm cho khách nước ngoài, bày la liệt các loại hàng thủ công chỉ có ở Nepal. Các sản phẩm ở đây cũng khá tương đồng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được bán ở khu phố Tây Sài Gòn hay chợ Bến Thành. Tôi bị thu hút đặc biệt bởi các cửa hàng bán mặt nạ được chạm khắc bằng gỗ với các gam màu nóng nổi bật.









Sau 40 phút, cả nhóm cũng vào được trung tâm thành phố. Khách sạn tụi mình đặt là một khách sạn nhỏ nằm lọt thỏm ở trung tâm thủ đô Kathmandu, khu Thamel. Khách sạn khá sạch sẽ và gọn gàng, tốt hơn những gì mình mong đợi với mức giá tương đối thấp, 9$ cho 1 phòng 2 giường (Norling guesthouse). Bên dưới có cả nhà hàng tinh tươm, sạch sẽ và cả 1 cửa hàng bánh ngọt khá ngon nữa. cả đám khá hài lòng với trang thiết bị cũng như vi trí của khách sạn. Mọi thứ tới thời điểm này trông vẫn khá ổn.
 
Last edited:
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật





Sau khi nhận phòng, tụi mình liền xuống ăn trưa do chưa có gì trong bụng từ khi lên máy bay ở Malaysia. Bữa ăn rất ngon miệng. Cả nhóm gọi 5 món cho cả nhóm trong đó chỉ gọi duy nhất 1 món cà ri gà Nepal để thưởng thức hương vị ẩm thực Nepal. Còn lại toàn là các món khá quen thuộc kiểu Tàu, kiểu Tây... không dám mạo hiểm gọi các món ăn Nepal cho cả bữa ăn vì sợ không hợp khẩu vị. Mình cho rằng đó là quyết đinh sáng suốt. Cuối bữa ăn, cả đám dùng hết 4 món Tây Tàu một cách ngon lành, duy món cari thì còn lại khá nhiều do vẫn chưa quen với các món ăn nặng mùi và nhiều gia vị ở Nepal.





Biết là không có nhiều thời gian để khám phá Kathmandu, cả nhóm tranh thủ thời gian đến mức có thể để dạo quanh thành phố sau bữa ăn.








Bên này có vẻ như người dân họ rất thích ăn hạt nên đi lòng vòng thấy khá nhiều xe đẩy hàng rong như vậy nà.



Đi bộ quanh khu Thamel cũng là một trải nghiệm rất thú vị. Người dân ở đây rất thuần hậu và dễ mến. Trông mọi người ở cái thủ đô bị cô lập này không có vẽ gì là bạn rộn lắm so với các cư dân thành thị ở các thành phố khác mà tôi đã từng có dịp đặt chân tới. Có lẽ do chưa bị du lịch hoá quá mức chăng?
Khách sạn nằm khá gần Durbar Square, một điểm du lịch rất nổi tiếng của kathmandu. Durbar trong tiếng Nepal có nghĩa là hoàng cung. Nơi đây từng là cung điện lộng lẫy của vua xứ Nepal. Cả nhóm đi về hướng Durbar Square thì lạc đường. Hỏi người dân xung quanh thì hầu như hông ai biết Tiếng Anh. May mắn đang hỏi thăm có chú này biết tiếng Anh nên mới mò ra được khu vực Hoàng cung Durbar Square.

 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Toàn bộ khu phức hợp được thiết kế rất hài hoà với nhiều toà nhà hình tháp chồng lên nhau. Kiến trúc tiêu biểu của Nepal là kiểu tháp chồng tháp. Các chi tiết được trang trí bới bàn tay điệu nghệ của các nhà điêu khắc tài hoa của Nepal thời xưa. Du khách như lạc vào một vương quốc thời trung cổ ở xứ địa linh Hy Mã Lạp Sơn này. Càng ngắm Durbar Square, ta càng phải khâm phục sức sáng tạo và óc thẩm mỹ của người xưa.










Mấy anh lính ở đây hiền dễ sợ mặc dù lúc nào cũng lăm lăm cây súng trên tay. Mấy anh này gác cổng vào bảo tàng hoàng cung. Tụi mình hông vào được do lúc tới đây đã 6h tối. bên này mùa hè 7 8 giờ tối trời mới bắt đầu sụp tối.









 
Re: Đi bụi như bay Nepal - India 15 ngày trong cái nóng 49 độ C của mùa hè xứ Phật

Sau khi tham quan toàn bộ khu vực này, chúng tôi mới biết là đây không phải là Durbar Square duy nhất ở Kathmandu. Trong thung lũng Kathmandu thật ra có khá nhiều thành phố lớn bên cạnh thành phố thủ đô hiện tại kathmandu. 2 thành phố khác cũng khá lớn cách trung tâm thành phố Kathmandu không xa là Patan và Bhaktapur. Và cả ba thành phố nói trên trong thung lũng kathmandu đều có cho mình một khu vực hoàng cung hay còn gọi là Durbar Square. Nghĩa là hai thành phố Patan và Kathmandu từng là thủ đô của Nepal. Và tất nhiên ở mỗi cố đô đều có một thành trì bảo vệ vương quốc của họ đó là Durbar Square. Để tìm hiểu thêm về Kathmandu, ta có thể tham khảo link sau:

http://en.m.wikipedia.org/wiki/Kathmandu

Mặc dù không muốn rời bỏ khu vực hoàng cung, cả nhóm phải tranh thủ đi thăm một ngôi chùa được mệnh danh là đệ nhât linh thiêng của thủ đô kathmandu, ngôi chùa khỉ hay còn gọi là chùa Swayambhunath. Chỉ cách trung tâm khoảng 5km về phía Tây thành phố. tụi mình bắt một chiếc taxi địa phương trông rất bụi bặm như thể cả thập niên không được lau rửa. Chiếc taxi ộp ẹp, nóng bức đưa 4 đứa qua các đoạn đường khá tối (ở đây, ngoại từ 3 trục đường trung tâm, không một con đường nào được thắp sáng bởi các trụ đèn đường. Bên cạnh đó, có lẽ do giá điện cao, hay nhà nước không sản xuất đủ điện cho nhu cầu người dân mà người Kathmandu rất hạn chế trong việc sử dụng điện thắp sáng. Mỗi nhà chỉ thắp mỗi một hoặc 2 bóng đèn huỳnh quang nhìn có vẽ gì đó rất huyền hoặc và tăm tối) để đến với ngôi chùa khỉ. Sau gần 25 phút chúng tôi cũng đã đến được chân ngọn đồi dẫn đến ngôi chùa khỉ. Tiếc một nỗi là khi tới chân núi thì trời đã sụp tối, không nhìn rõ hướng đi lên chùa. Chùa nằm trên đĩnh một ngọn đồi nên phải leo khoảng 350 bậc thang mới tới đỉnh. Quyết định leo lên núi vì đằng nào mình cũng đã đi gần 6000 km để tới đây, không lẽ lại bỏ qua ngôi chùa này, mặc dù cả nhóm khá mệt vì nhiệt độ 45 độ C của Kathmandu. Lối lên chùa đang được sửa chữa, khó leo lên nếu không chịu quan sát kỹ. Sau gần 15 phút cả nhóm lên được đến nơi và oà.... Một khung cảnh rất đẹp. Màn đêm của kathmandu buông xuống, phủ khắp thành phố. Nhìn từ trên cao xuống, kathmandu khoác lên 1 vẽ đẹp huyền ảo khó diễn tả được bằng lời. Cả nhóm đều thốt lên " đáng bỏ công để leo lên". Kathmandu phía dưới trông như hàng ngàn con đom đóm, đang cố xua tan màn đêm u tịch của thành phố này.

Do tối quá, mà chùa lại không thắp sáng đèn, nên tụi mình không chụp được hình . Mạn phép mượn 1 số ảnh trên google nha.



video bên dưới miêu tả cảnh chợ xế chiều ở trung tâm, kế bên khu Durbar Square












Đi 1 vòng quanh chùa, mnhf thấy có khá nhiều người dân địa phương đang đọc kinh niệm phật, một số thì đang hành thiền. Điều này làm cho không khí của ngôi chùa càng trang nghiêm hơn. Lâu lâu, không khí tĩnh lặng của toàn bộ khu chùa bị phá vỡ bởi vô số các chú khỉ nghịch ngợm xung quanh. Đàn khỉ rất hiếu động khi thấy chúng tôi, các vị khách không mời mà đến giữa khoảng không gian u tịch này. Ngôi chùa có kiến trúc đặc trưng theo kiểu Tây Tạng. Nghe nói đây là một trong những ngôi chùa mang ảnh hưởng mạnh bởi phật giáo tây tạng. Kathmandu cũng là nơi cư ngụ của một lượng khá đông người Tây Tạng tha hương sau khi tây tạng bị trung quốc kiểm soát vào năm 1959. Cộng đồng người Tạng đã biến nơi này thành nơi sinh hoạt tâm linh và cũng là nơi mà họ có thể bắt gặp hình ảnh cố hương của mình khi tha hương cầu thực. Ta có thể xem thêm thông tin của ngôi chùa theo link sau:

http://en.m.wikipedia.org/wiki/Swayambhunath

Cứ ngỡ vào giờ này, nhóm mình là các vị khách vãng lai cuối cùng viếng thăm ngôi chùa. Nhưng trên đường đi xuống xe, mình bắt gặp 1 nữ du khách đến từ Paris đang leo bộ lên viếng cảnh chùa. Sau một lúc trò chuyện, cô cho biết là rất thích tham quan các ngôi chùa của xứ Nepal. Nhưng cô lại ngại đám đông du khách vào ban ngày nên mới đi chùa vàng thời điểm chạng vạng tối để tận hưởng không khí trang nghiêm của ngôi chùa.
Lên taxi về lại khách sạn, tắm rữa rồi lại lật đật kiếm đồ ăn tối. Sau lại tranh thủ dạo phố đêm Kathmandu. Đêm kathmandu buồn và thanh vắng. Thành phố như chìm vào giấc ngủ mặc dù đó mới 10:30 tối. Chỉ lát đát vài cửa hàng lụa Kashmere còn mở cố gắng đón các vị khách cuối cùng của một ngày dài. Rất đổi ngạc nhiên rằng, hầu hết các cửa hang đều đóng cửa sớm nhưng các night clubs hay bars lại mở cửa đến tận qua nữa đêm với tiếng nhạc sập xình. Thì ra đêm Kathmandu là thế. Trong tĩnh có động trong động có tĩnh. Mặc dù được khuyến cáo không nên ra khỏi khách sạn quá nữa đêm, nhưng tôi quyết định đi dạo quanh thành phố để thoả óc tò mò về thành phố xa lạ này. Mà thiệt ngộ, một cảm giác an bình khi tản bộ quanh các khu phố đóng cửa lúc nữa đêm.
Đêm đầu tiên ở kathmandu thật thoải mái, nhẹ nhàng ...
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,449
Members
189,949
Latest member
0123winnet
Back
Top