What's new

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Chả biết post đâu nên quăng tạm vào đây, mod nếu thấy chỗ nào phù hợp thì move giúp nhé.

Lâu nay, tên gọi đỉnh núi có độ cao 2.979 m (hoặc 2.971m) mà các đoàn đi xuất phát từ bản Xà Hồ (Trạm Tấu – Yên Bái) vẫn được gọi là Phu Song Sung, hoặc Tà Chì Nhù. Tên này bắt đầu từ đâu, mình không rõ lắm, có lẽ từ chuyến đi của quycoctu; tuy nhiên, tên gọi này chưa thống nhất. Khi nói chuyện với những porter trong các chuyến đi thì có nhiều người nói Phu Song Sung là đỉnh núi khác.

Nhân tìm kiếm thông tin cho một số chuyến đi, mình lấy được bản đồ khu vực Yên Bái dưới dạng bản đồ quân sự Mỹ năm 1954:
http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-10.jpg
(do một thành viên ttvnol.com chia sẻ)

Trong bản đồ quân sự, khu vực Yên Bái có 2 núi gần nhau là Phu Song Soung và Phu Luong; trong đó, đỉnh lâu nay vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù nằm trên núi Phu Luong.
attachment.php



Theo chú thích trong bản đồ quân sự thì Phu, Pha = mountain (núi).
attachment.php



Theo Google Maps, đỉnh lâu nay gọi vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù (nằm trên núi Phu Luong trong bản đồ quân sự) được đánh dấu với tên Phú Lương.
attachment.php



Vậy, nếu căn cứ theo bản đồ quân sự Mỹ 1954 và đỉnh núi được đặt tên theo núi thì tên gọi Phu Song Sung dành cho đỉnh núi có độ cao 2.979 m ở trên là không chính xác, mà phải gọi là Phu Luong.
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Có lẽ cũng do đỉnh núi đặt tên theo tên núi mà đỉnh Bạch Mộc Lương Tử mãi gần đây mới được dân xê dịch chinh phục. Trong bản đồ quân sự, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử nằm trên núi Ko Kouan Chan (có lẽ phải là đỉnh Ki Quan San) có độ cao 3.034 m, còn Phu Ta Leng có độ cao 3.086 m.
attachment.php



Còn một đỉnh núi khác nằm ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc, về phía Việt Nam thuộc địa phận Lai Châu, có độ cao 3.020m và tọa độ ước chừng 22.753456 độ vĩ Bắc, 103.439732 độ kinh Đông.
attachment.php


attachment.php
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Khi nào sư thầy leo lại PSS cho em leo với :">
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Trên đường biên giới Việt Trung có một điểm có độ cao 2998m (theo hiệp ước cắm mốc biên giới do 2 bên đo đạc) trùng với vị trí đỉnh 3020m của bác, nhưng chẳng hiểu sao ko thấy đặt tên - không biết là đỉnh núi hay chi là một điểm cao (đỉnh núi nằm bên trung quốc) nhưng chẳng thấy dân phượt nhắc đến bao giờ?
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Trên đường biên giới Việt Trung có một điểm có độ cao 2998m (theo hiệp ước cắm mốc biên giới do 2 bên đo đạc) trùng với vị trí đỉnh 3020m của bác, nhưng chẳng hiểu sao ko thấy đặt tên - không biết là đỉnh núi hay chi là một điểm cao (đỉnh núi nằm bên trung quốc) nhưng chẳng thấy dân phượt nhắc đến bao giờ?
Đó có lẽ chính là đỉnh Phu Si Lung mà các đoàn đã chinh phục các bác ah.
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

@kang258x: đỉnh Phu Si Lung ở vị trí khác bạn ạ; nó nằm trên đường biên giới Việt – Trung, trong khoảng từ mốc 41 đến mốc 42.
“… Mốc giới số 41 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên yên ngựa, có độ cao là 2190,49m, tọa độ địa lý 220 39’ 56,144” vĩ độ Bắc, 1020 45’ 10,721” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 41, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của các suối Nậm Hà Nê, suối Nậm Xi Lùng đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của các suối Da Luo He, suối Nan Bu He, suối Xiao Weng Bang He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Nam - Đông Nam, qua điểm có độ cao 2250m, điểm có độ cao 2246m, đến điểm có độ cao 2349m, sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Đông, đến điểm có độ cao 2746m, rồi theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Nam, qua điểm có độ cao 2854m, đến đỉnh núi Phu Xi Lùng có độ cao 3083m, sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Đông, qua điểm có độ cao 2958m, điểm có độ cao 2803m, đến mốc giới số 42. Chiều dài đoạn biên giới này là 10,970km.
Mốc giới số 42 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 2856,50m, tọa độ địa lý 220 37’ 19,438” vĩ độ Bắc, 1020 48’ 59,098” kinh độ Đông…”
(trích NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Năm 2009)

Còn điểm có độ cao 2.998m mà bạn anxionov_nd nói đến nằm trong khoảng từ mốc 79 đến mốc 80.
“ … Mốc giới số 79 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi, có độ cao là 2880,69m, tọa độ địa lý 22045’ 14,145” vĩ độ Bắc, 103026’ 08,476” kinh độ Đông.
Từ mốc giới số 79, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu của suối Thèn Thẻo Hồ đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu của các suối Wu Tai He, suối La Deng He, suối Ping He đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Nam - Đông Nam, qua điểm có độ cao 2998m, đến điểm có độ cao 2671m, sau đó theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung Tây - Tây Nam, qua điểm có độ cao 2573m, đến điểm có độ cao 2565m, (đo trên bản đồ), rồi theo đường phân thủy nêu trên, hướng chung là hướng Nam, qua điểm có độ cao 2530m, đến mốc giới số 80. Chiều dài đoạn biên giới này là 5,267km.
Mốc giới số 80 là mốc đơn, loại nhỏ, làm bằng bê tông, đặt trên yên ngựa, có độ cao là 2413,25m, tọa độ địa lý 22043’ 18,701” vĩ độ Bắc, 103025’ 47,714” kinh độ Đông…”
(trích NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA Năm 2009)

@anxionov_nd: có lẽ do chưa ai đến được vị trí đó và cao điểm đó không có tên nên chưa ai nhắc đến chăng ?
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Bỏ sót mất một đỉnh núi có tọa độ ước chừng 22.463364 độ vĩ Bắc, 103.556263 độ kinh Đông. Trên bản đồ quân sự, nó nằm trên núi Ta Lien, có độ cao 2.987m so với độ cao 3.086 của Phu Ta Leng, độ cao 3.034 của Bạch Mộc Lương Tử và độ cao 3.076 của Phu Si Lung.
attachment.php



Trên bản đồ chi tiết, nó có độ cao 3.070 m, so với độ cao 3.075 m của Phu Ta Leng và 3.044 m của Bạch Mộc Lương Tử.
attachment.php


attachment.php



Trên Google Maps thì như thế này.
attachment.php
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

(Xóa vì đã có thông tin mới)
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Một bài viết ở trang khác về "Phu Song Sung", phuot.vn không cho phép post link nên mình copy về đây vậy.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trước khi leo lên mạng xem thì cứ nghĩ mình sẽ leo Phu Song Sung nhưng vẫn hơi thắc mắc là sao trang wiki tiếng anh thì gọi là Phu Luong mountain.

Sau khi nói chuyện kĩ với những người dân H'mông sống ở xã Xà Hồ sát chân núi thì mới rõ hơn là có lẽ đây là đỉnh Pú Luông mà được nhắc tới trong cổng điện tử chính thức của tỉnh Yên Bái (http://www.yenbai.gov.vn/vi/Pages/yenbaitiemnangphattrien.aspx) và phù hợp với wiki tiếng anh hơn (http://en.wikipedia.org/wiki/Phu_Luong_(mountain)).

Tỉnh Yên Bái nổi tiếng với khởi nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học và Mù Cang Chải, nhưng cảm nhận rõ nhất nơi đấy chính là từ tên tỉnh Yên Bái, yên bình lặng lẽ, huyện này tiếng anh nó nickname là Tranquillity luôn

Pú Luông là đỉnh cao 2985m thuộc tỉnh Yên Bái và sát mép tỉnh Sơn La. Trang tiếng anh thì gọi là đỉnh Phu Luong có lẽ nhầm về spelling. Những đỉnh Tà Chì Nhù hay Chung Chùa Nhà hay Phu Song Sung đều là các đỉnh thấp hơn trong khối núi này, nhầm lẫn này do là mấy người đi phượt đầu về viết bài ghi thông tin không chính xác rồi người sau cứ lấy thông tin đó.

Dân H'mông ở đây gọi đỉnh này lại rất việt nam là đỉnh Cột Cờ vì trước có cắm cờ giờ đã nhổ ra và mới đây có đổ bê tông ngay tại chỗ trước đây cắm cờ để ghi nhớ dấu mốc xưa. Còn một tên khác dân ở đây gọi là Ga Tê do trước đây có ông Ga trồng thuốc phiện ở trên núi này và dân thời đó gọi là núi của ông Ga (Ga Tê).

Đỉnh này cao thứ 5 của Việt nam chứ không phải thứ 6, đỉnh Phu Song Sung, Tà Chì Nhù và Chung Chùa Nhà là 3 đỉnh núi thấp hơn trong đó Chung Chùa Nhà là cao nhất và là cao thứ 6 Việt Nam. Tất cả núi này đều thuộc khối núi Pú Luông, là khối núi cao thứ 3 việt Nam sau khối Fansipan và khối Đặng Mộng Lương Tử.

Một điểm khác tớ quan sát thấy là thiên nhiên và khung cảnh ở đây rất đẹp và lạ hơn so với những nơi khác ở Việt Nam.

Có một chút Bali ở những ruộng bậc thang và các ngôi nhà mái lá, lại đậm đà nét Nepal với những ngọn núi đẹp, sự thay đổi của dạng cây cối khi lên cao dần và cách chăn thả dê bò ngựa trên núi. Suối nước uốn lượn nhưng vẫn xối xả chảy tử đỉnh núi xuống thung lũng làm tớ tưởng như đang ở chân núi của Himalaya.

Điểm cuối cùng tớ thấy là cuộc sống người H'mông ở đây đã nghèo lại đang bị ảnh hưởng nặng nề bới vài mỏ chì và tới tầm 70% là Trung Quốc khai thác. Nước thải có thể bị nhiễm chì từ xưởng khai thác chì trên cao hơn được đổ thẳng vào suối làm cá giờ không sống được mà người dân cũng không lấy nước suối để uống và nấu nướng như trước kia được nữa. Đến món cháo nòng nọc quái khẩu của người Mông cũng hiếm vì không kiếm được nòng nọc mấy nữa.

(Tien Doan)
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về đỉnh Xi Giơ Pao, tìm kiếm trên Google thì thấy dính chữ Văn Bàn (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Mặc dù không truy cập được vào trang web của tỉnh Lào Cai nhưng vẫn lôi miếng bản đồ Văn Bàn ra. Kết quả là trên bản đồ chi tiết có 1 đỉnh nằm trên núi Sinh Tcha Pao có độ cao 2.833 m.
attachment.php



Mở lại bản đồ quân sự để thấy vị trí tương đối của Sinh Tcha Pao so với Fan Si Pan, chen giữa Sinh Tcha Pao và Fan Si Pan có núi Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.874 m (gần với con số 2.876 m của đỉnh Xi Giơ Pao trong list của dân phượt hơn).
attachment.php



Trên Google Maps thì vị trí tương đối của 2 núi so với Fan Si Pan thế này.
attachment.php



Trên Google Maps, đỉnh Sinh Tcha Pao có tọa độ ước chừng 22.108001 độ vĩ Bắc, 104.010927 độ kinh Đông, có độ cao ước chừng 2.665 m; đỉnh Nam Kang Ho Tao có độ cao ước chừng 2.825 m.
attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top