What's new

[Chia sẻ] Istanbul - qua mắt Anh Tài

[video=youtube;6obBM6avPsk]https://www.youtube.com/watch?v=6obBM6avPsk[/video]


Ba ngày ở Istanbul, thành phố đôi bờ Á-Âu

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam. Phần lớn người Thổ theo đạo Hồi, nhưng có cảm giác không nặng nề như dân Trung Đông, mà cởi mở và hướng ngoại hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ dùng đồng tiền Lira - TL (Lia) 1 TL vào khoảng 11.000 đồng VN

Nhân dịp đi họp mấy ngày ở Antalya, một tỉnh phía nam rất đẹp của Thổ Nhĩ Kỳ, sau họp tôi bay về làm chuyến du ngoạn 3 ngày ở Istanbul.

Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, là thủ đô trước đây của cả thời đế chế Ottoman và đế chế Byzantine, là thành phố duy nhất trên thế giới nằm vắt ngang trên hai Lục địa. Là nơi giao thoa văn hóa, lịch sử, kiến trúc Á-Âu.

Thành phố này có quá nhiều thứ để xem, với thời gian 3 ngày, quả là quá ngắn ngủi để có thể khám phá, vì thế, tôi chọn những điểm đến tiêu biểu, hành trình tiêu biểu và khám phá những thứ mà tôi cho là thú vị đối với mình.

Tôi thuê khách sạn Eski Konak Hotel, một khách sạn nhỏ nhưng nằm ngay khu Sultanamet - khu phố cổ trung tâm của Istanbul. Từ khách sạn đi bộ ra các công trình cổ rất gần, chỉ khoảng 500m.
 
Sáng ngày đầu tiên, tôi quyết định đi thăm Thánh đường Blue Mosque, biểu tượng của Istanbul. Thật tiếc là trời mưa khá lớn nên ảnh ngoài trời không được đẹp. Nhà thờ Hồi Giáo Blue Mosque vào cửa miễn phí, giờ mở cửa 9h-21h. Bạn nên mặc quần dài quá đầu gối và áo trùm vai, đi vào phải bỏ giày vào túi nilon xách theo. Thánh đường nổi bật với 6 ngọn tháp bên ngoài và trang trí bên trong bằng hàng triệu mảnh gốm hoa văn với màu xanh chủ đạo, các của sổ dùng kính màu mosaic. Vào giờ cầu nguyện, 24 chiếc loa công suất cực lớn trên 6 cây cột lớn vang rền tiếng cầu kinh, từ xa 1km còn nghe rõ.


[video=youtube;sD72qUC6nMQ]https://www.youtube.com/watch?v=sD72qUC6nMQ[/video]


Nhà thờ này được gọi là Blue Mosque vì hầu hết những viên gạch nhỏ xíu khảm trên tường và nội thất của nhà thờ đều có màu xanh Turquoise (màu xanh ngọc Turquoise, còn gọi là màu xanh Thổ Nhĩ Kỳ) với các sắc độ khác nhau làm chủ đạo. Blue Mosque có tên đầy đủ là Sultan Ahmet. Nó được xây dựng giữa giai đoạn 1609 và 1616, dưới triều vua Ahmed I. Cũng giống như nhiều nhà thờ Hồi giáo khác, bên trong nó cũng có ngôi mộ của vua Ahmed I. Thánh đường Sultan Ahmed - Blue Mosque đã trở thành một điểm thu hút du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Istanhbul.




Cổng vào thánh đường




Đây là bên trong của nhà thờ, có đèn chùm và thảm dưới đèn là nơi dân cầu nguyện, khách không được vào:




Tấm biển chữ không hiểu gì trong nhà thờ




Mái vòm thuộc loại cao và rộng nhất trong số các nhà thờ của thế giới Hồi Giáo




Các họa tiết trang trí bên trong



 
Last edited:
Núm bằng đồng bên ngoài cửa nhà thờ




Người Hồi Giáo rất sùng đạo, trước khi vào thánh đường cầu kinh, theo luật lệ, người Hồi Giáo phải rửa tay chân mặt mũi thật sạch sẽ. Chính vì vậy ở sân sau của tòa thánh Blue Mosque có một dãy vòi nước rất dài, nước rất trong để tín đồ rửa tay chân trước khi vào trong. Ở nhiều sân bay, tôi thấy những người hồi giáo cho cả chân lên lavabo trong toilette để rửa chân trước khi bước bào phòng cầu nguyện tại các sân bay Âu Châu
Lúc tôi chụp mấy ảnh này cũng có vài ông Hồi giáo vào rửa chân, rất muốn chụp nhưng lại sợ làm phiền người ta nên đành chờ họ đi rồi mới chụp cái vòi nước.




 
Last edited:
Sau khi rời nhà thờ Hồi giáo Blue Mosque, tôi băng băng chạy đến một địa điểm mà những ai yêu shopping đều khong thể bỏ qua, đó chính là Grand Bazaar (Chợ Lớn) của Istanbul.

Grand Bazaar là khu chợ trong nhà lớn nhất thế giới. Khôgn thể nói đây là chợ, mà phải nói nó là một khu phố chợ có mái che, bởi quy mô cực lớn của nó, rất nhiều dãy phố ở trong đó, ngõ ngách, náo nhiệt và đông đúc vô cùng. Rất nhiều khách du lịch.

Chợ có 12 cổng vào. Đây là cổng vào số 7, tôi hay ra vào lối này.




 
Trên thế giới cũng có nhiều chợ mang tên Grand Bazaar, nhưng nổi tiếng nhất là Grand Bazaar ở Istanbul này. Bước vào giữa cơ man nào là hàng hóa đủ màu sắc, chất liệu, cực nhiều ngõ ngách đan xen, vì thế điều lưu ý đầu tiên với du khách đến chợ Grand Bazaar ở Istanbul là phải cẩn thận vì dễ bị lạc.

Khu chợ Grand Bazaar (trong tiếng Thổ được gọi là Kapalicars, có nghĩa là “Chợ trong nhà”) là một trong số những khu chợ có mái che lớn nhất và cổ nhất trên thế giới. Khu chợ có tới 64 phố có mái che, nơi có hơn 4.000 cửa hàng bán đủ loại hàng hóa. Khu chợ này lúc nào cũng sầm uất, được khoảng từ 250.000 đến 300.000 khách đến thăm mỗi ngày.

Chợ Grand Bazaar Istanbul được vua Sultan Mehmed khởi công xây cất vào năm 1455 và được đưa vào sử dụng từ năm 1461, và nổi tiếng với các sản phẩm kim hoàn, gốm sứ, gia vị và thảm thủ công. Chợ được mở rộng rất nhiều vào thế kỷ 16 dưới thời của Vua Suleiman. Năm 1894 chợ lại được sửa chữa nhiều sau trận động đất ở Istanbul. Chợ này có 12 cửa ra vào. Nếu không có bản đồ, chắc chắn các bạn sẽ lạc trong chợ, vì nó quá lớn.

Chợ có 4 cổng chính ở cuối hai con phố chính năm giao nhau gần góc phía tây nam của chợ. Nhưng du khách thường chọn cổng số 7 để đi vào chợ. Cổng này dẫn thẳng tới một phố lấp lánh ánh sáng của những tiệm kim hoàn.

Nói là chợ nhưng thực chất Grand Bazaar giống một khu phố hơn bởi Grand Bazaar có nhiều khu, mỗi khu chuyên bán một món hàng như khu áo quần bằng da, khu vàng bạc nữ trang, khu bán chén đĩa, khu bán thảm carpet v.v.. Grand Bazaar khác khu phố là khu chợ nằm trong nhà, đây là một khu chợ trong nhà khổng lồ.

Grand Bazaar là một thành phố thu nhỏ, không phải chỉ có hàng hóa, mà còn có nhiều tiện nghi khác và vô số quán ăn và tiệm cà phê giải khát.

Thông thường, khi đến đây, du khách khó thể ra về tay không - hãy mặc cả và mang về những tấm thảm tuyệt mỹ, đồ thủ công mỹ nghê, áo da túi da, khăn cashemire hay lụa, đồ chơi, đồ ăn..... Hàng hoá ở đây đẹp và nếu các bạn biết trả giá, sẽ mua với giá rất rẻ.

Bán hàng toàn bộ là đàn ông, không có phụ nữ. Người bán hàng Thổ rất khéo và biết giữ khách lại để bán bằng được, lúc nào cũng "My friends...." tóm lại cực kỳ dẻo mỏ, và có những thủ thuật làm khách khó mà đi được. Bạn phải thật bình tĩnh.

Mấy cái áo da, giá phát 800 TL, mua được với giá 300 - 350 TL, các mặt hàng lưu niệm cũng vậy, giá mua chỉ tầm hơn 1/3 đến 1/2 giá phát ra.

Kinh nghiệm: Hãy trả giá chỉ từ 1/3 giá phát trả dần lên, và đến khoảng 1/2 giá phát là mua được, nếu không bán, bạn hãy bỏ đi, họ sẽ gọi bạn lại ngay.
 
Đây là quang cảnh bên trong chợ mái vòm, ngay khi bước vào cổng số 7, đã là một dãy phố toàn vàng bạc nữ trang. Các cửa tiệm vàng sáng choang, đồ nũ trang làm rất tinh xảo, người Thổ rất khéo tay, nghệ thuật chế tác tinh tế lắm.
















 
Đi chợ Thổ, đồ da là một mặt hàng nổi tiếng.

Da của Thổ Nhĩ Kỳ rất mềm và đẹp, cực nhiều kiểu áo da phong phú, nam nữ lớn bé đủ cả. Cả một dãy phố bạt ngàn áo da. Rất nhiều kiểu dáng để lựa chọn dễ bị hoa mắt vì nhiều kiểu đẹp quá...
















Anh bạn bán hàng áo da này rất vui tính khi chúng tôi vào mua hàng, luôn tươi cười nhưng ra giá rất chát. mặc cả còn 1/2 giá thì mới bán. Luôn mồm điệp khúc "Bạn của tôi ơi, áo của tôi làm từ da cừu non, tôi có xưởng may riêng... giá này là giá đặc biệt cho bạn đến từ Việt Nam rồi đó, tôi yêu mến Việt Nam lắm...hê hê"

 
Last edited:
Nói đến Thổ Nhĩ Kỳ, không thể không nhắc đến đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ tinh xảo và thảm Thổ....
Tất cả những mặt hàng đó tại Grand Bazaar lại quá nhiều, sắc màu lung linh....
Thảm Lý Nhã Kỳ rất đẹp, danh tiếng không thua gì thảm Ba Tư (Iraq)... chất liệu len cừu rất mịn màng - hoa văn tinh tế li ti. Mỏng và nhẹ.







 
Những tấm khăn của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất nổi tiếng, chúng được làm từ len hoặc lụa cũng rất mịn màng và sặc sỡ. Giá từ 400 ngàn đến 2-3 triệu 1 cái. Tôi làm 12 cái về tặng làm quà cho mấy người bạn gái thân.










 
Mãi mê xem chợ và mua bán, đã tới quá trưa, chúng tôi hỏi anh bạn bán áo da vui tính ở trên xem ăn ở đâu ngon và truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ. Anh ta vui vẻ dẫn chúng tôi tới một quán thịt nướng kiểu Thổ nổi tiếng nằm ngay trong chợ.

Trong chợ Grand Bazaar có rất nhiều quán ăn và quán trà, người Thổ cũng rất ưa uống trà, trà kiểu Thổ đều có hương liệu như hoa hồng, bạc hà, hoa cúc, trà chanh, trà cam, trà tình yêu (được cho là có tác dụng kích thích "chuyện ấy" được hăng hái hơn), tất cả đều uống cho tí chút đường theo sở thích.

Tới quán ăn, chúng tôi ngồi ngoài, gọi món và trong lúc đợi chờ, nhìn các tay bếp thoăn thoắt nướng thịt trên một cái lò lớn.

[video=youtube;C_sDojZZhek]https://www.youtube.com/watch?v=C_sDojZZhek[/video]
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,181
Bài viết
1,150,390
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top