What's new

10 lời khuyên về chuyện "chụp choẹt" trong những chuyến đi dành cho các Newbies (1)

Chuong_An_NV

Phượt tử
10 lời khuyên về chuyện "chụp choẹt" trong những chuyến đi dành cho các Newbies (1)

Tình hình là đã theo dõi diễn đàn từ khá lâu, âm thầm học hỏi được ko ít từ các vị "tiền bối", thì nay khi quyết định giã từ các cung đường để yên bề gia thất mà theo ngôn ngữ bình dân học vụ là "mồ yên mả đẹp", kết thúc cuộc đời lãng tử thì tôi cũng quyêt định reg nick đóng góp lại cho cộng đồng Phượt với hy vọng những gì mình học được sẽ ko lãng phí mốc meo 1 xó mà sẽ có thể giúp ích được ai đó nhất là các bạn newbies, mới dấn thân vào các cuộc lữ hành của đời mình. Cuộc đời vốn dĩ là "cho đi" và "nhận lại", mình đã "nhận" được nhiều từ diễn đàn thì giờ cũng là lúc mình "cho đi". Hehe đôi lời cảm khái. Không dài dòn nữa, vào vấn đề chính:
Bạn là con người của những chuyến đi? Bạn muốn lưu giữ những kỉ niệm, những trải nghiệm tuyệt vời từ những chuyến lữ hành của bạn - hay những khoảnh khắc choáng ngợp đến ngạt thở trước vẻ đẹp của thiên nhiên kì vĩ, ngỡ ngàng trước sự bao la hùng vĩ của núi rừng vùng cao nguyên, hay cảm giác bình yên đến lạ lùng trên một bãi biển hoang sơ, với những cơn gió biển nhẹ nhàng, trong một buổi chiều hoàng hôn? Còn gì lý tưởng hơn là những tấm hình – những tấm hình do chính tay bạn chụp - góc nhìn của bạn, cảm xúc của bạn.
(Bài viết này không đặt trọng tâm vào những đề tại như chụp phong cảnh, người, hay động vậy,bài viết chỉ hoàn toàn cung cấp cho bạn những kiến thức căn bản nhất cho những bạn muốn biết những kiến thức căn bản trong việc chụp hình khi đi phượt)
Chụp hình đi phượt ( chụp hình ngoài trời – outdoor photography)là gì?

Chụp hình đi phượt nói riêng - chụp hình ngòai trời nói chung là một phần của nghệ thuật chụp hình, chúng ta có thể tạm hiểu là chụp những tấp hình đẹp mọi nơi - mọi lúc - giữa bầu trời bao la trong những chuyến đi của riêng mình.
Một trong những yếu tố quan trong mà tôi muốn nêu ra đầu tiên trong bài viết đó là máy chụp hình cùng với những phụ kiện đi kèm – nó phải phù hợp cho đòi hỏi riêng của mỗi cá nhân. Một ví dụ điển hình - nếu trong chuyến đi phượt của bạn có nhiều lúc đi bộ hoặc leo dốc thì bạn không thể không chú ý tới yếu tố trọng lượng, nức độ cồng kềnh của máy hình cũng như những thứ đi kèm.
Tiện lợi nhất cho những chuyến đi đầu tiên của bạn là chức năng chụp hình của những chiếc Smartphone của các bạn. Tôi tin là, ngày hôm nay rất it ai tron các bạn mà không sở hữ một chiếc Smartphone với đầy đủ các chức năng chụp hình và quay phim. Vậy đây cũng là lời khuyên đầu tiên của tôi dành cho các bạn: tận dụng hết những gì mà bạn có – sau đó nếu những taams hình chụp từ Smartphone đã không còn có thể thỏa mãn bạn nữa, bạn không muốn chỉ dừng lại tại đó, đó là lúc bạn nên đầu tư 1 chiếc máy chụp hình cho bản thân.

1. Bạn hãy chọn cho mình một máy hình phù hợp cho „lính mới“
Để không lãng phí tiền bạc cũng như có thề sử dụng chiếc máy lâu dài, bạn nên chọn những chiếc máy ít nhất phải có hai chức năng sau: Có khả năng tự điều chỉnh (manuell): Độ mở ống kính (Diaphragm (optics) ) - Thời gian chụp (exposure time) – ISO. Và khả năng thay đổi ông kính.
Một chiếc DSLR ( Digital single-lens reflex camera) sẽ là điều đầu tiên mà nhiều bạn sẽ nghĩ đến. Thực ra ở đây tôi muốn nhắc đến một lựa chọn khác cũng không kém phần lý tưởng cho các bạn: những chiếc máy hình tư động kỹ thuật số đời mới (system camera). (Tôi sẽ viết thêm một bài chi tiết về cách chọn máy chụp hình nếu các bạn có nhu cầu.)

Nếu bạn là một người thường đi chụp phượt và chụp hình, thì theo tôi, những chiếc máy hình tự động đời mới sẽ là sự chọn lựa lý tưởng hơn cho các bạn. Đầu tiên việc sử dụng những chiếc máy ảnh kĩ thuật số đời mới này đơn giản hơn nhiều so với những chiếc DSLR thông thường. Nhưng sự chênh lệch chất lượng hình ảnh cũng như chức năng phục vụ cho việc chụp hình đi phượt giữa 2 loại may hình này không đáng kể., thậm chí trong đại đa số trường hợp là tương đương. Và kế đến là một ưu điểm không thể không nhắc đến: gọn nhẹ. Một ví dụ điển hình ở đây là Sony A6000, „người bạn“ đồng hành lý tưởng đáng tin cậy nếu bạn muốn ghi nhớ lưu giữ những chuyến đi của mình.

2. Những phụ kiện bạn thực sự cần thiết trong thời gian ban đầu:
Lẽ tất nhiên những phụ kiện như chân may hình, đèn ngoài (flash), kính lọc và nhũng dụng cụ khác đôi khi rất cần thiết. Nhưng điều quan trong nhất là chúng ta phải biết sử dụng chúng. Cũng như biết lúc nào sử dụng cái gì. Ngay chính những người chụp hình chuyên nghiệp cũng sẽ cố gắng thủ nhỏ bộ đồ nghề tác nghiệp của họ như có thể nhưng sẽ sử dụng nó một cách thuần thục nhất để đạt được những bức hình đẹp như mong muốn.
Vì vậy để bắt đầu, bạn chỉ cần một cái máy và một ống kính . „Nhỏ mà có võ“ , chỉ 1 máy 1 ống kính nhưng bạn hãy luyện tập với chúng cho đến khi bạn thực sự làm chủ đước chiếc máy của bạn. Sau đó bạn hãy cân nhắc đên việc mua thêm ông kính hoặc những dụng cụ khác.

3. Hãy làm quen những hiệu chỉnh mặc định căn bản của chiếc máy chụp hình của bạn:

Cho dù bạn chọn loại máy nào cho những bước đầu tiên của „sự nghiệp“ chụp hình, đi phượt của mình đi nữa thì bạn cũng sẽ nhận ra rằng: tất cả các loại máy chụp hình kỹ thuật số ngày nay cũng đều sở hữu gần như tất cả những tùy chỉnh mặc định có thể đáp ứng, thỏa mãn đòi hỏi, yêu cầu của bạn.
Là những người mới bắt đầu bước vào con đường nhiếp ảnh , thì bạn không nên thay đổi những tùy chỉnh đã được mặc định trước khi bạn chưa biết chính xác nó hoạt động ra sao. Chính vì vậy bước đầu tiên của bạn là làm quen với những tùy chỉnh đã được mặy định trước này một cách thuần thục, trước khi bạn bắt đầu đi sâu hơn vào chi tiết của máy chụp của mình.
Với những máy chụp hình hiện hành thì quyển sách hướng dẫn cách sử dụng đã cung cấp cho bạn tương đối đầy ** những kiến thức căn bản về chiếc máy của bạn. Ngoài ra cách bạn có thể nghiên cưu thêm trên mạng Internet (và dĩ nhiên „bác“ Google luôn là“vị giáo sư“ uyên bác, quen thuộc).
Sau khi đã nhuần nhuyễn với những tùy chỉnh căn bạn của máy chụp hình của bạn , bạn sẽ nhận ra một điều bất ngờ thú vị là: những người chụp hình bình thường như tôi và các bạn , chúng ta cũng chỉ mới sử dụng 1 phần nhỏ của những tùy chỉnh đã được mặc định từ trước bởi các nhà sản xuất.

4. Tìm hiểu thêm về một số kiến thức căn bản của may hình: (Độ mở ống kính (Diaphragm (optics) ) - Thời gian chụp (exposure time) – ISO)

Bạn chỉ luôn có được những tấm hình đẹp khi bạn có thể tắt chức năng chụp tự động và thay vào đó là tùy chỉnh do chính bạn điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống. Có như vậy bạn mới có thể tận dụng hết công suất của cái máy cũng như phát huy hết sức sáng tạo của bạn trong lúc chụp hình.
Trước tiên chúng ta phải hiểu thật rõ mối liên quan mật thiết giữa độ mở ống kính (Diaphragm (optics) ) - Thời gian chụp (exposure time) – ISO, để bạn có thể nhìn ra được những tùy chỉnh đó đang cho phép bạn làm những gì. Chỉ khi bạn hiểu được cách hoạt động và sự hình thành của những tấm hình trong máy chụp hình của bạn như thế nào thì bạn mới có thể bước thêm bước nữa trong nghệ thuật chụp hình ngoài trời.
Về phần kiến thức căn bản của nghệ thuật chụp hình đã có quá nhiều thông tin trên mạng internet – các bạn có thể tham khảo khảo thêm hoặc coi trong trang youtube. Vì vậy tôi không viêt thêm về phần nay nêu các bạn có nhu cầu tôi sẽ soạn riêng 1 bài viết về nó.

5. Luôn chụp hình dươi dạng RAW!
Tôi có thây một vài bài viết nói khi chụp hình phượt nên sử dụng chế độ JPG. Cá nhân tôi thì bất đồng quan điểm với những bài viết này vì khi sử dụng chế đọ JPG, vì khi chúng ta chụp hình ở định dạng này thì máy chụp hình của chúng ta đả tự động bỏ đi một số chí tiết mà có khi chính những chi tiết này lại là những chi tiết „ăn tiền“ của tấm hình.
JPG là định dạng hình đã được nén, điều này có nghiã ngay từ ban đầu máy hình đã tự động lọc đi một số chi tiết qua các hệ thống lọc như curve (tonality, saturation, contrast.... để giảm dung lượng của tấm hình.
RAW chúng ta có thể coi l àmột dạng âm bản của hình kỹ thuật số. Trong đó hầu như tất cả mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đều được lưu giữ lại,. Dĩ nhiên bạn sẽ cần sử dụng một phần mềm nhất định để có thể mở ra được. Tuy nhiên, một lần nữa ta phải cảm ơn sự tiến bộ của công nghệ, hầu hết mọi crương trình chỉnh sửa hình ngày nay đều có thể dễ dàng mở được những file ảnh dạng RAW. Ngoài ra định dạng RAW với đầy đủ các thông tin cần thiết, chưa qua xử lý xử lý, nén hay mã hóa do cảm biến hình ảnh ghi nhận sau mỗi lần bấm máy cũng cho phép bạn xử lý hậu kì tấm ảnh dễ dàng hơn
Hết Phần 1 (do bài viết khá dài ~ 12000 nhiều hơn diễn đàn cho phép nên mình xin phép chia đôi bài viết)
T.C
 
10 lời khuyên về chuyện "chụp choẹt" trong những chuyến đi dành cho các Newbies (2)

Các bạn theo dõi Phần (1) ở đây:
https://www.phuot.vn/threads/197860...ành-cho-các-Newbies-(1)?p=1271097#post1271097

6. Học cách sử dụng một một chương trình chỉnh sửa hình chuyên nghiệp.

Muốn trở thành một người chụp hình phượt „nghiệp dư cao cấp“ thì công việc của bạn không đơn thuàn chỉ là chọn một cảnh nào đó và nhấn nút chụp hình. Mà nó còn bao gôm sắp xếp cũng như chỉnh sửa hình ảnh, mà theo thuật ngữ chuyên môn là làm hậu kì cho tấm ảnh.
Với những chương trình lưu trữ và chỉnh sửa hình ảnh hiện hành thì đây không còn là một trở ngại lớn, tuy nhiên các bạn cũng sẽ phải đầu tư cho việc này một số thời gian nhất định.

7. Hãy chụp hình ngay từ ban đầu ở những góc nhìn khác lạ:

Để ttạo sự khác biệt giữa những tấm hình của bạn và các tâm hình khác – ngay từ ban đầu bạn hãy chọn cho mình những góc nhìn mới lạ qua việc bạn quỳ, nằm xuống khi chụp hình....không có gì là giới hạn cấm kỵ trong việc tạo cái nhìn mới cho bức hình của bạn. Hãy hy sinh vì nghệ thuật.
Không gì dễ nhàm chán hơn khi phải nhìn nguyên một tâm hình với chỉ một góc nhìn ngang tâm mắt duy nhất. Chính vì vậy chúng ta nên thay đổi góc nhìn một cách khôn khéo nhằm tạo được những ấn tượng mới mẻ cho tấm hình.
.
8. Cố tình chúp luốn những thứ „không đẹp – dư thừa“ vào hình:

Một trong những yếu tốt rất cần thiết và quan trọng của chúp ảnh ngoài trời đó là chiều sâu của bức hình. Giải thích một cách đơn giản, khung cảnh bạn thấy là 3D nhưng máy hình chỉ có thể thể hiện khung cảnh trong không gian 2D. Người chụp hình có thể tạo ra chiều sâu cho tấm hình bằng cách sử dụng kỹ thuật làm rõ và mờ khung cảnh xung quanh. Nhưng kỹ thuật này dành cho những người đã có một số kinh nghiệm nhất định với máy chụp hình.
Chúng ta cũng có thể đạt được kết quả như ý mà không cần sử dùng kỵ thuật vừa nêu trên. Bằng cách chúng ta lấy luôn những vật thể chung quanh – cây, cục đá... hoặc người xung quanh vào bên cánh khung cảnh chính mà chúnh ta muốn chụp. Một ví dụ điển hình thường gặp là bạn lấy luốn cục đá, cây cột đèn, cây hoa... gần trước ông kinh bạn trong khi cảnh chính của bạn là cái lâu chùa – nhà thờ đàng xa sau đó, và thế là, một cách vô tình bạn đã tạo được chiều sâu cho tấm ảnh.

9. Chụp một cảnh với những tùy chỉnh khác nhau:
Để có thể sử dụng máy chụp hình của bạn ngày càng thuần thục hơn thì đây là một bước không thể thiếu mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Trong giai đoạn đầu này, bạn nên chụp 1 khung cảnh với nhiều tùy chỉnh máy khác nhau. Qua đó bạn có khả năng sàng lọc ra được trong trường hợp nào – cài đặt nào tạo ra được những ấn tượng nhất định cho tâm hình của bạn. Luyện tập thường xuyên là bước đầu tiên để trở thành nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp.
10. Chụp và thử nghiệm chụp hình trong mọi cơ hội!
Cũng như mọi công việc của cuộc sống, chụp hình ngoài trời cũng không là ngoâi lệ có nghiã là „trăm hay không bằng tay quen“. Điều này có nghiã bạn hãy thực hành nhiều như có thể. Hãy mang theo may chụp hình của bạn khi bạn ra ngoài đường nếu điều kiện cho phép hãy chụp hình nhiêu như có thể. Chỉ như vậy bạn mới có thể luyện tập cho mình một „con mắt“ cho việc chụp hình ngoài trời - với thời gian bạn sẽ nhận ra được những khung cảnh nào đẹp khi lên hình một cách tự động, cũng như sử dụng máy chụp hình một cách thành thạo.
Vì vậy nếu bạn có thời gian hãy mang theo may chụp hình của bạn – leo lên xe và thực hiện cuộc dạo chơi của bạn. Hãy chụp những khug cảnh mà bạn yêu thích. Chính bạn sẽ bất ngờ với kết qua mà bạn đạt được.Và nó cũng đã hết 10 bí kíp chụp hình ngoài trời cũa tôi. Tôi hy vọng đã giúp bạn một ít gì đó trong quá trình tìm hiểu cách chụp hình khi đi phượt. Phần lý thuyết tới đây đã hết giờ là phần của các bạn - hãy bắt đầu làm từng bước và kiên trì – dĩ nhiên cái gì cũng cần chúng ta bỏ một thời gian, cho tơi khi chúng ta đạt được những điều mà mình mong muốn. Ai trong chúng ta cũng đều biết Vạn Lý Trường Thành không phải chỉ xây trong 1 ngày! No Pain No Gain.
Chúc các bạn thành công!!!
Trân trọng.

T.C
 
Re: 10 lời khuyên về chuyện "chụp choẹt" trong những chuyến đi dành cho các Newbies

Cảm ơn những chia sẻ của bạn, tuy nhiên theo mình bạn chia 2 bài viết là vẫn còn nhiều chữ trong mỗi bài. Nên chia nhỏ thêm nữa và mỗi một phần hướng dẫn nên thêm hình minh họa cho sinh động. Đọc nhiều chữ úa cùng lúc sẽ khó nhập.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,189
Bài viết
1,150,439
Members
189,948
Latest member
mass
Back
Top