What's new

ISO – Thời gian chụp (Exposure time) – Độ mở ống kính (Khẩu độ - Aperture)

Chuong_An_NV

Phượt tử
ISO – Thời gian chụp (Exposure time) – Độ mở ống kính (Khẩu độ - Aperture)

Cuối tuần rảnh rỗi và săn tiện „cảm hứng thơ văn“ lai láng, tôi cũng xin thực hiện lời hứa trong bài viết trước của mình là sẽ giới thiệu về 3 yếu tố cơ bản trong việc chụp hình cho các bạn mới tập tành cầm máy. Hiện tại, tôi có thấy có khá nhiều bài viết trên mạng về đề tài này, các bạn có thể tìm hiểu tham khảo thêm. Ở đây, tôi cũng mạn phép trinh bày cùng các bạn những hiểu biết có hạn của tôi về các tính năng trên, với tư cách chỉ là một người đam mê chụp hình nên bài viết có thể có những thiếu sót nhất định mong các „cao thủ“ có thể góp ý chỉnh sửa giúp tôi dể bài viết có thể thêm hoàn thiện.
1. ISO:
Một trong những câu hỏi thường gặp khi chụp hình đó là tôi đã thiết lập ISO „đúng“ hay chưa?
Nếu như bạn cũng từng có băn khoăn giống như vậy thì tôi hy vọng bài viết này sẽ có thể phần nào giúp ích được cho các bạn.
Vậy ISO là gì? ISO là chữ viết tắt của „International Standard Organisation“, ISO mô tả độ cảm nhận ánh sáng của sensors hoặc film. ISO là tiêu chuẩn quốc tế được cả thế giới nói chung, và cộng đồng nhiếp ảnh nói riêng công nhận.
ISO- Tự động:
Phần lớn máy chụp hình ngày hôm nay có khả năng mặc định ISO tự động. Nhờ chức năng này bạn có thể thoải mái không cần chú ý tới việc cài đặt ISO, hệ thống cảm ứng của máy sẽ giúp bạn làm việc này 100%. „Sự trợ giúp“ này trong phần lớn các trường hợp đều cho ra những kết quả không tệ, rất khả quan, nhưng cũng không ít trường hợp sẽ làm bạn „thất vọng“ không lường trước. Chính vì vậy tìm hiểu và nắm vững về ISO là một yêu cầu thiết yếu cho những ai muốn thức sự làm chủ chiếc máy chụp hình của mình.
Tự điều chỉnh ISO:
Nếu bạn bấm một vòng các chức năng của máy chụp hình thì thê nào bạn cũng nhìn thấy ba chữ ISO. Với chức năng này bạn có thể điều chỉnh được độ cảm nhận ánh sáng (ISO). Những con số trước hoặc sau chữ ISO chính là số ISO mà bạn đang dùng. Với những máy chụp hình thông thường hiện nay thì 100 là nhỏ nhất và cao nhất có thể lên đến 3200 hoặc cao hơn nữa.
Số ISO càng nhỏ thì „độ nhạy cảm“ với ánh sáng của sensor cũng thấp. Điều này đồng nghiã với việc thời gian chụp (exposure time) cũng sẽ phải lâu hơn so với thời gian chụp một tấm hình tương tự trong cùng điều kiện ngoại cảnh và với mức ISO cao hơn. Và ngược lại ISO càng lớn thì „độ nhạy cảm“ ánh sáng của sensor càng cao, dẫn đến thời gian chụp (exposure time) càng nhỏ để đạt được hiệu quả tương tự trong cùng điều kiện. Trong cả hai trường hợp chúng ta có thể điểu chỉnh thêm qua cách chỉnh đô mở ống kính (blenden – khẩu độ) và thời gian chụp (exposure time – tốc độ chụp).
Quá đó chúng ta rút ra được kết luận chỉ số ISO càng lớn thì chất lượng hình ảnh trong đa số điều kiện thông thường càng không đẹp. Và vì vậy chúng ta nên học cách tự điều chỉnh ISO khi chụp hình để giảm đi những „bất ngờ“ không lường trước.
Kinh nghiệm thực tế:
a. Hãy cố gắng hạ thấp độ ISO như có thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tăng cao độ ISO không gây ảnh hưởng bao nhiêu tới tấm hình của mình. Nó lệ thuộc rất nhiều vào máy chụp hình của bạn - Mỗi máy chụp hình sẽ có đô nhiễu (Noise) nhất định cho phép. Điều này chỉ có bạn có thể tự khám phá được qua trải nghiệm hoặc tìm tài liệu về chiếc máy của mình trên liên mạng (internet).
b. Nếu có điều kiên thì bạn chụp hình với tripod – chân máy thì hạ thấp ISO ( vì thường khi đó máy sẽ tự động điều chỉnh thời gian chụp sẽ lâu hơn)- Đặc biệt khi bạn chụp phong cảnh khi dã ngoại hoặc đi phượt. Nếu không có chân máy thì bạn cũng có thể dùng một mỏ đất, cục đá,... thay cho chân máy. Cũng có khi nhờ vậy bạn sẽ những góc nhìn mới khi chụp hình. Nhưng lời khuyên của tôi vẫn là chỉ tăng ISO trong những trường hợp bắt buộc.
c. Khi bạn chụp hình ngừời trong nhà những thiếu ánh sáng, bạn không nên chỉ đèn chụp (flash) thẳng vào họ - mà chỉ lên trần nhà để ánh sáng rọi xuống (ánh sáng gián tiếp) phương pháp này cũng sẽ làm tấm hình sáng một cách tự nhiên hơn. Việc sử sự dụng đèn trong một số trường hợp sẽ giúp bạn làm giảm ISO ( những không bắt buộc là vậy).
d. Nhưng nếu bạn có một tấm hình mà độ nhiễu (noise) quá nhiều thì những chương trình xử ly ảnh chuyên nghiệp ngày hôm nay có khả năng chỉnh sửa phần nào lỗi này, lại thêm một lý do để các bạn học cách sử dụng ít nhất một chương trình xử lý hình ảnh. Nhưng bạn nên nhớ cho dù các chương trình này có tốt tơi đâu thì nó cũng chỉ là chỉnh sửa, khắc phục phần nào. Nó không thể thay thế cho một tấm hình „hoàn hảo“ ngay từ lúc chụp với mức ISO nhỏ phù hợp.
Lưu ý: Trên đây tôi chỉ đi vào những chi tiết mà tôi cho là quan trọng nếu bạn đọc nào còn thắc mắc thêm xin các bạn hãy đặt câu hỏi tôi sẽ cố gắng trả lời trong khả năng của mình.
Độ mở của ống kính:
Điều chỉnh ống kính là điều chỉnh độ mở của ống kính. Ống kính càng mở rộng thì ánh sáng vào sensor của máy chụp hình số càng nhiều.
Tìm hiểu các thông số về độ mở ống kính:
Khi chúng ta nghe một thợ chụp hình nói về đô mở của ống kính chúng ta thường nghe những con số rất kì lạ như f/1.4,f/8 „f/“..., thật ra đây là những con số chỉ chính xác độ mở của ống kính. Để dễ hiểu hơn mời các bạn nhìn hình minh họa ở dưới.
http://photoshare7.com/image/Xdj
Qua những số này chúng ta có thể rút ra được kết luận: Số đúng sau chữ f/ càng lớn thì độ mở ống kính càng nhỏ. Có nghĩa là néu chúng ta muốn mở ống kính nhỏ thì chúng ta chọn f/8, f/16, f/22. Và ngược lại nếu chúng ta mở rộng ống kính thì chúng ta chọn f/4, f/2,8, ff/1,4.... Nếu các bạn nắm vững nguyên lý này thì bạn đã hơn được rất nhiều các thợ chụp hình bán chuyên nghiệp! 
Sự tương quan giữa độ mở ống kính va thời gian mở ống kính:
Độ mở ống kính chỉ điều chỉnh mức độ to-nhỏ của ống kính khi mở như thế nào. Nhưng không chỉnh được mở bao nhiêu lâu, qua đó chúng ta thấy 2 cai này quan tương tác với nhau như 2 anh em có nghiã là:
Mở ống kính càng lớn thì chúng ta cần thời gian ánh sáng vào ống kính càng ngắn ( thời gian mở ống kính).
Hoặc ngược lại ống kính mở càng nhỏ thì chúng ta cần nhiều thời gian cho ánh sáng vào ông kính.
Để hiểu rõ và đơn giản hơn nữa bạn hãy áp dụng nó vào thực tế, bạn lấy máy chụp hình của mình và cảnh với cùng một thời gian mở ống kính (tốc độ chụp) nhưng 2 độ mợ ống kính khác nhau. Chúng ta sẽ thấy rõ - hiểu rõ được hoạt động của chúng, tấm hình với độ mở ống kính nhỏ sẽ tối hơn tấm hình có độ mở ống lớn.
Trước khi đi sâu vào thêm vào đề tài này tôi phải giới thiệu thêm về 1 tư „ chuyên môn“ nữa độ rõ (depth of field): Nó diễn tả những nơi rõ nét trong tâm hình của bạn.
Qua sự chọn lựa độ mở của ống kính bạn có thể làm chủ được phần nào bạn muốn rõ của tấm hình (depth of field). Để dễ hiểu thì ống kính mở càng nhỏ thì phần rõ trong tấm hình càng lớn, ví dụ bạn để ống kính ở f/1,8 hoặc f/3,5 thì tâm hình chỉ rõ ở những điểm bạn nhắm, còn nếu bạn để ở f/8 hay f/16 thì phần rõ nét của tấm hình sẽ lớn hơn.
http://photoshare7.com/image/Xdz
http://photoshare7.com/image/XdH
http://photoshare7.com/image/XdS

Xdz
 
Last edited:
Re: ISO – Thời gian chụp (Exposure time) – Độ mở ống kính (Khẩu độ - Aperture)

3. Thời gian chụp ( exposure time) là gì?
Muốn có một tấm thì bắt buộc tấm film hoặc con chíp cảm ứng phải nhận được ánh sáng. Công việc của người chụp hình là điều chỉnh thời gian chụp và độ mở ống kính như thế nào cho phu hơp để có tấm hình như ý mình muốn.
Thời gian chụp ngắn:
Nếu như bạn muốn chụp những tấm hình thể thao, hay bạn muốn chụp những thứ đang chuyển động bạn cần phải chụp với tốc độ cao ( thời gian chụp ngắn). Nếu không tấm hình của bạn sẽ bị nhoà.
http://photoshare7.com/image/XdO
Thời gian chụp dài:
Thời gian chụp càng dài thì độ nhoà càng lớn, độ nét của vật chuyển động cũng càng giảm. Nếu bạn cố tình chụp một tấm hình nhòa ( trong một số trường họp như muốn tạo chuyển động trong tâm hình, hay tạo hiệu ứng (effect) ánh sáng...)
http://photoshare7.com/image/XdQ
Trên đây tôi đã trình bày lý thuyết 3 chức năng căn bản của máy chụp hình - với hy vọng giúp bạn được phần nào trong lúc thực hành để có được những tấm hình như ý muốn. Chúc các bạn thành công.

T.C
 
Re: ISO – Thời gian chụp (Exposure time) – Độ mở ống kính (Khẩu độ - Aperture)

Các bạn có thể theo dõi bài viết được trình bày với hình ảnh minh họa rõ ràng hơn ở fb cá nhân của tôi (do tôi chưa rõ ràng lắm về cách up hình trong forum):
https://www.facebook.com/pages/Deutsches-Buschmesser/1433336040309212
PS: và nếu được hy vọng các bạn sẽ không ngại like và follow page của tôi
Trân trọng
T.C
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,177
Bài viết
1,150,351
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top