What's new

Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

A Rập Xê út - Đường về thánh địa Mecca 2015

Tôi vốn là người ưa dịch chuyển, thích đến những vùng đất mới, văn hoá mới, con người mới. Vì thế mà trong một lần đọc sách và nghiên cứu bản đồ mới thấy rằng cái nôi cho 3 đạo giáo lớn nhất hiện nay trên thế giới gồm Kito giáo, Hồi giáo và Phật giáo hầu như đều có gốc phát tích từ vùng Trung Đông - Nam Á và phát triển rộng rãi ra toàn thế giới.

Chuyến đi này chỉ là những ghi nhận của cá nhân tôi về chuyến đi (ban đầu là tình cờ và bất ngờ, nhưng về sau này tôi lại không thấy là tình cờ nữa cũng như sự bất ngờ cũng đã được hạn chế ít đi). Một trải nghiệm mang tính cá nhân và có tham khảo thêm với một số bạn theo đạo Hồi ở Indonesia trước khi đi.

Đầu tiên là chuyến đi của tôi dự định từ những ngày tháng 3/2015, những ngày tháng mà thông tin về sự nổi dậy và đánh chiếm của nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông thế giới, cùng với các thông tin về những cuộc hành quyết các nhà báo, các con tin phương Tây cũng như với con tin người Nhật bản. Kể ra thì cũng lo sợ về sự an toàn cho chuyến đi vì các thông tin trên thực sự là hỗn loạn và hoàn toàn không có tính định hướng. Chính vì vậy mà việc xin Visa cũng là một câu chuyện dài và nhiều trở ngại không kém.

Tôi nhờ một bên thứ 3 chuyên làm visa cho các đợt đi công tác cũng như đi chơi của tôi. Thông thường thì từ lúc gửi đầy đủ hồ sơ cho đến khi lấy được Visa là khoảng 5 ngày làm việc, thậm chí có những trường hợp ngắn hơn. Chính vì vậy mà lần này cũng đã được bên dịch vụ nhắc từ trước là gửi hồ sơ sớm, có thể sẽ mất thời gian, ..vv và vv. Tính từ lúc đó, tôi còn khoảng 3 tuần nữa là bay cho nên đến tuần thứ 2 là tôi đã phải liên tục gọi điện nhắc nhở với bên dịch vụ về việc xin cấp visa. Các em bên dịch vụ cũng chạy như cờ lông công để nhờ vả và thúc giục cho đến vài ngày trước ngày khởi hành, em gái phía dịch vụ gọi điện cho tôi nói chuyện gần như khóc, kêu là anh có thể dời ngày đi được không? Hay có thể nhờ ai phía công ty anh bên kia tác động với sứ quán,..vv...:help. Như thế này thì đúng là pó tay rồi. Bình thường xin visa châu âu, châu mỹ cũng chỉ loanh quanh khoảng 1 tuần thôi, thế mà giờ không lẽ nào?! Cho đến ngày trước hôm khởi hành thì có thông tin "anh có visa rồi ạ, em cho chuyển ngay đến cho anh". Ơn giời, cậu đây rồi! ;)
Tưởng rằng sẽ có được giấy phép lên đường rồi, ai ngờ tối hôm đó nhận được email, 2 người đồng nghiệp phía Hà lan ko xin được visa để qua A rập. Đành lại phải hoãn chuyến đi. Ha ha...cứ tưởng tây nó phải ngon lành lắm, hoá ra cũng bị cấm như thường! =))

Chuyến đi hoãn lại 2 tháng, đủ thêm thời gian để vừa chuẩn bị tư liệu vừa tìm hiểu thêm thông tin du lịch. Nói đến phần tìm hiểu thông tin du lịch A rập Xê út trên Internet cũng là một điều đáng nói. Hoàn toàn mờ mịt kể cả thông tin trong nước và của nước ngoài, hầu như toàn thấy Dubai, Qatar hay Bahrain (hay là mình ko biết đường kiếm tra ta?! ). Chỉ riêng đối với việc hỏi thông tin đi từ Jeddah về Mecca thôi mà cũng chẳng có gì là rõ ràng cả. Các tour agency thì cũng rất chung chung, nói tóm lại là mờ tịt. Việc đầu tiên là cứ đi, sang tới nơi sẽ tiếp tục hỏi thăm nhờ vả vậy, cách thức truyền thống rồi mà. Ke ke...

Và đây là cơ man những dự định, những điểm cần phải đến để thỏa chí ước ao. Được về với Thánh địa Mecca cơ mà. Đâu phải ai cũng có thể nói đến là đến được đâu. Ngay cả rất nhiều người Hồi giáo rồi cũng có đến được với Thánh địa của chính niềm tin của mình đâu. Chính vì thế mà tôi háo hức lắm. Nào là hỏi han những người bạn quen biết xem có thông tin gì hay ho cần phổ biến không?! Nào là những người đi lao động Iraq, Dubai... Nào là đầu tư cuốn Lonely Planet để tìm thông tin nhưng toàn thấy phần của Oman, OAE.. thôi mà không thấy đề cập đến phần quan trọng nhất tôi cần tìm là Saudi Arabia và Mecca. Hic...

Những gì sưu tầm được và kế hoạch sơ bộ ban đầu của tôi. Đường đi nước bước đây ạ.
attachment.php



Đường về Mecca từ Jeddah. Hơn 80km đi xe thôi. Đối với tôi chuyện di chuyển này khá...muỗi.;)
attachment.php



Và những hình ảnh hoành tráng về Thánh địa Mecca trên Internet
attachment.php


Đây nữa. Thật là ...choáng váng.
attachment.php


Thêm một tí Vùng đất linh thiêng thứ hai của đạo Hồi là Medina (cũng ở Saudi Arabia, gần Jeddah)
attachment.php


Toàn những thứ hoành tráng cả, lên đường thôi! (S)
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

LÊN ĐƯỜNG

Cuối cùng rồi thì cái ngày ấy cũng tới. Chuyến bay từ lúc chiều muộn tại Nội bài của hãng hàng không 5 sao Qatar Airlines đưa tôi đến với vùng đất Trung Đông nằm bên bờ Biển Đỏ. Trạm dừng chân đầu tiên để transit là sân bay quốc tế Doha sau chuyến bay dài 9 tiếng (có dừng đón khách ở Bangkok). Nửa đêm đếm Doha lúc đó đã là 22:30 rồi, theo giờ ở Việt Nam thì cũng đã 3:30 sáng. Sân bay Doha rộng lớn và gần như không ngủ vì các chuyến bay đến và đi. Đây là một trong số những trung tâm trung chuyển lớn nhất khu vực Trung Đông mới được đưa vào hoạt động từ năm 2014 thay thế cho sân bay cũ đã xuống cấp và chật hẹp. Thấy bắt đầu quen dần với khung cảnh và những bóng đàn ông áo trắng, đàn bà áo đen trong bộ Hijab truyền thống đi lại cười nói râm ran. B-)


Oánh dấu Sân bay Doha phát cho nó có tí không khí Trung Đông
attachment.php



attachment.php



Nối chuyến với chuyến bay tiếp theo của Qatar Airways để đi sang Jeddah trong đêm. Thời gian bay khoảng 2.5h nữa bằng Boing Dreamliner, coi như là bay từ Đông sang Tây của bán đảo Ả rập và cũng coi như là từ Đông sang Tây của vương quốc Ả rập Xê út. Jeddah là một thành phố kinh tế lớn của Arabia Saudi nằm ở bên bờ của Biển Đỏ (Red Sea). Thành phố những năm 1945 thường khoảng 300.000 người và tập trung trong khuôn viên khoảng vài dặm vuông để định cư và buôn bán. Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển về hạ tầng cơ sở cũng như kinh tế, thành phố đã mở rộng lên tới hơn 560km2 với dân số hơn 4 triệu người.

Sân bay của thành phố mang tên King Andulaziz Int. Airport là một sân bay rộng lớn nhưng có phần cũ kỹ. Máy bay đáp xuống và tất cả hành khách đều được trung chuyển bằng xe bus vào nhà ga. Hoàn toàn không thấy có cầu nối bộ hành giống như những sân bay khác tôi đã qua. Máy bay đỗ ở tít xa, các hành khách xuống đi xe bus lòng vòng cả gần chục phút mới vào đến nơi.
Trước lúc lên đường, tôi cũng có nghe các đồng nghiệp phương tây nói về tác phong làm việc của người Ả rập, nhưng khi tới nơi rồi, nhìn những bộ trang phục trùm hết cả đầu và thân chỉ chừa ra mỗi khuôn mặt của nhân viên hàng không mới thấy có chút gì đó vừa bí ẩn, vừa khác lạ và lại vừa có chút e dè. Khác biệt về văn hoá, về tôn giáo làm cho tôi bước đầu khá e ngại, nhất là vào lúc nửa đêm đi lại một mình ở đây vào ngày đầu tiên mới đến. Chỉ sợ mình sơ ý điều gì mà làm cho trong mắt những người Hồi giáo được cho là điều cấm kỵ thì thật là phiền hà, có khi bị nhân viên an ninh bắt giam giữ chứ chả chơi. Nghe bảo luật Hồi giáo khắt khe lắm, có những vi phạm bị khép tội và đánh roi, hoặc thậm chí chặt tay, chân là bình thường. Lo lắng quá đê! :T

Đứng xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh, cứ thấy lo lắng và bất an thế nào. Biển báo ghi mỗi Passport Control mà có đến gần chục cửa làm. Chả biết mình thuộc diện nào mà xếp hàng nữa. May mà được cái mắt láo liên cũng nhìn thấy mấy chú như kiểu dân lao động nhập cư, gốc Á như mình đứng xếp riêng một hàng, vậy là chen ngay vào sau lưng. Thấy có chú cầm Passport của Philipinas thì lại càng yên tâm. Ít ra cũng cùng cái nhóm là người nước ngoài (Foreiner). Vẫn thấy bất an. Đồng chí an ninh sân bay tuy để râu và trùm khăn nhưng tôi cho là khá trẻ, ngồi làm thủ tục cứ thỉnh thoảng ngước mắt lên nhìn thẳng vào tôi, cái nhìn lạnh lẽo, vô cảm và rất là an ninh. Ghê ghê là.

Cho tới khi hàng chờ làm thủ tục đến lượt mình, tôi rất ngoan ngoãn mỉm cười và lễ phép chào chú nhân viên an ninh làm thủ tục rồi vội trình Passport, trong đó có Visa cho phép vào Vương quốc Ả rập đàng hoàng. Chú lướt qua rồi quăng ngược trở lại cho tôi, mồm lúng búng cái gì chả hiểu. Tôi hỏi lại thì được chủ chỉ tay là mới lần đầu vào, sang hàng khác bên kia! Hơ hơ... Bên kia là bên nào ạ????

Đi ra khỏi hàng làm thủ tục, kiếm một chú an ninh khác để trình bày thì được đẩy vào một ngăn khác với một chú cũng trẻ măng (Hình như bọn nhân viên trẻ phải đi làm ca đêm giống ở mình hay sao ấy, rất là là....). Hóa ra đứng đúng hàng thì thủ tục cũng nhanh. Chỉ mỗi việc chụm 4 ngón tay phải cho vào máy scan vân tay, sau đó chụm 4 ngón tay trái làm tương tự như chú hướng dẫn là xong. Cộp phát cái dấu rồi phẩy tay cho qua. Hú hồn :))

Bên ngoài sân bay quốc tế King Abulaziz của Jeddah lúc 4h30 sáng đây ạ.
attachment.php


Muộn quá rồi. Lái xe đón và đưa về Khách sạn Madisson Blue ở trong thành phố. Con đường từ sân bay về khách sạn rất to và đẹp, buổi đêm lại thoáng nữa nên khoảng cách 25km chạy rất nhanh. Hai bên đường một màu vàng lụp xụp của những khu dân cư, đèn đường, đất cát vả lại cũng mệt vì di chuyển dài nữa nên tôi chẳng hào hứng gì chụp choẹt thêm nứa. Về khách sạn nhận phòng ngủ cái đã. Mai dậy tỉnh táo em lại hầu chuyện các bác sau. (BB)
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

NGÁC NGƠ BƯỚC VÀO THẾ GIỚI HỒI GIÁO

Mất toi buổi sáng chỉ để ngủ cho lại sức, giờ là buổi chiều vô cùng ấm áp. Nhiệt độ ngoài trời tại thời điểm đầu tháng 6 đang là 38oC ban ngày. Bắt đầu làm quen với cuộc sống và thế giới của Nghìn lẻ một đêm nào. Háo hức xen lẫn e dè làm cho một kẻ độc hành như tôi cũng cần phải cẩn trọng để từng bước một khám phá. Hỏi nhân viên lễ tân khách sạn để xin cái bản đồ giao thông hoặc bản đồ du lịch thì được trả lời rất rõ ràng là: "Không có"
Vậy thì dò dẫm từng bước là đúng rồi!

14h chiều bước chân ra ngoài khách sạn, chứng kiến con đường rộng phía trước khách sạn đầy ắp những xe là xe
attachment.php



Chả thấy có tí màu xanh nào.
attachment.php



À đây. Xanh đây ạ. Có mỗi 1 cây
attachment.php


Lang thang vòng vèo thế nào mà rồi lại thấy có cái nhà thờ Hồi giáo mọc lên cao vút ở phía trước. Sau khi lại gần đọc mấy dãy chữ loằng ngoằng giun sán mới biết đó là Thánh đường Hồi giáo King Saud. Ka ka....

attachment.php


attachment.php


Thật sự là lúc đó tôi cảm thấy rất tò mò ở bên trong Thánh đường Hồi giáo có gì khác so với các Nhà thờ Thiên chúa mà tôi đã đi thăm ở khắp nơi hay không?! Chính vì thế mà cứ loay hoay tìm hỏi xem có ai hướng dẫn hay có cách nào đi vào được bên trong hay không? Mới lại, trong lúc quần đùi áo cộc thế này rồi vào thánh đường nhà người ta liệu có bất kính quá không?! :D

attachment.php


Cứ đi vòng quanh thánh đường thì rồi cũng gặp một người công nhân vệ sinh và cắt tỉa cây giữa trời nắng chang chang. Hỏi bác bằng tiếng Anh xem có được phép đi vào bên trong không thì bác trả lời bằng tiếng Ả rập. Mặc dù không biết tiếng nhưng nghe loáng thoáng tôi đoán là không được nên chào cảm ơn bác rồi đi tiếp. :))

attachment.php


May quá, nhìn thấy chú cảnh sát đang đứng nói chuyện bên cạnh xe ô tô là tôi nhào tới hỏi ngay. Kinh nghiệm rồi, cứ gì chứ kiếm cảnh sát hỏi thì bao giờ cũng được chỉ bảo tử tế đến nơi đến chốn. Họ là những người bảo vệ pháp luật mà, cần hướng dẫn cho mọi người thực thi và thực hiện đúng pháp luật chứ. He he....
attachment.php


Với việc hỏi thăm chú cảnh sát thì dễ, chú bảo "No problem" và có vẻ khuyến khích cho tôi vào bên trong. Thậm chí còn chỉ cái cửa để cho tôi vào. Nhân tiện thấy có chú cảnh sát và cái xe đẹp vãi nên tôi ngỏ ý muốn chụp chung với chú một kiểu ảnh. Chú vội vàng xua tay "No. no" như gặp phải một điều gì kinh hãi lắm. Sau này tôi mới biết là việc chụp ảnh của khách du lịch là thoải mái, nhà cửa, lâu đài, đường xá, cây cối... nhưng hoàn toàn không được phép chụp ảnh nhân viên công vụ đang làm việc. Thậm chí chụp các tòa nhà công vụ, các cơ quan công quyền của nhà nước... là vi phạm quy định, có thể bị bắt và xét hỏi. Lưu ý nhé các bạn! Hú hồn.
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

BÊN TRONG THÁNH ĐƯỜNG KING SAUD - JEDDAH

Bước chân vào bên trong hành lang mới thấy thánh đường thật là rộng lớn, với dãy hành lang chạy dài mát rượi. Cho tới khi ngơ ngác đứng trước một cánh cửa gỗ lớn thì may quá có một bác bước ra, há há... cứ như là trong truyện cổ tích. Hỏi bác có được vào trong không thì bác hồ hởi nói "No problem". Như thế là chắc quá còn gì?! Vừa nãy thì đồng chí cảnh sát nói. Giờ tới người ở trong Thánh đường đi ra cũng nói thế. Như thế là yên tâm rồi. Mỗi điều lưu ý là vào thánh đường thì để giày dép ở trên kệ gỗ phía bên ngoài, chỉ đi chân trần hoặc có mang tất thì vào trong thôi.

Vừng ơi! Mở ra.
attachment.php


Đằng sau cánh cửa, với tôi là một khám phá cực kỳ là ấn tượng bởi sự trang nghiêm, sạch sẽ và mát lạnh đến không ngờ. Hoàn toàn khác biệt với thời tiết bên ngoài lúc buổi chiều đang nóng như thiêu đốt. Hóa ra là Thánh đường được trang bị hệ thống điều hòa không khí trung tâm (AHU) và phả luồng gió mát rượi đến từng ngóc ngách của Thánh đường rộng lớn này. Cơ mà cũng chẳng ngạc nhiên lắm vì mình đang ở đất nước của những câu chuyện cổ tích kia mà. Tiền của không thiếu thì cớ sao lại thắc mắc về việc sử dụng điều hòa trung tâm cho cả cái thánh đường vắng lặng này nhỉ?! Ha ha ...

attachment.php



Những tấm thảm Ba tư đắt tiền mang trải phủ khắp ngóc ngách của Thánh đường thế này sao? Các Muslim nằm nghỉ ngơi ở nơi mát rượi và yên tĩnh như những con sâu trên nền thế này sao?!
attachment.php


Hành lang vắng lặng và những dãy kinh kệ ngay ngắn

attachment.php


Thánh đường ngày nắng. Đẹp lung linh với thiết kế lấy ánh sáng tự nhiên ở khu vực trung tâm.

attachment.php


attachment.php



Những hàng kinh kệ và nới học kinh, giảng bài được xếp ngay ngắn

attachment.php


attachment.php


Những cuốn kinh Qur'an được gắn trên kệ của những cây cột trụ bên trong thánh đường

attachment.php


attachment.php


Trong khi tôi đang say mê với việc tác nghiệp từ các góc cạnh khác nhau bên trong thánh đường thì bỗng có một chú đi đến tò mò nhìn mình. Hơi chột dạ, tôi bèn nở một nụ cười với sự cố gắng thể hiện càng nhiều càng tốt sự thân thiện. Chú chỉ hỏi là "Are you Muslim?". Trả lời "No, I'm not Muslim". Thế là chú bỏ đi.

Tưởng lại được tự tung tự tác để chụp choẹt tiếp thì có một "con sâu" trong bộ áo trắng toát ngủ ở góc nhà búng tay "toách" phát. Tôi mới đầu không để ý, cho tới lần búng tay thứ hai thì tôi chú ý hơn. "Con sâu" vẫn nằm và vẫy tôi lại. Khi tới gần chú ngẩng đầu dậy nhìn thẳng vào tôi nghiêm túc pha lẫn lười nhác nói "Mày không phải Hồi giáo, mày không được vào đây". Ơ hơ.... xin lỗi... Tao không biết. Tao có hỏi người ngoài cổng mới vào mà. Nếu không được phép thì một lần nữa tao xin lỗi... Tao ra ngoài luôn đây! Hic..

Trên đường đi ra cửa, có mấy chú công nhân lao động ngồi giữa sân nhìn theo với ánh mắt rất là dò xét. Rõ ràng lúc đầu vào còn cười chào hỏi với mình kia mà?! He he....
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

NHỮNG CÓP NHẶT

Sau khi đã hiểu thế nào là quyền lợi của việc là người Hồi giáo như trong ngày hôm qua đến Thánh đường King Saud, phần tiếp theo của tôi là chương trình thăm thú Jeddah trong những ngày còn lại, điều gây thất vọng nổi bật nhất là việc không thể đi đến thăm vùng đất Hồi giáo linh thiêng vào bậc nhất thế giới - Thánh địa Mecca. Vâng, và lý do vô cùng đơn giản là không phải đạo Hồi, không được đi. Ngay kể cả vùng đất Mina với cả trăm ngàn chiếc lều chống cháy mà chính phủ Ả rập cho dựng lên dành cho những người hành hương tá túc cũng không thể đến nổi, cũng bởi chỉ vì vùng Mina nằm trong lãnh địa Mecca và mày không phải đạo Hồi nên... Sorry! :( . Cái quan trọng nhất của chuyến đi đã phải bị huỷ bỏ chỉ vì như thế. Thất vọng vô cùng nên đành vào google map làm kiểu statelite xem cho đỡ tủi, cùng với việc bật TV xem trực tiếp hình ảnh những người Hajj đi vòng quanh qua phiến đá huyền thoại. Chương trình TV của nhà nước Ả rập có riêng một kênh chiếu 24/24 cảnh dòng người hàng ngày đi quanh phiến đá ở Mecca và cầu nguyện :D

Cung đường bị nhỡ

attachment.php



Du lịch qua màn ảnh nhỏ =))

attachment.php



Sự thất vọng thứ hai mà nghĩ lại càng thấy tiếc, đó là khi đi ngang qua khu Coffee shop cũ kỹ của thành phố, vốn ngày xứ rất nổi tiếng còn giờ đây thì bỏ không hoang phế. Tuy nhiên cũng còn một số shop mở cửa và một số đàn ông Ả rập vận đồ trắng ngồi dưới bóng nắng hút shisha. Dáng điệu nhàn nhã, thư thái chẳng gì vướng bận hay vội vã. Mỗi người một đèn và một chút nước uống, thế là xong. Đáng tiếc là trong xe lúc đó có 2 người Hà lan cần phải về khách sạn sớm để có thể ra sân bay cho kịp chuyến, chứ nếu không thì mình cũng đã kịp làm một bàn thuốc lào Ả rập ngay tại vùng đất Hồi giáo linh thiêng của Saudi này rồi. Hic...
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

NHỮNG CÓP NHẶT (tiếp)

Trong chuyến đi chơi vòng quanh thành phố cùng với lái xe là một ông đứng tuổi, to béo người Sudan, ông vốn chuyển đến đây sống và định cư luôn ở đây từ lâu nên việc gì ông cũng rõ. Chuyện vui và hài vô cùng, đúng là nhiều khi chỉ có ở Ả rập.

Chuyện thứ nhất là cái suy nghĩ giản đơn và có phần nào đó nhẹ nhàng, "ngây thơ" trong suy nghĩ và sinh hoạt (tất nhiên là trong luật lệ của người Hồi giáo). Xe ô tô chạy đầy đường phố, gần như mỗi người một xe. Xăng dầu vốn rẻ mà. Cứ cúi lạy thánh Allah ngày 5 lần thì dầu ở dưới đất cứ tự nhiên phụt lên thôi. :D

Trước đây lái xe ở Arabia không cần bằng lái, miễn là biết lái. Giờ đây chính phủ bắt buộc lái xe phải có bằng nên cũng đã tuân thủ nhiều hơn, tuy nhiên bằng lái xe không được cấp cho phụ nữ. Chính vì vậy mà ông tài xế mới kể chuyện là nhiều khi phía ngoài thành phố, thanh niên nhiều đứa để cả mẹ hoặc chị hoặc là vợ lên lòng cho họ chạy xe. Há há, nghĩ cái cảnh ấy lại càng thấy buồn cười =))

Nói đến giao thông ở A rập thì cũng khối thứ buồn cười. Tôi có hỏi là sao bên này bọn mày nhiều xe thế, mỗi đứa một xe chạy chật hết cả đường thì được ông tài xế to béo trả lời. Bên này xe cộ đối với bọn tao rẻ lắm. Chỉ cần mỗi tháng trả 700 đến 1000 riat (tầm 4.5 - 5.0 triệu VND) là có xe mới chạy ngay rồi. Không vay mượn, không cầm cố thế chấp, công ty giao xe ngay. Nhưng nếu mà quá 2 tháng không trả tiền là công ty cho người đến thu xe luôn.

Cái nữa là giá xăng dầu, rẻ vô cùng. Ai đời đổ một lúc 30 lít xăng mà chỉ phải trả có 13 ria, khoảng 80k tiền Việt. Giá niêm yết là 0.45 ria/ lit xăng. Kiểu này phải xúi bọn nó chuyển sang uống xăng chứ nó còn rẻ hơn cả chai nước suối nữa kìa. :L

Lái xe ở Ả rập là một thách thức đối với những người biết lái xe ở các nước khác đến vì không quen. Hồn nhiên và vô tư, thậm chí kể cả việc cọ quẹt trên đường giữa các xe cũng xảy ra một cách thường xuyên. Nhẹ thì giơ tay chào và ló đầu ra xin lỗi thành khẩn. Nặng hơn thì sẵn sàng đỗ xe giữa đường rồi móc điện thoại gọi cảnh sát giao thông đến. Không bao giờ có chuyện cãi vã hay nhảy xuống xe hùng hổ lao vào nhau. Mọi thứ đã có Cảnh sát giao thông đến và phân xử. Cái suy nghĩ theo kiểu việc xảy ra tai nạn là hoàn toàn do ý của thánh Allah nên không có gì mà phải ầm ỹ cả. Thánh đã muốn thế và sắp đặt thế kia mà. Cho nên ngoài đường xe nào xe nấy xước xát, bong tróc tùm lum cả, bất kể là xe to hay nhỏ, mới hay cũ. Có xe rất mới chẳng qua là chưa cọ quẹt thôi, kiểu gì không chóng thì chày một vài bữa nữa rồi cũng dính chấu hết =))


Buổi chiều dạo quanh thành phố với con xe GMC to oạch
attachment.php



Ngồi bên cạnh ông tài xê to béo và tốt bụng, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Há há...
attachment.php


Có con xe Hummer H2 này còn mới này. Nhìn thích quá cơ :D
attachment.php
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

NHỮNG CÓP NHẶT (tiếp)

Có một sự khác biệt rất rõ về người A rập bản xứ và người lao động nhập cư từ các nước khác đến. Với người Ả rập bản xứ, thực sự là lười lao động và thậm chí là chả buồn học hành gì. Mọi thứ đã có nhà nước lo. Cứ thờ phụng thánh Allah bằng cách ngày 5 lần quỳ lạy và cầu nguyện thôi. Phần còn lại là....ngồi nghỉ. Có thêm tí shisha nữa là cảm giác nhàn hạ vô cùng. Một điều nữa là dân Ả rập gốc bản xứ rất kém học và lười học. Một phần cũng vì là hiện đang dân số già, quốc gia Hồi giáo dưới sự cai quản của nhà vua, cùng với một số luật lệ hà khắc nên mọi người chỉ biết sống theo đúng cái quy định và thực hiện việc thờ phụng thánh Allah cũng như là tôn kính đối với đức vua thôi.

Đối với lao động nhập cư đến từ các nước xung quanh, chủ yếu từ các nước theo đạo Hồi như Sudan, Oman, Bangladet, Ấn độ, Ai cập cũng như một số đến từ Đông nam Á như Việt nam, Philippines, Malaysia. Indonesia... Những số này làm việc rất chăm chỉ và chịu khó, thường là để được hưởng lương cao. Gia đình và con cái họ cũng vì thế mà được đảm bảo hơn, việc học hành của con cái những người nhập cư thường là tốt hơn, nhiều hơn so với dân bản xứ.

Chính phủ và Nhà nước Ả rập cũng đang đau đầu với thách thức về tỉ lệ thất nghiệp của người Ả rập bản xứ, khi mà trình độ, kỹ năng không đáp ứng được hoặc không bằng để cạnh tranh với lượng lao động nhập cư. Các công ty đa quốc gia của châu Âu, châu Mỹ và kể cả châu Á thâm nhập thị trường và phát triển rực rỡ trên mảnh đất màu mỡ này, triệu phú và tỉ phú đô la thì nhiều. Tiền không bao giờ thiếu nên việc cúng tiền cho các công ty đa quốc gia là đương nhiên.

Ả Rập có những luật lệ rất đặc biệt và việc thi hành nó nhiều khi rất là lúng túng đối với du khách. Chẳng hạn như việc chụp ảnh, bạn có thể chụp ảnh thoải mái nhà cửa, đường phố và cửa hàng, cửa hiệu. Nhưng không nên chụp ảnh phụ nữ Hồi giáo vì như thế là thô lỗ và khiếm nhã. Hoặc chẳng hạn như việc chụp ảnh nhà cửa, xe cộ thì vô tư nhưng chụp ảnh cơ quan công quyền, công sở thì lại coi là phạm pháp và có thể bị bắt và xét hỏi lằng nhằng như chơi. :(

Luật Hồi giáo ở Ả Rập này đặc biệt thấy khá bất tiện đối với phụ nữ. Phụ nữ Hồi giáo Ả rập thường là không đi làm, chỉ ở nhà và phục vụ chồng con. Người đàn ông phải đi làm kiếm tiền nuôi gia đình và vô hình chung vợ là người được mua về để hầu hạ. Mỗi lần ra ngoài chơi hoặc đi lại có việc gì, phụ nữ cần phải khoác lên mình bộ Hajab truyền thống, trong đó có việc quấn khăn Hajab che mặt, việc này nhiều khi tốn rất nhiều thời gian cho nên phụ nữ Ả rập thường ngại đi ra ngoài, chỉ loanh quanh ở trong nhà thôi. Có chàng nào đến nhà bạn gái rủ đi chơi thì việc chịu khó đứng chờ cả tiếng đồng hồ đợi nàng quấn xong cái khăn Hajab như ý cũng là bình thường à nha =))
Câu hỏi đặt ra với việc phụ nữ đạo Hồi này là khi ăn uống ở nhà hàng thì sao? Hoặc như việc kiểm tra an ninh tại cửa xuất nhập cảnh thì thế nào nhỉ? :D

Nhà máy tôi tới thăm và làm việc nằm trong khu công nghiệp ngoài ngoại ô của Jeddah. Giữa tập thể khoảng 200 con người lao động đến từ hầu hết các quốc gia xung quanh mà tôi gọi đùa là giống như Liên hợp quốc, có duy nhất một bóng nhân viên nữ trong văn phòng.
attachment.php


Và tất nhiên là mình cũng không bỏ qua cơ hội chụp một kiểu ảnh cùng với bông hoa duy nhất này
attachment.php



Lao động nhập cư gốc Phi thì đúng là nhiều vô kể. Có nhiều trường hợp người Hồi giáo đi hành hương về Thánh địa Mecca hàng năm và họ ở lại luôn sinh sống, kiếm việc làm thuê và lâu dần định cư luôn ở đó.
attachment.php


Đạo Hồi vốn nghiêm cấm rượu bia và thịt lợn, cho nên các cửa hàng thịt bên đường được bày bán các loại thịt như Cừu, Ngựa, Bò, Gà, Lạc đà như này. Ông lái xe bảo thịt lạc đà non ngon lắm mà mình lại chưa có cơ hội để thử. Hic..
attachment.php
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

PHỐ CỔ JEDDAH

Sau khi không được đến với thánh địa Mecca nổi tiếng linh thiêng thì kế hoạch thay thế là đi thăm phố cổ Jeddah. Đây là điểm đến được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 2014. Jeddah có lịch sử rất lâu đời, cả ngàn năm trước CN khi con người tập trung ở vùng đất bên bờ Biển Đỏ để sinh sống và buôn bán. Jeddah cũng là cửa ngõ để người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới đặt chân đến trong những chuyến hành hương Haji về Thánh địa Mecca. Tính trung bình hàng năm thì có khoảng 13 triệu lượt người Hồi giáo hành hương qua đây, riêng với tháng Ramadan, sân bay King Abulaziz đón khoảng 5 triệu lượt người. Thế mới biết là lượng người Hồi giáo có những dịp hành hương vĩ đại đến thế nào.

Jeddah xưa cũ có khoảng vài trăm ngàn người sống trong phạm vi nhỏ hẹp khoảng vài dặm vuông. Ngày nay, với tốc độ tăng trưởng trong xây dựng, mở rộng nhà cửa và đường xá, Jeddah có khoảng 3.2 triệu người trên diện tích khoảng 560 dặm vuông với các khu đô thị mới được xây dựng rất khang trang và rộng rãi. Những con đường thẳng tắp như kẻ chỉ rất hiện đại.

Với phố cổ, kiến trúc của nhà cửa trong khu cơ bản là giống nhau. Những ngôi nhà vuông vắn, cao khoảng 4 đến 5 tầng với các cửa sổ và ban công bằng gỗ đã mục nát và úa màu theo thời gian. Hiện nay, rất nhiều ngôi nhà trong khu phố cổ đã bị xuống cấp nghiêm trọng và hư hỏng nặng nề. Một số có nguy cơ sụp đổ cao đã được phá huỷ và cảnh đổ vỡ ngổn ngang hiện lên ở khắp nơi trong khu trung tâm. Những ngôi nhà nghiêng ngả này vẫn còn người sống và sinh hoạt trong đó, chẳng biết vì cuộc sống mưu sinh mà bất chấp nguy hiểm hay là do còn quá luyến tiếc với lich sử và quá khứ của những ngôi nhà.

attachment.php


Cảnh đổ nát, xuống cấp của khu phố
attachment.php


attachment.php


Những đứa trẻ vẫn hồn nhiên sống và hồn nhiên chơi
attachment.php


attachment.php


Giữa những đổ nát, vẫn có một sân bóng cho trẻ con thỏa sức vui chơi.
attachment.php
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

PHỐ CỔ JEDDAH (tiếp)

Những mảng màu cuộc sống ở Phố cổ Jeddah
attachment.php


Âm thầm đi qua năm tháng
attachment.php


Nét cũ kỹ của những ngôi nhà có tuổi đời cả trăm năm
attachment.php


Rêu phong
attachment.php


Cảm nhận của tôi trong khu phố cổ là sự mất an toàn khi những ngôi nhà có thể đổ ụp xuống bất cứ lúc nào, trong khi xen giữa những ngôi nhà to lớn đang xuống cấp đó là những ngõ nhỏ liêu xiêu và lọt thỏm trong đó.

attachment.php


attachment.php


Bắc thang lên hỏi ông... Allah
attachment.php
 
Re: Jeddah -Arrabia Saudi tháng 6/2015: Hành trình về Thánh địa Mecca bất thành.

PHỐ CỔ JEDDAH (tiếp)

Công cuộc bảo tồn và phục dựng những gì được gọi là Di sản Văn hóa Thế giới này cần một sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân để giảm bớt tải cho khu phố và nâng cấp, duy tu với những gì còn sót lại. Và đây là dự án đang được triển khai

attachment.php


Ở một số góc phố, các công nhân đang từng ngày duy tu, tôn tạo

attachment.php


Đồng chí thợ điện lạnh này rồi cũng có cơ hội được nâng cấp cửa hàng của mình lên cho khang trang
attachment.php


Xen lẫn với những đổ nát là những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán vẫn hoạt động tấp nập. Hầu hết là các cửa hiệu bán vải vóc và thi thoảng là những cửa hiệu tạp hoá, những gian hàng bán đồ gia vị xanh đỏ tím vàng trông rất đẹp mắt.

attachment.php


attachment.php


Ai mua Hajap không?
attachment.php


attachment.php


Oánh dấu phát :D
attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,360
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top