What's new

Sơ lược về sử dụng máy ảnh và chụp ảnh

lamchieu

Vô ảnh phượt
Sơ lược về sử dụng máy ảnh và chụp ảnh

A. Khái niệm

1. Tốc độ chụp: là thời gian phơi sáng (phim, "Sensor" thu ảnh của máy ảnh số..), được chọn bằng tay hay tự động trên máy. - Gọi tắt là "tốc độ".
Thương thì tốc độ có các mức được định sẵn cơ bản như sau: B, 30s, 15s, 8s, 4s, 2s, 1s, 2, 4, 8, 15, 30, 60, 125, 250, 500, 1000, 2000, 4000, 8000,... Trong đó, "B" là không định thời gian, "s" ký hiện cho đơn vị là giây, còn các số không có ký hiệu "s" là một phần của giây (vd: 250 có nghĩa là 1/250s - 1/250 giây).
Ngoài ra còn các tốc độ giữa các tốc độ trên.

2. Khẩu độ:

apertratio.gif


Độ mở của ống kính, quyết định lượng sáng cho bởi ống kính đến vật thu sáng.
Khẩu độ được điều chỉnh bởi một cửa chắn sáng bên trong ống kính. Khẩu độ thương được biểu thị bằng ký hiệu "F" với các trị số cơ bản như sau: 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22, 32.. hoặc được ký hiệu là 1:1.4, 1:2.8, 1:4, 1:5.6, 1:8, 1:11, ... hoặc f/1.4, f/2.8, f/8,...

Các trị số trên được quyết định bởi tiêu cự ống kính (focal Length - "f" ) và độ mở của cửa chắn sáng, bằng kết quả của tiêu cự chia đường kính vòng tròn quy ước tương đương cho diện tích cho ánh sáng đi qua của cửa chắn sáng.
Các con số trong dãy số trên là cấp số nhân của 1.414.. (căn 2), có nghĩa là diện tích cho ánh sáng đi qua của cửa chắn sáng thay đổi tăng 2 lần hoặc giảm còn 1/2 tương ứng với các con số trên.
Do đó, theo dãy số trên, khi "F" tăng lên một mức thì độ sáng giảm đi 1/2, khi "F" giảm đi một mức thì độ sáng tăng 2 lần.

3. Độ Nhạy của vật thu sáng (phim, "sensor" máy ảnh số...): Độ nhạy sáng ký hiệu bằng các chỉ số ASA hoặc ISO (tương đương nhau), có các trị số cơ bản như sau: 50, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200, ..., ký hiệu đầy đủ là ISOxxx, vd: ISO 50, ISO 100
Số càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tỉ lệ thuận với trị số.

* Thời chụp: Là sự kết hợp giữa Tốc Độ chụp, Khẩu Độ ống kính, Độ Nhạy sáng. Chọn thời chụp đúng để cho ra một bức ảnh đúng sáng.
 
B. Sử dụng máy.

1. Lấy nét (focus) tự động.
Máy sử dụng nhiều cách lấy nét tự động: lấy nét theo điểm (chọn điểm để lấy nét) hoặc lấy nét theo vùng (nhiều điểm lấy nét).
Nếu chụp bình thường thì lấy nét theo điểm là tốt nhất để có thể chủ động chọn điểm nét.
Cách lấy nét tự động và chụp:
- Trên nút chụp ("cò" ) có 2 khấc, khấc 1/2 (nhấn 1/2 quãng đường của cò ) và khấc nhấn hoàn toàn.
- Chọn điểm lấy nét (đưa điểm lấy nét trên khung ngắm vào nơi cần lấy nét), nhấn nhẹ cò (khấc 1/2) và giữ ở khấc 1/2, máy sẽ tự lấy nét
- Giữ nguyên cò, chỉnh lại khung ngắm để lấy bố cục cho tấm ảnh, nhấn hoàn toàn cò để chụp.

2. Đo sáng tự động bằng máy:
Mỗi dòng máy có các chế độ đo sáng khác nhau nhưng chủ yếu có 3 cách đo sáng:
- Đo sáng vùng: Đo sáng toàn bộ khung ảnh và tính toán để cho ra thời chụp trung bình.
- Đo sáng trung tâm: Chỉ đo sáng khu vực trung tâm tấm hình, tính toán để cho ra thời chụp trung bình (cho vùng trung tâm).
- Đo sáng điểm: Chỉ đo sáng tại một điểm (khoảng 1-3% diện tích toàn khung ngắm) và lấy đó để tính toán thời chụp.
Ngoài ra còn có thêm đo sáng theo điểm lấy nét (đo ưu tiên - xác định điểm lấy nét và xem đó là nơi cần đo sáng chính, các vùng xung quanh là phụ, từ đó tính toán thời chụp)...
 
C. Các loại ống kính:

1. Phân lọai:
Các ống kính được chia ra thành các nhóm căn cứ theo góc nhìn (góc thu ảnh) của ống kính.
- Góc 45o: gần tương ứng với góc thu ảnh của mắt người. Ống kính có góc thu ảnh từ 45o - 40o thường được gọi là ống kính chuẩn - "Standard" hay "Normal".
- Góc 45o - 74o: Ống kính có góc thu ảnh từ 45o - 74o thường được gọi là Ống kính góc rộng - "Wide"
- Góc trên 74o: Ống kính có góc thu ảnh từ trên 74o thường được gọi là Ống kính góc cực rộng - "Ultra Wide"
- Góc trên 24o - 40o: Ống kính có góc thu ảnh từ 24o - 40o thường được gọi là Ống kính tầm bán xa - "Semi Tele", đôi khi được xếp chung là "Standard".
- Góc 5o - 24o: Ống kính có góc thu ảnh từ 5o - 24o thường được gọi là Ống kính tầm xa - "Tele".
- Góc dưới 5o: Ống kính có góc thu ảnh dưới 5o thường được gọi là Ống kính tầm xa xa xa :D - "Super Tele".
Các ống kính Zoom là ống kinh thay đổi tiêu cự được, tùy theo góc thu ảnh mà ta có nhiều tên gọi khác nhau: Zoom Super/Ultra Wide, Zoom Wide, Zoom Standard (thường là 35-70), Zoom Tele, Zoom Super Tele.

2. Sử dụng:
a.
- Ống kính Wide cho độ sâu nét cao hơn ống kính Tele.
- Ống kính Wide cho độ no màu cao hơn ống kính Tele.
- Ống kính Wide cho độ nổi hình cao hơn ống kính Tele (do tỉ lệ hình xa gần).
b.
- Ống kính Wide cho (nhân) vật gần với ống kính to hẳn so với các (nhân) vật ở xa hơn - dễ nhấn mạnh (nhân) vật chính.
- Ống kính Wide sẽ gom tất cả hậu cảnh vào khung hình - rất hay để diễn tả một (nhân) vật chính với tất cả hậu cảnh phía sau bổ sung tình tiết cho (nhân) vật chính, hoặc diễn tả cả một bầu trời đầy mây phía sau một cái cây trên thảo nguyên chẳng hạn...
c.
- Ống kính Tele sẽ trám đầy khung hình bằng một hậu cảnh đơn giản - áp dụng khi cần một phông tối giản phía sau (nhân) vật chính, để làm tối thiểu hóa chi tiết của tấm ảnh...
- Ống kính Tele cho hậu cảnh lớn - áp dụng khi muốn có hậu cảnh rõ ràng, lớn, khi hậu cảnh quá xa (nhân) vật được chụp...
- Ống kính Tele cho trường ảnh rõ hẹp - có lợi khi muốn xóa phông.
(Thật sự thì điều này đúng tương đối thôi vì khi phóng lớn hậu cảnh của ống Wide cho bằng hậu cảnh của Tele thì mất nét như nhau!! Nhưng vì chi tiết hậu cảnh của Wide nhỏ quá nên gần như nét hết!)

* Khi chụp chân dung cận cảnh thì nên cách xa ít nhất một khoảng 1m5 sẽ cho kết quả tốt, dùng ống kính 105mm - 200mm (tương đương với phim 35mm) thì tốt. Dùng ống kính góc rộng hơn nếu muốn tạo hình ảnh theo ý đồ. Không nên dùng ống kính lớn hơn 200mm (tương đương với phim 35mm) vì ảnh sẽ mất độ nổi, các lớp sẽ dính vào nhau nếu không quen xử lý.
Ống kính 105mm và 135mm (tương đương với phim 35mm), f/2 hoặc f/2.8, thường được dùng để chụp chân dung.
Ống kính 85mm (tương đương phim 35mm), f/1.2 hoặc f/1.4, cũng được ưa dùng.
Cũng có những ảnh chân dung dùng ống kính Normal cho ảnh cực tốt nhưng đòi hỏi tay nghề cầm máy.
 
D. Các cách đo sáng

* Luôn đo sáng tại điểm cần chụp.

1. Đo tự động bằng máy chụp hình - Đo lượng sáng phản xạ từ (nhân) vật được chụp.
- Cho vật được chụp đúng sáng, luôn cho một tấm ảnh đầy đủ sáng.
- Trong nhiều trường hợp sẽ không đúng ánh sáng thực tế và không đúng màu, ảnh nhợt nhạt, độ tương phản kém.

2. Đo bằng Máy Đo Sáng (Flash Meter) - Đo lượng sáng chiếu tới (nhân) vật được chụp.
- Cho ảnh đúng sáng đúng màu, độ tương phản cao.
- Cho ảnh với độ tương phản sáng tối như mắt nhìn thấy.
 
E. Các phương pháp nhấn mạnh chủ đề cơ bản:

1. Sáng > Tối hoặc Tối > Sáng
2. Rõ > Mờ
3. Lớn > Nhỏ
4. Màu sắc
(Về màu sắc, phải có một bài riêng về màu sắc trong nhiếp ảnh và màu sắc trong hội họa)
 
Loạt bài trên chỉ là tóm lược kiến thức về máy ảnh và chụp ảnh, lamchieu đã post bên sân taybacgroup.com.vn, nay post bên đây để bà con tiện theo dõi.
 
Thêm vài cái hình về "Shooting" và "Depth of Field", nói nhiều hiểu mông lung nhưng nhìn hình là hiểu ngay tấp lự:

Shooting:

shooting.gif



DOF:

depthfocus.gif


circle.gif



Giống như phần về khẩu độ trên kia, nếu không có hình ảnh và chen một ít vật lý thì lamchieu dám cá rằng ít người biết tường tận khẩu độ là gì hay tại sao không thể có khẩu độ lớn hơn! :)
 
D. Các cách đo sáng
* Luôn đo sáng tại điểm cần chụp.
Đại nhân chỉ giùm các tay mơ về khái niệm này và cách thực hành với! Có điều gì cần lưu tâm để đạt được điều này khi dùng các chế độ đo sáng tự động bằng máy (Đo sáng vùng, Đo sáng trung tâm, Đo sáng điểm)?

Đã mời rượu Đại nhân (beer)
 
Last edited:
Bác đo sáng tại điểm cần chụp thì có nghĩa là bác khoanh vùng lại và đo sáng trong vùng đó thôi, đo bằng máy chụp hình hay bằng máy đo sáng cũng được.

Đối với máy chụp hình thì bác dùng chế độ toàn vùng nếu muốn lấy trung bình của vùng (nhưng máy có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ Center Weight thì đo trung bình vùng trung tâm (máy cũng có thể có phân biệt trọng tâm là điểm focus hoặc ngay chính giữa), chế độ đo điểm thì đo đúng điểm ngay giữa (khoảng 3% diện tích ảnh).

Đây là cách đo ánh sáng phản xạ, cũng có thể dùng cách này với máy đo sáng có ống ngắm.

Còn cách đo khác là đo lượng ánh sáng chiếu tới chủ đề, bằng máy đo sáng.
Bác có thấy trong studio có một ông cầm cái máy đo sáng, dí sát vào người mẫu, bấm bấm rồi hét toáng lên là khẩu độ bao nhiêu không :D Đấy đấy, ông ta đang đo ánh sáng chiếu tới (lượng sáng mà chủ đề nhận được), ông ta sẽ tăng giảm ánh sáng để có khẩu độ mong muốn hay cân chỉnh các nguồn sáng làm sao cho không chênh lệch nhau quá nhiều hay gì gì đó ...

Ngoài trời cũng vậy, y chang như vậy. Một cái hoa hồng nhung, bác muốn chụp mà chỉ đo bằng máy thì có ra được đúng cái sắc độ của hồng nhung - đỏ rực nhưng đen đen huyền bí - không? Khó lắm, hay bác phải đem về mông má lại!
Nhưng bác có thể đạt được kết quả tốt bằng cách lấy máy đo sáng ra và đo lượng sáng tới, lúc này hoa sẽ hiện lên đúng màu.
Lý do đơn giản: Hồng nhung không phản chiếu nhiều ánh sáng nên máy sẽ tự tăng thêm sáng để có ảnh đủ sáng, hậu quả là bông hoa cứ nhờ nhờ nhạt nhạt.
Còn đo lượng sáng tới thì hầu như cho ảnh gần với mắt mình thấy, có độ sâu màu tốt.

Ví dụ: tấm hình này chưa xử lý, không phải đẹp nhưng đo sáng và xử lý tốt nên cứ như chụp trong studio :D :

JT1K7382.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,379
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top