What's new

[Chia sẻ] Ai Cập

"Nothing compares" (Không gì so sánh bằng) hay "The gift of the Sun" (Món quà/sự ban tặng của mặt trời) là những khẩu hiệu quen thuộc của ngành du lịch Ai Cập. Ai Cập không phải chỉ có kim tự tháp, đền thờ, nền văn minh cổ hơn 5000 năm trước, sa mạc chói chang mà còn có những bãi biển đẹp.

Văn minh Ai Cập hình thành từ sự định cư của con người dọc theo sông Nile nên cũng rất dễ hiểu khi hầu hết các di tích này nằm bên hai bờ và rải rác theo dọc chiều dài của nó. Sông Nile chảy từ phía nam lên hướng bắc và đổ ra Địa Trung Hải. Vì vậy người ta gọi hạ lưu sông Nile là Ai Cập hạ (Lower Egypt) còn từ Cairo trở ngược về phía nam theo sông Nile tới Aswan là Ai Cập thượng (Upper Egypt).

egypt_map.gif

(nguồn: http://www.africantravelinc.com/AboutATI/images/egypt_map.gif)

Ngoài vùng đất màu mỡ ở hai bên bờ sông Nile và dọc theo Địa Trung Hải, phần còn lại hầu hết là sa mạc. Sông Nile chia Ai Cập thành hai phần: Sa mạc phía đông và tây. Đặc biệt sa mạc phía tây có những ốc đảo gắn liền với lịch sử của dân Ả rập.

Kênh đào Suez cắt ngắn đoạn đường giao thương hàng hải giữa châu Âu và Ấn Độ còn phân nửa. Thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, người Ai Cập đã có ý định nối liền biển Đỏ với sông Nile để thuyền bè có thể đi lại giữa biển Đỏ và Địa Trung Hải. Sau khi Ba Tư thâu tóm Ai Cập, họ đã thực hiện ý định đó, trong đó có những đoạn thuyền được kéo bằng ngựa trên cạn. Ngày nay, kênh Suez không nối biển Đỏ với sông Nile nhưng nối thẳng ra Địa Trung Hải.

Phía đông kênh Suez là bán đảo Sinai. Theo lời dẫn trong một cuốn sách du lịch, dù Sinai là vùng đất thánh hay là vùng đất giao tranh giữa các đế quốc cổ hay hiện đại thì nó vẫn luôn đặc biệt.

------
Có 2-3 threads Ai Cập nhưng thấy box châu Phi còn ít quá nên em làm thêm quả Ai Cập nữa nhé, với lại các bác kia chưa tường thực vụ múa bụng (c).
 
Chuyến đi không có lộ trình gì đặc biệt vì tớ kết hợp việc chung với việc riêng. Nói cho đúng là lợi dụng những ngày trống của chuyến đi cho công việc để đi xem chỗ này chỗ kia. Dịp nào bốc lột được tư bản thì cứ bốc.

Đến sân bay quốc tế Cairo khoảng giữa trưa. Tớ cứ nghĩ là nó phải to lắm vì biết bao nhiêu khách du lịch bay vào bay ra mỗi ngày. Nhưng nó trông khá cũ và chật. Khu làm thủ tục nhập cảnh chỉ bằng 1/3 diện tích của khu nhập cảnh của Tân Sơn Nhất cũ. Lúc đó đầy khách, xếp vào 4 hàng dọc dài. Công ty của tớ đã thuê dịch vụ "đón tiếp" của AMEX nên một chú agent lấy hộ chiếu rồi đi đâu khoảng 10 phút trở lại với con dấu đã đóng sẳn. Nói là dịch vụ "đón tiếp" là dịch từ tiếng Anh chứ nó chỉ đơn giản là bác agent đi cửa sau hay chen lấn lên hàng đầu gì đó để đóng dấu vào passport giùm mình bằng một khoảng phí. Agent chắc là đã chia chác hay đóng phí cho hải quan rồi. Nhưng không sao, miễn không phải xếp hàng lâu là được.

Bên ngoài sân bay Cairo
DSC08473.jpg


Ra tới ngoài lại nem vào chiếc shuttle bus cũ kỹ để đi đến bãi đậu xe. Xung quanh là sa mạc, lại sa mạc. Tưởng đã xa nó rồi, sau hơn 1 năm lại thấy sa mạc. Nhưng lần này mong đợi nhiều từ sa mạc, ở đó có kim tự tháp, có treasure của cậu bé chăn cừu trong chuyện The Alchemist của Paulo Coelho.
 
Bác Oilman, tối qua có ngồi uống bia với Zum, nó đang thiết kế cái này này. Bác ghi tỷ mẩn vào rồi hắn sẽ copy thôi...:) Với lại bác ghi hấp dẫn để lên tinh thần và mồi thêm các đồng chí khác nữa...
 
OK, em sẽ viết hầu chuyện các bác, ở trong này các bạn khác đi nhiều nơi ở Ai Cập hơn em đấy nhé. Những chỗ em đi là vài điểm chính mà mình không nên bỏ qua.
 
Ngành du lịch Ai Cập có lẽ nên thêm một khẩu hiệu nữa, đó là "nothing is impossible". Ai Cập là một trong những nước cộng hòa hiếm hoi trong thế giới hồi giáo. Ở đây không có quốc vương cũng không có những điều luật phong kiến để bảo vệ quốc vương hay nguồn dầu thô khổng lồ thuộc về quốc vương như các nước khác trong vùng. Nói chung, họ được cởi trói đôi chút. Thêm vào đó Ai Cập là quốc gia nghèo nếu đem so với hầu hết các quốc gia ở Trung Đông, dân Ai Cập sang các nước Ả rập khác và ra thế giới để tìm việc làm. Ai Cập không xếp hạng cao về corruption nhưng chỉ nói riêng về du lịch nếu bạn sẳn sàng bỏ tiền túi ra thì mọi thứ đều có thể. Một bài báo trên Sydney morning herald có nói ở những khách sạn lớn, bộ phận tiếp tân có thể tổ chức cho mình một bữa ăn bên trong kim tự tháp hay đi vào một di tích nào đó chưa mở cửa cho công chúng. Ai Cập là một trung tâm điện ảnh, âm nhạc của thế giới Ả rập. Phải xem vài clip ca nhạc của họ mới thấy vẻ đẹp hút hồn, một hình ảnh hoàn toàn khác của phụ nữ Ả rập, đặc biệt là những người gốc Lebanon, Syria, Jordan. Sau cùng và hơn hết, ngành du lịch mang lại nguồn thu khổng lồ, Ai Cập phải phục vụ mọi mặt liên quan đến du lịch cho dù nó có đi ngược lại giá trị hồi giáo của họ. Dông dài một chút tớ cũng chỉ muốn nói là mọi thứ đều có thể ở Ai Cập.
 
May mắn là tớ không phải tự tìm đường hay chỗ ở nhưng Cairo là thành phố du lịch thì việc này sẽ không khó đâu. Xe cộ ở đây khá cũ và cũng chạy loạn không thua gì Mumbai hay Tehran. Phương tiện đi lại dễ tìm là taxi và nhớ phải trả giá. Giá taxi ở đây cũng tầm VN hay rẻ hơn và xe thì cũ mềm. Nơi nhộn nhịp vào buổi tối có lẽ là những khu khách sạn dọc bờ sông Nile. Thí dụ Hardrock cafe kế bên Grand Hyatt là một nơi hay. Khoảng sau 12 giờ đêm mới gọi là bắt đầu, ráng nán lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mấy em Ả rập. Ở những khách sạn lớn tại Cairo, baksheesh (típ) rất quan trọng. Chỉ cần 5-10 pounds Ai Cập (1-2USD) cho người dọn phòng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đôi giày của mình đã được đánh bóng sau khi ăn tối trở về.

Hoàng hôn trên sông Nile
DSC09309_resize.jpg


Kim tự tháp Giza nhìn từ nơi tớ ở
DSC_0184_resize.jpg
 
Citadel và Muhammad Ali mosque

Thành cổ và đền Muhammad Ali là nơi không nên bỏ qua khi ở Cairo. Thành được xây bởi Saladin vào thế kỷ 12. Saladin là người đã lãnh đạo quân hồi giáo giành lại đất thiêng Jerusalem từ các crusaders. Muhammad Ali, vua của Ai Cập vào thế kỷ 19, xây ngôi đền bên trong thành theo kiến trúc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ. Trang trí bên trong ngôi đền khá cầu kỳ. Bên trong thành có một vài bảo tàng quân đội, cảnh sát, chữa cháy.. không có gì đặc sắc theo tớ thì có thể bỏ qua. Bảo tàng mà mình phải đi là Bảo tàng Cairo, nơi đó có có rất nhiều hiện vật quý giá của nền văn minh Ai Cập cổ. Đi bộ từ thành cổ về chợ Khan el-Khalili để có thể mường tượng được một Cairo thời trung cổ như thế nào và chứng kiến cuộc sống bận rộn ở Cairo. Tớ nghĩ nếu có thời gian, nên dành trọn 1 ngày đi xem thành cổ, đi bộ về chợ Khan el-Khalili và mua sắm ở đó.

Thành cổ (citadel)
DSC09891_resize.jpg


DSC09896_resize.jpg


DSC09903_resize.jpg


Đền Muhammad Ali
DSC09902_resize.jpg


DSC09911_resize.jpg


Cairo nhìn từ thành cổ
DSC09907_resize.jpg


Học sinh Cairo trong chuyến ngoại khóa
DSC09900_resize.jpg
 
Last edited:
Khan el-Khalili

Đồ lưu niệm có thể mua hết ở đây vì gần những khu di tích, mọi thứ đều cao giá hơn. Khi biết tớ đến từ Việt Nam, một số họ rất niềm nở nhưng đó chỉ là một hình thức marketing, không vì vậy mà bạn có thể tin những gì họ nói và giá thì rất trên trời. Nếu không trả giá thật sát thì bạn sẽ bị lầm to đấy. Chắc mọi người khi còn bé đều có đọc hoặc nghe qua Alibaba và 40 tên cướp nhỉ. Tớ chỉ nhớ là trong truyện đó Alibaba là một nhân vật thiện nhưng ở trung đông Alibaba là tượng trưng cho sự trộm cắp xấu xa. Biết được điều này là khi ở Iran tớ đã nghe nhiều người Iran gọi các lãnh tụ hồi giáo của mình là Alibaba. Ở chợ Khan el-Khalili, sau khi bị trả giá quá sát, một tay chủ tiệm đã tráo một cái tách vỡ cho mình, cũng may là mở ra xem bắt đổi lại. Tớ gọi hắn là Alibaba, hắn cười và nói mày cũng biết Alibaba nữa hả.

Chợ Khan vào buổi tối
DSC08896.jpg


DSC08894.jpg


Ở đây có thể mua tranh in và vẽ trên giấy papyrus. Người Ai Cập cổ đã biết làm giấy papyrus khoảng 3000 năm trước. Hiện bảo tàng Ai Cập cũng có trưng bài các hình vẽ và viết trên giấy papyrus tìm được từ các lăng mộ của người Ai Cập cổ.

DSC08910.jpg


Với người bán thảm
DSC08759_resize.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,434
Bài viết
1,152,821
Members
190,081
Latest member
anpham123
Back
Top